25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngTác hại không ngờ khi lạm dụng thuốc ngủ liều mạnh

    Tác hại không ngờ khi lạm dụng thuốc ngủ liều mạnh

    Date:

    Related stories

    Theo các bác sĩ, việc lạm dụng thuốc ngủ liều cao có thể gây tác hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

    Nhiều người khi bị chứng mất ngủ phải tìm đến các loại thuốc ngủ để cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những nguy cơ có thể sẽ gặp phải khi dùng thuốc ngủ trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc ngủ liều mạnh.

    Thuốc ngủ là các thuốc chứa thành phần dược chất gây buồn ngủ, thường được dùng đối với trường hợp bị mất ngủ thường xuyên hoặc bị rối loạn giấc ngủ.

    Hiện nay có rất nhiều loại thuốc ngủ khác nhau với cơ chế hoạt động riêng biệt, có thể kể đến như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc trợ ngủ không kê đơn (đơn cử là thuốc kháng histamine). Thuốc ngủ là dẫn xuất của Benzodiazepin có công dụng chủ yếu là an thần và tạo cảm giác buồn ngủ. Thuốc này được xếp vào nhóm thuốc ngủ liều mạnh có thể khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc nếu dùng lâu ngày.

    Thường thì những trường hợp sẽ được kê đơn loại thuốc này như người thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, bị kích thích thần kinh, co giật do sốt cao, hạn chế các cơn động kinh và dùng để cai rượu,… Thuốc chứa các hoạt chất tiêu biểu là clonazepam, bromazepam và diazepam. Dù nó giúp người dùng ngủ ngon nhưng nếu dùng thuốc ngủ liều mạnh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.


    Lạm dụng thuốc ngủ liều cao có thể gây tử vong. Ảnh minh họa

    Vấn đề về hệ hô hấp có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, hen suyễn, rối loạn chức năng thở (nhịp thở không đều, thở hổn hển, ngưng thở khi ngủ…). Có thể gây rối loạn tiêu hóa như khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, thay đổi cảm giác thèm ăn.

    Vấn đề về hệ thần kinh có thể gây ngứa ran hoặc nóng rát bàn tay, bàn chân, choáng váng, chóng mặt, chậm chạp, hay quên, suy giảm trí nhớ, lú lẫn, mất năng lực kiểm soát hành vi. Thậm chí nó còn gây rối loạn giấc ngủ như buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày, ngủ quá nhiều, ngủ mê mệt,…;

    Có nhhững loại thuốc ngủ liều mạnh như dẫn xuất benzodiazepin hoặc barbiturat nếu dùng trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ quả là tình trạng nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Tức là nếu ngừng sử dụng thì bệnh nhân sẽ có hội chứng cai như bồn chồn, vật vã, khó ngủ, kích thích,… Chỉ khi dùng thuốc trở lại thì mới cải thiện được những triệu chứng này.

    Do đó nếu bạn ít lạm dụng thuốc, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị như bác sĩ đã chỉ định thì sẽ không gặp phải tình trạng phụ thuộc thuốc như vậy. Đặc biệt, nếu bạn muốn ngừng thuốc hãy tiến hành bằng cách cắt giảm liều dùng từ từ, không được dừng thuốc đột ngột.

    Lạm dụng thuốc ngủ còn có thể gây tử vong nếu dùng với liều lượng cao gấp 5 – 20 lần so với bình thường. Tuy rằng hiện nay đã có nhiều biện pháp giúp quản lý việc dùng thuốc ngủ và các loại thuốc ngủ đã được bào chế với độ an toàn cao hơn, tác dụng phụ cũng được giảm đi ít nhiều nhưng nguy cơ tử vong nếu dùng quá liều vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Do đó nếu cần phải dùng thuốc ngủ để điều trị, bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ dẫn, tuyệt đối không được tự ý tăng liều dùng.

    Nguy hiểm hơn, nếu sử dụng thuốc ngủ một cách tùy tiện không đúng chỉ định của bác sĩ đang là vấn nạn báo động trong xã hội, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch khiến những vấn đề stress hay mất ngủ càng trở nên phổ biến hơn.

    Thực tế, khi phải đi khám vì mất ngủ bệnh nhân thường đã rơi vào giai đoạn mãn tính và có tiền sử tự sử dụng thuốc ngủ dài ngày nhưng không hiệu quả. Vì mất ngủ có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau như suy nhược thần kinh, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,… nên để đưa ra được chẩn đoán và điều trị chính xác cần phối hợp nhiều phương pháp. Lúc này bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra loại thuốc cũng như liều lượng phù hợp với tình trạng của người bệnh. Nếu bệnh mới phát hiện thì thường ưu tiên sử dụng liệu pháp hành vi và nhận thức hơn là sử dụng thuốc.

    Không uống rượu khi đang sử dụng thuốc ngủ vì có thể làm tăng tác dụng phụ dẫn tới liều độc, trường hợp bất khả kháng thì tối đa có thể dùng 2 cốc bia trước khi ngủ 6 giờ; Không ăn quá no vì sự tăng cao của đường máu có thể làm nặng thêm tình trạng khó ngủ; Tránh tối đa các tác động stress bên ngoài; Phối hợp việc điều chỉnh giấc ngủ với sử dụng thuốc ngủ để không rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc thức giấc quá sớm; Ưu tiên không gian ngủ thoải mái và thân thuộc để tăng chất lượng cho giấc ngủ.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/tac-hai-khong-ngo-khi-lam-dung-thuoc-ngu-lieu-manh-s15-d207293.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img