Bệnh gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng cách thay đổi chế độ ăn. Hạn chế một số món ăn sẽ giúp điều trị bệnh thuận lợi hơn.
Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.
95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi. Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn. Cẩn trọng với một số món ăn để quá trình điều trị thuận lợi và bệnh không tái phát.
Thịt đỏ
Thịt đỏ không tốt cho người mắc bệnh gout. Ảnh minh họa
Đây là loại thực phẩm giàu protein. Nếu ăn quá nhiều, lượng protein dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo dưới da, đồng thời sản sinh ra các axit uric. Không cần thiết phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ khuyên người bệnh nên tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, ngựa, dê và các loại khác nên ăn ở một chừng mực nhất định.
Hải sản
Ăn nhiều cua ghẹ, lượng axit uric trong máu tăng cao và lắng đọng các thể purin ở khớp sẽ khiến những người bị bệnh gout, viêm khớp sẽ càng đau đớn và gây bệnh nặng hơn.
Nội tạng động vật
Theo Mayo Clinic, các loại nội tạng động vật như gan, thận…, có chứa lượng purin cao, làm tăng mức độ viêm và nồng độ axit uric trong máu. Những thực phẩm có hàm lượng purin cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.
Bia
Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gout với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm gia tăng hàm lượng uric-acid mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.
Đậu hũ
Đậu hũ là một món ăn quen thuộc mà người mắc bệnh gout cần phải tránh cùng với đó các sản phẩm làm ra đậu hũ như đậu tương và đậu đen người bệnh gout cũng nên hạn chế sử dụng tối đa.
Một số loại rau
Một số loại rau có hàm lượng purin cao là cải bó xôi, súp lơ, măng tây, nấm… không có lợi cho người mắc bệnh gút.
Thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh
Thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Vì vậy, cần hạn chế ăn chúng.
Thu Phương (T/h)
https://vietq.vn/nguoi-mac-benh-gout-nen-tranh-an-mon-gi-d198697.html