23.8 C
Hanoi
Thứ Tư, Tháng 5 14, 2025
More
    Home Blog Page 9

    Làm gì để tránh tình trạng nổ lốp xe máy?

    Nổ lốp xe máy rất nguy hiểm, đặc biệt khi xe đang lưu thông trên đường. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người dùng cần biết nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này.

    Nguyên nhân nổ lốp xe máy do đâu?
    Nổ lốp xe máy là một trong những sự cố nguy hiểm nhất khi lái xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Dưới đây là một số nguyên nhân nổ lốp xe máy người dùng cần biết:

    Lốp xe quá tuổi thọ: Lốp xe đã sử dụng quá lâu, các đường vân trên lốp đã mòn đến điểm giới hạn tối đa. Đặc biệt khi xe chở quá nặng, chạy quá nhanh, tạo nên độ ma sát lớn với mặt đường, sản sinh nhiệt khiến lốp xe nổ.

    Lốp xe chịu quá tải: Mỗi loại xe máy đều được nhà sản xuất công bố mức tải trọng cho phép. Tuy nhiên không ít người bỏ qua và cố tình chở quá tải. Xe chở quá nặng sẽ khiến áp lực dồn xuống bánh xe lớn, sản sinh nhiệt khi bánh xe ma sát với mặt đường cùng áp suất ép xuống thành lốp, dễ gây nổ lốp xe.


    Nổ lốp xe là một trong những sự cố nguy hiểm nhất khi lái xe lưu thông trên đường.

    Đi xe nhanh lao vào ổ gà: Hệ thống hạ tầng giao thông tại Việt Nam chưa hoàn thiện đồng bộ nên có rất nhiều cung đường xuất hiện không ít ổ gà, ổ voi. Chúng không chỉ gây khó khăn khi di chuyển mà còn ảnh hưởng đến phương tiện, nhất là phần lốp xe. Chạy xe với tốc độ nhanh và rơi vào ổ gà khiến sức ép lên lốp xe lớn, có thể gây nổ lốp xe máy.

    Thời tiết nắng nóng: Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ trên mặt đất rất cao, xe trong tình trạng mòn lốp chạy với tốc độ lớn và chở nặng sẽ tạo ra lực ma sát cao, áp suất tiếp xúc lớn, khiến hiện tượng nổ lốp xe dễ xảy ra hơn.

    Cách phòng tránh nổ lốp xe máy

    Để phòng tránh hiện tượng nổ lốp xe máy, người dùng có thể thực hiện theo những cách sau:

    Kiểm tra lốp trước khi di chuyển: Trước mọi chuyến đi, nên kiểm tra lốp xe xem có non hơi hay quá căng không, lốp có nứt hay mòn…không. Nếu phát hiện lốp quá mòn cần thay mới.

    Không để dưới trời nắng: Để bảo vệ lốp khỏi tình trạng nổ, không nên để xe máy dưới trời nắng không có mái che. Bởi, nhiệt độ cao dễ khiến bánh xe bị nứt.

    Không đi vào cung đường xấu: Việc thường xuyên di chuyển trên những cung đường xấu, nhiều ổ gà và đá dăm dễ khiến lốp xe bị rạn, nứt thậm chí nổ khi va chạm với lực ma sát mạnh.

    Vì vậy, nên tránh di chuyển vào những cung đường nhiều chướng ngại vật. Nếu bắt buộc phải đi qua cung đường xấu, hãy lái chậm để hạn chế tác động xấu lên lốp xe.

    Sử dụng lốp chất lượng: Lốp xe làm từ chất liệu cao cấp, đường vân dày đảm bảo an toàn cho phương tiện di chuyển, hạn chế nổ lốp khi ma sát mạnh với mặt đường.

    Cho xe nghỉ khi đi đường dài: Khi di chuyển đường dài, nên cho xe nghỉ ngơi để giảm thời gian lốp xe ma sát với mặt đường quá lâu, dễ sinh nhiệt, gây nổ lốp.

    https://cartimes.tapchicongthuong.vn/lam-gi-de-tranh-tinh-trang-no-lop-xe-may-16691.htm

    Khung toàn cầu về hóa chất hướng tới một thế giới an toàn, bền vững

    Hóa chất là ngành công nghiệp quan trọng, là chất “xúc tác” cho sản xuất của nhiều ngành công nghiệp khác, tuy nhiên với tính chất nguy hiểm cao thì việc đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực ứng phó với sự cố hóa chất là vô cùng cần thiết.

    Vì vậy, Khung toàn cầu về hóa chất – Vì một hành tinh không còn tác hại từ hóa chất và chất thải (GFC) cung cấp những nền tảng thiết yếu cho tương lai mà nhân loại được hưởng lợi từ hóa chất theo cách an toàn và bền vững, đồng thời tránh được những tác động tiêu cực của chúng. Khung GFC được thông qua vào tháng 9/2023 tại Hội nghị quốc tế lần thứ năm về quản lý hóa chất (ICCM5) nhằm bảo vệ cả hành tinh và sức khỏe con người, ủng hộ các cơ chế quản trị mạnh mẽ và thực thi các tiêu chuẩn quốc tế.

    Tình hình ngành hóa chất trên thế giới và khu vực

    Công nghiệp hóa chất là ngành cung cấp nguyên liệu, hợp chất hoặc sản phẩm cơ bản cho nhiều ngành kinh tế khác như dược phẩm, mỹ phẩm, sản xuất xe ôtô, xây dựng… Chính vì thế, công nghiệp hóa chất khai thác các tài nguyên của đất nước, từ khoáng sản, dầu khí cho đến sản phẩm, phụ phẩm và thậm chí là cả phế thải của công nghiệp, nông nghiệp…

    Tại Mỹ, lượng tiêu thụ các sản phẩm hóa chất và hàng tiêu dùng rất lớn. Sau một thập niên nhu cầu tăng trưởng liên tục, nhiều dự án đầu tư quy mô lớn trong sản xuất hóa chất tại Mỹ đã bắt đầu đi vào vận hành hoặc sắp được đưa vào vận hành. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và sự chậm lại của tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở thành những yếu tố cản trở kế hoạch mở rộng xuất khẩu PE của Mỹ, khiến cho hàng tồn kho PE gia tăng. Trong khi đó, sản xuất PE là lĩnh vực tiêu thụ etylen lớn nhất tại Mỹ.

    Trong thời quan qua, khu vực Trung Đông đã chứng kiến sự gia tăng mạnh trong đầu tư vào công nghiệp hóa chất, cả đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài. Công ty Saudi Aramco của Arập Xê-út đang dẫn đầu các nhà đầu tư này với cam kết sẽ đầu tư 100 tỷ USD trong 10 năm vào các dự án sản xuất hóa dầu, Công ty cũng đang có kế hoạch xây dựng một trong những tổ hợp lọc dầu và sản xuất hóa chất lớn nhất thế giới tại Ấn Độ với vốn đầu tư 44 tỷ USD. Công ty dầu mỏ quốc gia Abu Dhabi cùng với các đối tác đang đầu tư 45 tỷ USD vào sản xuất hóa chất. Mục đích của kế hoạch này là đến năm 2025 tăng gấp ba công suất cuối dòng tại Ruwais (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất).

    Tại châu Âu, ngành công nghiệp hóa chất đang phải đối mặt với tăng trưởng yếu có thể chuyển thành xu hướng suy giảm do các nền kinh tế tiếp tục trì trệ và những biến động chính trị vẫn chưa chấm dứt.

    Ngành công nghiệp hóa chất Trung Quốc đang đối diện với ba thách thức lớn nhất đó là những lo ngại về môi trường, các vấn đề an toàn sản xuất và xu hướng thắt chặt nguồn vốn đầu tư. Các chính sách vĩ mô tại Trung Quốc hiện nay đang hạn chế đầu tư tư nhân trên toàn bộ đất nước, ảnh hưởng nhiều nhất đến công nghiệp hóa chất là ngành cần nhiều vốn đầu tư.

    Nhìn chung, xu hướng tăng trưởng của công nghiệp hóa chất toàn cầu vẫn đang tiếp diễn nhờ sự tăng trưởng kinh tế ở châu Á và châu Mỹ cũng như sự gia tăng mức sống ở châu Phi và châu Mỹ La tinh. Trong khi đó, quá trình sản xuất của ngành công nghiệp hóa chất thải ra nhiều chất thải dạng khí, dạng lỏng và dạng rắn có chứa hóa chất hoặc tạp chất có hại cho môi trường và sức khỏe. Việc tiếp xúc với hóa chất và chất thải nguy hại trong suốt chuỗi cung ứng và vòng đời của chúng đe dọa sức khỏe con người và tác động không cân xứng đến các nhóm dễ bị tổn thương và có nguy cơ.

    Các tác động của ngành công nghiệp hóa chất tới môi trường

    Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất. Vì tất cả các quá trình sản xuất hóa chất đều sử dụng nguyên liệu và vật tư tiêu hao từ các thành phần của môi trường, nên ảnh hưởng do các hoạt động trong ngành công nghiệp hóa chất gây ra không những chỉ do các quá trình máy móc thực hiện mà còn làm tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.

    Trong thế kỷ 21, dầu mỏ, than đá, khoáng sản, gỗ… đã được khai thác với tỷ lệ rất cao, do đó ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái trong tự nhiên và làm mất cảnh quan. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho các quá trình cơ học, sấy và điện, nên ngành công nghiệp hóa chất cũng gián tiếp nạp vào môi trường lượng khí thải như lưu huỳnh đioxit, nitơ oxit và các hạt bụi mịn do sản xuất năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện. Sản xuất dầu và than dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong công nghiệp hóa chất cũng gây nguy hại đến môi trường do phá hủy đất đai màu mỡ bởi hoạt động khai thác.

    Đặc biệt, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) là một trong những chất nguy hiểm nhất. POPs là thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp hay sản phẩm phụ không mong muốn của quá trình công nghiệp được sử dụng trong nhiều thập kỉ, gần đây được tìm thấy với một số đặc điểm đáng lo ngại như khó phân hủy (POPs chống lại sự phân hủy trong không khí, nước và các trầm tích); tích lũy sinh học (POPs được tích lũy trong các “mô sống” với nồng độ cao hơn so với những chất trong môi trường sống xung quanh); vận chuyển tầm xa (POPs có thể đi rất xa các nguồn thải thông qua không khí, nước, động vật di cư; thường gây ô nhiễm cho các khu vực xa hàng ngàn km từ bất kì nguồn thải nào).

    Có thể nói hầu hết các hoạt động sản xuất của các cơ sở hóa chất đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến các thành phần môi trường. Tùy theo quy mô sản xuất, đặc điểm công nghệ, vị trí địa lý, mối tương quan với môi trường xung quanh và mức độ quan tâm đến vấn đề môi trường mà phạm vi và cường độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, có thể đến rất lớn và rất nghiêm trọng.

    Đối với môi trường đất, ngành công nghiệp hóa chất đang gây ra ô nhiễm đất trong nông nghiệp và phá hủy thảm thực vật. Nó cũng gây ra các vấn đề sức khỏe mãn tính cho những người tiếp xúc với đất bị ô nhiễm hàng ngày.

    Đối với môi trường nước, ảnh hưởng của ô nhiễm công nghiệp hóa chất là rất lớn và có khả năng ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong nhiều năm tới. Hoạt động sản xuất trong hầu hết các ngành công nghiệp hóa chất đòi hỏi một lượng lớn nước. Khi tham gia vào các quá trình sản xuất, nước tiếp xúc với kim loại nặng, hóa chất độc hại, chất thải phóng xạ và thậm chí cả bùn hữu cơ, sau đó được thải trực tiếp vào đại dương hoặc các con sông, hồ. Do đó, nhiều nguồn nước có một lượng lớn chất thải công nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hệ sinh thái của con người.

    Đối với môi trường không khí, ngành công nghiệp hóa chất đang gây ra ô nhiễm không khí. Hoạt động công nghiệp tạo khí thải chứa VOCs và chất gây ô nhiễm khác gây ô nhiễm môi trường. Những chất này gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và cả thực vật. Hít thở không khí ô nhiễm tác động đến hô hấp, ung thư và bệnh lý khác.

    Đối với đa dạng sinh học, việc sử dụng chất hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu, có thể gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Thuốc trừ sâu tiêu diệt côn trùng gây hại, côn trùng hữu ích và suy giảm số lượng và đa dạng chúng, đồng thời gây mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn tại của các loài sống.

    Ngoài ra, hóa chất, rác thải ra trong công nghiệp là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ozon và biến đổi thời tiết khí hậu. Gần đây, hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến các lớp băng ở cực trái đất tan nhanh và trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia.

    Khung toàn cầu về hóa chất hướng tới một thế giới an toàn

    Quản lý hóa chất và chất thải một cách hợp lý là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Mục tiêu toàn cầu về quản lý hóa chất được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (năm 2002) đặt ra tới năm 2020 hóa chất sẽ được sử dụng và sản xuất theo cách hướng tới việc giảm thiểu đáng kể các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường. Tuy nhiên, mục tiêu này đã không đạt được vào năm 2020.

    Trước thực tế đó, GFC đã chính thức được thông qua tại ICCM5 tổ chức Bonn (Đức) từ ngày 25 – 29/9/2023. Tuyên bố Bonn có thể coi là một tuyên bố chính trị được xây dựng thông qua các cuộc tham vấn không chính thức rộng rãi, cũng đã được thông qua trong ICCM5. Quá trình đàm phán tại ICCM5 có sự tham dự đại diện từ các chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và liên chính phủ, thanh niên và học viện trên cơ sở bình đẳng.

    GFC được xây dựng trên một cách tiếp cận đa ngành và đa bên liên quan mật thiết. GFC tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các bên liên quan để giải quyết cuộc khủng hoảng ba bên đối với môi trường chung là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm, cùng nhiều thách thức khác. Trong khi trọng tâm của GFC phải là xây dựng năng lực quản lý hóa chất và chất thải ở tất cả các quốc gia, thì mục đích của GFC là thúc đẩy sự chuyển đổi sang hóa học bền vững trong các ngành hóa chất và hạ nguồn theo cách tiếp cận vòng đời, thông qua các nguyên tắc chỉ đạo, mục tiêu chiến lược rõ ràng, các chương trình và sáng kiến ​​có thời hạn xác định và các mục tiêu có thể đo lường được.

    Mục tiêu của GFC là ngăn ngừa hoặc khi không thể ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại từ hóa chất và chất thải để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, bao gồm cả nhóm dễ bị tổn thương và người lao động. GFC mang tính liên ngành và hướng đến hành động, với các cấu trúc quản trị và khả năng đo lường mạnh mẽ tạo điều kiện cho tính minh bạch và quyền sở hữu các vai trò và trách nhiệm để đánh giá tiến độ và thúc đẩy các tiêu chuẩn quốc tế. Khung hỗ trợ đổi mới để cung cấp các sản phẩm tốt hơn, an toàn hơn và bền vững hơn theo thiết kế và thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm thông qua các phương pháp tiếp cận hiệu quả tài nguyên và kinh tế tuần hoàn. Các bên liên quan bao gồm nhưng không giới hạn ở Chính phủ, các tổ chức hội nhập kinh tế khu vực, các tổ chức liên chính phủ, xã hội dân sự, các ngành công nghiệp, doanh nghiệp, khu vực tài chính, ngân hàng phát triển, học viện, người lao động, nhà bán lẻ và cá nhân. Các lĩnh vực được hiểu là bao gồm nhưng không giới hạn ở nông nghiệp, môi trường, y tế, giáo dục, tài chính, phát triển, xây dựng và lao động.

    GFC đưa ra một kế hoạch toàn diện với 5 mục tiêu chiến lược và 28 mục tiêu cụ thể nhằm hướng dẫn các quốc gia và bên liên quan cùng nhau giải quyết vòng đời của hóa chất, bao gồm sản phẩm và chất thải. Theo đó, 5 mục tiêu chiến lược gồm: Có khuôn khổ pháp lý, cơ chế thể chế và năng lực để hỗ trợ và đạt được mục tiêu quản lý an toàn và bền vững các hóa chất trong suốt vòng đời của chúng; Có kiến ​​thức, dữ liệu và thông tin toàn diện và đầy đủ, có sẵn và dễ tiếp cận đối với tất cả mọi người để đưa ra quyết định và hành động sáng suốt; Có các vấn đề đáng quan tâm được xác định, ưu tiên và giải quyết; Có các giải pháp thay thế an toàn hơn và sáng tạo, bền vững trong chuỗi giá trị sản phẩm để tối đa hóa lợi ích cho sức khỏe con người và môi trường, ngăn ngừa rủi ro hoặc giảm thiểu rủi ro khi không thể phòng ngừa; Tăng cường triển khai thông qua việc huy động nguồn lực hiệu quả và tăng cường, quan hệ đối tác, hợp tác, xây dựng năng lực và tích hợp vào tất cả các quy trình ra quyết định có liên quan. Trên cơ sở đó, các mục tiêu cụ thể cũng được đặt ra:

    Đến năm 2030, các Chính phủ đã thông qua, triển khai và thực thi các khuôn khổ pháp lý và thiết lập năng lực thể chế phù hợp để ngăn ngừa hoặc trong trường hợp không thể ngăn ngừa được thì giảm thiểu các tác động bất lợi từ hóa chất và chất thải phù hợp với hoàn cảnh quốc gia của mình; Chính phủ thực hiện các chính sách và chương trình nhằm tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động nông nghiệp an toàn và bền vững hơn, bao gồm nông nghiệp sinh thái, quản lý dịch hại tổng hợp và sử dụng các giải pháp thay thế không dùng hóa chất, khi phù hợp. Các bên liên quan liên chính phủ xây dựng các hướng dẫn để hỗ trợ nhu cầu của các Chính phủ quan tâm và các bên liên quan có liên quan nhằm thực hiện các chiến lược quản lý chất thải và hóa chất hiệu quả, trong đó có việc cập nhật bộ công cụ Quản lý hóa chất hợp lý của Chương trình liên tổ chức nhằm hỗ trợ ra quyết định trong quản lý hóa chất; Các công ty thực hiện các biện pháp được xác định để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác động bất lợi từ hóa chất trong suốt vòng đời của chúng khi không thể ngăn ngừa được; Các bên liên quan ngăn chặn hiệu quả mọi hoạt động buôn bán và vận chuyển hóa chất và chất thải bất hợp pháp…

    Đến năm 2035, Chính phủ thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất bằng các giải pháp thay thế an toàn hơn và các phương pháp bền vững trong suốt vòng đời, bao gồm các kỹ thuật tốt nhất hiện có, mua sắm xanh và các phương pháp tiếp cận kinh tế tuần hoàn; đồng thời đưa việc quản lý hợp lý hóa chất và chất thải vào tất cả các kế hoạch, ngân sách và kế hoạch phát triển của ngành, cũng như các chính sách và chương trình hỗ trợ phát triển; Các bên liên quan đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để loại bỏ dần các loại thuốc trừ sâu cực kỳ nguy hiểm trong nông nghiệp khi rủi ro chưa được quản lý và khi có các giải pháp thay thế an toàn hơn và giá cả hợp lý, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi và cung cấp các giải pháp thay thế đó; các bên liên quan tạo ra dữ liệu về sản xuất hóa chất, bao gồm việc sử dụng hóa chất trong vật liệu và sản phẩm, bên cạnh dữ liệu về phát thải và thải bỏ hóa chất và chất thải ra môi trường, công khai các dữ liệu này; các bên liên quan áp dụng các hướng dẫn phù hợp, các biện pháp thực hành tốt nhất hiện có và các công cụ chuẩn hóa để đánh giá mối nguy hiểm và rủi ro cũng như quản lý hóa chất và chất thải…

    Tóm lại, GFC sẽ góp phần vào việc đạt được Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và vẫn có liên quan đến hành động sau năm 2030. Có thể nói, tiến độ hướng tới các Mục tiêu Phát triển bền vững ở cả ba chiều (kinh tế, xã hội và môi trường) là rất quan trọng để tạo ra các điều kiện cần thiết để hoàn thành các mục tiêu và mục đích chiến lược của GFC.

    Nguyễn Vũ Hải

    Bộ Công Thương

    (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 1/2025)
    https://tapchimoitruong.vn/nhin-ra-the-gioi-65/khung-toan-cau-ve-hoa-chat-huong-toi-mot-the-gioi-an-toan-ben-vung-31766

    Mô hình khu công nghiệp sinh thái thúc đẩy kinh tế tuần hoàn: Thực tiễn và các giải pháp ở Việt Nam

    1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn và khu công nghiệp sinh thái

    Khoản 1, Điều 142, Luật BVMT năm 2020 quy định: “Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường” [1]. Theo Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO), KTTH là một giải pháp thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống, trong đó các nguồn tài nguyên được khai thác giá trị tối đa, sử dụng lâu nhất có thể cũng như chất thải được chuyển từ cuối chuỗi cung ứng về đầu chuỗi với mục đích mang lại cho những vật liệu đã sử dụng một chu kỳ mới. Hay nói cách khác, KTTH là mô hình kinh tế với mục tiêu tối đa hóa việc tái sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải bằng cách giữ cho nguyên vật liệu, năng lượng luân chuyển trong chu trình sản xuất càng lâu càng tốt. Thay vì chu trình “sản xuất – tiêu dùng – thải bỏ” của kinh tế tuyến tính, KTTH tập trung vào việc “giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế”, đóng góp vào sự phát triển bền vững (PTBV) và nâng cao hiệu quả kinh tế. KTTH được xác định là giải pháp trọng tâm để đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh, cải thiện năng suất lao động, tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng mới, hiệu quả cao, hài hòa giữa mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với BVMT [2].

    Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là một hệ sinh thái công nghiệp, nơi các doanh nghiệp (DN) và ngành công nghiệp liên kết, tương tác với nhau trong cùng một khu vực. Họ chia sẻ tài nguyên, tái sử dụng chất thải, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, từ đó giảm thiểu tác động lên môi trường. KCNST là nền tảng quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu của KTTH, tạo ra sự cộng sinh công nghiệp (CSCN) – Nơi phụ phẩm, chất thải đầu ra của DN này trở thành vật liệu đầu vào cho DN khác. Theo Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ, quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, KCNST là KCN mà trong đó có DN tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn; sử dụng hiệu quả tài nguyên; có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động CSCN.

    2. Mô hình kinh doanh về kinh tế tuần hoàn

    Accenture đã đưa ra 5 mô hình kinh doanh tuần hoàn nhằm giúp các DN tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và thúc đẩy PTBV. Dưới đây là tóm tắt về 5 mô hình kinh doanh tuần hoàn của Accenture [3]:

    (1) Cung ứng tuần hoàn (Circular Supplies): Sử dụng năng lượng tái tạo, nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sinh học hoặc có thể tái chế hoàn toàn để thay thế các nguyên liệu đầu vào độc hại và chỉ có một vòng đời duy nhất. Mô hình này tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu tái chế, tái tạo hoặc có khả năng phân hủy sinh học để thay thế cho những nguyên liệu truyền thống không bền vững. Các DN có thể áp dụng để giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt và thúc đẩy việc sản xuất thân thiện với môi trường. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng năng lượng tái tạo hoặc nguyên liệu từ nguồn tái chế.

    (2) Sản phẩm iwr dạng dịch vụ (Product as a Service): Mô hình này cho phép cung cấp quyền truy cập sản phẩm và giữ quyền sở hữu để tận dụng lợi ích của năng suất tài nguyên tuần hoàn. Cụ thể là thay vì bán sản phẩm hoàn toàn cho khách hàng, DN có thể giữ quyền sở hữu và cung cấp sản phẩm dưới dạng dịch vụ. Điều này giúp kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm lượng rác thải bằng cách khuyến khích việc bảo trì, tái sử dụng, tái chế. Ví dụ, một công ty có thể cho thuê hoặc cung cấp thiết bị và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, nâng cấp để đảm bảo hiệu suất lâu dài.

    (3) Nền tảng chia sẻ (Sharing Platforms): Cho phép tăng tỷ lệ sử dụng sản phẩm bằng cách tạo nền tảng để có thể sử dụng/tiếp cận/sở hữu chung mô hình này, khuyến khích việc chia sẻ tài nguyên và sản phẩm giữa nhiều người dùng khác nhau, từ đó giảm thiểu việc sản xuất, tiêu thụ mới. Các nền tảng chia sẻ có khả năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực như phương tiện di chuyển, không gian làm việc, hoặc thiết bị công nghệ. Ví dụ nổi bật là dịch vụ chia sẻ xe, nơi người dùng được sử dụng chung phương tiện mà không cần sở hữu riêng.

    (4) Kéo dài tuổi thọ sản phẩm (Product Life Extension): Cho phép kéo dài vòng đời hoạt động của sản phẩm, linh kiện bằng cách bán lại, sửa chữa, chế tạo lại và nâng cấp. Mục tiêu của mô hình là kéo dài vòng đời của sản phẩm thông qua hoạt động bảo trì, sửa chữa, tái chế, chế tạo lại hoặc nâng cấp. Thay vì thải bỏ sản phẩm cũ và mua mới, DN, người tiêu dùng có thể gia tăng giá trị từ sản phẩm thông qua việc bảo dưỡng hoặc cải tiến, giúp giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên và giảm lượng chất thải.

    (5) Thu hồi tài nguyên (Resources recovery): Cho phép thu hồi vật liệu, tài nguyên, năng lượng từ sản phẩm hoặc phụ phẩm đã thải bỏ. Mô hình thu hồi, tái chế tập trung vào việc thu gom, tái chế sản phẩm hoặc vật liệu sau khi chúng đã hoàn thành vòng đời sử dụng. Điều này cho phép DN tận dụng lại vật liệu từ sản phẩm cũ; giảm thiểu chất thải và tiết kiệm tài nguyên. Ví dụ, các công ty công nghệ có thể thu hồi nhiều bộ phận từ thiết bị điện tử cũ và tận dụng chúng để chế tạo ra sản phẩm mới.

    Có thể thấy, các mô hình kinh doanh tuần hoàn của Accenture đều hướng đến mục tiêu chung là xây dựng nền kinh tế bền vững, giảm lãng phí và tạo giá trị từ tài nguyên đã qua sử dụng. Áp dụng các mô hình này sẽ mang lại cho DN nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường, xã hội để đạt được mục tiêu lâu dài là PTBV.

    2. Cộng sinh công nghiệp: Cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp sinh thái

    CSCN là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu của KCNST. Theo quy định của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP, để được công nhận là KCNST, KCN phải có ít nhất 1 liên kết CSCN (Điều 37) [4]. Thông qua CSCN, các DN có thể thúc đẩy 5 mô hình kinh doanh tuần hoàn như đề cập ở trên.

    Một góc KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng)

    Thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, DN này có thể sử dụng phụ phẩm của DN khác làm nguyên liệu đầu vào, giúp giảm chi phí nguyên liệu và khai thác tài nguyên; giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Về mô hình cung ứng tuần hoàn, KCN Kalundborg ở Đan Mạch là một ví dụ nổi bật trong áp dụng CSCN thành công [5]. Đây là nơi DN trao đổi, sử dụng lại tài nguyên của nhau. Các nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, cơ sở sản xuất đã hợp tác để trao đổi tài nguyên và chất thải. Nước thải từ nhà máy lọc dầu được xử lý, tái sử dụng để làm mát cho nhà máy điện. Chất thải từ nhà máy điện được dùng để sưởi ấm cho các khu dân cư xung quanh, còn chất thải sinh hoc từ nhà máy sản xuất enzyme gần đó được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp.

    3. Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp tại Việt Nam

    Để tăng tính tuần hoàn trong KCN cũng như trong các DN nằm trong KCN, thời gian qua, Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên kợp quốc (UNIDO) đã thực hiện nguyên tắc tuần hoàn trong KCN theo khung quốc tế về KCNST thông qua duy trì sử dụng nguyên liệu và tài nguyên ở cấp độ KCN bằng cách khuyến khích công ty thành viên tạo ra mạng lưới CSCN. Do các công ty có vị trí địa lý gần nhau, cùng trong một địa điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi chất thải và sản phẩm phụ [7].

    Để thực hiện CSCN, DN hạ tầng đầu tư vào cơ sở hạ tầng chung và cung cấp dịch vụ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, như mạng lưới hơi nước, xưởng thu hồi carbon dioxide (CO2), đồng thời công nghệ nhiệt điện kết hợp sử dụng biomass hoặc khí sinh học… Ví dụ tiêu biểu về mô hình CSCN tại KCN thành công như KCN Amata là sự phối hợp giữa Công ty Pepsi Co và Công ty Năng lượng xanh. Cụ thể, Công ty Năng lượng xanh sử dụng biomass (vỏ trấu, vụn gỗ…) cung cấp hơi nước bão hòa cho Công ty Pepsico; lợi ích mang lại là 60.000 tấn biomass được tận dụng và giảm 16,156 tấn CO2/năm [6].

    CSCN cũng đóng vai trò quan trọng trong mô hình thu hồi tài nguyên. Tại KCN Khánh Phú (Ninh Bình), Công ty Phân bón Ninh Bình phát sinh khí thải bao gồm CO2 đã được Công ty khí gas Ninh Bình thu để sản xuất CO2 lỏng phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm và thuốc. Với công suất công suất 6.000 m3 CO2/giờ đã giúp giảm phát thải 74.000 tấn/năm CO2. Nhà máy đang dự kiến nâng công suất gấp đôi, giúp giảm phát thải 128.000 tấn/năm CO2 [6].

    ​Hợp tác trong CSCN giúp giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm: Bằng cách thu hồi tài nguyên, chuyển hóa chất thải, các DN sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường xung quanh. CSCN khuyến khích DN cùng tìm kiếm giải pháp mới để tối ưu hóa sản xuất, cải thiện hiệu quả tài nguyên, từ đó tạo động lực cho sự phát triển công nghệ sạch và đổi mới quy trình sản xuất.

    Như vậy, các thực hành KTTH không chỉ mang lại lợi cho môi trường mà còn hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, nhờ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các KCN và công ty.

    Kết luận

    KCNST không chỉ là giải pháp cho vấn đề môi trường mà còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền KTTH tại Việt Nam. Thông qua việc tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu chất thải và khuyến khích đổi mới công nghệ, các KCNST đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra một mô hình phát triển kinh tế bền vững. Với những ví dụ điển hình như KCN Nam Cầu Kiền, Amata và Hòa Khánh, Việt Nam đang trên con đường xây dựng một nền KTTH, đảm bảo sự phát triển kinh tế đi đôi với BVMT.

    TS. Nguyễn Trâm Anh, ThS. Nguyễn Thị Kim Liên

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 1/2025)

    Https://tapchimoitruong.vn/giai-phap-cong-nghe-xanh-22/mo-hinh-khu-cong-nghiep-sinh-thai-thuc-day-kinh-te-tuan-hoan-thuc-tien-va-cac-giai-phap-o-viet-nam-31755

    6 mẹo giúp kéo dài tuổi thọ pin xe điện một cách hiệu quả

    Xe điện (EV) ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào sự thân thiện với môi trường và chi phí vận hành thấp.

    Tuy nhiên, tuổi thọ pin xe điện là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dùng. Có rất nhiều thông tin không chính xác về cách bảo quản và sử dụng pin EV, khiến nhiều người hoang mang. Thực tế, với công nghệ pin hiện đại, bạn hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ pin bằng cách thực hiện một số mẹo đơn giản dưới đây.

    1. Tránh nhiệt độ khắc nghiệt

    Pin lithium-ion trong xe điện nhạy cảm với nhiệt độ cực đoan. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của pin. Vào những ngày nắng gắt, bạn nên đỗ xe ở nơi râm mát hoặc trong nhà để xe có mái che. Ngược lại, vào mùa đông, hãy tránh để xe ngoài trời trong thời gian dài, đặc biệt khi có bão tuyết.

    Tránh nhiệt độ khắc nghiệt

    Nếu không thể đỗ xe ở nơi lý tưởng, bạn có thể cắm sạc để hệ thống quản lý nhiệt của xe duy trì nhiệt độ ổn định cho pin. Điều này không chỉ giúp bảo vệ pin mà còn giúp xe sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào.

    2. Hạn chế tăng tốc đột ngột từ 0-100 km/h

    Một trong những điểm nổi bật của xe điện là khả năng tăng tốc mạnh mẽ, nhưng việc sử dụng tính năng này thường xuyên có thể gây tổn hại cho pin. Tăng tốc đột ngột khiến năng lượng bị xả nhanh, gây áp lực lớn lên các cell pin.


    Hạn chế tăng tốc đột ngột từ 0-100 km/h

    Hãy sử dụng tính năng tăng tốc mạnh khi thực sự cần thiết, chẳng hạn trong trường hợp vượt xe. Còn lại, việc lái xe một cách nhẹ nhàng, ổn định sẽ giúp pin bền hơn và tiết kiệm năng lượng.

    3. Ưu tiên sạc chậm khi có thể

    Sạc nhanh là tính năng tiện lợi cho những chuyến đi dài hoặc khi bạn cần khẩn cấp. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên, nó có thể làm pin nhanh xuống cấp. Hãy ưu tiên sạc chậm qua đêm tại nhà. Điều này giúp giảm áp lực lên các cell pin, đảm bảo pin được sạc đầy đủ mà không bị quá nhiệt.


    Ưu tiên sạc chậm khi có thể

    Khi cần sạc nhanh, hãy sử dụng trong những tình huống thực sự cần thiết thay vì biến nó thành thói quen.

    4. Tránh sạc pin xe điện đầy 100% thường xuyên

    Mặc dù việc sạc pin đầy 100% nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó không tốt cho tuổi thọ pin về lâu dài. Tương tự, việc xả pin về 0% cũng gây hại. Lý tưởng nhất, bạn nên giữ pin trong khoảng từ 20% đến 80% dung lượng.


    Tránh sạc pin đầy 100% thường xuyên

    Nhiều mẫu xe điện hiện nay có tính năng thiết lập giới hạn sạc, cho phép bạn đặt mức sạc tối đa để bảo vệ pin. Điều này đặc biệt hữu ích khi xe thường xuyên đỗ lâu hoặc chỉ được sử dụng vài lần một tuần.

    5. Giữ mức pin ổn định khi cất trữ xe dài ngày

    Nếu bạn dự định không sử dụng xe trong thời gian dài, việc chú ý đến mức sạc của pin là rất quan trọng. Để pin ở mức sạc quá cao (gần 100%) hoặc quá thấp (dưới 20%) trong thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ pin.


    Giữ mức pin ổn định khi cất trữ xe dài ngày

    Lý tưởng nhất, hãy giữ pin ở mức sạc khoảng 50-60% khi xe không được sử dụng trong nhiều tuần hoặc tháng. Một số xe điện có “chế độ lưu trữ” để tự động duy trì điều kiện pin tối ưu, nên bạn hãy tận dụng tính năng này.

    6. Lập kế hoạch sạc hợp lý

    Việc sạc pin đúng cách không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn giảm chi phí. Bạn có thể sử dụng tính năng lập lịch sạc để tránh giờ cao điểm và dừng sạc khi pin đạt khoảng 80%. Điều này không chỉ bảo vệ pin mà còn giúp giảm tải cho lưới điện.


    Lên kế hoạch sạc

    Nếu thường xuyên lái xe đường dài, hãy lên kế hoạch sạc tại các trạm sạc nhanh một cách hợp lý. Đừng lạm dụng tính năng này để tránh gây áp lực không cần thiết lên pin.

    Pin EV có thể sử dụng được bao lâu?

    Pin xe điện được thiết kế để có độ bền cao, thường kéo dài từ 15 đến 20 năm trước khi dung lượng suy giảm đáng kể. Một số nhà sản xuất, như Tesla, ước tính pin của họ giữ được khoảng 88% dung lượng sau 200.000 dặm (khoảng 320.000 km).

    Tuy nhiên, tuổi thọ pin phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng. Thói quen sạc hợp lý, tránh nhiệt độ cực đoan và sử dụng cẩn thận là những yếu tố quan trọng giúp pin bền bỉ hơn.

    Nhiều nhà sản xuất còn cung cấp bảo hành 8 năm hoặc 100.000 dặm (160.000 km), đảm bảo pin vẫn duy trì ít nhất 70% dung lượng. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng vào chất lượng và độ bền của công nghệ pin hiện đại.

    Bằng cách áp dụng những mẹo trên, bạn không chỉ kéo dài tuổi thọ pin mà còn tối ưu hóa hiệu suất sử dụng xe điện. Đầu tư thời gian và công sức vào việc bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp bạn tận hưởng lợi ích lâu dài từ công nghệ xe điện, đồng thời giảm thiểu chi phí thay thế pin trong tương lai.

    Theo https://cartimes.tapchicongthuong.vn/6-meo-giup-keo-dai-tuoi-tho-pin-xe-dien-mot-cach-hieu-qua-16642.htm

    Các biện pháp cần thiết cho một Hiệp ước toàn cầu nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa vì con người và thiên nhiên

    Ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm trong môi trường biển đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và cộng đồng.

    Để ứng phó với tình hình trên, cộng đồng quốc tế, thông qua Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC) đang xây dựng một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý để giải quyết ô nhiễm nhựa. Kỳ họp thứ năm của INC (INC-5) tại Busan, Hàn Quốc vừa được tổ chức từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 với sự tham dự của hơn 3.300 đại biểu bao gồm các thành viên đại diện cho hơn 170 quốc gia và quan sát viên từ hơn 440 tổ chức với mục tiêu hoàn thiện và phê duyệt một Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, khi kỳ họp khép lại đã không có một bản thỏa thuận nào được ký kết, ngoại trừ việc gia hạn các cuộc đàm phán.

    Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa chưa được thông qua tại INC5

    Vào tháng 3/2022, tại kỳ họp thứ năm của Đại hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5.2), một nghị quyết lịch sử đã được thông qua nhằm xây dựng một văn bản ràng buộc pháp lý quốc tế về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả trong môi trường biển. Nghị quyết (5/14) yêu cầu Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) triệu tập một INC để xây dựng văn bản dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện giải quyết toàn bộ vòng đời của nhựa, bao gồm sản xuất, thiết kế và xử lý nhựa.

    INC bắt đầu hoạt động vào nửa cuối năm 2022, với tham vọng hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2024. Phiên họp đầu tiên của INC (INC-1) diễn ra tại Punta del Este, Uruguay, từ ngày 28/11 – 2/12/2022. Tiếp theo là phiên họp thứ hai (INC-2) từ ngày 29/5 đến ngày 2/6/2023 tại Paris, Pháp. Phiên họp thứ ba (INC-3) đánh dấu điểm giữa của quá trình từ ngày 13 -19/11/2023 tại Nairobi, Kenya. Phiên họp thứ tư (INC-4) từ ngày 23 – 29/4/2024 tại Ottawa, Canada. Và mới đây là kỳ họp thứ năm (INC-5) đã diễn ra từ ngày 25/11 – 1/12/2024 tại Busan, Hàn Quốc. Đây là thời điểm quyết định cho các nhà lãnh đạo đưa ra các hành động mạnh mẽ mang tính toàn cầu và có tính ràng buộc đối với toàn bộ vòng đời nhựa để bảo vệ sức khỏe con người và thiên nhiên. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã không đạt được kỳ vọng như mong muốn tại kỳ đàm phán cuối cùng INC-5 này; đó là thực hiện cam kết đã tuyên bố tại Kỳ họp lần thứ 5 tiếp nối của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA-5.2) nhằm chấm dứt khủng hoảng nhựa và khôi phục môi trường; mà chỉ đạt được những thỏa thuận về cấu trúc và các yếu tố của văn bản hiệp ước, cũng như hiểu rõ hơn về lập trường của các quốc gia và những thách thức chung.

    Theo đó, các quốc gia sản xuất dầu mỏ như Nga và Saudi Arabia đã phản đối việc hạn chế sản xuất nhựa. Iran cho biết có một khoảng cách lớn giữa các bên, trong khi Nga cảnh báo rằng nỗ lực đạt được một hiệp ước hạn chế rác thải nhựa đang gặp rào cản từ tham vọng quá lớn của một số bên. Hai nhà sản xuất nhựa hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Mỹ vẫn im lặng về lập trường của họ trước công chúng. Nhìn chung, sự chia rẽ giữa các quốc gia lớn đến mức họ vẫn chưa thống nhất về cách thức thông qua bất kỳ quyết định nào – thông qua nguyên tắc đồng thuận hay bỏ phiếu theo đa số.

    Trong khi các quốc gia đang trong quá trình đàm phán về xây dựng một Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa, thì ô nhiễm nhựa đã và đang tiếp tục tàn phá hành tinh và hủy hoại các hệ sinh thái, làm suy giảm quần thể động vật hoang dã, góp phần gia tăng biến đổi khí hậu. Mỗi ngày, chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua các con đường môi trường không khí, thức ăn và nguồn nước uống. Cùng với khối lượng khổng lồ chất thải nhựa đã tích tụ trong tự nhiên từ những năm 1950 khi nhựa bắt đầu được sản xuất, chỉ trong 2 năm sau khi các phiên đàm phán được khởi xướng, có tới 20 triệu tấn chất thải nhựa đã xâm nhập vào đại dương [1]. Thảm họa này sẽ tiếp tục gia tăng, nếu như các quốc gia không thống nhất được một Hiệp ước toàn cầu hiệu quả và công bằng về chấm dứt ô nhiễm nhựa.

    Cần đảm bảo các biện pháp cần thiết cho một Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa

    Để đạt được một bản Hiệp ước toàn cầu, các quốc gia cần theo đuổi các nghĩa vụ bắt buộc trên toàn cầu, đồng thời đảm bảo phương tiện cần thiết để tất cả các bên liên quan có thể thực hiện. Quan trọng hơn, Hiệp ước này cần được thiết kế để củng cố các biện pháp và tăng cường nỗ lực quốc gia theo thời gian. Xét một cách tổng thể, bất kỳ một thỏa thuận nào đạt được đều phải quy định một lộ trình đáng tin cậy hướng tới việc giảm sản xuất và tiêu thụ nhựa, đồng thời phải đưa ra được các nghĩa vụ cụ thể để loại bỏ triệt để các thành phần vật chất có vấn đề trong chuỗi giá trị nhựa và đảm bảo các loại nhựa được tiếp tục sản xuất sẽ an toàn trong tái sử dụng và tuần hoàn. Với mục đích đó, WWF đã chỉ ra 4 thành tố để các nhà lãnh đạo trên thế giới đàm phán trong các kỳ họp tiếp theo và đưa ra được một Hiệp ước cần thiết nhằm bảo vệ con người và thiên nhiên.

    Cấm và loại bỏ dần nhựa có hại và hóa chất liên quan trên phạm vi toàn cầu

    Ở giai đoạn đầu, Hiệp ước cần đưa ra các lệnh cấm và loại bỏ có tính ràng buộc đối với các hóa chất và sản phẩm nhựa có hại hoặc có khả năng thay thế. Các quốc gia cần đồng ý với các tiêu chí toàn cầu dựa trên bằng chứng khoa học và danh sách ban đầu các sản phẩm nhựa và hóa chất có hại có thể bị cấm ngay lập tức và loại bỏ dần. Các sản phẩm nhựa được thiết kế sử dụng một lần (nhựa dùng một lần) chiếm khoảng 60% sản lượng nhựa toàn cầu và 70% chất thải đại dương [2]; đa số những sản phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe con người và/hoặc khó tái chế, vì vậy cần có giải pháp khẩn cấp.

    Các tiêu chí chính cần có trong các lệnh cấm và loại bỏ, đó là các sản phẩm nhựa có nguy cơ cao xâm nhập vào môi trường, không phù hợp trong nền kinh tế tuần hoàn hoặc có thể gây ra ô nhiễm nghiêm trọng; các hóa chất trong sản phẩm nhựa có nguy cơ gây hại cho sinh vật sống – chất gây ung thư, chất gây đột biến hoặc ngộ độc sinh sản (CRM), chất gây rối loạn nội tiết hoặc gây độc tính (bao gồm: khả năng tồn lưu, tích lũy sinh học và tính di động của chất, cùng các tiêu chí khác).

    Hiệp ước cũng cần đưa ra các mốc thời gian và mục tiêu loại bỏ dần cụ thể, cũng như các yêu cầu về tính minh bạch và công bố thông tin, để đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn các hóa chất và sản phẩm nhựa có hại này trong chuỗi giá trị nhựa. Các nhóm sản phẩm và hóa chất khác nằm trong các tiêu chí cần loại bỏ sẽ tiếp tục được theo dõi và đánh giá để bổ sung vào danh sách cấm và loại bỏ dần trong tương lai nếu cần thiết.

    Các yêu cầu thiết kế sản phẩm mang tính toàn cầu và ràng buộc giữa các hệ thống cho việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn

    Hiệp ước phải thiết lập các yêu cầu mang tính ràng buộc và toàn cầu về thiết kế, hiệu suất sản phẩm để đảm bảo giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế an toàn đối với các loại nhựa còn lại. Việc thiết lập các tiêu chí này phải song hành với việc tập trung chuyên sâu vào việc thiết lập các hệ thống cần thiết để xúc tiến việc thu gom, tái sử dụng và tái chế. Bước đầu, các biện pháp này nên hướng tới sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn, có khả năng gây ô nhiễm và gây ra nhiều tác hại hơn do thiết kế của của các sản phẩm này, chẳng hạn như chai đựng đồ uống và hộp đựng thực phẩm. Các yêu cầu ban đầu nên tập trung vào khả năng tái sử dụng và tái chế của các sản phẩm nhựa ưu tiên, nhựa tái sinh, và việc thiết lập các hệ thống thiết yếu để tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.

    Việc thiết lập các tiêu chí toàn cầu hài hòa cho thiết kế sản phẩm sẽ cung cấp cho khu vực tư nhân các hướng dẫn rõ ràng và nhất quán, tạo ra một sân chơi bình đẳng và đảm bảo quy định để hài hòa với các chiến lược đổi mới và kế hoạch đầu tư của họ. Tiêu chí về khả năng tái sử dụng sản phẩm và các hệ thống tái sử dụng sẽ tối ưu hóa hiệu quả vật liệu và thay thế đáng kể các sản phẩm dùng một lần, giúp việc tránh (và loại bỏ dần) nhựa dùng một lần và giảm tỷ lệ ô nhiễm trở nên khả thi hơn. Ngay từ đầu, các nghĩa vụ về thiết kế sản phẩm phải đặt nền tảng cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn không độc hại. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hiệu quả, các yêu cầu và hướng dẫn kỹ thuật bổ sung cho các hệ thống cần thiết – chẳng hạn như hệ thống tái sử dụng và các chương trình trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) – và các thay đổi mang tính hệ thống sẽ cần thiết sau khi Hiệp ước được thông qua, dựa trên các nghĩa vụ ban đầu. Là một phần trong những cải thiện trong tương lai, ngoài các tiêu chí chung cho tất cả các loại nhựa, các nước thành viên nên xây dựng và thông qua các tiêu chí được điều chỉnh phù hợp và cụ thể theo từng ngành cho các ngành ưu tiên góp phần gây ô nhiễm nhựa như: bao bì, nghề cá và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, dệt may và vận tải.

    Dòng tài chính phù hợp và đủ nguồn lực cho sự thay đổi hệ thống

    Hiệp ước phải bao gồm một gói tài chính toàn diện tận dụng mọi nguồn lực hiện có và phù hợp với các dòng tài chính, bao gồm cả tài chính công và tư, phù hợp với các mục tiêu của và việc thực hiện các biện pháp của Hiệp ước. Gói tài chính này sẽ đảm bảo hỗ trợ tài chính đầy đủ, công bằng, có thể dự tính và dễ tiếp cận để cho phép tất cả các quốc gia thành viên thực hiện hiệu quả Hiệp ước.

    Nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ thực hiện Hiệp ước là lớn, nhưng chi phí để khắc phục hậu quả nếu không hành động gì (tức là tiếp tục kinh doanh như thường lệ) còn lớn hơn nhiều, đặc biệt là đối với các quốc gia có thu nhập thấp [3,4,5]. Để đạt được mục tiêu của Hiệp ước về chấm dứt ô nhiễm nhựa, các hoạt động công và tư cũng như dòng tài chính phải phù hợp với các nghĩa vụ cốt lõi của Hiệp ước. Điều này không chỉ là huy động và phân phối nguồn tài chính bổ sung – đặc biệt để triển khai ở các nước có thu nhập thấp – nhằm giảm ô nhiễm nhựa, mà còn ngăn chặn các dòng tài chính có hại góp phần gây ra ô nhiễm nhựa.

    Để bổ sung cho gói tài chính, Hiệp ước phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực phi tài chính để xúc tiến thực hiện một cách hiệu quả, đặc biệt là thông qua chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực. Chia sẻ các thực hành tốt nhất, cung cấp các chương trình đào tạo và thúc đẩy hợp tác quốc tế sẽ tối đa hóa tác động của mọi hỗ trợ tài chính, đồng thời tăng cường năng lực kỹ thuật và công nghệ của tất cả các quốc gia để cùng nhau chống lại ô nhiễm nhựa.

    Cơ chế ra quyết định đảm bảo có thể điều chỉnh và tăng cường các biện pháp thực hiện theo thời gian

    Hiệp ước phải bao gồm các cơ chế cho phép tăng cường các biện pháp kiểm soát và các biện pháp thực hiện ngoài việc phải thích ứng thực hiện Hiệp ước. Các biện pháp ưu tiên được đề xuất hiện nay cung cấp cơ sở vững chắc cho hành động toàn cầu; nhưng để đạt được mục tiêu cuối cùng là chấm dứt ô nhiễm nhựa, các quốc gia phải dần mở rộng và tăng cường nỗ lực theo thời gian, xem xét đến những bằng chứng khoa học mới, đánh giá và giám sát hiệu quả của Thỏa thuận. Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn không độc hại, phù hợp với giới hạn của trái đất và ưu tiên các hệ thống tái sử dụng và tái chế chất lượng cao sẽ khuyến khích việc giữ lại vật liệu trong nền kinh tế và giảm nhu cầu về các sản phẩm nhựa dùng một lần có thời gian sử dụng ngắn.

    Để đạt được mục tiêu dài hạn này, chúng ta sẽ cần liên tục phát triển và áp dụng các biện pháp quản lý toàn bộ vòng đời của nhựa. Để chuẩn bị cho việc tăng cường theo thời gian, ưu tiên hàng đầu của Hiệp ước là phải đưa ra các yêu cầu về thu thập dữ liệu, cơ chế báo cáo minh bạch và đánh giá thường xuyên để theo dõi tiến độ và xác định các lĩnh vực cần cải thiện. Ngoài ra, cần có cơ chế cho phép các chuyên gia đưa ra khuyến nghị kỹ thuật cho cơ quan ra quyết định dựa trên bằng chứng khoa học tin cậy và kiến thức, công nghệ mới. Điều quan trọng là, Hiệp ước phải bao gồm các điều khoản quy định rõ cách thức để các quốc gia thành viên có thể đưa ra quyết định về việc bổ sung hoặc sửa đổi cần thiết đối với Hiệp ước – để tăng cường các quy tắc hiện hành bằng cách mở rộng các phụ lục và để thông qua các quy tắc ràng buộc mới, nếu cần thiết. Hiệp ước cần đưa ra các điều khoản cho phép bỏ phiếu trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận.

    Lê Thị Hường/ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

    (Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 12/2024)
    https://tapchimoitruong.vn/nhin-ra-the-gioi-65/cac-bien-phap-can-thiet-cho-mot-hiep-uoc-toan-cau-nham-cham-dut-o-nhiem-nhua-vi-con-nguoi-va-thien-nhien-31709

    Các lỗi vi phạm giao thông bị trừ điểm giấy phép lái xe

    Từ 1/1/2025, Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực. Điểm đáng chú ý trong nghị định này là việc trừ điểm giấy phép lái xe khi tài xế vi phạm luật giao thông.

    Cụ thể, giấy phép lái xe có 12 điểm. Khi vi phạm lỗi sẽ bị trừ điểm bằng lái tối thiểu là 2 điểm, tối đa 10 điểm. Mức 10 điểm là những lỗi vi phạm được tính mức độ trung bình, trong khi những lỗi nặng hơn, tài xế sẽ bị tước giấy phép lái xe theo các mức 10-12 tháng hoặc 22-24 tháng.

    Nếu bị trừ hết điểm, tài xế không được điều khiển phương tiện theo loại giấy phép lái xe đó. Sau ít nhất 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, tài xế được tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật để phục hồi điểm bằng lái. Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm, và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.

    Theo Nghị định 168/2024, sau đây là các lỗi vi phạm giao thông có mức trừ điểm cao nhất (10 điểm), đối với người lái ô tô:

    giấy phép lái xe

    Các lỗi vi phạm giao thông có mức trừ điểm cao nhất

    Theo https://cartimes.tapchicongthuong.vn/cac-loi-vi-pham-giao-thong-bi-tru-diem-giay-phep-lai-xe-16631.htm

    Không nên cài đặt bừa các tiện ích trên trình duyệt Chrome

    Theo ghi nhận của công ty an ninh mạng Cyberhaven tin tặc có thể tấn công vào tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chromeđể đánh cắp thông tin người dùng.

    Cyberhaven đã chia sẻ một số thông tin chi tiết về sự cố liên quan đến các tiện ích trên trình duyệt Chrome. Trong một bài đăng trên blog chính thức, ứng dụng của công ty an ninh mạng này cũng bị tấn công vào ngày 24/12 và cùng nằm trong một chiến dịch với mục tiêu chính nhắm vào các nền tảng quảng cáo và AI.

    Báo cáo của Reuters vào ngày 28/12 cũng đề cập đến việc nhiều tiện ích trên trình duyệt Chrome bị tin tặc truy cập trái phép, khiến người dùng có thể bị lộ thông tin cá nhân.

    Cyberhaven đã gửi cảnh báo cho khách hàng của mình vào ngày 26/12 trong một email, khuyên họ thu hồi và cập nhật mật khẩu cũng như các thông tin xác thực khác để tránh bị hack.

    Tin tặc có thể tấn công vào tiện ích mở rộng trên trình duyệt Chrome.

    Cuộc điều tra ban đầu của công ty về sự cố này phát hiện ra rằng tiện ích mở rộng độc hại nhắm vào người dùng Facebook Ads. Trong đó, mục tiêu đánh cắp chính bao gồm mã thông báo truy cập, ID người dùng và một số thông tin tài khoản khác.

    “Sau khi gửi thành công tất cả dữ liệu đến máy chủ, ID người dùng Facebook được lưu vào bộ nhớ trình duyệt. Thông số này được sử dụng trong các sự kiện nhấp chuột khác và có thể bị kẻ tấn công lợi dụng để chiếm đoạt mã xác thực”, Cyberhaven cho biết trong báo cáo.

    Công ty an ninh mạng có trụ sở tại San Jose (Mỹ) cho biết họ phát hiện ra lỗ hổng lần đầu tiên trong phiên bản Chrome 24.10.4 vào ngày 25/12 và đã tiến hành loại bỏ nó chỉ trong vòng một giờ. Hiện tại, tiện ích của Cyberhaven đã an toàn đối với người dùng.

    Cyberhaven cung cấp các sản phẩm chống lại việc rò rỉ dữ liệu và các dạng tấn công mạng khác. Trên cửa hàng Chrome, tiện ích mở rộng của công ty này có khoảng 400.000 người dùng, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp.

    Jaime Blasco, đồng sáng lập và Giám đốc công nghệ của Nudge Security, cho biết trong bài đăng trên X rằng một số tiện ích mở rộng khác của Chrome cũng bị xâm nhập trái phép, gây ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người dùng. Chia sẻ với TechCrunch, vị quản lý này nói rằng vẫn đang điều tra các cuộc tấn công và tin rằng hoạt động đánh cắp dữ liệu vẫn chưa dừng lại.

    Bảo Linh
    https://vietq.vn/khong-nen-cai-dat-bua-cac-tien-ich-tren-trinh-duyet-chrome-d229287.html

    Uống ca cao có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe

    Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học, việc kết hợp một bữa ăn giàu chất béo với một loại ca cao đặc biệt có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực đến sức khỏe.

    Ca cao được sử dụng lần đầu tiên tại nền văn minh Maya ở Trung Mỹ. Nó bắt đầu được sử dụng ở châu Âu vào thế kỷ 16 và nhanh chóng trở nên phổ biến như một loại thuốc tăng cường sức khỏe.

    Hiện nay, ca cao được dùng với mục đích chính là sản xuất sôcôla, đây là loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Polyphenol là chất chống oxy hóa tự nhiên có nhiều trong thực phẩm như trái cây, rau, trà, sôcôla và rượu vang. Chúng mang đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

    Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên ở người trưởng thành khỏe mạnh mới đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Birmingham của Anh đã chỉ ra rằng uống bột ca cao giàu chất chống oxy hóa có thể giảm bớt sự suy giảm chức năng mạch máu do căng thẳng và thực phẩm giàu chất béo gây ra.

    Thử nghiệm này bao gồm 23 người trưởng thành từ độ tuổi trẻ đến trung niên, những người đã ăn hai chiếc bánh sừng bò bơ kèm bơ mặn và pho mát cheddar cùng một cốc sữa nguyên kem. Khoảng một nửa số người tham gia uống một loại đồ uống ca cao chứa hàm lượng flavanol cao. Đây là chất chống oxy hóa có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả mọng, trà, táo, lê và một số loại hạt. Nửa còn lại uống một loại đồ uống ca cao chứa hàm lượng flavanol thấp.

    Kế đến, người tham gia thực hiện một bài kiểm tra về căng thẳng. Ở lần thử nghiệm thứ hai, họ lặp lại thí nghiệm, lần này đổi loại đồ uống so với lần đầu. Sau bữa ăn giàu chất béo và bài kiểm tra căng thẳng, các nhà nghiên cứu nhận thấy đường kính của cả động mạch cánh tay và động mạch cảnh của người tham gia tăng lên. Động mạch cánh tay vận chuyển máu giàu oxy đến cơ thể, trong khi động mạch cảnh vận chuyển máu giàu oxy đến não.


    Ca cao rất tốt cho sức khỏe nên bổ sung thường xuyên vào chê độ ăn hàng ngày. Ảnh minh họa

    Đặc biệt, động mạch cánh tay phục hồi chậm hơn ở những người uống ca cao flavanol thấp. Đến 90 phút sau bữa ăn và bài kiểm tra căng thẳng, động mạch này vẫn cho thấy khả năng phản ứng với lưu lượng máu kém hơn. Mặc dù không nghiêm trọng, mức độ suy giảm này liên quan đến nguy cơ tăng 9-13% các vấn đề tim mạch trong tương lai. Tuy nhiên, những người uống ca cao có hàm lượng flavanol cao sẽ được bảo vệ phần nào khỏi những suy giảm này. Cách động mạch cánh tay của họ phản ứng với thay đổi lưu lượng máu được cải thiện so với nhóm uống ca cao có lượng flavanol thấp.

    “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy ca cao giàu flavanol có thể giảm thiểu sự suy giảm giãn nở động mạch cánh tay do căng thẳng sau một bữa ăn giàu chất béo”, nhóm tác giả do nhà sinh lý học Rosalind Baynham dẫn đầu viết.

    Hiện nay, hầu hết những người ăn chế độ ăn phương Tây không tiêu thụ đủ lượng flavanol khuyến nghị hằng ngày, tương đương với hai tách trà đen hoặc trà xanh. Một số bằng chứng hạn chế cho thấy các hợp chất sinh học này có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và chức năng nhận thức.

    “Đối với những người thường tìm đến đồ ăn vặt khi căng thẳng hoặc phụ thuộc vào thực phẩm tiện lợi do công việc áp lực hoặc thiếu thời gian, việc thực hiện một vài thay đổi nhỏ như vậy có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể”, nhà tâm lý sinh học Jet Veldhuijzen van Zanten từ Birmingham nói.

    “Nghiên cứu này cho thấy uống hoặc ăn thực phẩm giàu flavanol có thể là một chiến lược để giảm bớt một số tác động tiêu cực của việc lựa chọn thực phẩm không tốt lên hệ thống mạch máu”, nhà khoa học dinh dưỡng Catarina Rendeiro cho biết. “Điều này giúp chúng ta đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những gì ăn và uống trong thời kỳ căng thẳng”. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food and Function.

    Bệnh viện Vinmec cũng chỉ ra rằng, ca cao có nồng độ flavanol cao nhất trong số tất cả các loại thực phẩm kể trên. Các nghiên cứu ở ống nghiệm cho kết quả ca cao có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giúp ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư.

    Các nghiên cứu trên động vật sử dụng chế độ ăn giàu ca cao đã cho thấy kết quả tích cực trong việc giảm ung thư vú, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, gan và ruột kết và ung thư vòm họng.

    Các nghiên cứu ở người đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu flavanol cao giúp giảm nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, bằng chứng về tác dụng của ca cao trong việc giảm ung thư còn gây nhiều mâu thuẫn vì một số nghiên cứu không thấy kết quả như mong đợi mà thậm chí gia tăng nguy cơ ung thư.

    Các nghiên cứu bằng ống nghiệm chỉ ra rằng flavanol trong ca cao có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate trong ruột, cải thiện bài tiết insulin, giảm viêm và kích thích sự hấp thu đường từ máu vào cơ bắp.

    Bổ sung một lượng flavanol cao trong thực phẩm như ca cao giúp nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 thấp hơn. Một nghiên cứu ở người cho thấy rằng ăn socola đen hoặc ca cao giàu flavanol có thể làm giảm độ nhạy insulin, cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường và không đái tháo đường.

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7519:2020 yêu cầu về hạt ca cao

    Tiêu chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành nhằm đưa ra các yêu cầu chung về mùi, lô hàng hạt ca cao không có sự ô nhiễm, không được có bất kỳ bằng chứng nào về sự giả mạo, côn trùng sống và các loài gây hại khác. Lô hàng hạt ca cao gần như không được có côn trùng sống, trứng côn trùng, ấu trùng và bất kỳ giai đoạn phát triển nào khác, không được có mạt, động vật gặm nhấm hoặc các loài gây hại khác.

    Lô hàng hạt ca cao thuộc loại hạt tím hoặc hạt tía đặc trưng để phân loại hoặc xác định xuất xứ nếu quy định. Tổng khối lượng các tạp chất liên quan đến cacao gộp lại không được vượt quá 3,5 % khối lượng mẫu chuẩn đại diện cho lô hàng. Hạt lép không được vượt quá 1,5 % khối lượng mẫu chuẩn đại diện cho lô hàng. Tạp chất lạ không được vượt quá 0,75 % khối lượng mẫu chuẩn đại diện cho lô hàng. Độ ẩm của lô hàng hạt cacao khi bốc dỡ tại nước sản xuất không được vượt quá 8,0 % tính theo khối lượng và khi vận chuyển để xuất khẩu không được vượt quá 7,5 % tính theo khối lượng.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/uong-ca-cao-co-the-giup-ho-tro-giam-thieu-nhung-tac-dong-tieu-cuc-den-suc-khoe-d229214.html

    Chuyên gia chỉ cách rửa sạch giá đỗ đề phòng hóa chất độc hại

    Theo tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần, Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, giá đỗ mua ngoài chợ tiềm ẩn nhiều hóa chất. Do đó để giá đỗ không còn hóa chất người tiêu dùng hoàn toàn có thể rửa chúng bằng baking soda.

    Giá đỗ là một nguyên liệu được sử dụng trong nhiều món ăn như salad, xào, nấu… Giá đỗ là những hạt đậu nẩy mầm, dài chừng 3 – 7cm, được làm từ nhiều loại đỗ như đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen… Giá của loại đỗ nào sẽ mang theo bản chất của loại đỗ sinh ra nó, giá đỗ bổ hơn hạt đỗ cả về chất và lượng. Chúng có lượng calo thấp và có hương vị nhẹ nhàng, tươi mát. Giá đỗ xanh được dùng phổ biến nhất.

    Giá đỗ là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim. Các vitamin và khoáng chất cụ thể có trong giá đỗ bao gồm: Vitamin C, canxi, sắt.

    Giá đỗ chứa rất nhiều vitamin C, cung cấp 15% lượng khuyến nghị hàng ngày. Chúng cũng cung cấp canxi, chất quan trọng cho xương và răng khỏe mạnh. Ngoài ra còn chứa nhiều chất sắt, một thành phần của máu khỏe mạnh.

    Tuy nhiên mới đây Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk đã đồng loạt kiểm tra 6 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột gồm: 2 cơ sở của đối tượng Lâm Văn Đạo (SN 1990, trú xã Ea Tu); 2 cơ sở của Vũ Duy Tư (SN 1991), 1 cơ sở của Nguyễn Văn Quynh (SN 1973) và 1 cơ sở của Nguyễn Văn Hảo (SN 1988), cùng trú phường Tân Hoà. Kết quả, lực lượng công an phát hiện các cơ sở trên sử dụng hoạt chất 6 – Benzylaminopurine (một loại chất cấm sử dụng trong ngành thực phẩm, nếu ăn vào lượng lớn có thể gây tử vong), để làm giá đỗ. Mục đích để hãm phần rễ, tập trung dưỡng chất cho thân giá đỗ to, mập, tăng trọng lượng và có hình thức đẹp.


    Để giá đỗ không còn hóa chất người tiêu dùng rửa sạch bằng baking soda. Ảnh minh họa

    Ngoài ra còn có một loại giá đỗ được ngâm với soda ASH Light – một chất tẩy trắng giúp thân giá trắng muốt và mập mạp. Soda ASH Light thực chất là chất hóa học được dùng trong công nghệ sản xuất bột giặt, chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng và mang tính kiềm cao. Trải qua thời gian dài sử dụng, những kim loại này sẽ tồn đọng trong máu và cơ thể, gây ra các bệnh mạn tính, ảnh hưởng gan, thận và còn có thể gây ung thư.

    Vụ việc này đã khiến rất nhiều người dân bày tỏ sự lo ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm giá đỗ khi mua tại các chợ hiện nay. Liên quan tới vấn đề giá đỗ ngâm tẩm hóa chất tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần, Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, để phân biệt giá ngâm tẩm hóa chất nên áp dụng mẹo dân gian như: Giá nhiều rễ, mình thuôn dài, khó đứt gãy sẽ là được ngâm ủ theo cách truyền thống, không có hóa chất. Ngược lại, giá ngâm tẩm hóa chất thường không có rễ, thân mập, trắng và dễ gãy. Bên cạnh đó theo các nghiên cứu thì giá càng dài lượng protein và dinh dưỡng trong đó càng ít.

    Giá đỗ tự nhiên có hạt đậu còn xanh đẹp, không bị các vết đen và không rời ra khỏi cọng giá. Nếu có vết đen trên hạt đậu và hạt đậu bị rơi ra thì đó là giá đã cũ. Không nên mua khi giá đỗ có màu lạ như xám, đen,… và có mùi lạ, dập úng vì đó là giá đỗ đã hư.

    Thông thường, giá đỗ được người sản xuất ngâm hóa chất kích thích tăng trưởng 6- benzylaminopurine (gọi tắt là BAP). Chất BAP này ít tan trong nước trung tính, hoặc axit, nhưng lại tan tốt trong kiềm. Vì thế khi mua giá đỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ, để cho yên tâm mọi người có thể ngâm rửa với baking soda, nước vôi trong, hoặc nước có tính kiềm cao để loại bỏ tồn dư của hoá chất.

    Baking soda là một chất lành tính, được khuyến khích dùng để ngâm rửa thực phẩm. Với giá đỗ mua bên ngoài, nên hòa 2-3 thìa cà phê baking soda trong 2 lít nước, ngâm giá trong 20 phút rồi rửa sạch. Tất nhiên, lựa chọn giá đỗ an toàn hoặc tự ủ tại nhà vẫn là cách tốt nhất.

    Cũng theo chuyên gia dinh dưỡng, giá đỗ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Có nhiều cách để làm giá đỗ tại nhà, không tốn kém hay mất quá nhiều thời gian nên các gia đình hoàn toàn có thể tự làm. Tuy nhiên để bảo quản giá đỗ được lâu nên để trong hộp nhựa/hộp thủy tinh lót giấy hút nước ở dưới sẽ khiến giá đỗ không bị thâm. Tiếp theo cho 1 lớp giấy ăn lên trên giá đỗ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý không được đậy nắp hộp để giá đỗ còn thoát hơi nước và hãy sử dụng giá đỗ ở cách bảo quản này trong khoảng 5 ngày.

    Bảo quản bằng túi zip sẽ giúp bảo quản giá đỗ lâu hơn hoặc cột chặt bịch nilong lại, rồi dùng tăm tạo các lỗ nhỏ trên miệng túi để giá không bị úng nước và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Người tiêu dùng cũng có thể cắt rễ và rửa sạch giá, tiếp theo đặt giá đỗ vào hộp rồi cho nước vào ngập mặt giá đỗ, sau đó đậy nắp lại và để vào ngăn mát tủ lạnh.

    Bảo quản với túi/khăn vải cũng là một cách giá đỗ được lâu, không bị héo và mất nước. Có thể thực hiện bằng cách xếp đều giá đỗ vào trong túi, rồi gói lại để nơi thoáng mát hoặc ở ngăn mát tủ lạnh.

    Quy định về chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm

    Theo Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm như sau: Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

    Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm; Quy định về bảo quản thực phẩm.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-chi-cach-rua-sach-gia-do-de-phong-hoa-chat-d229163.html

    Cảnh báo ngộ độc mật cá, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ

    Một chàng trai suýt mất mạng vì ăn mật cá chép sống, thứ được nhiều người coi là “đại bổ” nhưng lại chứa chất độc nguy hiểm hơn cả thạch tín.

    Bên trong các loại mật cá thuộc họ cá chép như cá mè, cá trôi, cá trắm, kể cả các loại cá tầm đều chứa một loại độc tố nguy hiểm. Tên khoa học của loại độc tố này là 5α-cyprinol, đây là hợp chất alcohol độc của mật với 5 nhóm hydroxyl trong phân tử, bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên kể cả khi nấu chín ăn vào vẫn sẽ gây ngộ độc.

    Chất độc này gây tổn thương, viêm, loét đường tiêu hóa, đau bụng, nôn và tiêu chảy. Sau đó nhanh chóng làm tổn thương, suy thận, hoại tử ống thận, tổn thương gan gây suy gan… “Nhiều bệnh nhân khi trúng độc cần phải điều trị tích cực như lọc máu và nằm viện nhiều ngày với chi phí điều trị tốn kém, nếu không nguy cơ tử vong sẽ rất cao”, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho hay.


    Mật cá chứa độc tố nguy hiểm dù được nấu chín. (Ảnh minh họa).

    Tại Trung tâm Chống độc – BV Bạch Mai (Hà Nội) từng tiếp nhận một số ca ngộ độc nặng sau khi ăn mật cá trắm để bồi bổ sức khỏe. TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, các ca ngộ độc do ăn mật cá trắm đều nhầm tưởng mật cá trắm rất tốt cho sức khỏe hoặc có tác dụng chữa bệnh, BN thường sử dụng theo cách nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với mật ong.

    Theo Cục An toàn thực phẩm, độc tố chính trong mật cá gây tổn thương gan, thận. Chất này có thể gây tử vong do người ngộ độc bị phù phổi cấp, phù não do vô niệu, ứ nước; tổn thương ống thận, tổn thương gan.

    Mức độ gây ảnh hưởng của mật cá tới sức khỏe phụ thuộc vào liều lượng đưa vào cơ thể. Mật cá trắm từ 3 kg trở lên thì chắc chắn gây ngộ độc, gây viêm thận cấp và có thể dẫn đến tử vong sau 2 ngày nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Độc tố trong mật cá bền vững với nhiệt, giữ độc tính khi nấu chín nên vẫn gây ngộ độc. Hiện chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc ăn mật cá (trôi, trắm) có tác dụng chữa bệnh.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/ngo-doc-mat-ca-nguy-co-gay-anh-huong-nghiem-trong-toi-tinh-mang-d229144.html