16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngLối sống và giáo dục ảnh hưởng đến chứng sa sút trí...

    Lối sống và giáo dục ảnh hưởng đến chứng sa sút trí tuệ

    Date:

    Related stories

    Một nghiên cứu lớn cho thấy các trường hợp sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 nếu mọi người không áp dụng lối sống lành mạnh hơn và giáo dục được cải thiện.

    Một nghiên cứu lớn cho thấy các trường hợp sa sút trí tuệ sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050 nếu mọi người không áp dụng lối sống lành mạnh hơn và giáo dục được cải thiện.

    Các chuyên gia cảnh báo về một quả bom hẹn giờ, 153 triệu người trên toàn thế giới sẽ sống chung với căn bệnh sa sút trí tuệ trong vòng nhiều thập kỷ. Con số này tăng từ 57 triệu người vào năm 2019 và ngày càng lớn bởi dân số không ngừng tăng, già hóa cũng như chế độ ăn uống không khoa học và ít vận động.


    Chứng sa sút trí tuệ thường gặp ở người cao tuổi. Ảnh minh họa

    Các nhà nghiên cứu hiện đang kêu gọi mọi người tích cực có những biện pháp phòng ngừa để hạn chế căn bệnh này bao gồm cải thiện giáo dục, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giảm tỷ lệ hút thuốc. Ngoài ra cũng cần thêm kinh phí để nghiên cứu thành công các loại thuốc hiệu quả.

    Cuộc nghiên cứu toàn diện đầu tiên về tỷ lệ sa sút trí tuệ do Đại học Washington dẫn đầu, bao gồm dữ liệu từ 195 quốc gia và vùng lãnh thổ đã xem xét tác động của các nguyên nhân như hút thuốc, béo phì, lượng đường trong máu cao và trình độ học vấn thấp và những nguyên nhân làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khác.

    Kết quả được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health cho biết khả năng tiếp cận giáo dục được cải thiện có thể làm giảm 6,2 triệu trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn thế giới vào năm 2050. Nhưng dự kiến có thêm 6,8 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan đến béo phì, mỡ máu cao và hút thuốc. Phụ nữ mắc chứng sa sút trí tuệ nhiều hơn nam giới và xu hướng này dự kiến sẽ duy trì đến năm 2050.

    Các trường hợp sa sút trí tuệ dự kiến sẽ gia tăng ở mọi quốc gia, với mức tăng nhỏ nhất có thể là ở Châu Á Thái Bình Dương có thu nhập cao (53%) và mức tăng lớn nhất ở Bắc Phi và Trung Đông (367%). Số trường hợp sa sút trí tuệ ở Anh được dự báo sẽ tăng 75%, từ 907.000 vào năm 2019 lên gần 1,6 triệu vào năm 2050.

    Emma Nichols, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Chúng ta cần tập trung hơn vào việc phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trước khi chúng dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Điều này có nghĩa là mở rộng các chương trình phù hợp với địa phương, chi phí thấp để hỗ trợ chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục nhiều hơn, bỏ hút thuốc và tiếp cận giáo dục tốt hơn.

    Và nó cũng có nghĩa là tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu để xác định các phương pháp điều trị hiệu quả để ngăn chặn, làm chậm hoặc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ.”

    Sa sút trí tuệ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy trên toàn thế giới và là nguyên nhân chính gây tàn tật và phụ thuộc ở người lớn tuổi. Nó được cho là đã tiêu tốn của nền kinh tế toàn cầu hơn 740 tỷ bảng Anh vào năm 2019. Mặc dù sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến những người lớn tuổi, nhưng nó không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa.

    A Lancet Commission được xuất bản vào năm 2020 cho rằng có tới 40% trường hợp sa sút trí tuệ có thể được ngăn chặn hoặc hạn chế ảnh hưởng nếu tránh được 12 yếu tố nguy cơ. Đó là trình độ học vấn thấp, huyết áp cao, khiếm thính, hút thuốc, béo phì ở tuổi trung niên, trầm cảm, ít vận động, tiểu đường, cô lập xã hội, uống nhiều rượu, chấn thương đầu và ô nhiễm không khí.

    Được đăng tải trên một bài báo, Tiến sĩ Michaël Schwarzinger và Tiến sĩ Carole Dufouil, từ Bệnh viện Đại học Bordeaux, Pháp, mô tả kết quả của nghiên cứu là “ngày tận thế”.

    Nhận xét về nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates, Hilary Evans, Giám đốc điều hành của Nghiên cứu bệnh Alzheimer Vương quốc Anh, cho biết: “Chứng mất trí nhớ là thách thức y tế lâu dài nhất của chúng tôi.”

    Những con số ấn tượng này cho thấy quy mô đáng kinh ngạc của chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới. Ngày nay đã có 57 triệu người sống chung với tình trạng tàn khốc này, và chúng ta cần có những hành động kết nối trên toàn cầu để tránh con số này tăng gấp ba lần.

    Chứng mất trí không chỉ ảnh hưởng đến từng cá nhân mà nó có thể tàn phá cả gia đình, mối quan hệ bạn bè và những người thân yêu. Không hút thuốc, chỉ uống rượu trong giới hạn khuyến cáo, duy trì hoạt động tinh thần và thể chất, ăn uống cân bằng, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol đều có thể giúp não bộ của chúng ta khỏe mạnh khi chúng ta già đi.

    Thu Phương (Theo Daily Mail)
    https://vietq.vn/loi-song-va-giao-duc-anh-huong-den-chung-sa-sut-tri-tue-d196408.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img