19 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnCách lựa chọn dưa lưới vàng thơm ngon, đảm bảo an toàn...

    Cách lựa chọn dưa lưới vàng thơm ngon, đảm bảo an toàn và chất lượng

    Date:

    Related stories

    Dưa lưới vàng là loại trái cây thơm, ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường xuất hiện dưa lưới Trung Quốc với giá rẻ bán tràn lan. Vậy làm sao để lựa chọn được loại dưa đảm bảo chất lượng, an toàn.

    Dưa lưới Trung Quốc được nhập về Việt Nam nhiều năm nay. Thời điểm này, loại dưa lưới vàng và dưa lưới xanh (trái hình bầu dục, trọng lượng từ 2-4kg/quả) của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường.

    Tại chợ truyền thống hay trên “chợ mạng”, dưa lưới Trung Quốc được rao bán giá từ 20.000-30.000 đồng/kg tuỳ loại. Loại dưa này được khách hàng ưa chuộng bởi khi vào chính vụ, dưa có vỏ mỏng, cùi dày, vị ngọt sắc, đặc biệt là dễ bảo quản ở nhiệt độ thường.

    Trong khi đó loại dưa lưới vàng của Việt Nam cũng được bán rất nhiều tuy nhiên theo ghi nhận trên thị trường dưa lưới vàng Trung Quốc đang lấn át dưa lưới vàng của Việt Nam khiến người tiêu dùng khó lựa chọn.

    Cách phân biệt dưa lưới Việt Nam và Trung Quốc

    Thực tế dưa lưới vàng của Việt Nam thường có hình dáng tròn và trọng lượng nhẹ hơn dưa Trung Quốc. Loại dưa xứ Trung thường có hình dạng thon dài hơn. Bên cạnh đó, thị trường còn xuất hiện dưa vàng Hami hay dưa tuyết từ Trung Quốc. Với hình dáng to, bầu dục, vân lưới hiện lên rõ, có màu trắng và đan xen nhau.

    Mặt khác, vào lúc chính vụ, dưa Trung Quốc thường nặng từ 3-4kg/quả, thậm chí có thể lên đến 4-5kg/quả. Ở thời điểm trái vụ, dưa Trung Quốc cũng có thể đạt từ 2-2,5kg/quả.

    Dưa Trung Quốc thường có vị ngọt đậm và cùi khá mềm. Với giống dưa ta, trái sẽ có độ giòn, cùi dày và ngọt thanh. Đối với các giống dưa lưới được tiêm bên trong đường hóa học hay hóa chất bảo quản. Có thể thấy được rằng phần ruột quả sẽ nhanh nhũn hơn vài giờ sau khi cắt.

    Loại dưa lưới vàng Trung Quốc, hay cụ thể là dưa Tân Cương, thường có vân lưới trắng đan nhau rõ trên bề mặt vỏ. Với giống dưa Việt Nam, khi quả chín thì vân lưới xuất hiện dày đặc và chằng chịt. Bên cạnh đó, nếu đặt dưa lưới Trung Quốc trong tủ lạnh, theo thời gian thì vỏ dưa được tiêm hóa chất sẽ héo dần. Kéo theo đó, vỏ còn bị thâm đen, thối rữa, mềm nhũn.

    Cách lựa chọn dưa lưới vàng thơm ngon, ngọt

    Hình dáng: Những quả dưa lưới đạt chất lượng sẽ căng tròn mà không có những vết lõm vào trong. Cần tránh chọn mua những quả có phần đầu, thân nhọn vì thịt của những quả này không giòn mà lại còn nhạt.


    Lựa chọn dưa lưới vàng cần đặc biệt chú ý để có được quả ngon, ngọt. Ảnh minh họa

    Vỏ dưa: Khi mua cần cầm quả dưa lưới và quan sát, nếu các đường vân nổi rõ gồ lên và thô ráp thì nên mua. Đồng thời khi ấn nhẹ vào vỏ dưa sẽ có độ đàn hồi mà không mềm ỉu. Không nên chọn dưa có vỏ ngoài chuyển sang màu đen, bị sứt mẻ, bị thâm, dập hay những quả có ít đường vân do chưa đủ chín.

    Cuống dưa: Khi xem dưa lưới có phần cuống bị lõm xuống hình tròn và có các dấu răng cưa thì đây là quả chín ngon, ngọt. Tránh mua quả có cuống còn xanh do chưa chín tới, nên thịt không giòn, ngon.

    Ngửi mùi hương: Dưa lưới khi chín sẽ có mùi thơm đặc trưng nên để đảm bảo dưa chín thì hãy đưa lên mũi ngửi. Dưa lưới ngon sẽ có mùi dịu nhẹ, thoang thoảng. Không mua dưa nếu thấy có mùi lạ hoặc không có mùi gì vì còn xanh.

    Một số lưu ý khi ăn

    Dưa vàng là nguồn cung cấp khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là loại trái cây có nguy cơ nhiễm khuẩn nếu như không biết cách ăn do cấu trúc vỏ và hình thái quả…

    Nhiễm khuẩn: Nhìn chung, việc dùng dưa vàng ít gây rủi ro cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, dưa vàng có liên quan đến 4 đợt bùng phát bệnh truyền qua thực phẩm kể từ năm 2006, phần lớn là nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella.

    Theo Đại học bang Colorado, Mỹ, dưa vàng có bề mặt bên ngoài thô và sần sùi nên có thể là bẫy vi khuẩn. Vi khuẩn cũng có thể lây truyền trong quá trình chế biến dưa đã cắt sẵn, từ dao cắt qua vỏ bị ô nhiễm. Nếu tiếp tục sử dụng cùng một con dao bị nhiễm khuẩn, nó có thể truyền vi khuẩn vào thịt dưa bên trong.

    Để tránh bị nhiễm bệnh từ thực phẩm, hãy rửa sạch bên ngoài dưa bằng bàn chải dưới vòi nước trước khi cắt. Dùng tay sạch, dao và thớt sạch. Đầu tiên bạn cắt bỏ phần cuống (nơi quả được gắn với cây) và bỏ luôn vào thùng rác. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khu vực này rất có thể bị ô nhiễm vi khuẩn.

    Tiếp theo cắt đôi quả dưa, bỏ hạt, sau đó dùng dụng cụ nạo hoặc dao cắt phần thịt dưa thành những miếng vừa ăn. Sau khi cắt, rửa tay và bất kỳ đồ dùng nào được sử dụng với nước ấm, xà phòng.

    Dị ứng: Nhiễm khuẩn không phải là nguy cơ duy nhất có thể xảy ra khi ăn dưa vàng. Một số người bị dị ứng với phấn hoa cũng có thể gặp dị ứng miệng ngay sau khi ăn các loại dưa, chẳng hạn như dưa vàng hoặc dưa hấu.

    Một số trường hợp không nên ăn dưa vàng: Ngoài ra, những người mắc chứng béo phì, viêm ruột mạn tính, mắc các bệnh gan và thận không nên ăn dưa vàng. Bên cạnh đó, dưa vàng chứa nhiều tinh bột, thành phần chuyển hóa thành đường nên người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế dùng.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/cach-lua-chon-va-phan-biet-giua-dua-luoi-vang-viet-nam-va-trung-quoc-d213872.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img