13.9 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNgười bị viêm loét dạ dày nên lưu ý gì trong chế...

    Người bị viêm loét dạ dày nên lưu ý gì trong chế độ ăn uống?

    Date:

    Related stories

    Người mắc bệnh viêm loét dạ dày luôn phải cẩn trọng với các món ăn vì thực phẩm không phù hợp có thể gây ra các cơn đau, co thắt và khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

    Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu, các thức uống có cồn khác; hay căng thẳng, lo lắng; ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học là các trường hợp mắc phải căn bệnh này nhiều nhất.

    Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị). Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

    Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, thực phẩm đưa vào cơ thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Món ăn không phù hợp sẽ khiến bệnh tình trầm trọng thêm.

    Tránh đồ uống có cồn


    Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên nói “không” với rượu bia. Ảnh minh họa

    Nếu là người có nguy cơ cao bị loét dạ dày hoặc đã có vết loét, tốt nhất là nên tránh rượu và đồ uống có cồn hoàn toàn, hoặc hạn chế tối đa, bởi các nghiên cứu đã chứng minh chúng gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa, và khiến các vết loét trầm trọng hơn.

    Hạn chế tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa

    Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa như pho mai đều không được khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn của người bị viêm dạ dày. Chúng sẽ gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng và làm cơn đau dạ dày nặng hơn.

    Ngoài ra, một số sản phẩm từ sữa sẽ chứa lactose. Trong khi đó, cơ thể lại kém dung nạp với chất này. Từ đó, có thể khiến cho người bệnh bị tiêu chảy, tăng nguy cơ bị mất nước và ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị viêm dạ dày.

    Không ăn đồ quá nóng, quá lạnh

    Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

    Tránh ăn đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

    Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô…). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu… Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp…

    Hạn chế ăn đồ cay nóng

    Việc sử dụng các thức ăn chứa nhiều gia vị cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các cơ trơn trong ruột co thắt mạnh hơn. Từ đó làm cơn đau dạ dày nặng hơn, cũng như cảm giác nóng rát, khó chịu trong bụng.

    Bên cạnh đó, đồ ăn cay cũng khiến cho vết loét trong dạ dày tiến triển nặng hơn. Từ đó, nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày…

    Thu Phương (T/h)
    https://vietq.vn/nguoi-bi-viem-loet-da-day-nen-luu-y-gi-trong-che-do-an-uong-d197319.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img