Nhiều người có niềm “đam mê” ngậm và nhai đá lạnh, đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Thói quen này thực sự không tốt cho sức khỏe.
Nhiều người muốn được mát mẻ trong những ngày hè oi nóng thường cho đá lạnh vào đồ uống. Thậm chí có nhiều người còn có thói quen mút, ngậm đá lạnh. Tuy nhiên, liên tục thèm đá lạnh và ăn đá lạnh có thể không tốt cho răng và có thể là một dấu hiệu của bệnh lý cần sự chú ý y tế.
Dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng khi ăn đá lạnh thường xuyên
Việc ăn đá lạnh nghe có vẻ vô hại, nhưng nếu nó trở thành một thói quen làm trong vô thức, đó có thể là một dạng của hội chứng pica. Pica là chứng rối loạn gây thèm ăn những thứ không phải thức ăn, như tóc, keo, đá lạnh, bụi, hay những thứ tệ hơn thế nữa.
Nhai đá lạnh thường xuyên có thể nguy hại tới sức khỏe cần tránh. Ảnh minh họa
Tình trạng ăn đá lạnh thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của thiếu máu, thiếu sắt. Một số nhà nghiên cứu tin rằng có mối liên hệ giữa thiếu máu thiếu sắt và thèm ăn đá lạnh, nhưng lý do vẫn chưa rõ ràng. Những người bị thiếu máu sẽ không có đủ số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh, cần thiết để vận chuyển oxy khắp cơ thể. Trong thiếu máu do thiếu sắt, thiếu sắt là nguyên nhân.
Thèm ăn đá cũng có thể là do mất nước nhẹ cũng có thể khiến người ta thèm đá lạnh. Viên đá sẽ làm mát và làm dịu khô miệng và khô môi, ngoài việc làm dịu cơn khát. Chúng cũng có thể giúp hạ nhiệt độ cơ thể trong những ngày nóng nực. Các triệu chứng của sự mất nước nhẹ là khát và nước tiểu sẫm màu hơn. Bất cứ ai có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như co giật hoặc cảm thấy chóng mặt, lú lẫn hoặc mất định hướng sẽ cần điều trị khẩn cấp
Ăn đá lạnh thường xuyên có thể làm nứt men răng
Thói quen nhai đá lạnh có thể làm mòn men răng, về lâu dài có thể làm răng bị vỡ, nứt. Nếu nghiêm trọng, bạn thậm chí có thể phải dùng liệu pháp tủy răng để điều trị.
Nhai đá lạnh còn khiến răng bị nứt mẻ, gây sâu răng và sưng đau cơ hàm. Chuyên gia cũng cảnh báo rằng nhai đá lạnh có thể khiến răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, ê buốt khi ăn đồ nóng hoặc đồ lạnh.
Gây nhiễm trùng nướu
Khi nhai đá lạnh, nướu rất dễ bị tổn thương do các cạnh cứng và sắc của đá, dẫn đến viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn nướu. Thay vì nhai đá, bạn nên ngậm cho đá tan dần hoặc nhai những thực phẩm mềm như kẹo cao su không đường.
Có thể là dấu hiệu thiếu khoáng chất
Nhai những thứ không có giá trị dinh dưỡng như đá lạnh có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu thiếu sắt. Các chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng tác dụng làm mát của đá có thể tăng cường lưu thông máu lên não.
Có thể là dấu hiệu rối loạn ăn uống
Một số người khi cố gắng ăn kiêng sẽ chọn nhai đá lạnh để đỡ “buồn miệng”. Việc này có thể khiến bạn mất đi lượng dưỡng chất và calo cần thiết, và có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.
Có thể là dấu hiệu của căng thẳng nghiêm trọng
Nếu thấy mình luôn tìm đến đá lạnh khi lo lắng hoặc căng thẳng, điều đó cho thấy bạn đang coi việc nhai đá như một cách xả stress. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh tâm lý nghiêm trọng hơn.
Có thể là dấu hiệu của chứng viêm
Thiếu một số dưỡng chất có thể dẫn đến viêm nướu hoặc lưỡi, và việc nhai đá có thể làm dịu cảm giác khó chịu, nhưng lại gây tác dụng phụ. Tác dụng giảm đau của đá lạnh rất ngắn, do đó bạn nên tìm ra nguyên nhân gốc rễ của chứng viêm và gặp nha sĩ để được điều trị triệt để.
An Dương (T/h)
http://vietq.vn/nhung-nguy-co-khi-co-thoi-quen-nhai-da-lanh-d186662.html