Mộc nhĩ là thực phẩm giúp dưỡng ẩm phổi và làm mềm mạch máu nhưng nhiều người không biết rằng việc ngâm mộc nhĩ lâu ngày sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Tổn thương gan nghiêm trọng do ăn mộc nhĩ ngâm lâu

Truyền thông Trung Quốc thời gian gần đây chia sẻ câu chuyện của một người đàn ông tên là Tôn (53 tuổi). Trước khi phát hiện mắc ung thư gan, anh Tôn là một người đàn ông thành đạt, giữ chức vụ giám đốc trong một phân xưởng đúc lớn. Nhưng giờ đây, anh yếu ớt nằm trên giường bệnh với tâm trạng bất lực.

Anh Tôn phát hiện mắc ung thư gan sau khi có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, da mặt vàng và gầy đi rất nhanh. Ngày hôm đó, anh đang chuẩn bị ra ngoài cùng vợ thì bất ngờ ngất xỉu, khi tỉnh lại anh Tôn thấy mình đang nằm trong bệnh viện, vợ anh đang ngồi bên cạnh lau nước mắt.


Không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu vì sẽ sản sinh ra độc tố nguy hiểm gây ung thư. Ảnh minh họa

Sau khi tìm hiểu bác sĩ đã phát hiện ra nguyên nhân gây ung thư gan cho anh Tôn liên quan nhiều đến thói quen ăn uống. Do anh Tôn thường làm ở phân xưởng đúc – nơi có lượng bụi lớn nên phổi anh không được khỏe. Biết được rằng mộc nhĩ có thể thông phổi nên bữa ăn của anh thường xuyên tăng cường mộc nhĩ.

Mộc nhĩ đúng là có thể dưỡng ẩm cho phổi và làm mềm mạch máu, nhưng vấn đề nằm ở phương pháp ngâm mộc nhĩ. Mộc nhĩ là thực phẩm khô, vì vậy trước khi chế biến cần phải ngâm vào nước để mềm và nở ra, để tiện lợi anh Tôn thường ngâm mộc nhĩ trong nhiều ngày rồi đem ra dùng dần, thói quen này rất nguy hiểm.

Trước đó, cũng tại Trung Quốc có ba mẹ con sống tại Kim Hoa, Chiết Giang phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đang bụng, nôn ói, chóng mặt sau khi ăn mộc nhĩ ngâm trong nước 2 ngày 2 đêm. Sau khi bệnh viện kiểm tra đã phát hiện cả 3 mẹ con đều bị tổn thương gan, suy gan ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, người mẹ và cậu con trai út do ăn ít nên tình trạng ngộ độc nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chỉ có con gái lớn toàn thân xuất hiện vàng da, chức năng gan bị tổn thương nghiêm trọng. Do bệnh tình chuyển biến nguy hiểm, ngay lập tức cô bé được chuyển đến khoa cấp cứu (ICU) của Bệnh viện Nhi thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang, các bác sĩ đã cố gắng hết sức có thể để cứu sống tính mạng.

Thực tế, theo các bác sĩ càng ngâm lâu mộc nhĩ càng biến chất và dễ gây ngộ độc. Nếu ngâm nấm lâu ngày rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc, sinh sôi một lượng lớn chất độc hại, trong đó có aflatoxin cực độc – đây là một loại chất gây ung thư hạng nhất, đã được WHO kêu gọi tránh xa từ lâu. Ngay cả khi mộc nhĩ được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Độc tố của aflatoxin vô cùng nguy hiểm, chỉ 1mg cũng đủ gây ung thư, 20mg có thể gây chết người. Nếu asen là chất có độc tính cao thì độc tố của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua.

Sau khi ngộ độc aflatoxin, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, báng bụng,… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan.

Trường hợp của anh Tôn, cũng do thường xuyên ăn mộc nhĩ ngâm lâu ngày nên dẫn đến việc chất độc tích tụ trong cơ thể, và gây nên sự xuất hiện của ung thư gan. Để tốt cho sức khỏe, bác sĩ khuyến cáo các gia đình chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút mà thôi.

Cách sử dụng mộc nhĩ an toàn

Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, người mang thai.

Không sử dụng mộc nhĩ tươi vì nó có chứa chất porphyrin, dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.

Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến vì chúng sẽ bị nhũn, dính, khó bảo quản, cất giữ. Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/tranh-tuyet-doi-an-moc-nhi-ngam-qua-lau-vi-de-dinh-doc-to-gay-ung-thu-d194559.html