Một tách trà xanh mỗi ngày không những giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sinh lực mà còn ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều lại gây phản tác dụng.
Nước trà xanh là một trong những đồ uống được yêu thích. Trà xanh có tác dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền, hơn nữa các hợp chất thực vật trong trà rất tốt cho việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, như ung thư, béo phì, tiểu đường và bệnh tim.
Mặc dù uống nước trà xanh vừa phải là một lựa chọn rất tốt cho hầu hết mọi người, nhưng vượt quá 3-4 cốc mỗi ngày có thể có một số tác dụng phụ tiêu cực.
Không nên lạm dụng trà xanh vì không có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Giảm hấp thụ sắt
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế, quá nhiều tannin – chất làm cho đồ uống như trà và rượu vang có vị đắng – ức chế sự hấp thụ sắt của cơ thể. Bởi vậy nên uống lượng trà vừa phải và ăn thực phẩm giàu chất sắt thường xuyên, tin tức trên VietNamNet.
Gây hại răng, xương khớp
Các nhà khoa học đã tìm thấy hàm lượng florua cao trong túi trà. Nếu tiêu thụ hơn 4 tách trà (một lít) mỗi ngày có thể vượt quá lượng tiêu thụ florua được phép. Tiêu thụ quá nhiều florua có thể làm hỏng răng, xương và khớp. Nghiên cứu chỉ thử nghiệm các loại trà của Vương quốc Anh.
Gây lo lắng, khó ngủ hoặc đau đầu
Trà có chứa caffeine (20 – 60 mg) mỗi cốc, ít hơn cà phê. Nhưng nếu uống quá nhiều trà, lượng caffeine đó sẽ tăng lên, làm gián đoạn giấc ngủ, ợ nóng, đau đầu và lo lắng. Tác động tiêu cực này có xu hướng xảy ra khi tiêu thụ quá nhiều caffeine, từ 100 đến 200 mg mỗi ngày (2-10 tách tùy thuộc vào từng loại trà).
Buồn nôn, ợ nóng
Báo Lao động đưa tin, một số hợp chất trong trà có thể gây buồn nôn, đặc biệt là khi tiêu thụ với số lượng lớn hoặc khi bụng đói. Tannin trong lá trà tạo nên vị đắng, chát của trà, gây kích thích mô tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như buồn nôn hoặc đau dạ dày.
Chất caffeine trong trà có thể gây ợ nóng hoặc làm gia tăng các triệu chứng trào ngược axit. Caffeine có thể làm giãn cơ thắt thực quản, nơi ngăn cách thực quản với dạ dày, cho phép các chất chứa trong dạ dày có tính axit dễ dàng chảy vào thực quản hơn, không tốt cho hệ tiêu hoá.
Hầu hết các tác dụng phụ xuất hiện khi uống trà có liên quan đến hàm lượng caffeine và tannin. Nếu cơ thể gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi uống nước trà, thì nên thay đổi loại nước uống, và điều chỉnh số lần uống nước trà trong ngày, và đặc biệt không uống trà khi đói, mệt.
Ngọc Nga (T/h)
http://vietq.vn/uong-qua-nhieu-tra-xanh-gay-ra-nhieu-he-luy-cho-suc-khoe-ve-lau-dai-d183048.html