20 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngXác thực sinh trắc học để tránh lừa đảo chiếm đoạt tiền...

    Xác thực sinh trắc học để tránh lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản khách hàng

    Date:

    Related stories

    Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng bằng việc xác thực sinh trắc học sẽ chính thức đi vào cuộc sống từ 1/7/2024.

    Theo đó kể từ ngày 1/7, chủ tài khoản phải thực hiện xác thực sinh trắc học khi thực hiện chuyển khoản với giá trị trên 10 triệu đồng. Quy định này nhằm tránh lừa đảo chiếm đoạt trực tiếp tiền trong tài khoản của khách hàng.

    Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhận định, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thế giới và trong đó có Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tội phạm công nghệ, xu hướng, phương thức ngày càng tinh vi. Một trong mục tiêu nhắm đến của tội phạm công nghệ là ngành tài chính ngân hàng.

    Theo ông Tuấn, thời gian vừa qua, NHNN phối với các các cơ quan liên quan và tổ chức tín dụng thường xuyên nghiên cứu các giải pháp đồng bộ để hạn chế, ngăn ngừa rủi ro gian lận lừa đảo đồng thời bảo vệ tài sản của người dân. Đến ngày 18/12/2023, NHNN ban hành Quyết định 2345 với mục tiêu lớn nhất là bảo vệ tài sản, bảo vệ chính chủ khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, không làm hạn chế trải nghiệm của khách hàng.

    Các giao dịch thanh toán ở các đơn vị chấp nhận tin cậy đã được các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác thực sẽ không phải thực hiện sinh trắc học như thanh toán điện, nước, viện phí học phí. Để đảm bảo an toàn, nếu tổng mức giá trị thanh toán trên 100 triệu đồng, các giao dịch thanh toán tiếp theo sẽ được yêu cầu thực hiện sinh trắc học. “Chúng tôi tính toán, chi tiêu thanh toán trung bình trong 1 ngày của 1 cá nhân khó vượt qua 100 triệu đồng”, ông Toán cho biết.


    Để giảm thiểu rủi ro tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng của khách hàng, từ ngày 1/7 NHNN yêu cầu phải xác thực sinh trắc học. Ảnh minh họa

    Cũng theo Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, nếu chuyển tiền, các giao dịch với hạn mức trên 10 triệu sẽ phải xác thực sinh trắc học. Nếu khoản tiền nhỏ lẻ, khi cộng tổng chuyển tiền trong ngày trên 20 triệu đồng thì giá trị vượt 20 triệu đó sẽ phải thực hiện sinh trắc học. Điều này vừa đảm bảo trải nghiệm liền mạch của khách hàng và đồng thời đảm bảo sự an toàn cho khách hàng. Khách hàng sẽ không phải lo lắng bị mất tiền khi thực hiện chuyển tiền ngân hàng. Nếu trong trường hợp xấu nhất, khi không có xác nhận chính chủ thì khoản tiền đó sẽ không được thực hiện.

    “Khách hàng không phải lo lắng bị chiếm đoạt tài sản hay thực hiện chuyển tiền sẽ mất hết tiền gửi trong ngân hàng. Trong trường hợp như tôi vừa nói, nếu không có xác thực chính chủ thì khoản tiền sẽ không được giao dịch”, ông Tuấn nhấn mạnh. Và theo ông Tuấn, với Quyết định 2345, từ ngày 1/7, không có chuyện người dân nói rằng tôi đang ngủ mà bị đánh cắp hàng trăm triệu đồng trong tài khoản, hay tài khoản bốc hơi mà chủ tài khoản không biết.

    Làm rõ hơn về vấn đề xác thực sinh trắc học, Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, Quyết định 2345 yêu cầu, phải thu thập đối chiếu dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu lưu trong con chip của căn cước công dân được xác thực bởi Bộ Công an. Hoặc thông qua tài khoản định danh điện tử cấp độ 2 do Bộ Công an đối chiếu xác thực.

    Bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong chip của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp 4; hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng trong do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; Hoặc bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, kết hợp với phương thức xác thực OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP.

    Thông tin về thiết bị tối thiểu bao gồm: Đối với thiết bị di động thì thông tin định danh duy nhất của thiết bị (như số IMEI, Serial, WLAN MAC, Android ID,…). Đối với máy tính địa chỉ MAC hoặc thông tin định danh thiết bị khác thông qua các API (Application Programming Interface) của hệ điều hành. Nhật ký (log) xác thực giao dịch tối thiểu gồm: biện pháp xác thực, thời gian xác thực, mã giao dịch được xác thực, mã khách hàng.

    Trường hợp dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập từ trong con chip của căn cước công dân, các tổ chức trung gian thanh toán lưu lại làm cơ sở đối chiếu trong những lần thanh toán tiếp theo. Đối với khách hàng là người nước ngoài khi chưa được Bộ Công an triển khai định danh điện tử, sẽ được tạo điều kiện thu thập thông tin sinh trắc học tại quầy.

    Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thẻ phải triển khai các giải pháp giảm thiểu rủi ro như sau: Thông báo giao dịch qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử; Thiết lập hạn mức giao dịch trong ngày; Thiết lập tính năng cho phép/ không cho phép thanh toán trực tuyến; Thiết lập hạn mức thanh toán thẻ trực tuyến trong ngày; Thiết lập tính năng cho phép/ không cho phép thanh toán ở nước ngoài (ngoại trừ các giao dịch trực tuyến); Triển khai giải pháp xác thực 3D Secure (hoặc tương đương) cho việc thanh toán trực tuyến với thẻ quốc tế.

    Trường hợp khách hàng đã đăng nhập ứng dụng Internet Banking/Mobile Banking bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học gắn liền với thiết bị cầm tay thông minh (như điện thoại thông minh (smart phone), máy tính bảng) thì không áp dụng biện pháp xác thực này khi thực hiện giao dịch trong phiên đăng nhập đó.

    Đơn vị phải triển khai giải pháp để xác thực chính xác thẻ CCCD của khách hàng là do cơ quan Công an cấp. Tài khoản định danh điện tử, hệ thống định danh và xác thực điện tử theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử.

    Kiểm tra đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học trong chip của thẻ CCCD của khách hàng do cơ quan Công an cấp; hoặc sự khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

    Trường hợp giao dịch nạp tiền vào Ví điện tử phải căn cứ theo phân loại giao dịch của tài khoản ngân hàng của khách hàng được liên kết với Ví điện tử. Với các khách hàng không có căn cước công dân gắn chip, sẽ phải ra quầy thực hiện giao dịch.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/xac-thuc-sinh-trac-hoc-de-tranh-lua-dao-chiem-doat-tien-trong-tai-khoan-khach-hang-d221839.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img