Có những loại thực phẩm nếu cho vào lò vi sóng rất dễ mất hết dưỡng chất, thậm chí biến thành chất độc gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
Các món ăn bằng nấm nếu hâm đi hâm lại bằng lò vi sóng sẽ làm cho protein và hàm lượng chất dinh dưỡng trong nấm biến thành các chất độc có hại tới dạ dày, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Các loại thịt chế biến
Đầu tiên cần phải khẳng định rằng, các loại thịt chế biến như xúc xích hay đồ xông khói… vốn không bổ dưỡng cho sức khỏe vì chúng chứa quá nhiều phụ gia và chất bảo quản. Nếu bỏ vào trong lò vi sóng, các chất đó sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa cholesterol và gây nên nhiều bệnh tim mạch khi bạn ăn vào.
Các loại thịt chế biến không nên để trong lò vi sóng
Vậy nên nếu muốn chế biến chúng an toàn, bạn hãy làm chín trên bếp hoặc bằng cách nướng than ở nhiệt độ vừa phải. Nhưng dù thế nào đi nữa thì cũng cần phải hạn chế ăn để hạn chế tích tụ độc tố.
Trứng
Nhiều người hay có thói quen làm chín trứng bằng lò vi sóng cho nhanh gọn và ít dầu mỡ. Tuy nhiên trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng bên trong trứng sẽ đạt đến áp suất cao mà không có chỗ thoát hơi, khiến trứng phát nổ ngay lập tức. Đáng sợ hơn, ngay cả khi trứng không nổ khi làm nóng nhưng sau đó, nó có thể nổ trên tay hay thậm chí là trong miệng của bạn.
Bên cạnh đó, trứng cũng là loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao và rất giàu dinh dưỡng. Khi được làm nóng trong lò vi sóng, lòng đỏ trứng sẽ tự chuyển hóa thành các chất độc hại cho cơ thể. Vậy nên nếu không ăn hết trứng, bạn hãy chế biến thành những món khác hoặc bỏ đi chứ đừng hâm lại bằng lò vi sóng.
Khoai tây
Khi cho khoai tây hâm nóng trong lò vi sóng, toàn bộ chất dinh dưỡng có ích sẽ biến mất, thay vào đó là những chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Ớt khô
Ớt, đặc biệt là những loại có độ cay “vô đối”, thường chứa hàm lượng capsaicin cao nên rất dễ cháy. Khi capsaicin tiếp xúc với sóng điện từ trong lò vi sóng, chúng sẽ bắt đầu bốc khói và bắt lửa ngay lập tức. Lửa và khói từ ớt khô tỏa ra từ đây có thể gây kích ứng da và tạo cảm giác bỏng rát nếu bạn hít phải.
Cải bó xôi
Hãy nhớ, tuyệt đối không hâm lại cải bó xôi trong lò vi sóng vì: Trong cải bó xôi có chứa nhiều vitamin K, canxi và nitrat. Khi bạn nấu lại, những nitrat này sẽ chuyển thành nitrit nguy cơ gây ung thư cho người ăn.
Cần tây
Cần tây là một trong những loại rau lá xanh nếu hâm nóng lại bằng lò vi sóng thì hàm lượng nitrat sẽ chuyển thành nitrit gây hại cho sức khỏe. Do vậy, nếu món cần tây còn dư lại, hãy tận dụng chúng vào những món salad hay súp để ăn.
Củ cải trắng
Củ cải trắng được xem là thực phẩm lành mạnh mà bạn nên ăn ít nhất một lần/tuần. Tuy nhiên, khi củ cải được hâm nóng trong lò vi sóng sẽ chuyển sang tình trạng axit hóa có thể ảnh hưởng tới ruột non gây đau bụng.
Động vật có vỏ cứng
Đối với các thực phẩm là động vật có vỏ cứng, thân mình đều có rất nhiều nước như tôm, sò cua, trai,…Do đó, các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này dễ bị giảm đi rất nhiều.
Thịt gà
Theo các nhà khoa học, thịt gà là “thủ phạm” phổ biến nhất làm lây lan Salmonella – một loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột khi không được nấu chín đúng cách. Khi bạn dùng lò vi sóng để chế biến gà thì nhiệt độ trong này sẽ không đủ sức làm chín đều các phần của thịt, biến chúng trở thành “ổ vi khuẩn” gây hại cho sức khỏe.
Tốt nhất khi chế biến thịt gà, hãy làm chín bằng nhiệt trực tiếp để bảo đảm an toàn và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Bạn có thể xào trong chảo hay nướng vỉ đều được, miễn là để miếng thịt chín kỹ hoàn toàn.
Củ dền
Củ dền là thực phẩm không nên nấu hay hâm nóng lại. Vì đây là loại rau màu đỏ ngon ngọt có chứa sắt, magiê, canxi và một phần của nitrat cao. Khi được nấu, hâm lại, nó có thể làm sản sinh các tế bào ung thư trong cơ thể người.
Những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để đảm bảo an toàn:
– Khi lò vi sóng hoạt động, bạn cần đứng cách xa ra để tránh cơ thể tiếp nhận bức xạ quá mức, ít nhất là 1 mét.
– Hãy cắt nhỏ thực phẩm trước khi hâm nóng và chế biến để chúng được chín đều hơn.
– Không đặt lò vi sóng trong phòng ngủ hay phòng khách, bởi bức xạ từ lò có thể gây nhiễu các thiết bị điện tử như TV…
– Cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì mỗi loại sẽ có những cơ chế khác nhau.
– Hãy sử dụng đồ đựng an toàn cho lò vi sóng, chẳng hạn như hộp đựng bằng thủy tinh, gốm… Cần tránh dùng đồ kim loại hoặc giấy nhôm vì chúng làm thức ăn không thể chín đều và giảm tuổi thọ lò.
– Thường xuyên kiểm tra rò rỉ xem máy có vấn đề gì không.
Bảo Linh (t/h)
https://vietq.vn/canh-bao-nhung-loai-thuc-pham-toi-ki-voi-lo-vi-song-d196210.html