20 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeCông nghệ sạchTừ bỏ điện hạt nhân: Đức bồi thường 2,4 tỷ euro cho...

    Từ bỏ điện hạt nhân: Đức bồi thường 2,4 tỷ euro cho các công ty bị ảnh hưởng

    Date:

    Related stories

    Chính phủ Đức tuyên bố đã ký một thỏa thuận bồi thường trị giá 2,4 tỷ euro với các công ty năng lượng bị ảnh hưởng bởi quyết định rút khỏi năng lượng hạt nhân được Thủ tưởng Angela Merkel đưa ra sau thảm họa Fukushima.

    Berlin cho biết: “Chính phủ sẽ trả khoản bồi thường trị giá 2,428 tỷ euro” cho các nhà khai thác EON, RWE, Vattenfall và EnBW, những công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Đức, toàn bộ sẽ đóng cửa vào cuối năm 2022. Mười năm sau quyết định lịch sử từ bỏ điện hạt nhân của Đức, thỏa thuận này nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề bồi thường cho các nhà sản xuất năng lượng bị ảnh hưởng bởi việc cho ngừng hoạt động dần tất cả các lò phản ứng trong nước.

    Bộ Tài chính, Bộ Môi trường và Bộ Kinh tế Đức cho biết 4 công ty sẽ nhận được 2,285 tỷ euro cho “điện không sản xuất”, và 142,5 triệu euro để bù đắp các khoản đầu tư kéo dài tuổi thọ các nhà máy.

    Theo Berlin, các công ty cam kết “rút lại tất cả các thủ tục pháp lý đang chờ xử lý và không đưa ra các hành động hoặc kháng cáo chống lại thỏa thuận bồi thường”.

    Chính phủ đặc biệt nhấn mạnh vụ kiện do công ty Vattenfall đưa ra trước Hội đồng trọng tài của Ngân hàng Thế giới vào năm 2014 để chống lại việc từ bỏ hạt nhân của Berlin. Vattenfall đưa ra thông báo xác nhận từ bỏ các vụ kiện này: “Chúng tôi hoan nghênh thỏa thuận này, nhằm chấm dứt nhiều năm xung đột tốn kém”. Còn về phần RWE: “Đây là một dấu hiệu tốt để củng cố lại lòng tin từ chúng tôi”.

    Các nhà chức trách Đức nói rõ thỏa hiệp này không ảnh hưởng gì đến thời hạn và cách thức loại bỏ điện hạt nhân.

    Sau vụ tai nạn tại nhà máy điện ở Fukushima, Nhật Bản, Thủ tướng Angela Merkel gây bất ngờ khi tuyên bố loại bỏ hạt nhân cho đến cuối năm 2022. Một cuộc chiến pháp lý nổ ra sau đó giữa chính phủ và các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân của Đức, những công ty bị ảnh hưởng bởi quyết định này. Năm 2016, Tòa án Hiến pháp Karlsruhe đã đưa ra phán quyết chống lại nhà nước, yêu cầu Berlin bồi thường cho các công ty.

    Vẫn còn 6 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động ở Đức, so với con số 17 trước khi tuyên bố rút khỏi được được ra. 8 trong số đó đã bị ngắt kết nối vào năm 2011, sau thảm họa Fukushima. Nằm trong chính sách chuyển đổi sinh thái của ngành năng lượng, Đức cũng đã quyết định từ bỏ than đá vào năm 2038.

    Để thực hiện điều này, chính phủ đã ký một thỏa thuận bồi thường tương tự cho các nhà sản xuất, trị giá 4,35 tỷ euro. Tuy nhiên, vừa qua, Ủy ban châu Âu đã thông báo mở một cuộc điều tra sâu về các thức bồi thường này, dựa trên các quy tắc cạnh tranh của châu Âu về viện trợ nhà nước.

    Nh.Thạch/AFP
    https://nangluongquocte.petrotimes.vn/tu-bo-dien-hat-nhan-duc-boi-thuong-24-ty-euro-cho-cac-cong-ty-bi-anh-huong-603293.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img