Tác nhân gây ô nhiễm có mặt ở khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn. Đó là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Nước hoa, mĩ phẩm; keo xịt tóc; nước đánh bóng đồ dùng trong nhà; chất làm thoáng mát không khí; thuốc diệt côn trùng; v.v…

Theo tài liệu từ Bộ Môi Trường Ý năm 1991, ô nhiễm không khí trong nhà được định nghĩa là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái”

Nói một các đơn giản, ô nhiễm không khí trong nhà là là sự gia tăng các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học trong ngôi nhà, cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe.

Ô nhiễm không khí trong nhà là là sự gia tăng các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học trong ngôi nhà, cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe.

Chất ô nhiễm sinh học: Nhà bạn có trồng cây cảnh, có nuôi thú cưng? Những vật làm đẹp cho ngôi nhà bạn hay con vật bạn yêu quý lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Bào tử, vi khuẩn từ các cây, các con bọ; Khí formandehyt từ những tấm thảm, bàn ăn và phao bọt; Lông của các con vật nuôi.

Hay các chất thải từ sinh hoạt hằng ngày: Khí ga, mùi thức ăn thoát ra khi nấu nướng; nấm, kí sinh trùng và một số vi khuẩn từ bồn cầu vệ sinh, đồ ăn thừa.

Làm sao để tránh ô nhiễm không khí trong nhà?

Vietnamnet cho biết một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn:

Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hóa học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hóa học tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không khí.

Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt.

Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hóa học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.

Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.

Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn.

Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hóa học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà kho hay gara.

Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.

Hằng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hòa.

Theo moitruong.com.vn