21 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNguy cơ ngộ độc thuốc cảm chứa paracetamol ở trẻ trong mùa...

    Nguy cơ ngộ độc thuốc cảm chứa paracetamol ở trẻ trong mùa dịch Covid-19

    Date:

    Related stories

    Thuốc cảm chứa paracetamol là loại thuốc khá an toàn để điều trị giảm đau, hạ sốt tuy nhiên người tiêu dùng cũng nên cẩn thận khi sử dụng mùa dịch nắng nóng.

    Theo ghi nhận của báo Sức khỏe và Đời sống, tại nhiều hiệu thuốc, trong những ngày qua, số người đến hỏi mua các loại thuốc liên quan đến bệnh cảm cúm tăng nhiều so với trước. Trong đó, bán chạy nhất là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt có chứa paracetamol. Tuy nhiên, điều đáng lo là nhiều gia đình chưa cất giữ thuốc cẩn thận hoặc để thuốc trong các hộp đựng bánh/kẹo làm trẻ tưởng nhầm có thể ăn được.

    Paracetamol ở liều điều trị thông thường khá an toàn và là thuốc thông dụng nhất hiện nay để giảm đau, hạ sốt. Nhưng thuốc sẽ gây độc khi dùng quá liều, dùng liên tục kéo dài. Điều này là do paracetamol được chuyển hoá ở gan. Khi uống quá liều paracetamol sẽ gây độc với gan, tổn thương gan. Do đó chỉ cần hai ngày liền dùng trên 3g paracetamol (tức là 6 viên 500mg) là đã có nguy cơ viêm gan ngay cả với người khỏe mạnh.


    Cẩn trọng kẻo ngộ độc thuốc chứa paracetamol. Ảnh minh họa

    Đối với trẻ, vì cân nặng cơ thể thấp nên dễ quá liều, hơn nữa chức năng khử độc và thải độc của gan và thận chưa hoàn thiện nên càng dễ bị ảnh hưởng bởi thuốc. Nếu trẻ uống 150mg/kg cân nặng trong một ngày là có nguy cơ bị ngộ độc

    Theo báo cáo tại các trung tâm cấp cứu trên cả nước, ghi nhận không ít trường hợp nhập viện cấp cứu vì ngộ độc paracetamol. Đáng lưu ý là trong số đó có không ít trường hợp là trẻ em. Việc uống lượng lớn thuốc có thể gây hại cho gan của trẻ và đôi khi gây tổn thương cả thận.

    Khi ngộ độc paracetamol sẽ có biểu hiện: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, khó chịu, vã mồ hôi, đau bụng, chán ăn, rối loạn ý thức, đau hạ sườn phải, tăng cảm giác đau, vàng da, tiểu ít… nặng thì rơi vào trạng thái suy đa phủ tạng, hôn mê, sốc, có thể tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Vì thế, với các thuốc hạ đau, giảm sốt không được dùng tuỳ tiện.

    Thuốc là sản phẩm đặc biệt liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên cần được cất giữ, bảo quản tốt chứ không thể để bừa bãi, lẫn lộn với những vật dụng khác trong gia đình. Nơi đặt thuốc phải bảo đảm trẻ em không với tới, hoặc tủ phải có khóa để trẻ không mở được.

    Khi sử dụng các loại thuốc này tại nhà cần cân nhắc sử dụng paracetamol nếu trẻ bị đau hoặc nhiệt độ trên 38,5° C (đo qua nách) và cảm thấy khó chịu. Luôn sử dụng nhiệt kế để xác định xem trẻ có bị sốt hay không.

    Việc tuân thủ liều quy định cũng hết sức quan trọng. Theo khuyến nghị, liều dùng tính theo cân nặng của trẻ, mỗi lần 10mg -15mg/kg. Mỗi lần uống thuốc cách nhau 4-6 giờ, trong một ngày và không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần. Nếu sau khi uống thuốc, cơn sốt xuất hiện khi chưa quá 4 giờ thì không được dùng thuốc ngay mà phải sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như uống nhiều nước, chườm nước ấm, cởi bỏ quần áo…

    Hiện trên thị trường có hàng trăm loại thuốc chứa hoạt chất này ở dạng đơn chất hoặc phối hợp thêm với một hoặc vài dược chất khác. Cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, để tránh tình trạng uống các loại thuốc khác nhau nhưng có cùng hoạt chất là paracetamol, gây quá liều, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Dùng thuốc phải theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

    Không sử dụng thuốc của người lớn cho trẻ em. Việc chia liều từ thuốc của người lớn cho trẻ sẽ không chính xác dễ gây quá liều hoặc như trường hợp trên lấy nguyên viên thuốc hàm lượng 500mg của người lớn cho trẻ dùng đã dẫn tới suy gan cấp. Không dùng paracetamol để tự điều trị cảm sốt, giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và quá 5 ngày ở trẻ con, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Nếu con dùng các loại thuốc khác hoặc mắc các bệnh nội khoa khác, cần hỏi bác sĩ để biết liệu việc sử dụng paracetamol có ảnh hưởng không.

    Lắc lọ thuốc paracetamol dạng lỏng trước khi sử dụng. Viên nén nhai nên được nhai đúng cách trước khi nuốt. Tay phải khô trước khi cầm viên nén tan rã paracetamol.

    Khi trẻ có các triệu chứng quá liều Paracetamol hoặc có các triệu chứng xấu đi như: da đỏ hoặc sưng ở vùng đau, phát ban, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn thì hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc cần chuyển ngay trẻ đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt.

    An Dương (T/h)
    http://vietq.vn/nguy-co-ngo-doc-thuoc-cam-chua-paracetamol-o-tre-em-d187143.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img