29.7 C
Hanoi
Thứ Hai, Tháng 7 7, 2025
More
    Home Blog Page 6

    Ăn lương khô để giảm cân có thể phản tác dụng

    Lương khô là một món ăn quen thuộc và yêu thích của nhiều người vì sự tiện lợi tuy nhiên theo các chuyên gia cần lưu ý khi sử dụng lương khô để giảm cân.

    Thực tế, lượng calo có trong lương khô sẽ được in trên bao bì của nhà sản xuất, trung bình, 100g lương khô chứa khoảng 240 calo, tương đương gần gấp đôi năng lượng của một bát cơm trắng. Với nguồn năng lượng dồi dào như vậy, lương khô là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần bổ sung calo nhanh chóng. Ăn một gói lương khô có thể giúp no bụng từ 5 đến 6 giờ đồng hồ, rất tiện lợi khi cần duy trì năng lượng cho cơ thể trong một thời gian dài. Chính vì vậy lương khô là một trong những món bánh được đông đảo chúng ta yêu thích và ưa chuộng.

    Xong theo Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu, lương khô có chứa lượng calo bằng 2 bát cơm. Không những vậy, thực phẩm thơm ngon này còn chứa nhiều đường, carb cùng các thành phần giàu chất béo khác như bột mì, dầu bơ, sữa đặc, sữa bột, trứng… nên rất dễ gây tăng cân và béo phì. Do đó, để giảm cân và giữ gìn dáng vóc cân đối như mong muốn không nên ăn lương khô như ăn vặt. Cùng với đó, cần kiểm soát kỹ lượng calo nạp vào từ lương khô cùng những thực phẩm khác, đảm bảo không vượt mức 2000 calo/ ngày.

    Bệnh viện Medlatec cũng khuyến cáo, để ăn lương khô giảm cân không nên dùng vào buổi tối, sau 19h. Việc ăn lương khô vào buổi tối có thể không tốt cho hệ tiêu hóa vì sau 19h cơ thể thường ít hoạt động thể chất dẫn đến năng lượng không tiêu hao được, dễ chuyển hóa thành mỡ dự trữ.


    Lương khô tiện lợi nhưng cần lưu ý khi sử dụng thực phẩm này để giảm cân. Ảnh minh họa

    Lương khô không cung cấp đủ tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo cơ thể nhận được đầy đủ vitamin, chất xơ và khoáng chất nên kết hợp lương khô cùng với các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn uống cân bằng, hỗ trợ mục tiêu giảm cân tốt nhất.

    Ngoài ra để đạt được hiệu quả giảm cân như mong muốn chỉ nên ăn một thanh lương khô nhỏ, khoảng 100gr mỗi ngày và không nên ăn quá số lượng này để tránh tăng cân ngoài ý muốn. Cần ăn đa dạng và cân bằng các loại thực phẩm giúp ổn định cân nặng vừa bảo đảm sức khỏe

    Nên kết hợp lương khô với chế độ tập luyện bởi lương khô giúp cung cấp năng lượng nhanh chóng. Loại thực phẩm này đặc biệt phù hợp để sử dụng trước các buổi tập gym hoặc hoạt động thể thao. Chỉ với một thanh lương khô nhỏ, cơ thể bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng cho những hoạt động cường độ cao sau đó.

    Sở dĩ lương khô có khả năng này là nhờ hàm lượng đường và carbohydrate cao. Các thành phần này được cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa thành năng lượng một cách nhanh chóng. Chúng sẽ cung cấp nhiên liệu tức thì cho hệ thống cơ bắp, giúp bạn duy trì hiệu suất tập luyện tối ưu.

    Nhiều người thường nghĩ lương khô có thể thay thế hoàn toàn các bữa ăn chính, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, lương khô thiếu hụt đáng kể các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất và lượng đạm thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy, nếu chỉ ăn lương khô sẽ gây thiếu chất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và không bền vững cho mục tiêu giảm cân lâu dài.

    Để giảm cân hiệu quả và vẫn đảm bảo sức khỏe cần kết hợp lương khô với chế độ ăn kiêng một cách thông minh. Hãy bổ sung vào các bữa ăn giảm cân khoa học của mình những loại thực phẩm ít calo nhưng giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và thịt nạc. Điều này sẽ giúp bạn nhận đủ dưỡng chất, kiểm soát calo tốt hơn và duy trì cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân một cách lành mạnh.

    Cũng có thể áp dụng phương pháp detox kết hợp với việc ăn lương khô trong quá trình giảm cân của mình. Nước detox được chế biến từ các loại hoa quả tươi hoặc sấy khô, giúp hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da khá hiệu quả. Không những thế, sự kết hợp này không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn giúp quá trình giảm cân của bạn được đẩy nhanh hơn.

    Tự công bố chất lượng lương khô

    Sản phẩm lương khô, một loại bánh có chứa nhiều đường và chất béo, không thuộc danh mục sản phẩm bắt buộc phải công bố chất lượng theo quy định pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất lương khô vẫn cần thực hiện thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm để được phép lưu hành trên thị trường.

    Theo quy định hiện hành, việc tự công bố chất lượng sản phẩm lương khô thường áp dụng các quy định sau: Nghị định số 15/2018/NĐ-CP về Quản lý an toàn thực phẩm, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 115/2018/NĐ-CP, quy định rõ về thủ tục tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước. Thông tư 26/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc công bố hợp quy sản phẩm thuộc lĩnh vực thương mại, trong đó có thực phẩm, áp dụng khi sản phẩm cần chứng nhận hợp quy.

    Tự công bố là quy định bắt buộc theo luật an toàn thực phẩm, giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý, tránh bị xử phạt hoặc đình chỉ kinh doanh do vi phạm. Giúp sản phẩm được phép lưu thông hợp pháp trên thị trường, tăng độ tin cậy với cơ quan quản lý.

    Khi có hồ sơ tự công bố chất lượng rõ ràng, sản phẩm được kiểm nghiệm và chứng nhận đạt chuẩn, khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn mua. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm, chuyên nghiệp và minh bạch về chất lượng sản phẩm.

    Việc tự công bố giúp sản phẩm dễ dàng được nhập vào các kênh phân phối lớn như siêu thị, cửa hàng bán lẻ, xuất khẩu hoặc tham gia đấu thầu, cung cấp cho các đơn vị lớn. Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình kiểm nghiệm, đánh giá để tự công bố giúp doanh nghiệp phát hiện sớm các sai lệch về chất lượng, từ đó kịp thời điều chỉnh quy trình sản xuất. Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến sản phẩm không đạt chuẩn.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-luu-y-khi-su-dung-luong-kho-de-giam-can-d233804.html

    Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ bao bì thực phẩm kém chất lượng

    Nhiều loại bao bì thực phẩm trên thị trường hiện nay có thể chứa hóa chất độc hại, kim loại nặng, chất gây ung thư… âm thầm thẩm thấu vào thực phẩm và tích tụ trong cơ thể người dùng. Việc sử dụng bao bì không an toàn đang trở thành “lỗ hổng” nghiêm trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

    Bao bì thực phẩm vốn đóng vai trò quan trọng trong bảo quản, vận chuyển và giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm có bao bì kém chất lượng, làm từ nguyên liệu tái chế hoặc không đạt chuẩn an toàn, họ có thể đang vô tình tiếp xúc với các loại độc chất nguy hiểm. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng sử dụng hộp xốp, màng bọc PVC hay túi nhựa không rõ nguồn gốc để chứa thực phẩm, đặc biệt là đồ ăn nóng. Các loại bao bì này có thể chứa chì, cadimi, hoặc giải phóng hợp chất styrene – những chất có khả năng gây rối loạn nội tiết, suy gan, vô sinh và ung thư, nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc môi trường axit.

    Một nghiên cứu quốc tế công bố mới đây cho thấy có tới hơn 3.600 loại hóa chất có thể thẩm thấu từ bao bì vào thực phẩm. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nhóm chất PFAS – thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” do đặc tính không phân hủy, bền vững trong môi trường và có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể. Các chất này có thể ảnh hưởng đến gan, thận, nội tiết và hệ miễn dịch, đặc biệt gây nguy cơ cao đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Theo Thạc sĩ Trần Hoàng Quyên – Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm sản xuất và Chuyển giao công nghệ thực phẩm (Viện Công nghiệp thực phẩm), PFAS thường có mặt trong các loại bao bì chống thấm, tráng bạc hoặc giấy chống dầu. Chúng tồn tại bền vững nhờ liên kết carbon-fluor và gần như không thể bị phân hủy sinh học, từ đó gây tồn dư lâu dài trong cơ thể người sử dụng thực phẩm chứa trong những bao bì này.


    Bao bì thực phẩm được bày bán tràn lan, khó kiểm soát chất lượng. Ảnh minh họa

    Dù pháp luật Việt Nam đã có các quy định cụ thể như Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Thông tư 34/2011/TT-BYT của Bộ Y tế, yêu cầu bao bì thực phẩm không được chứa chất độc hại và không được thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm, nhưng việc kiểm soát trên thực tế vẫn còn nhiều kẽ hở. Theo các chuyên gia, khâu hậu kiểm hiện nay gặp nhiều hạn chế do thiếu nhân lực và thiết bị kiểm nghiệm. Một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vẫn cố tình sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc pha trộn phụ gia cấm nhằm cắt giảm chi phí, bất chấp rủi ro sức khỏe người tiêu dùng.

    Trên thị trường, bao bì thực phẩm có nhiều loại như nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy… với kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, hình thức không phản ánh được mức độ an toàn. Nhiều người tiêu dùng có thói quen đánh giá chất lượng bao bì dựa trên cảm quan, như “trông sạch sẽ, không rò rỉ, in đẹp”, mà không chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật quan trọng. Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân chỉ nên sử dụng bao bì có biểu tượng an toàn như hình “chén-dĩa” hoặc dòng chữ “food contact safe”. Với bao bì nhựa, cần kiểm tra ký hiệu phân loại từ 1 đến 7 dưới đáy sản phẩm để biết được nhựa đó có an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm hay không. Trong khi đó, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cũng cảnh báo người tiêu dùng không nên sử dụng nhựa có chứa BPA – một hóa chất bị nghi ngờ gây ung thư, rối loạn nội tiết, béo phì và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đặc biệt, các loại nhựa không chịu được nhiệt hoặc axit sẽ giải phóng chất độc nếu dùng để chứa thực phẩm nóng, chua hoặc nhiều dầu mỡ.

    Một xu hướng hiện nay là sử dụng bao bì giấy thay thế nhựa để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, theo ThS Trần Hoàng Quyên, không phải loại giấy nào cũng an toàn. Nhiều loại giấy được xử lý bằng hóa chất công nghiệp, tráng phủ lớp chống thấm chứa PFAS hoặc in bằng mực độc hại. Nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt, bao bì giấy vẫn có thể gây ô nhiễm thực phẩm. Ngoài ra, khả năng chịu nước và độ bền nhiệt của giấy kém hơn nhựa nên dễ bị biến dạng, mất chức năng bảo quản, thậm chí gây mốc và lây nhiễm vi sinh vật.

    Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng siết chặt hơn nữa việc kiểm tra, người tiêu dùng cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Hãy đọc kỹ nhãn mác bao bì, tìm hiểu ý nghĩa các ký hiệu an toàn, từ chối các sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có dấu hiệu bị tái chế, và tuyệt đối không tái sử dụng bao bì dùng một lần cho các mục đích khác. Chị Nguyễn Thị Hương (Nguyễn Trãi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi luôn chọn sản phẩm có lớp bao bì còn nguyên vẹn, có ghi thông tin rõ ràng. Bao bì móp méo hoặc có mùi lạ là tôi bỏ qua ngay”.

    Thực phẩm sạch chỉ thực sự an toàn khi đi cùng bao bì đạt chuẩn. Nếu xem nhẹ bao bì, người tiêu dùng có thể vô tình “rước độc” vào người mỗi ngày. Đã đến lúc các cơ quan chức năng và cộng đồng cần nhận diện đúng mức độ nguy hiểm của bao bì thực phẩm kém chất lượng để có hành động kịp thời, đồng bộ và quyết liệt hơn, tránh để sức khỏe cộng đồng bị bào mòn trong thầm lặng.

    Theo Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/canh-bao-nguy-co-nhiem-doc-tu-bao-bi-thuc-pham-kem-chat-luong-d233824.html

    Thuốc không kê đơn phải đủ 5 tiêu chí bắt buộc áp dụng từ 1/7/2025

    Thông tư 12/2025/TT-BYT quy định 5 tiêu chí bắt buộc trong xác định thuốc không kê đơn có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

    Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 12/2025/TT-BYT quy định chi tiết về việc đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc phân loại thuốc không kê đơn nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

    Theo Thông tư, việc phân loại thuốc không kê đơn cần tuân thủ 4 nguyên tắc cơ bản: Đảm bảo an toàn cho người sử dụng; Đảm bảo khả năng tiếp cận thuốc kịp thời; Phù hợp với điều kiện thực tế về sử dụng và cung ứng thuốc tại Việt Nam; Hài hòa với quy định phân loại thuốc của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.

    Bộ Y tế xác định rõ 5 tiêu chí trong thuốc không kê đơn

    5 tiêu chí bắt buộc để thuốc được phân loại là không kê đơn:

    An toàn và hiệu quả: Thuốc phải được chứng minh là an toàn và có hiệu quả trong việc phòng ngừa, điều trị hoặc làm giảm triệu chứng bệnh. Thuốc cần có độ an toàn cao, độc tính thấp, không tạo ra sản phẩm phân hủy độc hại, không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, không gây đột biến gen hoặc ung thư.

    Ngoài ra, thuốc không được gây ra các tác dụng không mong muốn cần bác sĩ giám sát khi sử dụng theo hướng dẫn và không có tương tác nghiêm trọng với các thuốc hoặc thực phẩm thông thường.

    Dùng trong điều trị ngắn hạn và có thể tự điều trị: Thuốc chỉ định cho các bệnh lý nhẹ, cấp tính, người bệnh có thể tự điều trị mà không cần đơn thuốc hay sự theo dõi y tế thường xuyên.

    Ít nguy cơ gây lệ thuộc hoặc bị lạm dụng: Thuốc không có khả năng gây nghiện, ít bị sử dụng sai mục đích và không làm che giấu các bệnh lý nghiêm trọng khiến chẩn đoán bị trì hoãn.

    Dễ sử dụng, không cần hỗ trợ kỹ thuật: Thuốc phải có dạng bào chế và đường dùng đơn giản, người bệnh có thể tự sử dụng mà không cần hướng dẫn chuyên môn. Thuốc cũng không được yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt hoặc quy trình xử lý phức tạp.

    Không chứa dược liệu độc: Thành phần thuốc không được chứa dược liệu nằm trong Danh mục dược liệu độc do Bộ Y tế công bố.

    Thông tư nêu rõ, thuốc generic phân loại là thuốc không kê đơn theo phân loại của biệt dược gốc đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Trường hợp chưa có biệt dược gốc được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, thuốc phân loại là thuốc không kê đơn theo phân loại của thuốc có cùng hoạt chất, dược liệu, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế với thuốc được cấp phép, lưu hành tại các nước có cơ quan quản lý dược quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư này (Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA) và Cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA – Stringent Regulatory Authorities).

    Thuốc phân loại là thuốc không kê đơn theo phân loại của thuốc có cùng hoạt chất, dược liệu, hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế đã được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam nếu đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí quy định trên.

    Các trường hợp khác thực hiện theo ý kiến Hội đồng trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí quy định trên. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/tu-172025-thuoc-khong-ke-don-phai-du-5-tieu-chi-bat-buoc-d233706.html

    Các chất có trong sản phẩm mặt nạ vừa bị thu hồi nguy hiểm thế nào?

    Lô sản phẩm G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask của công ty chồng Đoàn Di Băng bị thu hồi do chứa các thành phần không công bố, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng?

    Bộ Y tế quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 1 lô sản phẩm G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask. Lý do nhãn gốc ghi không đúng thành phần công thức như hồ sơ công bố. Sản phẩm bị thu hồi do nhãn gốc ghi không đúng thành phần công thức như hồ sơ công bố mỹ phẩm (ghi thiếu Butylene Glycol, Phenoxyethanol, Ethylhexylglycerin). Vậy các hoạt chất trên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe người tiêu dùng nếu sử dụng trong một thời gian dài?

    Sản phẩm mặt nạ G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask bị thu hồi do chứa các thành phần không được công bố

    Được biết, Butylene Glycol là một loại rượu hữu cơ có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc thực vật, thường được dùng trong mỹ phẩm với vai trò là chất giữ ẩm, dung môi hoặc tăng cường thẩm thấu.

    Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Butylene Glycol được phân loại là “Generally Recognized As Safe” (GRAS) – tức an toàn khi dùng với nồng độ phù hợp. Nghiên cứu của Hội đồng Chuyên gia Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) kết luận rằng chất này không gây kích ứng hoặc độc tính nghiêm trọng với nồng độ dưới 50%.

    Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, Butylene Glycol có thể gây kích ứng nhẹ cho người có làn da nhạy cảm. Ngoài ra, chất này cũng cần được kê khai rõ ràng trong công thức công bố để tránh những rủi ro liên quan đến minh bạch thành phần và phản ứng dị ứng.

    Tiếp đến, Phenoxyethanol là chất bảo quản phổ biến trong mỹ phẩm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Tuy nhiên, đây cũng là thành phần gây nhiều tranh cãi về độ an toàn.

    Cơ quan An toàn Dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo không nên sử dụng Phenoxyethanol cho trẻ em dưới 3 tuổi khi dùng trên vùng da có diện tích lớn. Còn theo báo cáo của Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA), chất này có thể gây kích ứng da, mắt và hệ hô hấp khi tiếp xúc với nồng độ cao. Tại Mỹ, CIR cho phép Phenoxyethanol sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ tối đa 1%.

    Tuy nhiên, nếu không được kê khai đầy đủ trong hồ sơ công bố, người tiêu dùng không có cách nào xác định nồng độ thực tế đang được sử dụng, dẫn đến rủi ro không lường trước.

    Cuối cùng, Ethylhexylglycerin là một hợp chất hóa học được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da. Nó thường được sử dụng như một chất chống nấm mốc và chống vi khuẩn trong các sản phẩm mỹ phẩm, chẳng hạn như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, kem chống nắng, và nhiều sản phẩm khác.

    Ethylhexylglycerin thường được dùng kèm với Phenoxyethanol để tăng hiệu quả bảo quản. Đây là chất có nguồn gốc từ glycerin, giúp kháng khuẩn nhẹ, đồng thời làm mềm da.

    Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Contact Dermatitis, Ethylhexylglycerin có thể gây viêm da tiếp xúc ở một số người mẫn cảm, mặc dù tỷ lệ thấp. CIR kết luận đây là chất an toàn với nồng độ sử dụng dưới 1%. Tuy không bị cấm, nhưng Ethylhexylglycerin vẫn cần được công bố minh bạch, đặc biệt trong các sản phẩm chăm sóc cho da yếu, da nhạy cảm, hoặc dùng cho trẻ nhỏ.

    Sử dụng mỹ phẩm không đúng công thức công bố không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài có thể khiến tình trạng da trở nên trầm trọng hơn, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể, tiền mất, tật mang. Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín, có công bố thành phần rõ ràng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/tim-hieu-cac-hoat-chat-giau-mat-co-trong-lo-san-pham-mat-na-moi-bi-thu-hoi-d233726.html

    Giá đỗ “siêu mập” nhờ hóa chất: Âm thầm “đầu độc” người tiêu dùng

    6-Benzylaminopurine (6-BAP) – chất thuộc nhóm điều hòa sinh trưởng thực vật, vốn bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm đang được một số cơ sở sản xuất giá đỗ lén lút sử dụng để tạo ra những mẻ giá trắng tinh, mập mạp, không rễ, nhìn bắt mắt nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ cực kỳ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

    Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan đến sản xuất giá đỗ bằng hóa chất liên tục bị cơ quan chức năng phát hiện. Tại Lào Cai, Công an tỉnh triệt phá hai cơ sở dùng hóa chất độc hại 6-BAP nguyên chất để sản xuất giá đỗ, thu lời bất chính từ việc bán ra hàng trăm tấn giá mỗi năm. Chủ hộ khai nhận đã pha 6-BAP với nước vôi trong để ngâm ủ, nhằm làm cho giá đỗ mập đẹp, không ra rễ, nâng cao sản lượng.

    Tại Nghệ An, một vụ việc quy mô lớn khác cũng bị phanh phui khi cơ quan công an khởi tố bốn chủ cơ sở tại TP.Vinh do sản xuất đến 3.500 tấn giá đỗ tẩm hóa chất. Cơ quan chức năng còn thu giữ thêm 150 lít dung dịch đã pha sẵn chứa 6-BAP, sẵn sàng tiếp tục đưa vào sản xuất.

    Trước đó, vào cuối năm 2024, Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an tỉnh Đắk Lắk cũng phát hiện một loạt cơ sở sử dụng thứ mà giới sản xuất gọi là “nước kẹo” – thực chất là 6-BAP – để sản xuất giá đỗ với sản lượng lên tới 2.900 tấn/năm, tức 8–10 tấn mỗi ngày. Nghiêm trọng hơn, có cơ sở cung cấp mỗi ngày khoảng 350 – 400 kg giá đỗ loại này cho hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh – khiến người tiêu dùng càng thêm hoang mang về độ an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng hiện nay.

    Cùng thời điểm, Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bị can Nguyễn Văn Tân (42 tuổi) do sản xuất trái phép hơn 60 tấn giá đỗ chứa hóa chất cấm. Tại Quảng Ngãi, hai bị can khác cũng bị khởi tố vì hành vi tương tự, còn tại Đà Nẵng, một cơ sở sản xuất giá đỗ bị đình chỉ vì dùng hóa chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm.

    6-BAP là một cytokinin tổng hợp, được dùng phổ biến trong ngành nông nghiệp để kích thích phân chia tế bào và thúc đẩy sự phát triển của cây. PGS. TS Lâm Vĩnh Niên – Trưởng khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo, chất này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người nếu đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Theo ông Niên, việc lạm dụng 6-BAP có thể gây rối loạn nội tiết, tổn thương gan, thận, thậm chí làm tăng nguy cơ phát triển tế bào bất thường, dẫn tới ung thư nếu tích lũy lâu dài.

    Giá đỗ ngâm, tưới “nước kẹo” thân đều, mập, không có rễ hoặc rễ ngắn, màu trắng bóng.

    Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí An toàn thực phẩm Trung Quốc cho thấy, chuột thí nghiệm khi ăn phải 6-BAP liều cao thời gian dài đã xuất hiện các biến đổi mô và tổn thương gan rõ rệt. Dù chưa có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ trên người nhưng các bằng chứng về độc tính tích lũy của 6-BAP là đủ để khiến nhiều quốc gia như Mỹ, EU, Nhật Bản cấm tuyệt đối việc sử dụng chất này trong thực phẩm.

    Điều đáng nói là người tiêu dùng rất dễ bị đánh lừa bởi hình thức bắt mắt của loại giá đỗ được ngâm hóa chất. Do tác dụng của 6-BAP, giá đỗ thường mập, trắng, thân thẳng tắp, không rễ và rất ít dập nát – trái ngược hoàn toàn với giá đỗ truyền thống vốn có thân nhỏ, màu hơi ngà, rễ dài, dễ héo và thường không đồng đều. Chính vẻ ngoài “hoàn hảo” này khiến nhiều người lầm tưởng đó là hàng sạch, trong khi thực tế lại đang tiêu thụ những sản phẩm có thể gây hại lâu dài cho sức khỏe bản thân và gia đình.

    Theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Môi trường, 6-BAP không được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm. Việc đưa chất này vào sản xuất giá đỗ là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) nếu gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy vậy, theo chuyên gia, mức xử phạt hiện tại vẫn còn nhẹ tay, chưa đủ sức răn đe.

    Trong bối cảnh này, việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của người tiêu dùng. Hãy ưu tiên mua giá đỗ tại những cửa hàng uy tín, kiểm tra kỹ nguồn gốc sản phẩm và tuyệt đối không nên ham rẻ, chọn những mẻ giá quá trắng, quá mập, không rễ.

    Nếu có điều kiện, người dân nên tự làm giá đỗ tại nhà bằng phương pháp truyền thống với hũ nhựa và khăn sạch – chỉ mất 3–4 ngày để có giá đỗ an toàn cho bữa ăn gia đình. Đằng sau vẻ ngoài mập mạp, trắng trẻo của giá đỗ công nghiệp là một mối nguy đang từng ngày gặm nhấm sức khỏe người Việt.

    Một sự tiện lợi, một cái nhìn hời hợt, có thể đánh đổi bằng sự tích lũy hóa chất trong cơ thể qua từng bữa ăn. Sức khỏe là thứ không thể mua lại bằng tiền – đừng để những mớ giá rẻ khiến bạn và gia đình phải trả giá bằng chính tính mạng.

    Thanh Hiền
    https://vietq.vn/gia-do-sieu-map-nho-hoa-chat-am-tham-dau-doc-nguoi-tieu-dung-d233717.html

    Nguy hiểm tính mạng khi sử dụng sản phẩm giảm cân thiếu cơ sở khoa học, chứa chất cấm

    Theo các bác sĩ, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thực phẩm chức năng hay trà giảm cân có thể giúp giảm cân an toàn bởi nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, nguy cơ chứa chất cấm gây hại sức khỏe.

    Nhu cầu giảm cân nhanh chóng, dễ dàng khiến nhiều người tìm đến các sản phẩm như trà hay thực phẩm chức năng với hy vọng loại bỏ mỡ thừa mà không cần thay đổi lối sống hay tập luyện. Tuy nhiên, không ít mặt hàng tiềm ẩn rủi ro nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

    Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), các bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các ca cấp cứu liên quan đến thuốc giảm cân chứa chất cấm. Điển hình là trường hợp anh N.V.V (27 tuổi, Thanh Hóa), nhập viện trong tình trạng suy thận, rối loạn tri giác và tổn thương não, mờ mắt.

    Theo người nhà, anh V. đã sử dụng sản phẩm giảm cân mua trên mạng. Kết quả xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia cho thấy sản phẩm này chứa sibutramine – chất bị cấm lưu hành do nguy cơ gây hại.

    Tương tự, tháng 3 vừa qua, một nữ bệnh nhân được đưa vào Trung tâm trong tình trạng bất tỉnh, không đáp ứng kích thích. Kết quả chụp não ghi nhận tổn thương vùng đồi thị hai bên do sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân chứa sibutramine không rõ nguồn gốc mua qua TikTok.

    Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết sản phẩm mà nữ bệnh nhân sử dụng có bao bì ghi chữ nước ngoài, không có nhãn phụ tiếng Việt, quảng cáo “giảm 7kg trong 7 ngày”. Kết quả xét nghiệm xác nhận sản phẩm chứa sibutramine – chất kích thích hệ thần kinh, làm tăng tiêu thụ năng lượng nhưng gây tổn hại nghiêm trọng đến tim mạch và não.


    Các sản phẩm giảm cân tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, cựu nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope (Mỹ), vấn nạn sản phẩm giảm cân chứa chất cấm không phải mới mà đã kéo dài nhiều năm. Người bán hàng đánh vào tâm lý muốn giảm cân nhanh chóng mà không cần ăn kiêng hay tập luyện.

    Những lời quảng cáo hấp dẫn như “giảm 1-4kg trong 14 ngày”, “không gây mệt mỏi” hay “không cần tập thể dục” khiến nhiều người dễ dàng tin tưởng. Tuy nhiên, các sản phẩm như trà giảm cân, bột giảm cân hay viên uống thường bị “lén trộn” các chất nguy hiểm như sibutramine và phenolphthalein.

    Sibutramine từng được sử dụng trong điều trị béo phì nhưng đã bị cấm lưu hành từ tháng 10/2010 do nguy cơ gây tăng huyết áp, nhịp tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch, đặc biệt ở những người có tiền sử bệnh lý. Chất này còn có thể tương tác với các loại thuốc khác, dẫn đến nguy cơ tử vong.

    Phenolphthalein được dùng trong thuốc trị táo bón, cũng bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấm từ năm 1999 do nghi ngờ gây ung thư. Theo FDA, hiện không có loại thuốc nào tại Mỹ sử dụng phenolphthalein trong thành phần hoạt tính.

    Một ví dụ nổi bật là sản phẩm “Trà giảm cân thảo dược Golean Detox” bị phát hiện chứa sibutramine và phenolphthalein vào năm 2019. Những sản phẩm này thường được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội, tận dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để trục lợi.

    Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả và thường chứa hóa chất

    Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ nhấn mạnh: “Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh thực phẩm chức năng hay trà giảm cân có thể giúp giảm cân an toàn mà không cần kết hợp chế độ ăn kiêng và tập luyện. Giảm cân là một quá trình đòi hỏi thời gian, kiên trì và lối sống lành mạnh”.

    Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cảnh báo, phần lớn các sản phẩm giảm cân bán trên mạng chứa nhiều thành phần tân dược bị che giấu, không công khai, tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng.

    Caffeine, green tea extract hay chiết xuất trà xanh cũng được quảng cáo đốt mỡ. Dù caffeine giúp cơ thể tỉnh táo, thúc đẩy trao đổi chất, nhưng nếu lạm dụng dễ gây tăng nhịp tim, lo âu, rối loạn giấc ngủ. Green tea extract cung cấp chất chống oxy hóa, hỗ trợ quá trình đốt mỡ nhưng chỉ khi kết hợp chặt chẽ cùng ăn uống và vận động, hiệu quả trên thực tế không quá nổi trội.

    Các hoạt chất garcinia cambogia (chiết xuất quả họ măng cụt, hình bí ngô nhỏ màu xanh) và raspberry ketones (ketone mâm xôi) thường được gắn mác “giảm cơn thèm ăn”, “ức chế hấp thụ mỡ” nhưng bằng chứng khoa học còn đang tranh cãi. Một khảo sát của NIH (Viện Y tế Quốc gia Mỹ) năm 2021 chỉ ra, phần lớn lợi ích giảm cân từ các hợp chất này chưa được xác thực rõ ràng qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng.

    Nhiều sản phẩm còn chứa hydroxycut – một hỗn hợp caffeine, chiết xuất thảo dược, từng bị FDA yêu cầu thu hồi một số phiên bản vì gây hại gan. Orlistat, một chất ức chế hấp thu mỡ được cấp phép, cũng có mặt ở một số viên uống “xách tay”, có thể gây rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng nếu dùng không đúng chỉ dẫn.

    Cùng quan điểm, huấn luyện viên sức khỏe Phan Thái Tân, cho biết những lời quảng cáo “Đốt mỡ thần tốc”, “giảm 3-5 kg chỉ sau vài ngày”, “tan mỡ không cần tập luyện”… thường đồng nghĩa với việc sản phẩm có chất kích thích, lợi tiểu hoặc dược chất cấm đều đã bị FDA và Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo vì tác động nguy hiểm đến tim mạch, gan, hệ thần kinh.

    Cơ chế thường gặp là gây lợi tiểu liên tục, giảm hấp thụ thức ăn, ức chế cảm giác đói, làm giảm lượng chất béo và tinh bột hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, không ít người dùng đối mặt các biến chứng như viêm gan, suy gan cấp, mất nước, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết thậm chí tử vong do biến chứng nặng.

    Nhiều sản phẩm “giả dạng” thực phẩm chức năng đẹp da, collagen, tảo xoắn, cũng bị pha trộn chất kích thích, lợi tiểu hoặc phụ gia tác dụng đến hệ thần kinh. Đặc biệt, việc giảm cân cấp tốc ở nữ giới còn kéo theo hàng loạt hệ lụy như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, suy giảm sức khỏe tâm thần, teo nhỏ dạ dày, nguy cơ hình thành chứng biếng ăn mạn tính.

    Một nghiên cứu công bố trên Tạp chí British Medical Journal năm 2020 ghi nhận, giảm cân quá nhanh có thể làm rối loạn chuyển hóa và gây tổn thương gan ở 17% trường hợp sử dụng các sản phẩm giảm cân không kiểm soát.

    Những dấu hiệu nhận biết sản phẩm giảm cân không an toàn bao gồm: Không có số công bố hợp pháp, quảng cáo chủ yếu trên mạng xã hội qua cá nhân, người nổi tiếng mà không dẫn chứng khoa học, bao bì không rõ nơi sản xuất, thường ghép tiếng Hàn – Nhật – Anh nhưng không công khai đơn vị chịu trách nhiệm pháp lý.

    Thực tế, không có phương thuốc nào có thể thay thế cho chế độ dinh dưỡng cân bằng và lối sống khoa học trong kiểm soát cân nặng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, giảm cân an toàn cần tiến hành từng bước, tối đa 0,5-1 kg/tuần, trung bình giảm 8-10% trọng lượng cơ thể sau 6 tháng. Đây là mức giảm giúp duy trì sức khỏe tổng thể, hạn chế nguy cơ tăng cân trở lại.

    Cốt lõi của giảm cân bền vững là kiểm soát chặt chẽ năng lượng nạp vào – tiêu hao. Nghĩa là lượng calo tiêu thụ phải lớn hơn calo hấp thụ, đồng thời cân đối ba nhóm chất – đạm, béo, tinh bột. Uống đủ nước, tránh ăn vặt tùy tiện, hạn chế thức ăn giàu chất béo, đường là yếu tố then chốt. Tập thể dục góp phần tăng tốc độ đốt mỡ, hỗ trợ sức khỏe tim mạch và tinh thần.

    Ngoài ra, trạng thái tâm lý cũng ảnh hưởng lớn đến kiểm soát cân nặng. Một nghiên cứu của Harvard năm 2022 chỉ ra, việc duy trì tinh thần tích cực có thể tăng khả năng giảm cân thành công lên 28%. Những kỹ thuật quản lý căng thẳng như thiền, yoga, hoặc hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp rất hữu ích trong giảm cân lâu dài.

    Với người mắc béo phì nguy cơ, can thiệp y tế – điều trị dinh dưỡng, sử dụng thuốc kê đơn hoặc thậm chí phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày, chỉ nên áp dụng dưới giám sát chặt chẽ của chuyên gia.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/cai-gia-dat-do-cua-viec-su-dung-san-pham-giam-can-thieu-co-so-khoa-hoc-chua-chat-cam-d233715.html

    Nguy cơ gãy xương do lạm dụng kem chống nắng, những lưu ý an toàn theo tiêu chuẩn

    Theo các bác sĩ, việc lạm dụng kem chống nắng có thể gây ra tình trạng thiếu vitamin D đẩy nhanh quá trình yếu xương và gây ra chứng loãng xương nghiêm trọng.

    Gãy xương do lạm dụng kem chống nắng

    Các bác sĩ tại Bệnh viện Y học cổ truyền XinDu, Thành Đô, Trung Quốc vừa báo cáo về trường hợp bất thường của một bệnh nhân tại địa phương. Người phụ nữ giấu tên, 48 tuổi bị gãy xương chỉ vì nằm lăn lộn trên giường.

    Theo Tiến sĩ Long Shuang, các xét nghiệm được thực hiện tại bệnh viện cho thấy nồng độ vitamin D trong cơ thể của người phụ nữ cực kỳ thấp. Điều này đẩy nhanh quá trình yếu xương và gây ra chứng loãng xương nghiêm trọng. Vì vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi, duy trì sức khỏe của xương. Thiếu hụt vitamin D kéo dài sẽ làm xương yếu, giòn và dễ gãy, thậm chí chỉ cần một động tác nhẹ như trở mình trong giấc ngủ cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

    Các cuộc nghiên cứu sâu hơn cho thấy bệnh nhân tránh ánh nắng mặt trời từ khi còn nhỏ, hiếm khi mặc quần áo ngắn và luôn thoa kem chống nắng khi ra ngoài. Trường hợp của nữ bệnh nhân như một lời cảnh báo cho những người lạm dụng kem chống nắng quá mức.

    “Không hiếm người bôi kem, mặc quần áo che toàn bộ cơ thể từ đầu đến chân để bảo vệ bản thân khỏi ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, điều này thực sự không lành mạnh”, Jiang Xiaobing, Giám đốc Khoa phẫu thuật chỉnh hình cột sống tại Bệnh viện trực thuộc thứ hai của Đại học Y Quảng Châu cho biết.


    Nên sử dụng kem chống nắng an toàn để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Ảnh minh họa

    Ông còn nói thêm tất cả các xương trong cơ thể con người đều được tái tạo sau mỗi 10 năm. Tuy nhiên từ tuổi 30, chúng ta bắt đầu mất dần khối lượng xương với tốc độ 0,5 – 1%/năm. Việc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và thiếu vitamin D đều cản trở quá trình cung cấp thêm canxi, dẫn đến lượng canxi hấp thụ thấp.

    Mặc dù kem chống nắng và các phương pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời có những ưu điểm như giúp giảm nguy cơ ung thư da. Thế nhưng, một số người lại lạm dụng quá mức khiến bản thân gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Ánh sáng mặt trời rất quan trọng trong việc giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chất rất cần thiết cho xương chắc khỏe và cải thiện quá trình hấp thụ canxi. Việc tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch và sức khỏe của xương.

    Ở người trung niên, việc thiếu hụt vitamin D kéo dài có thể gây ra loãng xương, dẫn đến đau xương và yếu cơ. Tình trạng này dẫn đến quá trình khoáng hóa xương, khiến xương bị suy yến, mềm, dễ biến dạng và gãy hơn.

    Vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tâm trí. Sự thiếu hụt loại vitamin thiết yếu này dẫn đến các rối loạn tâm trạng, bao gồm trầm cảm và lo âu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ vitamin D thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tâm trạng.

    Làm gì để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể?

    Tia UVB trong ánh sáng mặt trời tổng hợp vitamin D ở da, giúp cho xương chắc và khoẻ mạnh. Kem chống nắng ngăn tia cực tím tiếp xúc với da nên nhiều người sợ sẽ ảnh hưởng đến việc tổng hợp vitamin D. Do đó để cung cấp đủ loại vitamin này cần duy trì hàm lượng vitamin D tối ưu, phải tìm được sự cân bằng phù hợp giữa khả năng chống nắng và tổng hợp vitamin D.

    Để đạt được điều này, nên chọn loại kem chống nắng phù hợp với loại da của mình. Ví dụ, làn da trắng sẽ yêu cầu bảo vệ cao hơn làn da sẫm màu. Ngoài ra, nên ưu tiên các loại kem chống nắng phổ rộng, chống được cả tia UVA và UVB.

    Khi dùng kem chống nắng, vẫn có thể dành ít thời gian để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Thường 10-15 phút mỗi ngày (hoặc tùy theo tình hình địa phương và loại da) là đủ để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Khi đi du lịch, tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính. Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.

    Ngoài ra nên lưu ý khi lựa chọn kem chống nắng, PGS.TS Phạm Văn Nho, nguyên Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, ngoài việc dựa theo chỉ số SPF, PA, thì điều quan trọng nhất cần lưu ý đó là chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Nên có các biện pháp bảo vệ da vào những ngày có chỉ số UV cao. Chỉ số UV thường được cơ quan khí tượng đo và thông báo cho toàn dân. Khi chỉ số này đạt từ 10 trở lên, nghĩa là mức độ bức xạ đang rất lớn, nên tránh ra ngoài trời.

    Nếu gặp khó khăn trong việc tổng hợp đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hãy bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá mỡ như cá hồi, cá thu, sữa, trứng… Nếu lo lắng về mức vitamin D trong cơ thể, hãy thăm khám bác sĩ dinh dưỡng để được kiểm tra và tư vấn bổ sung vitamin D theo đúng liều lượng và cách dùng phù hợp.

    Các quy định của FDA về kem chống nắng

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các sản phẩm chống nắng để đảm bảo chúng an toàn và hiệu quả khi sử dụng công cộng. Các quy định nghiêm ngặt của FDA là nền tảng trong việc duy trì chất lượng kem chống nắng và sự an toàn cho người tiêu dùng. FDA phân loại kem chống nắng là thuốc không kê đơn (OTC), có nghĩa là chúng phải tuân thủ các quy định cụ thể về thành phần, ghi nhãn và tuyên bố tiếp thị.

    Một trong những yêu cầu quan trọng là kem chống nắng phải được kiểm tra Hệ số chống nắng (SPF) và khả năng bảo vệ phổ rộng. FDA cũng yêu cầu tất cả các loại kem chống nắng phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để xác minh những tuyên bố này trước khi chúng có thể được đưa ra thị trường. Ngoài ra, FDA còn đưa ra hướng dẫn về ghi nhãn sản phẩm chống nắng. Điều này bao gồm hướng dẫn sử dụng, cảnh báo ung thư da và thông tin về khả năng chống nước.

    FDA yêu cầu tất cả các loại kem chống nắng đều phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để xác định Hệ số chống nắng (SPF). Chỉ số SPF này phải được dán nhãn rõ ràng trên sản phẩm, cho biết mức độ bảo vệ mà kem chống nắng mang lại chống lại tia UVB. Quá trình thử nghiệm đảm bảo rằng tuyên bố về SPF là chính xác và đáng tin cậy. FDA yêu cầu kem chống nắng phải vượt qua một cuộc kiểm tra cho thấy chúng có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB.

    Kem chống nắng được cho là có khả năng chống nước phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra và ghi nhãn của FDA. Quá trình kiểm tra nghiêm ngặt này đảm bảo khả năng bảo vệ đáng tin cậy trong các hoạt động dưới nước. Các sản phẩm này được thử nghiệm để xác định xem chúng duy trì khả năng bảo vệ SPF trong bao lâu khi người dùng bơi lội hoặc đổ mồ hôi. Dựa trên kết quả, sản phẩm có thể được dán nhãn là “Chống nước (40 phút)” hoặc “Chống nước (80 phút)”.

    FDA cũng quản lý các thành phần được sử dụng trong công thức kem chống nắng. Mỗi thành phần hoạt chất phải được phê duyệt và được coi là an toàn khi sử dụng. Ví dụ, các thành phần như oxit kẽm và avobenzone thường được sử dụng vì chúng đã được FDA nghiên cứu và phê duyệt rộng rãi về tính an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ da khỏi tia UV.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/ngu-co-gay-xuong-do-lam-dung-kem-chong-nang-nhung-luu-y-an-toan-d233629.html

    Ngủ trong ô tô bật điều hòa: Hành động có thể ảnh hưởng đến tính mạng

    Nhiều người cho rằng việc ngủ trong ô tô bật điều hòa, đóng kín cửa là chuyện bình thường, nhất là trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, tuy nhiên, đây là hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến ngạt khí, ngộ độc carbon monoxide (CO) và tử vong.

    Khi thời tiết bước vào mùa hè khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời nhiều nơi vượt ngưỡng 40 độ C, việc lái xe trong điều kiện nắng gắt khiến tài xế mệt mỏi, căng thẳng, dễ mất tập trung. Không ít người chọn cách đỗ xe ở nơi râm mát, bật điều hòa, chợp mắt nghỉ ngơi, thậm chí ngủ qua đêm.

    Tuy nhiên, theo PGS. TS Đàm Hoàng Phúc (Đại học Bách khoa Hà Nội), hành động này tiềm ẩn rủi ro chết người. Động cơ ô tô khi hoạt động tạo ra khí thải, trong đó có carbon monoxide – loại khí không màu, không mùi nhưng cực độc. Khi xe đỗ tại nơi kín gió, máy vẫn nổ để duy trì điều hòa, khí CO dễ tích tụ quanh xe và rò rỉ vào khoang lái. Chỉ cần hít phải lượng CO đủ lớn, người trong xe có thể rơi vào trạng thái mê man, ngạt thở và tử vong trong vô thức.

    Dù ô tô thiết kế có các khe thông khí nhưng khi đỗ tại chỗ và đóng kín cửa, không khí không thể lưu thông hiệu quả. Lượng oxy trong xe sẽ giảm dần khi động cơ hút khí để duy trì vận hành, trong khi CO và CO2 ngày càng tích tụ. Mở hé cửa kính cũng không giúp cải thiện tình hình nếu xe đỗ trong không gian kín, vì khí độc vẫn không thoát ra ngoài.


    Việc ngủ trên xe là hành động nhiều tài xế đã làm nhưng ít biết về mức độ nguy hiểm của nó. (Ảnh minh họa).

    Một người trưởng thành cần khoảng 1m³ không khí mỗi giờ. Trong không gian chật hẹp như xe hơi, nếu đóng kín cửa, chỉ sau khoảng hai giờ, lượng oxy sẽ xuống thấp đến mức nguy hiểm. Khi tỉnh táo, người ta có thể nhận biết cảm giác ngột ngạt và phản ứng kịp thời bằng cách mở cửa hoặc chuyển sang lấy gió ngoài. Nhưng khi ngủ, phản xạ gần như bằng không, khiến cơ thể dần rơi vào trạng thái mất ý thức mà không thể tự cứu.

    Nhiều mẫu xe hiện đại có tính năng tự động chuyển từ chế độ lấy gió trong sang lấy gió ngoài sau một thời gian để tăng cường oxy. Tuy nhiên, khi xe dừng tại chỗ, không khí xung quanh chỉ toàn khí thải từ ống xả, nên việc lấy gió ngoài lúc này cũng không đem lại dưỡng khí cần thiết.

    Việc ngủ trong ô tô bật điều hòa khi xe đang đỗ hoàn toàn khác với lúc đang lái. Khi đang điều khiển xe, tài xế có thể cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ, chất lượng không khí và kịp thời điều chỉnh. Nhưng khi ngủ, đặc biệt là trong không gian đóng kín, cơ thể không phát tín hiệu cảnh báo, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà nhiều người không ngờ tới.

    Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài tại miền Bắc, với nền nhiệt có nơi chạm mốc 40 độ C, các bác sĩ khuyến cáo tài xế chỉ nên ngủ trong xe trong trường hợp bất khả kháng và phải cài báo thức để tránh ngủ sâu. Tốt nhất nên tìm khu vực nghỉ ngơi có mái che, rời khỏi xe để đảm bảo an toàn. Nếu buộc phải ngủ trên xe nên mở hé cửa kính, chọn nơi thoáng gió, đỗ xe ở nơi râm mát và tuyệt đối không để máy nổ liên tục.

    Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần lưu ý không để quên trẻ em trong ô tô, dù chỉ trong vài phút. Trẻ nhỏ dễ bị tăng thân nhiệt, thiếu oxy và ngạt khí nhanh chóng. Trong trường hợp nghi ngờ có người bị ngộ độc CO cần lập tức mở cửa xe, đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/ngu-trong-o-to-bat-dieu-hoa–hanh-dong-co-the-lay-di-mang-song-d233664.html

    Hướng tới xây dựng tiêu chuẩn cho thị trường tín chỉ carbon

    Hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Việt Nam đang đẩy mạnh xây dựng thị trường tín chỉ carbon trong nước.

    Tín chỉ carbon là loại “hàng hóa” cốt lõi, đòi hỏi phải có hệ thống tiêu chuẩn, cơ chế vận hành và hành lang pháp lý chặt chẽ. Theo lộ trình, từ tháng 6/2025, Việt Nam sẽ bắt đầu giai đoạn thí điểm thị trường carbon kéo dài đến năm 2028. Trong giai đoạn này, tín chỉ carbon sẽ đóng vai trò là loại hàng hóa chủ đạo, được giao dịch trên nền tảng sàn giao dịch do nhà nước quản lý.

    Hiện Việt Nam chấp thuận ba loại tín chỉ carbon được lưu hành gồm: tín chỉ thu được từ các chương trình, dự án theo tiêu chuẩn của Việt Nam; tín chỉ theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris do Liên Hợp quốc điều phối; và tín chỉ từ các cơ chế hợp tác quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như Cơ chế Phát triển sạch (CDM) và Cơ chế Tín chỉ chung Việt Nam – Nhật Bản (JCM). Trong đó, các cơ chế CDM và JCM từng được triển khai nhiều năm tại Việt Nam sẽ là nền tảng quan trọng để phát triển nguồn cung trong giai đoạn đầu của thị trường.

    Trên thị trường quốc tế, CDM đang chững lại, còn JCM chưa có giá trị thương mại mà chỉ phân chia quyền sở hữu giữa chính phủ và doanh nghiệp hai bên. Tuy nhiên, Việt Nam có kinh nghiệm nhiều năm trong triển khai các cơ chế này, đây sẽ là lợi thế khi thị trường nội địa đi vào vận hành.

    Với cơ chế Điều 6 của Thỏa thuận Paris, Việt Nam đang xúc tiến hợp tác với các quốc gia như Singapore để triển khai các dự án thí điểm trong lúc chờ đợi hướng dẫn cụ thể từ Liên Hợp quốc.

    Tín chỉ carbon là loại “hàng hóa” cốt lõi, đòi hỏi phải có hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ.

    Song song với việc hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng bộ tiêu chuẩn tín chỉ carbon riêng của Việt Nam.

    Đây là cơ sở để các chương trình, dự án giảm phát thải có thể đăng ký, được thẩm định và cấp tín chỉ theo chuẩn quốc gia. Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 06/2022/NĐ-CP đã đưa ra toàn bộ quy trình tạo tín chỉ, từ việc đề xuất phương pháp luận, xây dựng dự án, đăng ký, đến đề xuất cấp tín chỉ. Theo cơ chế này, các bộ chuyên ngành sẽ là đơn vị phê duyệt và cấp tín chỉ cho các dự án trong lĩnh vực quản lý của mình, đảm bảo tính chuyên môn và sát thực tế.

    Thực tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc triển khai các dự án tạo tín chỉ carbon theo chuẩn quốc tế. Tính đến tháng 3/2025, cả nước đã có 274 dự án được đăng ký theo cơ chế CDM, 45 dự án theo tiêu chuẩn VCS và 58 dự án theo tiêu chuẩn GS, bên cạnh một số dự án khác.

    Một số chương trình tiêu biểu như ERPA tại vùng Bắc Trung Bộ hay LEAF tại Tây Nguyên – Nam Trung Bộ đang trong quá trình triển khai hoặc đàm phán với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, phần lớn tín chỉ từ các chương trình này vẫn được tính vào mục tiêu quốc gia, chưa thực sự tham gia thị trường tự do, do đó tính thương mại hóa còn hạn chế.

    Một trong những thách thức lớn hiện nay là tính phức tạp và yêu cầu kỹ thuật cao của quá trình phát triển dự án tín chỉ carbon. Theo chia sẻ từ đại diện Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành Lâm nghiệp mất hơn 10 năm chuẩn bị cho dự án ERPA, từ việc triển khai các biện pháp giảm phát thải cho đến hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật.

    Doanh nghiệp tư nhân cũng gặp nhiều khó khăn, như trường hợp của Công ty CP Thành Thành Công, Biên Hòa khi phát triển dự án theo Tiêu chuẩn Verra, mất gần ba năm để có thể phát hành tín chỉ đầu tiên.

    Nhiều doanh nghiệp trong các ngành sản xuất trọng điểm như lúa gạo, thực phẩm, chăn nuôi và quản lý chất thải bày tỏ mong muốn tham gia thị trường, nhưng đều gặp trở ngại lớn về nhân lực có chuyên môn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe.

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc tham gia thị trường carbon không chỉ là yêu cầu về trách nhiệm môi trường mà còn là điều kiện để hàng hóa Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là khi Liên minh châu Âu đang triển khai Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon (CBAM) áp dụng cho các mặt hàng phát thải cao như thép, xi măng và điện.

    Để hỗ trợ doanh nghiệp, dự thảo sửa đổi Nghị định 06 đề xuất tăng tỷ lệ tín chỉ carbon được phép bù trừ cho hạn ngạch phát thải, khuyến khích các dự án giảm phát thải từ bảo vệ và phát triển rừng, tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo.

    Cũng theo dự thảo Nghị định, Việt Nam sẽ xây dựng hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon, là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để giám sát, cấp phép và giao dịch hai loại tài sản này trên thị trường.

    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh tính kỹ thuật cao và nhiều biến động của chính sách thị trường carbon, đồng thời đề nghị phải tạo cơ chế linh hoạt để doanh nghiệp có thể thí điểm, từ đó cơ quan quản lý hoàn thiện dần quy định pháp lý.

    Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng yêu cầu bổ sung quy định về phân cấp trong xây dựng, ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời đảm bảo tính công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các đối tác quốc tế về dữ liệu phát thải và tín chỉ carbon.

    Về bản chất, tín chỉ carbon là một loại tài sản được giao dịch trên thị trường, đại diện cho quyền phát thải một tấn CO₂ hoặc khí nhà kính tương đương. Trên thị trường quốc tế, tín chỉ theo Điều 6.2 của Thỏa thuận Paris có giá trị cao nhất, trong khi các tín chỉ tự nguyện có mức giá dao động từ 0,25 đến 30 USD/tín chỉ, tùy theo tiêu chuẩn và lợi ích môi trường đi kèm.

    Một số loại tín chỉ quý hiếm như tín chỉ về bảo tồn biển, đa dạng sinh học có thể đạt mức giá cao hơn. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, việc lạm dụng tín chỉ để bù trừ hạn ngạch có thể làm chậm quá trình giảm phát thải thực tế của doanh nghiệp và quốc gia.

    Trong dài hạn, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Không chỉ giúp đạt được các mục tiêu giảm phát thải trong nước, thị trường này còn tạo động lực chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư vào công nghệ sạch và thu hút nguồn vốn quốc tế.

    Thị trường tín chỉ carbon cũng sẽ là công cụ quan trọng để Việt Nam thực hiện cam kết tại COP26, góp phần nâng cao uy tín quốc tế và năng lực cạnh tranh thương mại của nền kinh tế.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/tien-toi-xay-dung-tieu-chuan-cho-thi-truong-tin-chi-carbon-d233652.html

    Niềm tin dễ dãi trả giá sức khỏe: Cái bẫy mang tên thực phẩm chức năng “dởm”

    Sự bùng nổ của thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam mang đến nhiều cơ hội cho người tiêu dùng trong việc chăm sóc sức khỏe chủ động, tuy nhiên, ranh giới giữa sử dụng hợp lý và lạm dụng đang ngày càng mờ nhạt khi hàng loạt sản phẩm bị thổi phồng công dụng, quảng cáo sai sự thật, thậm chí là làm giả.

    Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những ngành hàng tiềm năng nhất trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Với sự gia tăng nhận thức về sức khỏe, tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cùng điều kiện kinh tế được cải thiện, người dân ngày càng có xu hướng tìm đến các sản phẩm hỗ trợ, bổ sung thay vì chỉ điều trị khi mắc bệnh.

    Theo số liệu từ Euromonitor, năm 2022, quy mô thị trường TPCN Việt Nam đạt khoảng 2,4 tỷ USD và dự báo tăng trưởng đều đặn 7% mỗi năm trong giai đoạn 2023 – 2028. Với dân số hơn 99 triệu người, trong đó tỷ lệ người cao tuổi đang gia tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, TPCN trở thành “mảnh đất vàng” cho cả nhà sản xuất trong nước lẫn quốc tế.

    Từ hiệu thuốc, siêu thị, trung tâm thương mại đến các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp hàng loạt sản phẩm gắn mác “hỗ trợ gan”, “tăng đề kháng”, “ngừa ung thư”, “trẻ hóa làn da”… đi kèm lời giới thiệu hấp dẫn như thể chỉ cần uống một vài viên mỗi ngày là đủ để duy trì sức khỏe hoàn hảo. Tuy nhiên, chính sự bùng nổ mạnh mẽ và thiếu kiểm soát đó khiến thị trường TPCN sớm bộc lộ nhiều bất cập. Một trong những vấn đề nhức nhối là tình trạng quảng cáo sai sự thật, thổi phồng công dụng.

    Chỉ cần dạo quanh các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp những đoạn livestream, bài viết, video có sự xuất hiện của người nổi tiếng quảng bá sản phẩm như thể đó là “thần dược” chữa được đủ loại bệnh, từ xương khớp đến tiểu đường, thậm chí cả ung thư. Sự nhập nhèm giữa khái niệm “hỗ trợ” và “điều trị” khiến nhiều người tiêu dùng – đặc biệt là người lớn tuổi dễ rơi vào vòng xoáy tin tưởng mù quáng.

    Trong khi đó, các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, nơi quảng cáo TPCN tràn lan lại chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hệ quả là người tiêu dùng trở thành đối tượng bị thao túng niềm tin.

    Không dừng lại ở đó, vấn nạn TPCN giả, nhái, kém chất lượng cũng đang ngày càng lan rộng. Vụ phát hiện gần 12.000 lọ TPCN giả mang nhãn hiệu nước ngoài tại một cơ sở ở Hà Nội mới đây là minh chứng rõ ràng cho thấy thị trường đang tồn tại những lỗ hổng lớn về quản lý.

    Không chỉ TPCN giả, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, không qua kiểm định nhưng vẫn được gắn nhãn ngoại, bán với giá cao và đưa ra thị trường thông qua các kênh phân phối thiếu kiểm soát. Với vỏ bọc hoàn hảo và chiêu trò marketing tinh vi, người tiêu dùng khó lòng phân biệt thật giả, có đảm bảo chất lượng hay không mà chỉ dựa vào lời quảng cáo hoặc đánh giá ảo.


    Thực phẩm chức năng: Ranh giới giữa hợp lý và lạm dụng. (Ảnh minh họa).

    Trả lời trên báo chí, bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết: “Thực phẩm chức năng là cần thiết nếu cơ thể thiếu vi chất hoặc vitamin. Nhưng “phụ thuộc” là khi người ta tin tưởng mù quáng, coi đó là thần dược, dùng mọi lúc mọi nơi, kể cả khi không cần thiết”.

    Theo bác sĩ Phúc, có bốn biểu hiện của lạm dụng: dùng bừa bãi, mua giá quá cao, đặt niềm tin sai lệch và bị quảng cáo dẫn dắt quá mức. Hậu quả là tiền mất, bệnh không khỏi, thậm chí sức khỏe xấu đi. “Tôi gặp nhiều bệnh nhân bỏ ra hàng chục triệu đồng mua thực phẩm chức năng theo lời giới thiệu, trong khi không đủ tiền đi khám bệnh. Kết quả là bệnh vẫn dai dẳng, còn túi tiền thì cạn kiệt”, vị này nói.

    Tuy nhiên, đáng lo ngại là nhiều người đang dùng TPCN như một dạng “thuốc điều trị” mà hoàn toàn không hiểu rõ bản chất hay liều lượng, dẫn đến hệ quả là bỏ điều trị chính thống, trì hoãn khám bệnh, thậm chí bị ảnh hưởng sức khỏe do tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc không được cảnh báo. “Sức khỏe không thể dựa vào niềm tin và sự nhẹ dạ. Nó cần được chăm sóc bằng hiểu biết và kiến thức đúng đắn,” ông Trần Văn Phúc nói.

    Cùng quan điểm, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, việc người tiêu dùng đặt niềm tin mù quáng vào TPCN là hệ quả của tâm lý nôn nóng muốn khỏe nhanh, đẹp nhanh mà không cần nỗ lực. Ông nhấn mạnh: “Thực phẩm chức năng không phải thuốc và không có tác dụng điều trị bệnh. Nếu ai đó nói sản phẩm có thể chữa được ung thư, tiểu đường hay tim mạch, thì đó là sự lừa đảo”.

    Theo ông Nguyễn Duy Thịnh, việc sử dụng TPCN cần được đặt trong bối cảnh tổng thể, kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn và thăm khám y tế định kỳ. Không có bất kỳ sản phẩm nào đủ sức thay thế một lối sống lành mạnh.

    Thực trạng lạm dụng TPCN không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà đang có xu hướng phổ biến ở giới trẻ – những người được cho là tỉnh táo hơn. Từ viên uống giảm cân, trắng da, bổ sung collagen đến sản phẩm tăng cơ, tăng testosterone – tất cả đều được bán tràn lan và sử dụng theo cảm tính. Rất ít người thực sự hiểu rõ thành phần sản phẩm, liều lượng sử dụng hay tương tác với các loại thuốc hoặc thực phẩm khác.

    Không ít trường hợp đã phải nhập viện do ngộ độc, suy gan, thận hoặc rối loạn chuyển hóa sau thời gian dài tự ý sử dụng TPCN không rõ nguồn gốc. Thậm chí, một số sản phẩm còn chứa chất cấm, bị thu hồi ở nước ngoài nhưng vẫn len lỏi vào thị trường nội địa thông qua con đường xách tay hoặc thương mại điện tử.

    Trước thực trạng nói trên, các chuyên gia cho rằng cần có sự vào cuộc mạnh mẽ và đồng bộ hơn từ cơ quan quản lý nhà nước, các nền tảng truyền thông và cả người tiêu dùng. Cơ quan chức năng cần tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, phân phối TPCN; xử lý nghiêm đơn vị quảng cáo sai sự thật, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời, cần có chiến lược truyền thông giáo dục cộng đồng rõ ràng và thường xuyên để nâng cao nhận thức người dân về vai trò, giới hạn và cách sử dụng TPCN an toàn.

    Về phía người tiêu dùng, đã đến lúc cần trang bị cho mình kiến thức tối thiểu về y tế, dinh dưỡng và khả năng sàng lọc thông tin. Đừng đặt cược sức khỏe của mình vào những lời quảng cáo ngọt ngào, không căn cứ. Sự tỉnh táo và hiểu biết là “lá chắn” vững chắc nhất trước một thị trường đang vận hành nhiều mảng tối như hiện nay.

    TPCN nếu sử dụng đúng cách, đúng nhu cầu có thể là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sức khỏe, nhưng khi bị lạm dụng, bị điều khiển bởi quảng cáo sai lệch và lợi ích thương mại, nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi làm tổn thương cả thể chất, tinh thần và ví tiền người tiêu dùng. Sức khỏe không phải là điều có thể mua dễ dàng qua vài cú click chuột, nó đòi hỏi sự hiểu biết, kiên trì và trách nhiệm với chính cơ thể mình.

    Thanh Hiền
    https://vietq.vn/niem-tin-de-dai-tra-gia-suc-khoe-cai-bay-mang-ten-thuc-pham-chuc-nang-dom-d233643.html