24.4 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng Một 20, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững lưu ý khi ăn măng cụt để tránh tác dụng phụ...

    Những lưu ý khi ăn măng cụt để tránh tác dụng phụ không mong muốn

    Date:

    Related stories

    Măng cụt là loại quả được nhiều người yêu thích, tuy nhiên theo các chuyên gia khi ăn loại quả này cần lưu ý để tránh ngộ độc.

    Măng cụt là trái cây phổ biến ở Việt Nam, ngoài hương vị thơm ngon còn có nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Trong măng cụt còn rất giàu vitamin C và 81 loại vitamin khác. Không những vậy, các nhà khoa học còn đo được nồng độ khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và kali, đặc biệt là chất xơ rất nhiều ở măng cụt.

    Măng cụt chứa nhiều xanthone có tác dụng chống viêm và vi khuẩn, ngăn ngừa ung thư. Ăn măng cụt giúp làn da khỏe mạnh, chống vi khuẩn, nấm ngứa hay dị ứng, chống oxy hoá tốt hơn. Ăn măng cụt đúng và đủ sẽ giúp loại bỏ các bệnh ngoài da như chàm, mụn trứng cá, viêm da, vẩy nến… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều loại quả này, thậm chí nếu ăn măng cụt sai cách còn gây ra tác dụng phụ không mong muốn.


    Ăn măng cụt cần lưu ý để tránh tác dụng phụ. Ảnh minh họa

    Những ai không nên ăn măng cụt nhiều

    Theo các dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu, tuy măng cụt có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng ăn quá nhiều lại không nên. Bởi nó sẽ gây tác dụng phụ như nổi mề đay, xuất huyết tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn… Do đó nên ăn với tần suất hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 30g măng cụt sau bữa ăn (tương đương 2 – 3 quả/ngày), mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ.

    Một số người không nên ăn măng cụt như: Người có cơ địa dễ bị dị ứng, người bị bệnh đa hồng cầu, người đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, xạ trị, hóa trị, người chuẩn bị phẫu thuật, người có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón, tiêu chảy…

    Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, măng cụt có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của liệu pháp xạ trị cũng như thuốc hóa trị. Điều này xảy ra do một số loại thuốc hóa trị liệu phụ thuộc vào việc sản xuất các gốc tự do để chiến đấu và tiêu diệt khối u. Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ có trong măng cụt chống lại và loại bỏ các gốc tự do và đã được chứng minh là yếu tố trở ngại trong điều trị ung thư.

    Một nghiên cứu khác tại Mỹ cũng cho thấy, ăn nhiều hơn 30g măng cụt có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy tạm thời. Tương tự như vậy, sử dụng quá nhiều măng cụt có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng táo bón ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và gây biến chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường. Trong trường hợp này, nên giảm khẩu phần ăn xuống mức an toàn.

    Những lưu ý khi ăn măng cụt

    Tuyệt đối không ăn măng cụt trước bữa ăn bởi măng cụt có vị chua, chứa hàm lượng axit lactic cao. Do đó, ăn măng cụt khi đói có thể khiến bị đau dạ dày. Các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất chỉ sử dụng măng cụt như một món trái cây tráng miệng sau bữa ăn.

    Măng cụt có vị chua cùng hàm lượng chất xơ cao, bởi vậy mà không nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này hàng ngày. Chỉ nên sử dụng măng cụt khoảng 2 đến 3 lần một tuần. Mỗi lần không nên ăn quá 1kg để đảm bảo sức khỏe.

    Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực.

    Một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.

    Ngoài ra, hợp chất xanthone trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nó cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa. Do làm chậm đông máu, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên ăn măng cụt 2 tuần trước khi phẫu thuật vì có thể tăng nguy cơ chảy máu trong hoặc sau khi phẫu thuật.

    Tác dụng phụ khác của măng cụt bao gồm mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, giấc ngủ bị gián đoạn, buồn nôn liên tục, khó thở, choáng váng ánh sáng và chóng mặt. Việc sử dụng măng cụt nên dừng lại ngay lập tức nếu xuất hiện bất kỳ các dấu hiệu và triệu chứng trên. Hầu hết tác dụng phụ của măng cụt là tạm thời và có thể được khắc phục dễ dàng bằng cách giảm hàm lượng sử dụng.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-luu-y-khi-an-mang-cut-de-tranh-nhung-tac-dung-phu-khong-mong-muon-d210991.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img