Chất tạo ngọt nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều trong thực phẩm nhằm thay thế cho đường tuy nhiên, tuy nhiên chúng cũng được cho là nguyên nhân phá vỡ hệ vị sinh đường ruột, làm gia tăng nguy cơ mắc bép phì, tiểu đường.

Chất tạo ngọt từng được coi là lựa chọn thay thế lành mạnh cho đường bởi chúng không tạo ra calo. Trong khi đó những loại đường như glucose có thể kích thích giải phóng insulin, một loại hoóc môn điều hòa lượng đường trong máu, nồng độ glucoso cao ở bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 có thể làm tổn thương dây thần kinh, thận, mạch máu và tim.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những chất tạo ngọt này có thể làm thay đổi các quá trình trao đổi chất lành mạnh theo những cách khác, đặc biệt trong ruột.


Chất tạo ngọt có thể phá vỡ hệ vị sinh đường ruột, làm gia tăng nguy cơ mắc bép phì, tiểu đường.

Sử dụng lâu dài các chất tạo ngọt này làm tăng nguy cao mắc bệnh tiểu đường loại 2. Chất tạo ngọt nhân tạo như saccharin, đã được chứng minh là thay đổi loại và chức năng của hệ vi sinh đường ruột. Còn aspartame, một chất tạo ngọt có mặt trong hơn 6000 sản phẩm trên thế giới có thể làm giảm hoạt động của một enzyme đường ruột bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2 và có thể gây ra sự rối loạn chuyển hóa.

Chất tạo ngọt cũng đã được chứng minh làm thay đổi hoạt động của não liên quan đến việc ăn thức ăn ngọt. Một xét nghiệm điện não đồ (MRI) nghiên cứu hoạt động của não bằng cách đo lưu lượng máu, cho thấy chất tạo ngọt sucralose, so với đường thông thường, làm giảm hoạt động trong amygdala, một phần của não liên quan đến nhận thức vị giác và trải nghiệm ăn uống.

Những phát hiện này báo hiệu rằng người tiêu dùng và các chuyên gia y tế cần kiểm tra các những lợi ích sức khỏe của các sản phẩm này. Chất ngọt có ở mọi nơi, từ đồ uống đến nước sốt salad, từ bánh quy đến sữa chua, và chúng ta phải nhận thức rằng không có gì đảm bảo rằng những hóa chất này sẽ không làm tăng gánh nặng bệnh chuyển hóa trong tương lai.

Theo Vietq