21 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng Một 23, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững sai lầm khi ăn lẩu mà người tiêu dùng cần tránh

    Những sai lầm khi ăn lẩu mà người tiêu dùng cần tránh

    Date:

    Related stories

    Sau những bữa cơm ngày Tết, lẩu là một trong những món ăn được nhiều gia đình ưa thích và sử dụng để thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, một số chuyên gia đã cảnh báo những sai lầm khi ăn lẩu có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.

    Theo TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng khi ăn lẩu, người dùng nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như vậy, dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.

    Mọi người cũng nên ăn nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn. Lá rau có chứa các vitamin và chất khoáng tốt cho sức khỏe.

    “Mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài không quá 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Vì khi kéo dài thời gian ăn uống, hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc vất vả hơn gây quá tải từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe”, BS Sơn cho biết.

    Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 100g thịt bò, có thể thêm cá tuyết và đậu phụ bổ sung vào món lẩu để có thêm protein từ nguồn nạc hơn. Hoặc bạn có thể làm nước dùng tự chế bao gồm thịt gà và rau thơm được đun sôi trong thời gian dài với lượng calo tối thiểu do không sử dụng dầu. Sử dụng nước chấm làm từ đậu nành, trộn với hành lá và ớt để tăng thêm hương vị cho nước chấm ít calo.

    Cần ăn chín, uống sôi

    Trên thực tế, nhiều người có thói quen vừa cho đồ ăn vào nồi lẩu đã gắp ra, trong khi đó thức ăn mới chín được một nửa. Như vậy, thức ăn sẽ không tiêu diệt hết ký sinh trùng có thể khiến người ăn bị tiêu chảy. Không nên ăn khi vừa mới gắp ra vì ăn nóng có thể gây bỏng niêm mạc miệng và họng.

    Nhiệt độ của nồi lẩu đang sôi trên bếp có thể tới mức hơn 100 độ C. Do đó, các loại thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu rất nóng. Nếu ăn ngay sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương. Không những thế, lớp màng nhầy trong dạ dày bị ảnh hưởng bởi cách ăn này dẫn tới gây viêm loét dạ dày. Vì vậy, nên để cho thực phẩm nguội bớt rồi mới ăn.


    Để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng khi ăn lẩu, người dùng nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Ảnh minh họa

    Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng việc dùng đồ ăn nóng và căn bệnh ung thư vùng miệng, ung thư đường ruột là có liên quan với nhau. Đó chính là bởi vì vách ngăn đường ruột tương đối mỏng, thường chỉ có thể chịu được nhiệt độ thức ăn từ 50 đến 60 độ C. Vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì vách ngăn này sẽ bị tổn thương.

    Khi nhiệt độ của thức ăn lên tới khoảng 70 đến 80 độ C, đặc biệt là khi chúng ta uống trà, nhiệt độ này có thể lên tới 90 độ C sẽ gây tổn thương nặng nề cho đường ruột. Không ăn quá mặn vì ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao.

    Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận…

    Không kéo dài thời gian ăn

    Nhiều người thường có thói quen lai rai bên nồi lẩu. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bởi thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

    Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc

    Nhiều người thường dễ toát mồ hôi khi ăn lẩu chua cay. Tuy nhiên, họ lại uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người ngay sao đó. Cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày. Bởi khi ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.

    Cần thay nước lẩu nếu bạn ăn lâu

    Khi nước lẩu nấu càng lâu, càng về cuối sẽ càng mặn. Nồi lẩu sôi đi, sôi lại sẽ khiến các hàm lượng vitamin và các chất có lợi trong thức ăn bị giảm đi. Thay vào đó là hàm lượng chất béo bão hòa, natri, purine và các thành phần khác gây hại cho cơ thể của bạn tăng cao. Chúng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vữa động mạch, bệnh gút (gout), tiểu đường hoặc một số bệnh khác.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/nhung-sai-lam-khi-an-lau-ma-nguoi-tieu-dung-can-tranh-d218785.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img