18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
More
    HomeCông nghệ sạchNăng lượng tái tạo: Sự phát triển thiếu cân bằng

    Năng lượng tái tạo: Sự phát triển thiếu cân bằng

    Date:

    Related stories

    Các chuyên gia thuộc Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ XXI (REN21) nhận định: Trong khi năng lượng tái tạo tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực sản xuất điện năng, thì lại tăng trưởng quá chậm trong lĩnh vực giao thông và năng lượng nhiệt.

    Tháng 6/2005, REN21 được thành lập nhằm thúc đẩy triển khai các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt ở các nước đang phát triển. REN21 hoạt động dựa trên cơ sở cùng chia sẻ kiến thức và kết nối mạng giữa các quốc gia.

    Tại Hội thảo “Năng lượng thông minh 2018” diễn ra vào ngày 5 và 6/6/2018 tại Paris (Pháp), các thành viên REN21 đã trình bày báo cáo hiện trạng năng lượng tái tạo toàn cầu mới nhất, nội dung tập trung vào tình hình phát triển năng lượng tái tạo trên toàn thế giới vào năm 2017.

    Các tác giả khẳng định, năm 2017 là thời điểm đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển của năng lượng xanh: Công suất tích lũy của năng lượng tái tạo trên thế giới đã tăng 178GW so với năm 2016. Năng lượng mặt trời đóng góp phần lớn cho mức tăng trưởng này với công suất tăng thêm 98GW. Đứng thứ hai là năng lượng gió, công suất của các cánh đồng turbine gió đã tăng 52GW.

    REN21 nhấn mạnh một vài con số đáng khích lệ khác trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu: Năm 2017, chi phí đầu tư vào các công nghệ tái tạo tăng 2,2%, tương đương với 279,8 tỉ USD. 75% các khoản đầu tư này đến từ Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng nhiều quốc gia mới nổi cũng gây ấn tượng khi chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng…

    Hiện nay, năng lượng tái tạo vẫn chưa được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực.

    Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, đáng tiếc là năng lượng tái tạo vẫn chưa được khuyến khích sử dụng rộng rãi trong tất cả mọi lĩnh vực. Theo REN21, năng lượng xanh vẫn chưa được phổ biến trong tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Năng lượng xanh không đáp ứng đủ nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất năng lượng nhiệt (nóng và lạnh). Công nghệ tái tạo chỉ chiếm 10% sản lượng nhiệt. Trong khi hiện nay đã có các giải pháp tái tạo đáng tin cậy khác như năng lượng địa nhiệt hoặc thu hồi nhiệt thải công nghiệp của Pháp.

    Trong lĩnh vực giao thông vận tải, kết quả còn tồi tệ hơn: 96% phương tiện vận tải vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm. Theo REN21, giải pháp sử dụng nhiên liệu sinh học đã được thử nghiệm thành công và đã chứng minh hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn để tăng khả năng cạnh tranh với năng lượng nhiệt trên thị trường.

    Một câu hỏi đặt ra: Quyết tâm chính trị có đủ mạnh để cải thiện tình hình sử dụng năng lượng tái tạo?

    Theo giải thích của các tác giả báo cáo của REN21, nếu thế giới muốn đạt được mục tiêu đặt ra trong Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, các hoạt động như sưởi ấm, làm mát và vận chuyển sẽ phải đi theo con đường tương tự như ngành điện. Nói cách khác, các nguồn năng lượng tái tạo phải được triển khai nhanh chóng ở quy mô toàn cầu.

    Để làm điều đó, REN21 kêu gọi những giải pháp chính trị mạnh mẽ hơn và tăng cường kết hợp nhiều biện pháp khác nhau về tái tạo năng lượng, đồng thời khuyến khích thêm nhiều quốc gia sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nhiệt, thay vì chỉ có 48 nước tham gia như hiện tại.

    Để bảo đảm điều kiện khai thác năng lượng tái tạo hiệu quả, chính phủ cần đưa ra nhiều chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong các hệ thống năng lượng và thị trường. Do đó, các nhà hoạch định chính sách phải bảo đảm rằng các công nghệ mới khi tích hợp vào các mạng lưới có sẵn phải dựa trên cơ sở bình đẳng với các giải pháp hiện có khác, nhưng vẫn khuyến khích được sự đổi mới, cung cấp và sử dụng năng lượng tái tạo trong mọi lĩnh vực.

    Thế nhưng, có một thực tế: Đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời năm 2018 giảm mạnh.

    Đầu tư toàn cầu vào năng lượng mặt trời giảm trong nửa đầu năm 2018, do giá những tấm quang điện giảm và sự suy giảm trong các dự án mới ở Trung Quốc, theo một nghiên cứu được công bố hôm 10/7/2018.

    Trong nửa đầu năm 2018, chỉ có 71,6 tỉ USD được đầu tư vào năng lượng mặt trời, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2017. Đầu tư toàn cầu vào điện gió tăng 33%, lên 57,2 tỉ USD, theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF). Ở cấp độ toàn cầu, sự suy giảm đầu tư không nhất thiết kéo theo các dự án giảm, vì chi phí lắp đặt thấp hơn. “Mỗi megawatt điện mặt trời giờ được lắp đặt có chi phí rẻ hơn trước”, BNEF lưu ý.

    Nhưng ở Trung Quốc, sự suy giảm đầu tư vào điện mặt trời là do chính sách của Chính phủ. “Ngày 1/6, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một danh sách hạn chế các dự án năng lượng mặt trời mới nhận trợ cấp của nhà nước, có hiệu lực ngay lập tức. Chúng tôi cho rằng, biện pháp này sẽ dẫn đến sự sụt giảm các dự án điện mặt trời ở Trung Quốc trong năm nay, so với 53GW năm 2017”, Justin Wu, Giám đốc Châu Á – Thái Bình Dương của BNEF cho biết.

    Năng lượng gió lại tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018 với nhiều dự án lớn, dẫn đầu là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Hà Lan, Na Uy… Đầu tư của Hoa kỳ cho năng lượng gió tăng hơn gấp đôi so với nửa đầu năm 2017, đạt 17,5 tỉ USD, trong khi Trung Quốc vẫn ổn định ở mức 17,6 tỉ USD.

    Trong nửa đầu năm 2018, chỉ có 71,6 tỉ USD được đầu tư vào năng lượng mặt trời, thấp hơn 19% so với cùng kỳ năm 2017. Đầu tư toàn cầu vào điện gió tăng 33%, lên 57,2 tỉ USD, theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF).

    Theo S.Phương/petrotimes.vn (29/7/2018)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img