Việc thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng bánh trung thu trước khi ra thị trường.
Xét ở khía cạnh người tiêu dùng, có thể thấy, bánh trung thu chủ yếu được làm từ những loại nguyên liệu dễ bị hư hỏng và có thời gian sử dụng ngắn như: lạp xưởng, trứng, bột, đường… Do đó, cần tiến hành thực hiện các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định, bánh trung thu thuộc nhóm sản phẩm tự công bố, do đó cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh trung thu phải tiến hành kiểm nghiệm và công bố các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu theo quy định trước khi đưa bánh ra thị trường để xác định các chỉ số về vệ sinh an toàn thực phẩm; quy chuẩn trước khi đóng gói, sản xuất.
Đồng thời việc kiểm nghiệm còn giúp đánh giá nguyên liệu đầu vào, khẳng định phương pháp sản xuất đã đạt tối ưu và an toàn thực phẩm cũng như thể hiện đặc điểm nổi trội của sản phẩm để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên việc kiểm nghiệm bánh trung thu được xem là việc làm bắt buộc giúp các đơn vị sản xuất có căn cứ làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để hoạt động kinh doanh và nâng cao uy tín của mình.
Theo quy định, các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu căn cứ vào các quy định, quy chuẩn sau: Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 Về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm; QCVN 8-2:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm; QCVN 8-3:2012/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; TCVN 12940:2020 Bánh nướng và TCVN 12941:2020 Bánh dẻo.
Các đối tượng cần xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu
Hiện nay, các đối tượng cần tiến hành lên chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu và tự công bố sản phẩm gồm: cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh bánh trung thu ra thị trường; các nhà nhập khẩu bánh trung thu muốn lưu hành sản phẩm tại Việt Nam; các công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất, chế biến bánh trung thu trên thị trường Việt Nam. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu thường được chia ra thành 3 nhóm chính với các chỉ tiêu cụ thể.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng áp dụng đối với bánh dẻo gồm: Tổng số vi sinh vật hiếu khí; Bacillus Cereus; Clostridium perfrigens; Coliforms; Escherichia coli; Staphylococcus aureus; Tổng số bào tử nấm men & nấm mốc; Cadimi (Cd); Chì (Pb); Aflatoxin Tổng; Ochratoxin A.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng áp dụng đối với bánh chay gồm: Tổng số vi sinh vật hiếu khí; Bacillus Cereus; Clostridium perfrigens; Coliforms; Escherichia coli; Staphylococcus aureus; Tổng số bào tử nấm men & nấm mốc; Cadimi (Cd); Chì (Pb)Aflatoxin Tổng; Ochratoxin A; Deoxynivalenol; Zearalenon.
Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng áp dụng đối với bánh trung thu ngọt có trứng gồm: Tổng số vi sinh vật hiếu khí; Bacillus Cereus; Clostridium perfrigens; Coliforms; Escherichia coli; Staphylococcus aureus; Tổng số bào tử nấm men & nấm mốc; Cadimi (Cd); Chì (Pb); Aflatoxin Tổng; Ochratoxin A; Deoxynivalenol; Zearalenon; Salmonella
Chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu áp dụng áp dụng đối với bánh trung thu nhân mặn tương tự như chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh trung thu ngọt có trứng.
Phong Lâm
https://vietq.vn/kiem-nghiem-banh-trung-thu-theo-nhung-chi-tieu-nao-d213806.html