19 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChuyên gia khuyến cáo khi sử dụng sữa bò cần lưu ý...

    Chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng sữa bò cần lưu ý để tránh bị dị ứng, nhất là với trẻ nhỏ

    Date:

    Related stories

    Theo các bác sĩ, sữa bò dù rất tốt cho sức khỏe người dùng nhất là đối với trẻ nhỏ nhưng khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bò giàu canxi ngăn ngừa loãng xương. Mỗi cốc sữa chứa tới 250mg canxi, tức là gần 1 mg canxi trên 1cc. Chỉ cần uống 1 cốc sữa mỗi ngày có thể hấp thụ đủ lượng hàng ngày.

    Hơn nữa, sữa có tỷ lệ hấp thụ tốt nhất trong số tất cả các loại thực phẩm chứa canxi, khoảng 30%, tốt hơn so với thực phẩm có nguồn gốc thực vật là 10 đến 15%. Nếu muốn ngăn ngừa loãng xương vẫn nên cho chân tay phơi nắng từ 10 đến 15 phút trong khoảng thời gian từ 7-9 giờ sáng hàng ngày. Chỉ bằng cách bổ sung đủ vitamin D mới có thể giúp ích hấp thu canxi.

    Đường chính trong sữa là lactose, có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và sắt, duy trì sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Sữa rất giàu tryptophan, có tác dụng làm dịu thần kinh và thúc đẩy giấc ngủ. Chen Shiting nói rằng khi tràn đầy năng lượng vào ban đêm cũng có thể uống một ly sữa chuối. Chuối rất giàu tryptophan, có thể giúp dễ ngủ.


    Khi sử dụng sữa bò nhất là cho trẻ em cần lưu ý để tránh dị ứng không mong muốn. Ảnh minh họa

    Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng theo chuyên gia dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) Chen Shiting cho biết, một số đối tượng không nên tiêu thụ sữa bò như người già và phụ nữ trưởng thành, người có mụn, người bị dị ứng sữa, người mắc bệnh chàm, bệnh hồng ban, người không dung nạp lactose uống sữa gây ra các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy, nôn, đầy hơi,…người bị cảm lạnh có thể tăng triệu chứng ho, ho có đờm,…

    Lưu ý không nên uống sữa bò vào buổi sáng có nhiều năng lượng hoạt động. Không uống sữa khi đói. Không uống quá đặc có thể ảnh hưởng tiêu hoá hoặc tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng cần thiết. Không thêm đường vào sữa nóng. Không uống sữa với nước cam, chanh. Không trộn sữa với socola. Không uống sữa với thuốc tây. Không uống sữa sau khi ăn hải sản có vỏ. Uống sữa sau khi tập thể dục giúp xây dựng cơ bắp hiệu quả. Uống sữa trước khi ngủ giúp ngủ ngon hơn.

    Đặc biệt, theo Bệnh viện Vinmec, tình trạng trẻ dị ứng đạm sữa bò ở Việt Nam khá phổ biến. Phản ứng với đạm sữa bò còn có thể xuất hiện muộn với các triệu chứng lâm sàng không điển hình nên dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác (như bất dung nạp đường lactose).

    Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng miễn dịch của cơ thể trẻ với thành phần đạm trong sữa bò và những sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Dị ứng đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhỏ hay gặp phải, chúng xuất hiện ở khoảng 2 – 7,5% trẻ trong độ tuổi này. Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa và tình trạng này hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ lên 3 tuổi.

    Tình trạng dị ứng đạm sữa bò xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại cho cơ thể, khiến cơ thể tự động sản xuất ra các kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa các protein (chất gây dị ứng) này. Có 2 loại protein chính trong sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng.

    Ở những lần tiếp xúc với đạm sữa bò tiếp theo, kháng thể IgE trong cơ thể trẻ nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất trung gian gây dị ứng khác, dẫn tới một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng ở trẻ như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô họng, nổi mề đay phát ban, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí sốc phản vệ…

    Để nhận biết chính xác dị ứng đạm sữa bò khá khó khăn vì các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi trẻ uống sữa (trong vòng 2 giờ) gọi là phản ứng dị ứng nhanh, hoặc muộn hơn (trên 48 giờ) được gọi là phản ứng dị ứng chậm.

    Nói chung trẻ dị ứng đạm sữa bò có thể sẽ có một số biểu hiện trong những tuần đầu tiên ngay khi tiếp xúc với đạm sữa bò như: Viêm da cơ địa, sưng môi và mi mắt (phù mạch), nổi mề đay, phát ban (không liên quan đến việc nhiễm trùng cấp, thuốc hay nguyên nhân nào khác), sổ mũi, khò khè, ho kéo dài (không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng), trào ngược và nôn ói, tiêu chảy/bón, chướng bụng, có thể đi tiêu phân lỏng, có máu trong phân, cơ thể thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi kéo dài hay đau quặn (cơn colic/khóc dạ đề) >3 giờ mỗi ngày ít nhất 3 ngày trong 1 tuần kéo dài trên 3 tuần.

    Cách để phòng ngừa dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bị dị ứng thức ăn. Ngoài ra sữa mẹ còn có những thành phần bảo vệ cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ trước các chất lạ như đạm có nguồn gốc từ thực phẩm. Nếu không may gia đình không có lựa chọn hoặc không có khả năng nuôi con bằng sữa mẹ, và trẻ cũng thuộc nhóm có cơ địa dị ứng thì cha mẹ nên sử dụng sữa công thức đạm thủy phân tích cực để hạn chế tối đa khả năng gây dị ứng cho trẻ.

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11220:2015 sữa bò tươi nguyên liệu- xác định dư lượng sulfamethazine- phương pháp sắc ký lỏng

    Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố quy định phương pháp sắc ký lỏng để xác định hàm lượng sulfamethazine trong sữa bò tươi nguyên liệu. Khoảng định lượng của phương pháp là từ 10 ng/ml đến 20 ng/ml.

    Về nguyên tắc sulfamethazine trong các phần mẫu thử được chiết bằng cloroform. Cho bay hơi cloroform, phần còn lại được hòa tan trong hexan và được chiết bằng dung dịch kali dihydro phosphat. Sulfamethazine được tách bằng sắc ký lỏng (LC), sử dụng cột C18 đã khử hoạt tính và được phát hiện bằng đo độ hấp thụ UV ở bước sóng 265 nm.

    Khi tiến hành thử chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước loại dùng cho phân tích sắc ký lỏng, trừ khi có quy định khác. Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này, nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707). Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản. Mẫu sữa được bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 10°C. Nếu mẫu chưa được phân tích ngay thì bảo quản đông lạnh ở – 40°C trong các ống nghiệm polypropylen (4.5) với các lượng khoảng 50 ml. Trộn nhẹ mẫu sữa trước khi lấy mẫu để phân tích.

    Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử; phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết; phương pháp thử đã sử dụng và viện dẫn tiêu chuẩn này; mọi thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy chọn và các chi tiết bất thường khác có ảnh hưởng tới kết quả; kết quả thử nghiệm thu được.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-khi-su-dung-sua-bo-can-luu-y-de-tranh-di-ung-d227387.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img