27 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngTrẻ xem nhiều điện thoại và tivi dễ bị rối loạn phổ...

    Trẻ xem nhiều điện thoại và tivi dễ bị rối loạn phổ tự kỷ, kém phát triển

    Date:

    Related stories

    Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em xem điện thoại và tivi nhiều thì có thể mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ- một dạng rối loạn thần kinh não bộ.

    Chuyên gia tâm lý Hoàng Văn Hải – đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cho biết, rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em là một dạng rối loạn thần kinh não bộ, đồng thời là một chứng rối loạn phát triển, trong đó người mắc phải có biểu hiện kém phát triển trong giao tiếp, tương tác với người khác và trong hành vi.

    Trẻ có thể biểu hiện nhiều triệu chứng, thiếu hụt kỹ năng và mức độ suy yếu, đồng thời hạn chế rõ rệt các hoạt động và sở thích, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ.

    Chuyên gia tâm lý Hoàng Văn Hải cho hay theo nhiều nghiên cứu và trên thực tế thấy rằng trẻ rối loạn phổ tự kỷ có mối liên hệ với việc thường xuyên xem tivi và điện thoại.

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy thời gian sử dụng thiết bị càng lâu thì các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ (đặc biệt là các triệu chứng giác quan) và sự chậm phát triển càng rõ ràng, đặc biệt là trong lĩnh vực ngôn ngữ.

    Chuyên gia tâm lý cho rằng trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động khác nhau liên quan đến não của thời gian sử dụng thiết bị.


    Nguy cơ trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ, kém phát triển nếu xem quá nhiều điện thoại, tivi. Ảnh minh họa

    Những tác dụng phụ điện tử này bao gồm hưng phấn quá mức và rối loạn điều hòa, gọi là hội chứng màn hình điện tử, cũng như chứng nghiện công nghệ, trò chơi điện tử, Internet, điện thoại thông minh, mạng xã hội… Tuy nhiên trẻ rối loạn phổ tự kỷ có đủ phong cách riêng và thường học tốt nhất bằng mắt và tai, trong khi lời nói ít có tác dụng với chúng.

    Bác sĩ CKI Nguyễn Thanh Tuấn – khoa nhi Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng cho biết, mặc dù hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu quy mô lớn về tỉ lệ trẻ 1 tuổi đã từng tiếp xúc với thiết bị di động, tuy nhiên tỉ lệ trẻ tiếp xúc ngày càng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

    Theo đó, trẻ nhũ nhi (trẻ từ 1 tháng đến 12 tháng) thường bị thu hút bởi màu sắc và chuyển động trên màn hình khi xem tivi, điện thoại. Thế nhưng, lúc này bộ não trẻ không thể hiểu và tiếp thu được nội dung và hình ảnh đó. Đến khi trẻ được khoảng 18 tháng, bộ não mới đủ phát triển để liên hệ giữa những biểu tượng trên màn hình và sự vật tương đương ngoài đời thực.

    Các thiết bị di động có thể dạy cho trẻ chạm và vuốt trên màn hình, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng những kỹ năng đó không thể chuyển thành những kỹ năng quan trọng trong việc học ở thế giới thực. Điều cần nhất cho sự học hỏi của trẻ là sự tương tác với những người xung quanh.

    Theo bác sĩ Tuấn, khi cho trẻ xem tivi, điện thoại (và các loại màn hình nói chung) trước 18 tháng có ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và trí nhớ ngắn hạn của trẻ. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng tập trung và làm rối loạn giấc ngủ của trẻ. Bộ não của trẻ được lập trình để học mọi thứ thông qua tương tác với mọi người xung quanh.

    Những biểu cảm của khuôn mặt, giọng nói và ngôn ngữ hình thể giữa trẻ và cha mẹ không chỉ đẹp, nó còn rất phức tạp đến nỗi các nhà nghiên cứu phải quay lại video, tua chậm để phân tích những gì đang diễn ra. Nhưng một khi một bên nào đó, trẻ hoặc cha mẹ, tập trung vào xem tivi thì tương tác này không còn nữa.

    Bác sĩ Tuấn cho biết thêm, trẻ cũng phải học để có được sự tập trung trong khoảng thời gian dài, và những trẻ xem tivi nhiều hơn sẽ kém tập trung hơn khi 7 tuổi. Sau 2 tuổi, có một vài thứ thay đổi. Trong thời gian đi nhà trẻ và mẫu giáo, trẻ sẽ học được một vài kỹ năng từ những chương trình giáo dục trên tivi. Những chương trình tivi được thiết kế tốt sẽ dạy trẻ cách đọc viết, toán học, khoa học, cách giải quyết vấn đề và hành vi xã hội.

    Các video có thể được xem đi xem lại nhiều lần thực sự là công cụ mạnh mẽ để dạy các kỹ năng, khái niệm và thậm chí cả phản ứng cảm xúc. Việc xem tivi và điện thoại được chọn lọc cẩn thận có thể giúp trẻ xây dựng kiến thức và kỹ năng có thể sử dụng ở nhà, trường học và tương tác xã hội.

    Với những ưu và nhược điểm của thời gian sử dụng thiết bị, cha mẹ nên điều chỉnh thời gian con dùng các thiết bị kỹ thuật số, ba giờ mỗi ngày là giới hạn thời gian tối đa cho việc sử dụng các thiết bị này.

    Các phụ huynh đảm bảo rằng con không sử dụng màn hình ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Sử dụng thời gian trên màn hình như một phần thưởng cho các hoạt động mà con bạn có thể không thích, chẳng hạn như dọn dẹp, làm bài tập về nhà hoặc các công việc khác.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/tre-xem-nhieu-dien-thoai-va-tivi-de-bi-roi-loan-pho-tu-ky-cham-phat-trien-s14-d214087.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img