22 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnViệt Nam nằm trong top 20 quốc gia xả rác nhiều nhất...

    Việt Nam nằm trong top 20 quốc gia xả rác nhiều nhất thế giới

    Date:

    Related stories

    Theo nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất thế giới, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.

    Theo một báo cáo năm 2017 của Hiệp hội Bảo tồn đại dương, vấn đề rác thải nhựa là một trong những thách thức môi trường lớn nhất thế giới, trong đó đứng đầu là 5 nước kể trên, đều là các quốc gia châu Á. Mỹ thải ra 33,6 triệu tấn rác nhựa, chỉ 9,5% được tái chế.

    Rác nhựa không những huỷ hoại đời sống sinh vật biển mà còn ảnh hưởng đến nguồn hải sản mà con người tiêu thụ. Rác nhựa còn mất rất nhiều thập kỷ để phân huỷ.

    Mỗi gia đình sử dụng 1kg túi nilon/tháng

    Tại Việt Nam, rác thải nhựa đang là vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Tại hội thảo Diễn đàn Chính sách Vai trò của phụ nữ và các bên phi chính thức trong quản lý rác thải nhựa và nền kinh tế tuần hoàn tài nguyên diễn ra mới đây, ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, theo nghiên cứu của trường Đại học Georgia năm 2015, Việt Nam nằm trong tốp 5 thế giới thải chất thải nhựa ra đại dương với 1,8 triệu tấn chất thải nhựa hàng năm.

    Ông Tùng cũng cho biết, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước thải rác nhiều nhất thế giới, bằng với Hoa Kỳ và Malaysia, cao hơn mức trung bình 10% của thế giới.

    Theo thống kê, bình quân cho thấy mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon trong một tháng, riêng Hà Nội và TP.HCM trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Với đặc tính bền vững trong tự nhiên, chất thải nhựa và túi nilon tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trở thành một thách thức rất lớn đối với cộng đồng và xã hội.

    Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Thái, trường Đại học Xây dựng thông tin, theo số liệu thống kê năm 2017 lượng chất thải rắn đô thị là 11,5 triệu tấn/năm, dự báo năm 2020 là 30 triệu tấn/năm, năm 2025 là 40 triệu tấn/năm. Hiện công nghệ xử lý chất thải chủ yếu chôn lấp, ủ sinh học làm phân hữu cơ và công nghệ đốt.

    Hiện Việt Nam có khoảng 26 khu xử lý chất thải rắn, tập trung tại các đô thị lớn, tổng công suất thiết kế khoảng 5.000 tấn/ngày. Sản phẩm sau xử lý chủ yếu là mùn hữu cơ, nguyên liệu để sản xuất gạch block. Có 660 bãi chôn lấp quy mô trên 1ha, mỗi ngày tiếp nhận 52.538 tấn rác thải trong đó có 30% bãi hợp vệ sinh, còn lại không hợp vệ sinh

    Đặc biệt, hầu hết bãi chôn lấp không có máy đầm nén, hệ thống thu gom khí, xử lý nước rác, hệ thống quan trắc môi trường và hạn chế về mặt quản lý, chủ yếu do thiếu kinh phí.

    Dẫn đến nhiều bãi rác ở tỉnh, thành phố không hợp vệ sinh, gây ô nhiễm mùi, nước ngầm nghiêm trọng. Tại nông thôn đang có hiện tượng đầu làng một bãi rác, cuối làng một bãi rác, các bãi rác hở, nhỏ, không hợp vệ sinh. “Xung đột vì bãi rác ngày càng tăng, người dân không chấp nhận ở địa phương mình có bãi rác mang rác từ các địa phương khác về làng mình, xã mình, huyện mình để chôn, gây hôi thối”, ông Tùng cho biết.


    Ảnh Internet.

    Từng chia sẻ với báo chí về vấn đề này, bà Bùi Thị Thu Hiền (IUCN) cho biết, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là rác thải nhựa. “UICN đang phối hợp cùng các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan thực hiện một số hoạt động trong khuôn khổ Dự án Rác thải nhựa và Cộng đồng ven biển nhằm giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam”, bà Hiền nói.

    Người đại diện Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và quốc tế cho “ô nhiễm trắng” vấn đề này đang được quan tâm nhất. Việc lạm dụng túi nylon bởi lẽ túi nylon dùng một lần đang được sử dụng tràn lan nhưng lại không được tái chế, và rất khó phân hủy.

    “Tổ chức và doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các sản phẩm sau khi sử dụng xong sẽ biến thành rác thải nhựa và túi nylon sẽ cần thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc hỗ trợ các sáng kiến, xử lý rác thải mà họ là bên tạo ra”, bà Hiền khẳng định.

    Giải pháp nào cho rác thải nhựa?

    Với tình trạng “ô nhiễm trắng” ngày càng đáng báo động như hiện nay thì việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nilon, nhựa đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, tuy nhiên, để làm được điều này cần sự chung sức từ cộng đồng.

    Không dùng nước đóng chai

    Đây là thói quen khó bỏ của nhiều người. Dẫn nguồn tin từ Green Earth, báo Tuổi trẻ đưa tin, mỗi ngày, Hong Kong thải 5,2 triệu chai nhựa đựng nước.

    Tại Việt Nam, mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng đưa ra khuyến khích sử dụng các bình nước lớn thay thế cho việc sử dụng nước đóng chai để hạn chế rác thải nhựa trong các cuộc họp, hội nghị. Hạn chế nhựa sử dụng một lần (nước đóng chai, ống hút nhựa…), tái chế nhựa, khuyến khích sử dụng các vật liệu thay thế nhựa thân thiện với môi trường…

    Theo cơ quan này, rác thải nhựa đại dương đã và đang trở thành hiểm họa mang tính toàn cầu. Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong môi trường biển có tính phân hủy chậm nên ảnh hưởng mang tính chất tiêu cực rất lớn đến sinh vật biển. Hàng năm có đến hàng triệu cá thể động vật biển khác nhau bị tiêu diệt. Rác thải nhựa còn đe dọa hơn 700 loài sinh vật biển rơi vào tình trạng tuyệt chủng.

    Thay chất liệu cho hộp đựng đồ ăn

    Từ những người bán hàng rong ở Việt Nam, Thái Lan đến các dịch vụ cung cấp đồ ăn khắp châu Á, đây là bộ phận sử dụng hộp nhựa đựng thức ăn khá lớn.

    Một công ty start-up ở Hong Kong đang nỗ lực cải thiện tình hình bằng cách cung cấp những sản phẩm thân thiện với môi trường cho các công ty, chuỗi khách sạn và các trường đại học. Bộ đồ ăn bao gồm đũa tre, dao có thể tái sử dụng, chai thép chống gỉ và ông hút kim loại (kèm theo dụng cụ làm sạch ống hút).

    Nói không với túi nilon

    Năm ngoái, 1/3 trong số 1,67 tấn rác thải sinh hoạt được xử lý tại Singapore bao gồm chất thải là bao bì, chủ yếu là túi nhựa và bao bì thực phẩm. Theo báo cáo của Channel News Asia, lượng rác thải này đủ để lấp đầy 1.000 bể bơi chuẩn Olympic.

    Túi nilon là cách thuận tiện và tiết kiệm để đựng đồ, nhưng chúng không thể phân huỷ và thường bị thải ra biển. Đó là lý do Đài Loan chuẩn bị cấm tất cả các loại đồ nhựa dùng một lần, bao gồm túi nilon, ly nhựa, dao nhựa do các nhà hàng và doanh nghiệp cung cấp vào năm 2030. Đài Loan đã cấm dùng ống hút nhựa dùng một lần.

    Tại các nước như Việt Nam và Trung Quốc, thức ăn và đồ uống thường được đựng trực tiếp vào túi nilon để tiện vận chuyển. Thói quen này không thể thay đổi một sớm một chiều. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể thay đổi bằng cách mang theo hộp đựng khi mua đồ ăn.

    Theo Moitruongvadothi.vn (5/12/2018)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img