23 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững sai lầm khi bảo quản thực phẩm

    Những sai lầm khi bảo quản thực phẩm

    Date:

    Related stories

    Cuộc sống bận rộn khiến chị em mua nhiều thức ăn cùng lúc rồi tích trữ để sử dụng lâu dài, tuy nhiên bảo quản không đúng cách mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

    Cuộc sống bận rộn khiến chị em mua nhiều thức ăn cùng lúc rồi tích trữ để sử dụng lâu dài. Nhìn chung, thói quen này thực sự tiện lợi nhưng nhiều bà nội trợ lại mắc phải sai lầm trong khâu bảo quản, khiến nhiều thực phẩm mua về bị biến chất và hư hỏng không sử dụng được. Trong một số trường hợp, chúng còn tạo thành độc tố gây hại cho sức khỏe và sản sinh bệnh tật, thậm chí là gây ung thư.

    Sử dụng hộp nhựa kém chất lượng

    Nên dùng hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa chất lượng cao để bảo quản thực phẩm cho an toàn. Ảnh minh họa 

    Hiện nay trên thị trường có một số loại vật liệu nhựa có chứa độc tố BPA là một chất phụ gia có thể gây phá hủy nội tiết, dậy thì sớm, giảm lượng tinh trùng và thậm chí có thể gây ung thư,… Ngoài ra thì hộp nhựa còn có khả năng giữ nhiệt kém và ở nhiệt độ cao thì vật liệu này có khả năng phân hủy và thẩm thấu vào thức ăn. Bên cạnh đó thì hộp nhựa cũng khó vệ sinh hơn hộp thủy tinh (nhất là khi đựng dầu mỡ) cũng như là dễ bị ám mùi thực phẩm. Vì vậy, tốt nhất là nên sử dụng hộp thủy tinh hoặc hộp nhựa chất lượng để sử dụng lâu dài.

    Không đậy kín nắp hộp khi để đồ ăn trong tủ lạnh

    Một sai lầm khi bảo quản thực phẩm đó là không đậy nắp thức ăn chín sau khi cho vào tủ lạnh. Thực tế cho thấy, rất nhiều người đã và đang có thói quen sai lầm và nguy hiểm này. Nó không chỉ làm thức ăn nhanh chóng biến chất, gây mùi hôi mà còn là một trong các nguyên nhân sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

    Không đậy kín thực phẩm trong tủ lạnh sẽ khiến cho đồ ăn dễ bị nhiễm các vi khuẩn kí sinh lan ra từ các thực phẩm khác trong tủ lạnh.

    Bảo quản thực phẩm khoai tây, khoai lang ở nơi có nhiệt độ cao, nóng ẩm

    Khoai tây và khoai lang là loại củ rất dễ mọc mầm và sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ nóng ẩm. Mầm khoai tây được các bác sĩ cảnh báo là nguyên nhân gây ngộ độc hàng đầu khi người sử dụng ăn phải chúng.

    Do đó, khi bảo quản thực phẩm, đặc biệt là khoai tây, cần phải để chúng ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp để hạn chế sự nảy mầm gây hại. Tuyệt đối, không ủ khoai tây trong các bao nilon, bao tải quá lâu vì sẽ khiến chúng dễ bị nấm mốc và nảy mầm.

    Hâm đi hâm lại thực phẩm nấu chín đã cho vào tủ lạnh

    Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ bảo quản những loại thực phẩm đã được nấu chín để cho vào trong tủ lạnh khoảng chừng 2 giờ ở bên ngoài. Chú ý nên chia thức ăn chín thành nhiều phần nhỏ đủ dùng cho lần sau, không nên lấy thực phẩm thừa tủ lạnh ra và sau đó lại cho vào lại trong tủ lạnh, việc biến đổi nhiệt sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc của thức ăn sản sinh ra những chất gây bệnh ung thư. Đây có lẽ là sai lầm nhiều người nội trợ vì tính tiết kiệm thường bỏ qua mà cố tính hâm đi hâm lại nhiều lần.

    Không sơ chế, làm sạch trước khi bảo quản thực phẩm

    Việc sơ chế, làm sạch trước khi bảo quản thực phẩm là bước rất cần thiết và quan trọng. Nó hạn chế một phần sự xâm nhập của vi khuẩn, phân loại đồ ăn thức uống và giúp bạn có cách bảo quản hợp lí với từng loại thực phẩm khác nhau.

    Chẳng hạn, trước khi bảo quản rau củ, hãy phân loại và rửa chúng sơ qua cho sạch sẽ, khô ráo rồi mới đem và ngăn lạnh. Thực hiện nghiêm túc cách này là phương pháp an toàn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

    Thu Phương (T/h)

    https://vietq.vn/nhung-sai-lam-khi-bao-quan-thuc-pham-d197222.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img