22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    Home Blog Page 438

    Bổ sung dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1 vào quy hoạch

    0

    Bộ Xây dựng vừa có ý kiến bổ sung dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1, công suất 160 MWp, địa điểm dự kiến xây dựng tại xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    Để bảo đảm xem xét, quyết định việc bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Công Thương cần lưu ý đánh giá về năng lực tài chính và năng lực đầu tư xây dựng của nhà đầu tư; đồng thời, phân tích về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

    Hồ sơ bổ sung quy hoạch cần được bổ sung thuyết minh phương pháp xác định tổng mức đầu tư của dự án quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để bảo đảm cơ sở pháp lý trong việc thu xếp nguồn vốn, lập kế hoạch vốn đầu tư bảo đảm tính khả thi, tính hiệu quả dự án.

    Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng cần rà soát bổ sung quy hoạch dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1 về tính đặc thù của dự án điện mặt trời nhằm bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các phương án đấu nối điện năng vào lưới điện quốc gia để làm rõ tính khả thi, tính hiệu quả của dự án, bảo đảm đủ điều kiện xem xét, quyết định việc bổ sung dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

    Dự án điện mặt trời Thanh Hóa 1 có công suất 160 MWp. Nhà máy được xây dựng trên khoảng 170 ha đất ở xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa, với tổng số vốn trên 4,3 nghìn tỉ đồng (tương đương 190 triệu USD).

    Chủ đầu tư của dự án nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 là Cty BS Heidelberg Solar GmbH (Cộng hòa liên Bang Đức). Hình thức đầu tư với 100% vốn nước ngoài.

    Khi dự án đi vào hoạt động, chủ đầu tư là Cty BS Heidelberg Solar GmbH trực tiếp quản lý và vận hành.

    Theo Nangluongvietnam.vn

    Ô nhiễm không khí trong nhà do đâu?

    0

    Tác nhân gây ô nhiễm có mặt ở khắp mọi nơi trong căn nhà của bạn. Đó là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Nước hoa, mĩ phẩm; keo xịt tóc; nước đánh bóng đồ dùng trong nhà; chất làm thoáng mát không khí; thuốc diệt côn trùng; v.v…

    Theo tài liệu từ Bộ Môi Trường Ý năm 1991, ô nhiễm không khí trong nhà được định nghĩa là sự ô nhiễm khi “có sự hiện diện của các chất ô nhiễm có tính chất vật lý, hóa học hoặc sinh học trong không khí của các môi trường bị giới hạn, mà các chất này không hiện diện một cách tự nhiên với số lượng lớn trong không khí ngoài trời của hệ sinh thái”

    Nói một các đơn giản, ô nhiễm không khí trong nhà là là sự gia tăng các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học trong ngôi nhà, cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe.

    Ô nhiễm không khí trong nhà là là sự gia tăng các tác nhân vật lí, hóa học, sinh học trong ngôi nhà, cao hơn mức bình thường và có tác động bất lợi đến sức khỏe.

    Chất ô nhiễm sinh học: Nhà bạn có trồng cây cảnh, có nuôi thú cưng? Những vật làm đẹp cho ngôi nhà bạn hay con vật bạn yêu quý lại là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Bào tử, vi khuẩn từ các cây, các con bọ; Khí formandehyt từ những tấm thảm, bàn ăn và phao bọt; Lông của các con vật nuôi.

    Hay các chất thải từ sinh hoạt hằng ngày: Khí ga, mùi thức ăn thoát ra khi nấu nướng; nấm, kí sinh trùng và một số vi khuẩn từ bồn cầu vệ sinh, đồ ăn thừa.

    Làm sao để tránh ô nhiễm không khí trong nhà?

    Vietnamnet cho biết một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí và cách để giữ được bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn:

    Không khí trong nhà bạn sẽ trong lành hơn, nếu bạn không sử dụng những chất khử mùi và những bình xịt thơm. Vì những chất hóa học trong những sản phẩm này càng tăng mức ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

    Không sử dụng các sản phẩm làm sạch có chứa các chất hóa học tổng hợp. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

    Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch không có chất độc hại và những sản phẩm chứa các chất có nguồn gốc tự nhiên.

    Khi làm sạch các vật dụng trong gia đình, bạn nên sử dụng khăn ướt để tránh bụi bay ra từ những vật dụng này và nó sẽ làm ô nhiễm không khí.

    Thảm và rèm cửa trong gia đình bạn thường dễ bắt bụi nhất. Do vậy, bạn nên hút bụi cho chúng ít nhất 1 lần/tuần và thỉnh thoảng bạn cũng nên mang chúng đi giặt.

    Sử dụng máy rửa bát không có clo. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chất clo trong máy rửa bát sẽ kết hợp với nước nóng trong khi rửa bát để tạo thành một loại khí độc hại, làm ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của bạn.

    Bạn nên mua những đồ đạc trong nhà được làm từ gỗ tự nhiên thay cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván ép thường sinh ra chất fomanđêhyt và các chất hóa học độc hại khác sau một thời gian sử dụng.

    Những hạt bụi nhỏ li ti do nấm mốc là nguyên nhân gây ra dị ứng hay bệnh dị ứng. Những loại nấm mốc thường phát triển rất nhanh trong môi trường nóng ẩm. Do vậy, bạn nên giữ độ ẩm trong nhà dưới 60% để tránh nấm mốc phát triển.

    Tránh sử dụng băng phiến, nước hoa và hút thuốc trong nhà của bạn. Vì chúng là những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho căn nhà của bạn.

    Bạn nên để những vật dụng có chứa chất hóa học cách xa nơi sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể tạo một gian cho riêng để cất chúng, như nhà kho hay gara.

    Trồng cây quanh nhà cũng là một giải pháp giúp cho căn nhà của bạn có một không khí trong lành. Bạn nên chọn những loại cây có khả năng xanh tốt quanh năm vì khả năng hấp thụ khí CO2 sẽ được nhiều hơn.

    Hằng ngày bạn cũng nên thỉnh thoảng mở cửa sổ để cho những chất độc hại trong nhà có thể thoát ra ngoài. Ngoài ra, nó cũng giúp bạn tiết kiệm điện vì không phải sử dụng điều hòa.

    Theo moitruong.com.vn

    Không bảo quản đúng cách, nấm tươi có đảm bảo an toàn?

    0

    Hướng dẫn sử dụng ghi bảo quản từ 1-5 độ C nhưng tất cả các loại nấm được bán tại các chợ đều không thực hiện. Việc không bảo quản đúng cách, chất lượng nấm ăn có được đảm bảo an toàn?

    Trên thị trường hiện nay, số lượng nấm do Việt Nam sản xuất rất hạn chế, chủ yếu vẫn là nấm có nguồn gốc từ Trung Quốc với chất lượng không đảm bảo được bán tràn lan với giá rất rẻ.


    Có rất nhiều loại nấm được bán trên thị trường không rõ ràng nguồn gốc.

    Nấm được dùng phổ biến trong chế biến thức ăn chay và các loại lẩu. Để bán được hàng, người bán luôn giới thiệu nguồn gốc sản phẩm của họ là Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc)…

    Tại các chợ dân sinh và chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội, không khó để bắt gặp trên sạp rau quả các mặt hàng nấm được bày bán rất công khai, số lượng không giới hạn, hỏi mua bao nhiêu cũng được các tiểu thương kinh doanh đáp ứng đủ.

    Tuy nhiên, loại nấm nuôi trồng tại Việt Nam được bày bán với số lượng rất ít, mà đa phần là các loại nấm có xuất xứ từ Trung Quốc. Loại nấm này đựng trong túi ni lông không có tên đơn vị nhập khẩu, nhưng nhìn kỹ có thể thấy tiếng Trung Quốc trên bao bì.

    Các loại nấm như: Nấm tuyết, kim châm, đùi gà, nấm sò… được bày bán với khối lượng lớn, đa phần không rõ nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì in chữ Hàn Quốc, Nhật Bản nhưng không được bảo quản lạnh, không có hạn sử dụng.


    Dù trên vỏ bao bì ghi rõ bảo quản ở nhiệt độ từ 1-5 độ C nhưng các loại nấm được bán ở chợ đều để ở nhiệt độ thường trong nhiều ngày.

    Khi hỏi về xuất xứ của các loại nấm, chị Thanh kinh doanh rau củ quả tại chợ Nhổn cho biết, “Muốn mua bao nhiêu cũng được. Chỉ cần gọi điện buổi tối, hôm sau sẽ có người mang hàng. Chúng tôi cũng chẳng quan tâm lắm nấm này trồng ở Trung Quốc hay Việt Nam. Cứ ai chào mua giá rẻ là lấy”.

    Chị Thanh cho biết thêm, tất cả nấm ở đây đều là hàng Trung Quốc hết, kể cả nấm khô, chẳng có chợ nào bán hàng Việt cả. Của Việt Nam chỉ có nấm sò và nấm rơm thôi. Người ta bán buôn xuất thành từng thùng một, mỗi thùng từ 25 -35 gói. Chợ ở đây lấy hàng nghìn gói. Nấm kim châm mua giá buôn tại các chợ đầu mối giá loại 200 gram giá chỉ từ 8.000 đồng túi, lấy về bán ra thị trường 12.000 đồng/gói.

    Chị Nga, chủ xuất buôn các mặt hàng nấm tại chợ đêm Minh Khai cho biết, mấy năm gần đây các mặt hàng nấm kim, đùi gà, nấm sò được bán rất chạy trên thị trường, chị nhập nguồn hàng chủ yếu từ trên cửa khẩu Lạng Sơn về qua một mối buôn trên đó. Còn nguồn gốc của các loại nấm này thì chắc chắc từ Trung Quốc xuất sang còn chất lượng như thế nào thì bản thân chị cũng không rõ chỉ biết người tiêu dùng rất ưu chuộng các mặt hàng nấm này nên chị vẫn nhập hàng về bán.

    Chị cho biết thêm, hiện giá bán lẻ các loại nấm trên thị trường khoảng 60.000 đồng – 90.000 đồng/kg, trong khi đó, giá bán buôn nấm Trung Quốc rất thấp.

    Chẳng hạn 1kg nấm đùi gà Việt Nam có giá 110.000 đồng, trong khi đó 1kg nấm đùi gà Trung Quốc mua tại chợ đầu mối chỉ có giá 50.000 đồng.

    Chị Trần Hoài ở quận Bắc Từ Liêm cho biết, mua ở các chợ lẻ thì khó phân biệt được nấm Việt Nam hay Trung Quốc, Hàn Quốc. Các loại nấm trong siêu thị có thời gian bảo quản từ 8-20 ngày tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe người tiêu dùng.

    Đặc biệt, nấm Trung Quốc có thể để ở nhiệt độ thường tới 10 ngày, có trường hợp nấm Trung Quốc để trong tủ lạnh tới 30 ngày mà vẫn còn tươi.

    Theo Vietq

    Những vấn đề môi trường khi phát triển phong điện

    0

    Từ trước đến nay, với điện gió (phong điện), chúng ta mới chỉ đề cập đến khía cạnh sạch, tái tạo, nhưng ít ai để ý đến vấn đề môi trường trong quá trình sản xuất ra nguồn năng lượng này.

    Đó là môi trường đất, nước, không khí, tiểu khí hậu, tiếng ồn và rung động tần số thấp, vv… Tất nhiên, ảnh hưởng (gây ô nhiễm) của phong điện đến môi trường là không đáng kể, ngoại trừ một số vấn đề dưới đây.

    Môi trường đất: Ở các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Đức trong một trang trại gió, tua bin chiếm khoảng 1% diện tích. Phần 99% diện tích còn lại vẫn có thể sử dụng cho mục đích khác. Móng của tua bin gió có đường kính khoảng 10m và thường nằm sâu dưới mặt đất, cho phép tăng diện tích sử dụng đất đến tận chân tháp gió. Chi phí thuê đất cho 1 tua bin gió ở Mỹ bình quân 3000÷5000 $/năm.

    Mức độ chiếm đất bình quân (m2) của các nguồn điện (tính cho 1 triệu kWh trong 30 năm) như sau: điện địa nhiệt – 404; phong điện – 1067; quang điện công nghệ PV – 364; quang điện công nghệ tháp – 3561; nhiệt điện than – 3642.

    Môi trường nước: Phong điện không sử dụng nước làm mát, không gây ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, ưu thế này sẽ không đáng kể nếu so với các dự án nhiệt điện Duyên Hải của Việt Nam hiện đang được làm mát bằng nước biển.

    Môi trường không khí: Theo lý thuyết, 1 MW phong điện giúp giảm phát thải hàng năm khoảng 1.800 tấn CO2, 9 tấn SOx và 4 tấn NOx. Theo dự tính của Global Wind Energy Council, đến 2050 chương trình phong điện trên toàn thế giới sẽ làm giảm phát thải 1,5 tỷ tấn CO2. Nếu tính hàm lượng bình quân của CO2 trong khí quyển hiện nay khoảng 400 ppm thì lượng 1,5 tỷ tấn CO2 này của toàn thế giới chỉ tương đương 0,07% (tổng khối lượng của khí quyển là 5,1 x 10^18kg).

    Các tua bin gió sẽ “ăn” một phần động năng của luồng không khí chuyển động, làm giảm vận tốc của gió.

    Về tiểu khí hậu: Các tua bin gió sẽ “ăn” một phần động năng của luồng không khí chuyển động, làm giảm vận tốc của gió. Về mặt lý thuyết, việc sử dụng hàng loạt nhiều tua bin gió, việc giảm tốc độ gió sẽ có ảnh hưởng đến các điều kiện khí hậu tại chỗ. Nếu tốc độ gió trung bình giảm đi thì luồng không khí chuyển động đó sẽ bị nung nóng hơn về mùa hè và lạnh hơn về mùa đông. Điều này làm cho khí hậu mang tính lục địa hơn.

    Ngoài ra, khi năng lượng của gió trong không khí bị giảm đi sẽ kéo theo sự thay đổi về độ ẩm trong không khí bao quanh. Việc nghiên cứu về vấn đề tác động này mới chỉ bắt đầu, chưa có các đánh giá định lượng. Tuy nhiên, các số liệu ban đầu đã khẳng định ảnh hưởng của các tua bin gió đến các điều kiện tiểu khí hậu của vùng là không nhỏ như chúng ta dự báo trước đây.

    Theo mô phỏng của Đại học Stendford, các trạm phong điện lớn ngoài khơi có thể làm suy yếu đáng kể các trận bão từ ngoài biển trước khi tràn vào đất liền. Theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, trong vòng 9 năm các trạm phong điện trong đất liền đang làm nhiệt độ cục bộ của mặt đất nóng lên 0,72 độ C. Như vậy, đối với những nơi có trạm phong điện trên đất liền thì sau 100 năm, nhiệt độ không khí sẽ nóng lên 8 độ C.

    Rainer Abbencet – giám đốc hãng “Exxton Mobil” cho rằng phong điện và quang điện không những không thể giúp làm giảm phát thải khí độc hại vào khí quyển, mà còn làm ảnh hưởng đến việc luân chuyển tự do của các luồng không khí và ở các khu vực gần các khu công nghiệp chúng còn cản trở việc phát tán khí thải vào các lớp trên cao của khí quyển.

    Về tiếng ồn: Phong điện sản sinh ra 2 loại tiếng ồn: (i) Tiếng ồn cơ học – phát ra trong quá trình làm việc của các chi tiết cơ khí. Đối với các tua bin mới, tiếng ồn cơ học có thể được khắc phục tương đổi triệt để; (ii) Tiếng ồn khí động học – phát ra trong quá trình tương tác của cánh tua bin với luồng gió. Tiếng ồn này tăng lên rõ rệt khi cánh tua bin quay đến gần thân tháp.

    Theo đánh giá của Công ty AKF (Đan Mạch), chi phí tiếng ồn và ảnh hưởng đến thị giác từ máy phát điện gió ước tính gần 0,0012 Euro/kWh. Đánh giá dựa trên các cuộc phỏng vấn những người sống gần các trang trại gió. Cư dân được hỏi họ sẵn sàng trả bao nhiêu để được thoát khỏi (ở xa) máy phát điện gió.

    Hiện nay, độ ồn của các tua bin gió chỉ được xác định bằng phương pháp tính toán. Việc đo độ ồn trực tiếp không phản ảnh đúng thực tế vì việc tách tiếng ồn của tua bin gió ra khỏi tiếng ồn của gió tại thời điểm hiện nay là không thực hiện được.

    Mức độ ồn của tua bin gió (ở khoảng cách 350m có độ ồn 35÷45 Db) được so sánh với các mức độ ồn khác như sau: tai người có thể chịu đựng – 120 Db; ô tô tải chạy với tốc độ 48km/h cách xa 100m – 65Db; ô tô con chạy tốc độ 64km/h – 55Db; trong phòng làm việc – 60 Db; ở làng quê về ban đêm – 20-40 Db, vv… Ở gần trục cánh quạt của các tua bin gió công suất lớn, độ ồn có thể vượt 100 Db.

    Quy định của các nước về độ ồn tối đa của tua bin gió là 45 Db (vào ban ngày) và 35 Db (ban đêm). Khoảng cách tối thiểu cách nhà ở của dân cư là 300m.

    Các nghiên cứu về hoạt động của các trang trại nông nghiệp nằm trong vùng hoạt động của phong điện cho thấy, các súc vật nuôi có phản ứng sợ hãi do tiếng ồn tạo ra từ các cánh quạt tua bin gió. Các trạm phong điện nằm trong vùng nước cạn gần bờ sẽ làm thay đổi môi trường sống thông thường của chim và cá heo. Vì vậy, Bộ trưởng Kinh tế Đức Clement và Bộ trưởng Môi trường Trittin đã quyết định giảm trợ cấp trong việc xây dựng các trang trại gió. Các hiệp hội môi trường, các nhà khoa học và nông dân đề xuất để thay đổi triệt để các chương trình phát triển năng lượng thay thế.

    Các ảnh hưởng khác:

    Về rung động tần số thấp: Một tua bin gió công suất 1 MW có thể gây ra các rung động tần số thấp (truyền qua nền đất) ở mức có thể làm rung kính cửa trong các tòa nhà nằm cách 60m. Vì vậy, khoảng cách an toàn đến các tòa nhà phải 300m. Ở khoảng cách này, các rung động tần số thấp sẽ không cảm thấy.

    Ảnh hưởng đến radio và TV: Các kết cấu thép của phong điên, đặc biệt là các cánh gió có khả năng làm nhiễu đáng kể các tín hiệu radio và TV. Tua bin gió càng lớn, tín hiệu càng bị nhiễu. Trong một số trường hợp, cần phải cài đặt thêm transponder để giải quyết vấn đề này.

    Cánh quạt có thể gây chết chim: Tính bình quân trên thế giới, cứ 1 MW công suất tua bin khi cánh quạt quay sẽ làm chết 4 con chim/năm. Trong số 10.000 con chim bị sát hại do các hoạt động của con người, chỉ có 1 con do phong điện.

    Phong điện cũng có tác động đáng kể đến hệ động thực vật. Nguồn: World Council for Nature.

    Băng tuyết: Ở các nước ôn đới, về mùa đông, khi độ ẩm cao các cánh quạt của tua bin gió có thể bị đóng băng và băng có thể bị văng ra khi cánh quạt quay. Vì vậy, người ta quy định khoảng cách an toàn để hạn chế rủi ro này là 150m kể từ chân cột. Trong trường hợp các cánh quạt bị đóng băng ít, các đặc tính khí động học của tua bin có thể được cải thiện (giảm ma sát).

    Môi trường cảnh quan: Để cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ của các trạm phong điện, nhiều công ty lớn sử dụng các nhà thiết kế chuyên nghiệp. Các kiến trúc sư cảnh quan cũng được tham gia vào việc thiết kế các dự án mới. Về cơ bản, phong điện không có ảnh hưởng đến du lịch.

    Đèn cảnh báo hàng không được quy định bắt buộc phải lắp ở chiều cao trên 60m. Bóng của các cách quạt khi quay có thể làm rối mắt.

    Theo nangluongvietnam.vn

    RECP: Hàng loạt giải pháp đã được doanh nghiệp áp dụng để giảm chi phí

    0

    Chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong việc vận hành máy móc, thiết bị… doanh nghiệp đã tiết giảm được đáng kể năng lượng, nước… trong quá trình sản xuất nhờ áp dụng RECP (Sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Sản xuất sạch hơn).

    Đó là những giá trị mà một công ty thủy sản tại Cần Thơ đã nhận được khi tham gia dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới khu công nghiệp bền vững”.

    Tham gia dự án, doanh nghiệp đã nhận được những hướng dẫn và tư vấn cụ thể về sử dung hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP) từ chuyên gia của Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC): khảo sát theo quá trình sản xuất để đánh giá sử dụng nguyên vật liệu; xác định các cơ hội tiết kiệm nguyên vật liệu; tiến hành đo đạc năng lượng tiêu thụ điện và nhiệt để xác định tổn thất năng lượng và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu,  nước cũng như sử dụng an toàn hóa chất, quản lý chất thải tối ưu…

    Chỉ bằng những thay đổi nhỏ trong việc vận hành máy móc, thiết bị… doanh nghiệp đã tiết giảm được đáng kể năng lượng, nước… trong quá trình sản xuất.

    Sau quá trình làm việc giữa VNCPC và cán bộ phụ trách của công ty, các dòng tổn thất năng lượng và nước đã được hai bên phân tích nguyên nhân. Từ đó, các giải pháp để khắc phục các dòng tổn thất này đã được đưa ra. Theo đánh giá, hầu hết các giải pháp về SXSH đều có tính khả thi, một số giải pháp có thể thực hiện ngay và đã được công ty triển khai.

    Một số những tổn thất năng lượng điện chủ yếu nằm tại khu vực hệ thống máy nén lạnh như áp suất bình chứa khí ngưng cao, dàn ngưng bị rêu cặn bám bẩn và các máy nén pít tông cũ có hiệu suất thấp. Bên cạnh đó, rò rỉ điện tại khu vực các máy nén cũng là nguyên nhân gây mất an toàn và tổn thất điện.

    Ngay sau đó, công ty đã tiến hành lập kế hoạch định kỳ kiểm tra hệ thống máy nén lạnh, bình ngưng, dàn ngưng để khắc phục; kiểm tra vệ sinh thường xuyên đường dây, nhất trong ngày mưa ẩm; xiết các đầu cốt bị lỏng…

    Đối với hệ thống nước vệ sinh nhà xưởng, tủ đông dù đã sử dụng ống ɸ21, nhưng một số chỗ thiếu trang bị van đầu vòi gây lãng phí nước cũng đã được lắp vòi tăng áp, van đầu vòi để giảm lãng phí.

    Như vậy, SXSH đã giúp doanh nghiệp tiết giảm đáng kể những lãng phí vô tình trong quá trình sản xuất. Đây cũng chính là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

    Theo VNCPC

    Xử lý rác thải sinh học bằng công nghệ thủy nhiệt

    0

    Công nghệ thủy nhiệt không sử dụng hóa chất, không phát thải khí nhà kính; Rác thải sinh hoạt không cần phân loại, rút ngắn thời gian xử lý rác thải hữu cơ…

    Ưu điểm của công nghệ thủy nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt: Không sử dụng các nguồn năng lượng thứ cấp, không sử dụng hóa chất, không phát thải khí nhà kính. Rác thải sinh hoạt không cần phân loại, rút ngắn thời gian xử lý rác thải hữu cơ trong 3h, loại bỏ hết các vi sinh vật gây bệnh. 60% lượng rác thải sinh hoạt sẽ chuyển hóa thành nhiên liệu than chất lượng xấp xỉ than Đồng bằng sông Hồng.

    Rác thải hữu cơ không cần phân loại được đưa trực tiếp vào thiết bị thủy nhiệt bằng cơ cấu cơ khí tự động hoặc. Hơi nước có nhiệt độ và áp suất cao (khoảng 220oC và 2,5Mpa) sẽ phun vào thiết bị thủy nhiệt. Với hơi nước ở nhiệt độ cao và áp suất cao, phần hữu cơ của rác thải sẽ bị tác nhân hơi nước xử lý thủy nhiệt trong thời gian 2h-3h.

    Ưu điểm của công nghệ thủy nhiệt để xử lý rác thải sinh hoạt: Không sử dụng các nguồn năng lượng thứ cấp, không sử dụng hóa chất, không phát thải khí nhà kính.

    Trong quá trình phản ứng thủy nhiệt, hơi nước thừa sẽ được đưa ra ngoài qua thiết bị ngưng tụ và trao đổi nhiệt. Nước ngưng sẽ vào hệ thống xử lý nước thải chung. Sau khi kết thúc phản ứng, tiến hành hạ áp và ly tâm để tách sản phẩm lỏng và rắn.

    Nước tách từ quá trình ly tâm sẽ đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Sản phẩm rắn thu được sau quá trình thủy nhiệt sẽ để khô tự nhiên trong 1 ngày. Sản phẩm thu được sẽ sử dụng 15% để làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất hơi nước. 85% thu được sẽ là nhiên liệu rắn có đặc tính kỹ xấp xỉ than đồng bằng sông Hồng.

    Tại các nước trong khu vực châu Á, do rác thải được phân loại từ đầu nguồn nên công nghệ xử lý rác thải cũng rất khác nhau. Công nghệ thủy nhiệt đã được áp dụng tại các nước như Indonexia, Thượng Hải, Thái Lan và Nhật Bản để xử lý rác thải hữu cơ chưa qua phân loại.

    Trong thời gian 2014-2015, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật bản, nhóm nghiên cứu đã đi thăm quan, tìm hiểu công nghệ các quy trình xử lý rác thải ở trên và nhận thấy mô hình xử ý rác thải tại Jakata Indonesia rất giống với hiện trạng của rác thải Việt Nam.

    Hệ thống xử lý rác thải tại Indonesia có công suất 50 tấn/ngày sử dụng 1 thiết bị thủy nhiệt thể tích 10m3 và sản phẩm của quá trình là than ứng dụng để đốt trong công nghiệp.

    Theo moitruong.com.vn

    Khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời BIM

    0

    Mới đây, tại thôn Quán Thẻ, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn BIM Group cùng đối tác là AC Energy – Công ty thành viên mảng năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala (Philippines) đã tổ chức lễ khởi công dự án Nhà máy điện mặt trời BIM 1 (dự án 18E).

    Nhà máy điện mặt trời BIM 1 (30 MWp) được xây dựng trên diện tích 35 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, được trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại sẽ mang lại hiệu suất cao.

    Nhà máy sẽ đặt hơn 90.000 tấm pin năng lượng mặt trời, khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ cho sản lượng điện hàng năm lên đến 50 triệu kWh.

    Dự kiến Nhà máy điện mặt trời BIM 1 sẽ hòa lưới điện vào quý III/2018. Đây cũng là tiền đề để BIM Group phát triển các dự án điện mặt trời với quy mô lớn hơn, với tổng công suất 330 MW, phát điện trong quý I/2019.

    Mục tiêu ngắn và trung hạn của BIM Group là tới năm 2019 hình thành khu trang trại năng lượng sạch lớn nhất Việt Nam, với quy mô trên 300 MW trên địa bàn Ninh Thuận. Mục tiêu dài hạn là phát triển ít nhất 1.000 MW năng lượng sạch tới năm 2025.

    Với mục tiêu rõ ràng này, BIM Group đã hợp tác cùng AC Energy – Công ty thành viên mảng năng lượng thuộc Tập đoàn Ayala, một trong những tập đoàn lớn nhất tại Philippines nhằm phát triển dự án Nhà máy điện mặt trời BIM 1.

    Dự án sẽ được xây dựng bởi Công ty Conergy, một nhà thầu có 20 năm kinh nghiệm, đã xây dựng trên 300 nhà máy năng lượng mặt trời ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông và châu Á.

    Theo Nangluongvietnam.vn

    Tăng tỷ lệ mắc bệnh nguy hiểm do sử dụng than tổ ong

    0

    Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư có sử dụng bếp than tổ ong.

    Theo số liệu khảo sát Chi cục Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) mới công bố, một ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí Cacbon dioxit (CO2) tương đương vào bầu không khí.

    Có trên 60% số lượng bếp than nằm ở khu vực nội thành, nơi tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng, bán nước trên vỉa hè đem đến nhiều rủi ro đe dọa sức khỏe người dân và môi trường cho khu vực nội đô.

    Theo thống kê, mỗi ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, đồng thời sẽ phát thải 1.870 tấn khí C02 tương đương vào bầu không khí. Điều đó có nghĩa, một ngày bầu không khí Thủ đô phải gánh chịu lượng khí khổng lồ gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và về môi trường.

    Mỗi ngày, 528 tấn than tổ ong “đốt” sức khỏe người Hà Nội. Ảnh minh họa

    Điều đáng nói, trong số này, phần lớn bếp than được các hộ kinh doanh hàng ăn và thực phẩm sử dụng để hạn chế chi phí đầu vào. Kết quả khảo sát đối với 600 hộ dân thuộc tại 3 quận, huyện tham gia thí điểm gồm Ba Đình, Đống Đa, Sóc Sơn cho thấy: Cơ cấu sử dụng bếp than cho việc kinh doanh trên địa bàn quận Ba Đình là 73%, Sóc Sơn là 63%, Đống Đa là 56%.

    Tỷ lệ số lượng bếp than tổ ong cơ cấu theo mục đích sử dụng cũng cho thấy bếp than tổ ong được sử dụng cho mục đích kinh doanh tại 3 quận, huyện trên cũng chiếm 67,8 đến 74,7%.

    Số liệu khảo sát tại từng hộ gia đình, số lượng than được sử dụng trung bình hàng ngày cho việc kinh doanh cũng chiếm đa số Ba Đình là hơn 6kg/ngày, Sóc Sơn là trên 4kg/ngày…

    Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cũng cho biết, toàn thành phố hiện có trên 55.000 bếp than tổ ong đang sử dụng. Đáng chú ý, tại nội thành, số bếp than tổ ong đang sử dụng còn nhiều hơn so với khu vực ngoại thành, tập trung nhiều nhất ở các quận: Ba Đình, Đống Đa, Long Biên, trong đó, riêng quận Ba Đình có trên 8.000 bếp than tổ ong đang sử dụng.

    Than tổ ong dùng để đun nấu có thể gây ra các tác hại không nhỏ đến sức khỏe của mọi người xung quanh. Tỷ lệ người mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư thanh quản, viêm nhiễm đường hô hấp và phổi đang có xu hướng tăng lên trong cộng đồng dân cư có sử dụng bếp than tổ ong.

    Ngoài ra, trong than còn có một số hợp chất hữu cơ phát ra khi đun ở nhiệt độ thấp, gọi là các chất hữu cơ mạch vòng, chất này có khả năng gây bệnh ung thư, đặc biệt, chúng còn phát ra các ôxít kim loại như chì, kẽm… vốn là những chất rất độc cho cơ thể người.

    Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam, ô nhiễm không khí trong nhà là nguyên nhân khiến 45.000 người chết mỗi năm. Sử dụng bếp than tổ ong có thể phát ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cho chính người sử dụng và nhiều người xung quanh, góp phần gây ô nhiễm không khí…

    Căn cứ kết quả khảo sát, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã lựa chọn quận Ba Đình là 1 trong 5 quận, huyện có số lượng bếp than đang sử dụng lớn nhất thành phố tổ chức thí điểm mô hình tuyên truyền tác hại của bếp than tổ ong, đồng thời giới thiệu các mẫu bếp mới thân thiện với môi trường làm cơ sở xây dựng lộ trình, giải pháp hạn chế, tiến tới không sử dụng bếp than tổ ong trên địa bàn.

    Kết quả tuyên truyền cho thấy, trên địa bàn quận Ba Đình nhận thức của người dân về tác hại của bếp than tổ ong bước đầu đã được nâng lên. Ban quản lý một số chợ trên địa bàn quận đã chủ động đăng ký chỉ tiêu giảm số lượng bếp than, để thay thế bằng các loại bếp khác trong thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018.

    Tuy nhiên, để người dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh ở khu vực nội đô tự giác hạn chế sử dụng bếp than tổ ong vẫn là một bài toán khó cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng.

    Theo Vietq

    Công nghệ môi trường: Lọt Top ngành học dễ xin việc nhất

    0

    Công nghệ môi trường được nhận định là Top trong những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới với đa dạng lĩnh vực như thiết kế, thi công, vận hành các công trình xử lý nước thải; xử lý và quản lý các loại chất thải; đồng thời còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra.

    Theo Trang Huongnghiep24h, trong nhóm ngành công nghệ có 2 ngành được các thí sinh quan tâm nhất đó là ngành công nghệ thực phẩm và ngành công nghệ môi trường, tuy nhiên ngoài cái tên ngành học đang “hot” thì không ít thí sinh vẫn chưa biết nhóm ngành này ra trường sẽ làm gì.

    Đối với ngành công nghệ thực phẩm, tân cử nhân sẽ làm việc ở những nơi có liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, tham gia thiết kế chế tạo thiết bị công nghệ, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học.

    Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra.

    Đối với ngành công nghệ môi trường, tân cử nhân có thể thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt – chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại.

    Cử nhân ngành công nghệ môi trường còn có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.

    Tất cả các ngành nghề đều có người làm giàu được và có người không kiếm sống được. Ngành Công nghệ Môi trường không thuộc lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, cũng chẳng phải ngành để làm giàu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiếm ra (nhiều) tiền bằng việc kiến tạo, tìm ra những giải pháp mới và tối ưu cho quá trình xử lý môi trường.

    Theo định hướng phân nguồn đào tạo nhân lực của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2015, quy mô tuyển sinh mới hàng năm của ngành Môi trường (gồm Quản lý Môi trường, Công nghệ Môi trường, Khoa học Môi trường) được nâng lên 600.000 SV. Giai đoạn 2012-2020, Việt Nam cần hơn 30.000 lao động trong ngành môi trường, bao gồm các lãnh vực liên quan đến đất đai, quản lý tài nguyên nước, biển và hải đảo, địa chất khoáng sản, khí tượng thủy văn.

    Hiện nay, ngành Công nghệ Môi trường được đào tạo rộng rãi tại nhiều trường ĐH trên cả nước như ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Nông Lâm, ĐH Sư phạm Kỹ thuật, HUTECH, Hoa Sen… phía Bắc có ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Tài nguyên Môi trường…

    Theo moitruong.com.vn

    Trung Quốc xây tháp chống ô nhiễm không khí

    0

    Tờ South China Morning Post cho biết Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng một tòa tháp cao 91 mét với nhiệm vụ chống tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng trầm trọng tại quốc gia đông dân nhất trên thế giới.

    Công trình tọa lạc tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, một trong những địa phương thường gặp phải tình trạng ô nhiễm không khí khủng khiếp nhất.

    Đây sẽ là tháp lọc không khí lớn nhất trên thế giới với khả năng xử lý và tạo ra hơn 10 triệu mét khối khí sạch mỗi ngày, đồng thời đóng vai trò xử lý ô nhiễm môi trường.

    Đặc biệt vào mùa đông, do nhu cầu sưởi ấm gia tăng và việc phụ thuộc quá nhiều vào than đá đã khiến bầu không khí trở nên ô nhiễm chưa từng thấy.

    Tòa tháp khi đưa vào sử dụng có thể đạt công suất xử lý hơn 10 triệu mét khối khí sạch mỗi ngày. Phạm vi tác động trải dài tới 10 km2.

    Các nhà nghiên cứu tại Viện Môi trường Trái Đất thuộc Học Viện Khoa học Trung Quốc là những chuyên gia thử nghiệm tòa tháp. Họ đã lập hơn một chục trạm kiểm soát ô nhiễm ở gần khu vực nhằm kiểm tra công năng của tháp Tây An.

    Tòa tháp khi đưa vào sử dụng có thể đạt công suất xử lý hơn 10 triệu mét khối khí sạch mỗi ngày. Phạm vi tác động trải dài tới 10 km2.

    Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ông Cao Junji khẳng định, trong những ngày ô nhiễm nặng, tòa tháp đã hỗ trợ giảm tối đa tình trạng sương mù. Trong đó, mức giảm trung bình hạt bụi PM2.5 nguy hiểm đã đạt tới 15% trong suốt thời điểm không khí ô nhiễm nhất.

    Tòa tháp đặc biệt bao phủ quanh một diện tích ngang bằng một sân bóng đá với nhiều nhà kính bên dưới. Những nhà kính này có nhiệm vụ hấp thụ không khí bị ô nhiễm, sau đó làm nóng bằng năng lượng mặt trời. Không khí nóng sẽ tiếp tục trải qua nhiều bộ lọc trước khi được đẩy ra ngoài môi trường thông qua tòa tháp.

    Ông Cao cũng tiết lộ, tòa tháp này cần rất ít năng lượng để vận hành bởi hầu hết nguồn điện đều dựa vào mặt trời. Quá trình thử nghiệm hiện đang thu về những kết quả rất tích cực. Đặc biệt, người dân Tây An tỏ ra rất hài lòng với chất lượng không khí kể từ khi tòa tháp đi vào hoạt động.

    Điều đáng nói, tháp Tây An mới chỉ là phiên bản thu nhỏ của những tòa tháp khổng lồ hơn sẽ tiếp tục được xây dựng ở nhiều thành phố khác của Trung Quốc trong tương lai.

    Chi phí cho những tòa tháp như trên hiện chưa được tiết lộ. Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ công bố thêm dữ liệu và thông tin xoay quanh tháp Tây An vào tháng 3/2018.

    Theo moitruong.com.vn