22 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 17, 2024
More
    Home Blog Page 382

    Ham quần tất giá rẻ, người dùng có thể mắc các bệnh về da

    0

    Đẹp, mỏng, ấm… là những gì mà quần tất đem lại cho người dùng vào mùa đông. Tuy nhiên, nếu mua quần tất giá rẻ, không rõ nguồn gốc, sử dụng sai cách… sẽ gặp phải các căn bệnh về da.

    Giá tiền có đi liền với chất lượng?

    Trời sang đông, thời tiết bắt đầu se lạnh, nhu cầu mua tất chân, quần tất, áo ấm… tăng lên. Dạo một vòng chợ sinh viên, chợ xanh buổi tối, không khí người qua lại, mua bán tấp nập. Điều đáng chú ý, những sạp hàng bán quần tất giá rẻ, chỉ từ 15.000 đồng được rất nhiều người quan tâm.

    Theo quan sát của PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), ngay đầu cổng chợ xanh (Xuân Thủy – Hà Nội), dòng chữ “quần tất 15k” đặt ngay ngắn dưới chân sạp hàng, thu hút người qua đường. Tại đây, có rất nhiều loại quần tất từ màu đen, màu da đến lưới… mỗi loại sẽ có giá khác nhau, rẻ nhất là 15.000 đồng, đắt nhất 50.000 đồng.

    Hầu hết những chiếc quần tất được đựng trong túi nilong đơn giản. Trên bao bì không ghi rõ nơi sản xuất, công ty… thậm chí có những chiếc quần được buộc túm khoảng 10, 20 chiếc, treo lên cọc – nơi móc đủ thứ đồ.


    Những chiếc quần tất giá chỉ 15.000 đồng được bày bán tràn lan tại chợ Xanh (Xuân Thủy – Hà Nội). Ảnh: T.N

    Lượng khách hàng nữ dừng chân tại các sạp bán quần tất 15k khá đông. Khi được hỏi lý do vì sao chọn lựa loại quần tất này, hầu hết cho rằng giá thành rẻ, dùng một vài lần bỏ đi cũng không sao. Bạn Phạm Bích Thảo (Sinh viên ĐH Ngoại Ngữ) cho biết, bình thường quần tất cũng không dùng được lâu, dễ dàng rách. Do đó, những loại quần tất kiểu dáng như nhau, ở đâu bán rẻ hơn thì sẽ mua.

    Chia sẻ với PV, một chủ sạp bán các loại tất tại chợ đêm sinh viên cho biết, đầu mùa đông nên lượng quần tất bán ra ít. Năm trước, mùa đông, lượng khách tiêu thụ quần tất cao. Trung bình, mỗi tối họ bán được vài chục chiếc, nếu có khách sỉ thì bán được vài trăm chiếc. Khách hàng chủ yếu là sinh viên tại các trường đại học.

    Không chỉ có mặt tại chợ, trên các nhóm bán hàng qua facebook, rất nhiều người giao bán quần tất “loại 1” thương hiệu Hàn Quốc, giá chỉ từ 20.000 đồng đến hơn 100.000 đồng. Tại đây, khách hàng chủ yếu là sinh viên nên những loại tất có giá 20.000 đồng được hỏi mua nhiều hơn.

    Hiểm họa ẩn chứa bên trong quần tất không rõ nguồn gốc

    Thực tế, khách hàng hiện nay đang có tâm lý ưa của rẻ mà không nghĩ tới nguồn gốc, xuất xứ… của sản phẩm. Do đó, họ vô tình “rước bệnh vào thân”.

    Các nhà khoa học cho biết, thông thường, quần tất được may từ hỗn hợp các vật liệu nhân tạo, gồm: Spandex và nylon. Các loại sợi này có khả năng giữ ấm và giữ ẩm cho cơ thể, nhưng việc dùng quần tất thường xuyên, sai cách sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển.

    Hơn nữa, lai lịch không rõ ràng kèm theo việc không được bảo quản, đóng gói cẩn thận, những đôi tất giá rẻ được bày bán la liệt ngoài chợ là nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển, gây bệnh về da.


    Quần tất giá rẻ bán tràn lan nhưng không rõ nguồn gốc, xuất xứ: Ảnh T.N

    Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, nhiều chị em bỏ qua việc giặt quần tất trước khi sử dụng, dẫn tới kích ứng da. Họ cho rằng, sản phẩm mới không dính mồ hôi, không có mùi khó chịu, hoặc giặt quần tất sẽ làm hỏng các sợi vải mỏng manh.

    Quan niệm trên là sai lầm, bởi quần tất khi mặc vào sẽ bám sát cơ thể. Các hóa chất trong quá trình sảnh xuất vẫn còn bám trên sản phẩm. Bên cạnh đó, bụi bẩn, nắng mưa ngoài môi trường… sẽ có hại tới da. Khi thời tiết hanh khô, ẩm ướt vào mùa đông, cộng thêm việc sử dụng nước nóng thường xuyên khi tắm làm mất đi độ ẩm của da, bong tróc da. Khi mặc quần tất, các sợi vải co sát vào da dễ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

    Bên cạnh đó, khi sử dụng quần tất, bàn chân tiết ra nhiều mồ hôi, khó thoát ra bên ngoài. Đặc biệt, với những chiếc quần tất chất liệu kém, việc tích tụ vi khuẩn từ mồ hôi chân càng nguy hiểm hơn. Nó có thể phát sinh các bệnh nấm ở chân, nặng hơn dẫn đến thấp khớp. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, cần chọn tất chất liệu tốt, thấm mồ hôi. Nếu không bắt buộc chị em nên thay các loại quần tất ra ngay khi không cần thiết.

    Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cảnh báo, việc sử dụng các sản phẩm như quần áo hay tất, đồ lót không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây kích ứng da do không được kiểm định chất lượng rõ ràng. Các bác sĩ khuyến cáo, người tiêu dùng nên giặt sản phẩm một lần trước khi dùng để giảm bớt lượng hóa chất nhuộm và chất chống nhăn trước khi sử dụng.

    Theo Thúy Ngân/vietq.vn (5/11/2018)

    Sinh viên sáng chế thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí

    0

    Nhóm SV trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã sáng chế thành công hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí thông minh. Sáng chế này cho phép cơ quan chức năng và người dân dễ dàng tiếp cận và kiểm soát tình trạng ô nhiễm không khí trên các thiết bị hiện đại.

    Hệ thống giám sát, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp và khu đô thị.

    Nhiều tính năng ưu việt

    Thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo 90% dân số thế giới đang hít phải không khí bị ô nhiễm. Tại Việt Nam, theo báo cáo chỉ số chất lượng môi trường (EPI) được thực hiện bởi Đại học Yale (Mỹ) đã nhấn mạnh Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước ô nhiễm nhất thế, đặc biệt ở các đô thị lớn như TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hay tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề…

    Thế nhưng, cả nước hiện mới chỉ có khoảng 40-50 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động được lắp đặt cố định có kích thước lớn, phạm vi giám sát nhỏ và người dân không thể tiếp cận với tình trạng không khí tại khu vực xung quanh mình sinh sống.

    Từ thực tế này, dưới sự hướng dẫn của thầy Vũ Vân Thanh, nhóm SV Đại học Bách khoa Đà Nẵng gồm 3 bạn: Trần Hữu Anh, Huỳnh Ngọc Thương và Nguyễn Phước Ngưỡng Thiện đã tiến hành nghiên cứu hệ thống quan trắc không khí tự động chạy bằng năng lượng mặt trời với tính năng nhỏ gọn, di chuyển được nhiều vị trí và người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin.

    “Hệ thống giám sát, cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí trong khu công nghiệp và khu đô thị” hoạt động như một hệ thống đo chất lượng không khí và cảnh báo tại chỗ các mức độ ô nhiễm không khí khác nhau, với cấu trúc gồm: Các module cảm biến, khối ngoại vi, tấm pin năng lượng mặt trời để sạc cho bình ắc quy, bo mạch chính và hệ thống xử lý trung tâm.

    Khi hệ thống được khởi động, thiết bị vi điều khiển là con chíp STM sẽ đọc giá trị cảm biến để lấy dữ liệu các thông số về nồng độ chất bụi pm2.5, pm10, khí SO2, khí CO, khí NO2 từ môi trường không khí 1 lần/1 phút.

    Với tính năng hỗ trợ hoàn chỉnh GPRS/GSM, dữ liệu mà các module cảm biến ghi nhận được sẽ được gửi lên Web Server thông qua giao thức GPRS theo thời gian thực. Các dữ liệu sẽ được hiển thị dưới dạng biểu đồ heatmap bao gồm các điểm sáng màu sắc tư xanh đến đỏ tượng trưng cho mức độ ô nhiễm không khí từ ít đến cao.

    Khi không khí ở mức ô nhiễm nghiêm trọng, hệ thống sẽ kích hoạt chế độ cảnh báo tới người dùng bằng cách thực hiện gửi tin nhắn với nội dung bao gồm: Thời gian, vị trí tọa độ điểm, giá trị cảm biến đo được. Ngay lập tức, người dùng sẽ cập nhật ngay tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực hệ thống đang đo.

    Với thiết kế và chức năng như trên, nếu được đưa vào sản xuất đại trà thì chi phí sản xuất thiết bị của nhóm khoảng 9-10 triệu đồng, trong khi đó một trạm quan trắc không khí cố định hiện có giá gần 500 triệu đồng. Ngoài ra, thiết bị có thể hoạt động bằng năng lượng mặt trời, góp phần tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Thiết bị đã được thử nghiệm trên nóc của xe buýt Danabus chạy tuyến Đà Nẵng – Phú Đa, có thể hoạt động liên tục 24/24h và cho kết quả kiểm định nồng độ của không khí toàn thành phố.

    Sáng chế đạt giải Nhì cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ KH&CN tổ chức.

    Ứng dụng cao

    Giới thiệu về hệ thống quan trắc không khí, SV Huỳnh Ngọc Thương chia sẻ với sự tự hào, nhóm quyết định đặt hệ thống quan trắc không khí trên nóc xe bus bởi xe di chuyển hầu hết khắp các tuyến đường trên toàn thành phố hay khu công nghiệp để tiến hành giám sát môi trường không khí. Hơn nữa, tại vị trí này hệ thống có thể tiếp nhận nguồn năng lượng mặt trời để hoạt động.

    “Chỉ riêng tại thành phố Đà Nẵng có 12 tuyến xe buýt công cộng Danabus. Các tuyến xe buýt này chạy bao phủ gần như toàn bộ các tuyến đường chính trên thành phố kết quả giám sát sẽ được chính xác hơn và bao phủ hơn. Nếu khu vực nào có mức độ ô nhiễm cao do việc xây nhà cao tầng không che chắn hay các hoạt động công nghiệp thì ngay lập tức hệ thống sẽ báo đến người dùng để đưa ra hướng xử lý”- SV Huỳnh Ngọc Thương tự tin.

    SV Trần Hữu Anh chia sẻ, để thực hiện thành công hệ thống quan trắc không khí di động này nhóm đã phải “phá đi, xây lại” đến lần thứ ba. Khó khăn nhất là việc đặt mua các thiết bị cảm biến ở nước ngoài bởi khi về lắp đặt thử nghiệm thì lại không tương thích với các thiết bị còn lại.

    Trong khi đó mỗi bộ cảm biến gồm 4 loại có giá khoảng 200 USD vượt ngoài khả năng kinh tế của sinh viên. Do đó, để thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu khoa học và mong muốn đưa ra các thiết bị công nghệ ứng dụng trong cuộc sống các thành viên trong nhóm đều phải nỗ lực học tập “săn” học bổng.

    “Chúng em rất mong muốn hệ thống sẽ được ứng dụng trong thực tế, tuy nhiên, với nguồn kinh phí hạn hẹp thì cần phải có nhà đầu tư để tiếp tục nâng cấp sản phẩm và ứng dụng đại trà. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng không khí để bảo vệ sức khỏe của người dân”- SV Trần Hữu An chia sẻ.

    Theo thầy Vũ Vân Thanh, giảng viên ĐHBK Đà Nẵng hướng dẫn đề tài, so với các hệ thống quan trắc không khí sẵn có hiện nay thì hệ thống của các bạn có nhiều ưu việt là có thể đo đạc các thông số ô nhiễm môi trường ở phạm vi rộng lớn và người dân bình thường cũng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin trên các thiết bị thông minh và chi phí cũng tiết kiệm hơn rất nhiều.

    Nếu được ứng dụng rộng rãi, đề tài này sẽ góp phần bảo vệ môi trường cho thành phố. Đề tài còn hứa hẹn sẽ phát triển thêm thêm nhiều tính năng như cảnh báo sớm ngập úng, kẹt xe, tình huống khẩn cấp trên các tuyến đường xe bus đi qua.

    Với ý tưởng sáng tạo và khả năng ứng dụng cao, nghiên cứu của nhóm đã đạt được nhiều giải thưởng như giải Nhì ý tưởng tại Cuộc thi triển lãm công nghệ Bách khoa Đà Nẵng, giải Nhì cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” do Bộ Khoa học – Công nghệ và Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức.

    Theo baotainguyenmoitruong.vn

    Hạt vi nhựa tràn ngập trong nước biển, ăn muối có hại gì?

    0

    Có một thực tế mà không phải ai cũng biết: Khi mua dầu gội, kem đánh răng… chứa các hạt vi nhựa, chúng ta chỉ nghĩ đơn giản là chúng có tác dụng làm sạch mà không ngờ rằng chúng lại là một tác nhân nguy hại tới môi trường và sức khỏe.

    Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học ở Hàn Quốc và tổ chức Greenpeace khu vực Đông Á thực hiện, có đến 90% sản phẩm muối ăn được lấy mẫu từ nhiều nơi trên thế giới bị nhiễm hạt vi nhựa.

    Các nhà khoa học ước tính trung bình một người trưởng thành đưa vào cơ thể xấp xỉ 2 ngàn hạt vi nhựa mỗi năm thông qua muối.

    Có thể tạm hiểu rằng, những rác thải từ nhựa mà con người đã ném xuống đại dương và sau đó chúng quay lại bằng cách xuất hiện trong bữa ăn thông qua thực phẩm là muối. Khi con người sử dụng muối biển nhiễm hạt vi nhựa đồng nghĩa sẽ mang theo hóa chất độc hại vào cơ thể.

    Vậy, hạt vi nhựa là gì? xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào? Có hại cho sức khỏe ra sao? PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế có những trả lời xung quanh vấn đề này.

    Hỏi: Thưa PGS.TS Nguyễn Huy Nga thời gian gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những cảnh báo về các thực phẩm nhiễm hạt vi nhựa, khiến nhiều người quan tâm, lo lắng. Vậy hạt vi nhưa có từ đâu thưa PGS?

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Vi nhựa là những mẫu nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm.

    Nguồn gốc của vi nhựa có thể từ các vật phẩm nhựa lớn hơn bị vỡ nhỏ ra nhưng chủ yếu từ các mặt hàng tiêu dùng chứa hạt microbead như kem đánh răng, xà phòng, sữa rửa mặt tẩy tế bào chết. Các hạt này theo đường thoát nước đổ ra suối, sông và cuối cùng trôi ra biển.

    Với số lượng thải ra môi trường ngày càng tăng một cách đáng kể, các hạt nhựa gây nên hậu quả nghiêm trọng: hiện tượng ô nhiễm rác thải vi nhựa.

    Theo nghiên cứu, sự hiện diện của vi nhựa trong đại dương đã được phát hiện vào đầu những năm 1970, nhưng mãi đến năm 2004, các nhà khoa học mới tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về sự phân bố và tác động của hạt vi nhựa.

    Nhằm mô tả các hạt nhựa nhỏ và phân biệt chúng với các mảnh vụn nhựa lớn như lưới đánh cá, chai nhựa và bao nilon, các nhà nghiên cứu đã gọi các hạt nhựa này là “vi nhựa”.

    Những tác hại đến môi trường và phạm vi phân bố rộng rãi của hạt vi nhựa đã thôi thúc các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu về tính chất, mức độ ô nhiễm và tác động của vi nhựa vào môi trường.

    Hỏi: Vậy nếu hạt vi nhựa tồn tại trong môi trường sẽ có hại như thế nào với con người, thưa PGS ?

    PGS.TS Nguyễn Huy Nga: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có hơn 5 nghìn tỉ những mảnh nhựa nhỏ trên khắp các đại dương, và 90% trong số đó có chiều dài nhỏ hơn ¼ inch (= 6.35 mm) được gọi là những hạt vi nhựa, thậm chí có cả nano nhựa những hạt nhỏ li ti này được cho là một sự đe dọa ghê gớm nhất, vì chúng thường bị những loài phiêu sinh vật và những sinh vật nhỏ tưởng nhầm là “đồ ăn” và từ đó theo chuỗi thức ăn vào những con cá, con chim lớn hơn hoặc vào cơ thể những sinh vật khác (con người chẳng hạn).

    Các mẫu nước lấy ở Pháp và Đức cho thấy cứ một cốc nước 500 ml chứa tới 1,9 sợi nhựa. Ở Mỹ có tới 95% mẫu nước uống nhiễm vi nhựa.

    Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn tỷ tấn hạt nhỏ này được đổ ra môi trường. Theo Tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), năm 2012, các nước thuộc Liên minh châu Âu EU đã sử dụng hơn 4.300 tấn hạt vi nhựa. 1 năm sau đó, con số đã lên hơn 299 triệu tấn.

    Khi hạt vi nhựa hòa vào nguồn nước, chúng sẽ hấp thụ chất độc trong nước và trở nên cực kỳ độc. Cá, chim, hàu và nhiều loài thủy sinh khác nhầm lẫn là thực phẩm và ăn vào.

    Vì đặc tính không tan và khó phân hủy nên có hàng nghìn phân tử hạt vi nhựa bị tích lại trong cơ thể thực vật, động vật. Sau đó đến lượt chúng bị ăn theo chuỗi thức ăn, và con người sẽ ăn các hạt vi nhựa.

    Phòng thí nghiệm Môi trường của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã tiến hành thí nghiệm để xác định các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến quá trình tích lỹ sinh học này. Trong nước, các chất ô nhiễm có khuynh hướng bị hút hoặc gắn vào bề mặt của các hạt nhựa trong môi trường biển.

    Theo cơ chế này, các mảnh nhựa trôi nổi trong đại dương có chứa các chất ô nhiễm thâm nhập vào chuỗi cung ứng thức ăn.

    Mới đây nhất, các nhà khoa học phát hiện nhựa đi vào cơ thể người. Kết luận được đưa ra sau khi tất cả mẫu xét nghiệm chất thải của người tình nguyện đều chứa các hạt nhựa siêu nhỏ có kích thước bé hơn 5mm.

    Các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết, thậm chí tới gan. Tổng cộng, có 9 loại hạt nhựa có trong cơ thể người, phổ biến nhất là nhựa PP và nhựa PET thường thấy trong bao bì đồ ăn, thức uống.

    Theo Cục Quản lý thực phẩm châu Âu (EFSA) thì trung bình một công dân châu Âu mỗi năm đưa vào cơ thể theo thực phẩm 11 000 mảnh vi nhựa.

    Còn theo các nhà khoa học, cứ mỗi khi một hạt vi nhựa vỡ ra, nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.

    Khi đó, chúng ta có thể bị mất cân bằng hoóc-môn, mắc các căn bệnh về thần kinh, các bệnh hô hấp, ảnh hưởng đến cấu trúc não bộ, gây tăng động, suy yếu và biến đổi hệ miễn dịch cùng hàng loạt những nguy cơ khác.

    Để cho nhựa được đàn hồi và bền hơn người ta thường cho vào nhựa chất Phthalates, một hóa chất gây ung thư vú. Chất Bisphenol A (BPA) là hóa chất được tìm thấy trong các hôp nhựa đựng thực phẩm.

    Khi xâm nhập vào cơ thể nó có thể can thiệp vào các hóc môn sinh sản, đặc biệt là ở phụ nữ, gây ảnh hưởng đến khả năng thai nghén.

    Tuy nhiên hiện nay các bằng chứng khoa học vẫn chưa đủ thuyết phục để đề xuất các quy định về giới hạn cho phép hàm lượng các vi nhựa trong nước và thực phẩm.

    Việc này đòi hỏi cần có sự đầu tư cho các nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của vi nhựa và nano nhựa lên sức khỏe con người.

    Chính vì vậy, việc sử dụng đồ nhựa, quản lý rác thải trong đời sống sinh hoạt là vô cùng quan trọng.

    Qua kiểm tra 39 mẫu sản phẩm muối ăn được thu thập từ 21 quốc gia thuộc châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi, và châu Á, thì có 36 mẫu chứa hạt vi nhựa. Ba mẫu duy nhất không chứa hạt vi nhựa đến từ Đài Loan (muối biển tinh luyện), Trung Quốc (muối đá tinh luyện), và Pháp (muối biển chưa tinh chế, sản xuất bằng cách cho bay hơi).

    Mật độ vi nhựa trong muối ở mỗi nhãn hiệu khác nhau, nhưng với sản phẩm muối từ châu Á thì mật độ này đặc biệt cao. Mật độ vi nhựa cao nhất là trong sản phẩm muối bán tại Indonesia – từng bị xếp thứ hai trong danh sách các quốc gia ô nhiễm nhựa nhiều nhất thế giới. Cũng theo nghiên cứu này, muối biển chứa nhiều hạt vi nhựa nhất, xếp sau là muối hột và muối đá.

    Theo SKĐS/moitruong.com.vn

    5 vật dụng gia đình tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

    0

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính năm 2018 có khoảng 9,6 triệu người trên thế giới chết vì ung thư. Tổng chi phí điều trị ung thư hàng năm lên đến 1,16 nghìn tỷ USD.

    Hiện nay, 30 – 50% bệnh ung thư có thể được ngăn ngừa. Hầu hết mọi người nghĩ nguyên nhân ung thư là do tác động từ bên ngoài như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, thói quen, lối sống không lành mạnh, ít vận động. Tuy nhiên, đôi khi thủ phạm gây ung thư lại là một số thứ nhỏ nhặt tại chính căn phòng của gia đình bạn.

    Dưới đây là 5 vật dụng trong gia đình có thể là nguyên nhân gây ung thư:

    Bát nhựa rẻ tiền

    Những chiếc bát nhựa màu sắc bắt mắt và rẻ tiền nhưng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe hàng ngày của bạn. Nhựa rất dễ bị phân hủy khi ở nhiệt độ cao. Nếu để bát nhựa vào lò vi sóng thì nhựa sẽ bị chảy ra, trộn lẫn các chất có hại vào thức ăn của bạn.

    Chai nước đã qua sử dụng

    Hầu hết chai nước được làm từ nhựa. Theo một cuộc điều tra của World Health, cất giữ nước trong chai nhựa rất có hại cho sức khỏe khi uống, do hóa chất từ nhựa tan hòa lẫn vào nước.

    Nước hoa xịt phòng

    Nước hoa xịt phòng thường chứa hóa chất formaldehyde, khi hít vào cơ thể có thể gây ung thư (Ảnh: Boldsky)

    Bạn thường đóng tất cả cửa ra vào và cửa sổ khi xịt nước hoa trong phòng? Điều đó không tốt cho sức khỏe. Nước hoa xịt phòng thường chứa hóa chất formaldehyde và naphthalene, khi hít vào cơ thể có thể gây ung thư.

    Để đảm bảo sức khỏe, bạn có thể dùng nước hoa xịt phòng bằng nguyên liệu an toàn hơn như dầu thơm hoặc gỗ đàn hương.

    Nến thơm

    Ít người biết rằng nến nhỏ, màu sắc bắt mắt và có mùi thơm lại là chất độc hại gây ung thư. Bạn không nên sử dụng nến thơm trong nhà. Nến cháy sẽ tạo nên hợp chất, khi bạn hít phải về lâu dài dễ gây bệnh. Nến cháy trong không gian nhà càng kín thì càng nguy hại cho sức khỏe.

    Sơn tường

    Ngôi nhà mới sơn cũng là mối nguy hại đến sức khỏe. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học nghề nghiệp và môi trường hồi tháng 3/2018, các họa sĩ, nghệ sĩ và công nhân thường xuyên tiếp xúc với sơn dễ bị ung thư phổi, bàng quang, răng miệng và tuyến tụy, bệnh bạch cầu. Nên chọn loại sơn không chứa các hóa chất các bon dễ bay hơi (VOC) để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

    Theo Hồng Cẩm/tapchimoitruong.vn

    Sáng kiến “hút” nước sạch từ không khí giành giải thưởng 1,5 triệu USD

    0
    Sáng chế “hút” nước sạch từ không khí vừa giành được giải thưởng 1,5 triệu đô nhờ phương pháp tạo ra mây nhân tạo trong một chiếc container và cung cấp đủ nước uống cho 100 người mỗi ngày.

    Hệ thống mới này có tên gọi là WEDEW, Wood-to-Energy Deployed Water, tạm dịch là nước được tạo ra nhờ năng lượng từ gỗ.

    Hệ thống có một thiết bị gọi là Skywater – một hộp lớn có khả năng bắt chước điều kiện tạo ra mây. Thiết bị này sẽ hút không khí nóng và cho không khí nóng tiếp xúc với khối không khí lạnh, sau đó ngưng tụ những giọt nước tinh khiết có thể uống được. Nước được lưu trữ ở bể chứa bên trong container và có vòi đưa ra ngoài để mọi người uống.


    Hệ thống WEDEW

    WEDEW có thể lập tức mang nước uống sạch đến bất kỳ đâu – tầng thượng của một tòa chung cư ở Nairobi, một vùng chịu thảm họa sau cơn bão ở Manila hay một ngôi làng ở Zimbabwe – bằng cách hút nước từ không khí. Hệ thống này sử dụng năng lượng mặt trời, pin hoặc năng lượng sinh khối – loại năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và giảm bớt lượng CO2 được tạo ra.

    Thiết kế này của Công ty Skysource/Skywater Alliance đã chiến thắng tại Cuộc thi Water Abundance XPrize để tìm ra giải pháp cung cấp ít nhất 2.000 lít nước mỗi ngày từ không khí, sử dụng năng lượng sạch và chi phí không vượt quá 2 cents (gần 500 VND) cho mỗi lít nước.

    Theo cô Zenia Tata, người khởi động Cuộc thi XPrize, gần 800 triệu người trên Trái đất phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước; nguồn nước ngọt là có hạn, trong khi các giải pháp tạo ra nước sạch khác như khử muối lại rất tốn kém. Nhưng nhóm nghiên cứu đã nhận ra rằng, không khí có thể được khai thác như một nguồn tài nguyên.

    Hiện nay, WEDEW đã được đưa vào sử dụng ở 1 số khu vực. Nhóm thiết kế sẽ sử dụng số tiền thưởng có được để phát triển hệ thống và lắp đặt trên toàn thế giới với sự giúp đỡ của các tổ chức phi lợi nhuận.

    Theo doimoisangtao/tapchimoitruong.vn

    “Tàu hỏa” đầu tiên chạy bằng khí hydro

    0

    Ngày 28/10, Đức thử nghiệm Coradia iLint, đoàn tàu đầu tiên trên thế giới chạy bằng hydro.

    Coradia iLint sẽ không tạo ra bất cứ khí thải nhà kính nào mà chỉ tạo ra nước ở dạng khí và dạng lỏng. Theo công bố của nhà sản xuất là công ty vận tải Alstom (Pháp), con tàu này sẽ chính thức đi vào hoạt động ở Đức trong năm tới.

    Coradia iLint đã được giới thiệu cho công chúng lần đầu tiên trong triển lãm thương mại InnoTrans tại Berlin. Với biệt danh là hydrail, đây là tàu chở khách chạy bằng năng lượng hydro đầu tiên có thể hoạt động thường xuyên trên khoảng cách dài.

    Chuyến tàu đầu tiên chạy bằng hydro ở Đức.

    Dự kiến, iLint sẽ hoạt động trên tuyến đường Buxtehude-Bremervörde-Bremerhaven-Cuxhaven thuộc bang Lower Saxony (Đức).

    Theo báo Đức Die Welt, chính quyền bang Lower Saxony đã đặt hàng 14 tàu iLint từ Alstom và nếu thu được hiệu quả tốt, tàu chạy bằng năng lượng hydro cũng sẽ sớm có mặt tại những vùng khác của nước Đức. Các nhà lãnh đạo Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy dường như cũng có hứng thú đối với Coradia iLint.

    Tàu Coradia iLint có các buồng chứa hydro trên nóc tàu. Phản ứng hóa học giữa hydro và oxy xảy ra ở một buồng riêng biệt (cũng trên nóc tàu) sản sinh năng lượng được sử dụng trực tiếp và lưu trữ vào pin Lithium-ion nằm ở mặt dưới con tàu. Pin Lithium-ion còn lưu trữ một phần năng lượng động học tạo ra trong quá trình phanh. Bộ chuyển đổi phụ chuyển đổi năng lượng cho phù hợp với các thiết bị khác nhau trên tàu như điều hòa, đèn, bảng thông tin… Bộ chuyển đổi cho động cơ kéo đóng vai trò đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho động cơ, đồng thời thu năng lượng tạo ra trong quá trình phanh, sau đó tái phân bổ năng lượng này sang bộ chuyển đổi phụ và pin Lithium-ion.

    Với buồng chứa hydro được nạp đầy (trong 60 phút), iLint có thể hoạt động được một ngày. Tốc độ tối đa mà iLint đạt được là 140 km/h và có thể chở 300 hành khách mỗi lượt.

    Đức đang lên kế hoạch để các nguồn năng lượng tái tạo đạt được tỉ lệ 60% vào năm 2050. Điều đó nghĩa là vẫn còn rất nhiều điều phải làm để có thể bắt kịp với Costa Rica, quốc gia đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong hơn hai tháng liên tiếp mới đây.

    Hy vọng rằng những con tàu iLint có thể thay thế 4.000 xe lửa chạy diesel của nước Đức và giúp quốc gia này tiến đến gần hơn mục tiêu đã đề ra.

    Theo AFP/petrotimes.vn (30/10/2018)

    Việt Nam – Đan Mạch hợp tác phát triển carbon thấp trong ngành năng lượng

    0

    Từ ngày 19/10/2018 đến ngày 20/10/2018, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Vương quốc Đan Mạch theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác vì Tăng trưởng Xanh và các Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) tại Copenhagen.

    Sau 5 năm triển khai quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Đan Mạch, kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng, đạt trên 664 triệu USD, hiện có có trên 130 doanh nghiệp Đan Mạch đang hoạt động tại Việt Nam.

    Sau lễ đón chính thức vào chiều ngày 20/10/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lars Løkke Rasmussen cùng đoàn đại biểu hai nước đã có buổi hội đàm trao đổi về những vẫn đề Việt Nam và Đan Mạch quan tâm trong lĩnh vực môi trường, tăng trưởng xanh, năng lượng… cũng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

    Sau buổi hội đàm, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lars Løkke Rasmussen, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Hạ tầng kỹ thuật và Khí hậu Lars Christian Lileholt đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực phát triển carbon thấp trong ngành năng lượng.

    Bản ghi nhớ lần này sẽ thúc đẩy hợp tác dài hạn trong lĩnh vực phát triển carbon thấp trong ngành năng lượng, phát triển chính sách hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang một hệ thống năng lượng bền vững hiệu quả về chi phí, xây dựng khung pháp lý nhằm hỗ trợ các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và sự phát triển của năng lượng tái tạo bao gồm: cơ chế đấu thầu phát triển dự án năng lượng tái tạo, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực nguồn điện và tiết kiệm năng lượng.

    Các hình thức hợp tác sẽ được thực hiện thông qua việc chia sẻ kiến thức, chuyên môn và các bài học kinh nghiệm của Đan Mạch trong bốn thập kỷ thực hiện chuyển hóa carbon thấp; chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng các quy định chính sách về quy hoạch, triển khai và chuyển giao công nghệ trong ngành năng lượng. Ngoài ra, Vương quốc Đan Mạch cũng sẽ hỗ trợ các dự án về năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển lưới điện và các dự án khả thi khác liên quan đến ngành năng lượng thông qua Chương trình Tài chính Doanh nghiệp của Danida, các quỹ Đầu tư Đan Mạch cho các quốc gia đang phát triển và/hoặc Quỹ Tín dụng xuất khẩu Đan Mạch.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Đan Mạch với sự tham gia của các doanh nghiệp hàng đầu Đan Mạch. Tại Tọa đàm, Bộ trưởng đã giải đáp nhiều câu hỏi doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt đối với lĩnh vực năng lượng, trong đó có chủ trương phát triển năng lượng sạch và đảm bảo phát triển xanh của Việt Nam, về quy hoạch điện gió toàn quốc và các cơ chế ưu đãi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

    Theo tietkiemnangluong.com.vn

    “Rước họa vào thân” vì dùng đồ sưởi điện sai cách

    0

    Máy sưởi, bếp sưởi, chăn điện… là những vị “cứu tinh” trong mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, người tiêu dùng nên đề phòng khi sử dụng, tránh chủ quan dẫn tới cháy nổ, chết người.

    Mùa đông đến nhu cầu sử dụng các dụng cụ sưởi bằng điện của người dân tăng lên. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách sẽ xảy ra hỏa hoạn, cháy nỏ, bỏng da… thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng.

    Theo quan sát của PV Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), thời điểm các mặt hàng như: quạt sưởi, máy sưởi, chăn điện… bắt đầu được bày bán ở nhiều cửa hàng đồ gia dụng, siêu thị điện máy… tại Hà Nội.

    Siêu thị điện máy Pico (Xuân Thủy – Cầu Giấy) bày bán các loại máy sưởi với mức giá từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng. Ảnh: T.N

    Chủ một cửa hàng trên đường Cầu Giấy cho biết, dù chưa vào đợt lạnh cao điểm nhưng cửa hàng đã nhập một số loại quạt sưởi, lò sưởi, bếp sưởi phục vụ người tiêu dùng. Các loại đồ sưởi được chủ yếu của hãng Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… Hiện tại, giá bán các loại đèn sưởi này dao động từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng.

    Khi được hỏi về những vụ cháy nổ do máy sưởi, bếp sưởi đem đến, chủ cửa hàng cho biết khi khách hàng tới mua đều được hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Do đó, khi xảy ra cháy, nổ là do gia đình bất cẩn.

     Một vài loại đèn sưởi điện được bày bán tại đường Xuân Thủy – Cầu Giấy. Ảnh: T.N

    Chị Bùi Thanh Nhàn (Cầu Giấy – Hà Nội) có con nhỏ 5 tuổi cho biết, gia đình lựa chọn siêu thị lớn để mua quạt sưởi vào mùa đông năm nay. Dù trên đường có rất nhiều cửa hàng bán dụng cụ sưởi nhưng chị không yên tâm. Vì trên báo đài đưa nhiều vụ cháy nổ do mua phải lò sưởi, bếp sưởi không rõ nguồn gốc.

    Khác với chị Nhàn, một vị khách có mặt tại cửa hàng trên đường Láng (Hà Nội) nhận định, mua bếp sưởi ở đâu cũng như nhau, chỉ cần giá cả phù hợp với gia đình là được.

    Việc sử dụng máy sưởi, bếp sưởi, chăn điện… giúp không gian căn nhà trở nên ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, những vụ tai nạn khi sử dụng sản phẩm trên một lần nữa cảnh báo người tiêu dùng có ý thức khi lựa chọn loại sản phẩm, thương hiệu; sử dụng khoa học đúng cách, tránh “rước họa vào thân”.

     Không chỉ bếp sưởi, lò sưởi điện… ấm siêu tốc giá rẻ không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: T.N

    Theo thông tin từ Viện Bỏng quốc gia, hàng năm, vào mùa đông các khoa cấp cứu về bỏng do sử dụng dụng cụ sưởi ấm gây ra rất đông. Chủ yếu là bệnh nhân nhỏ tuổi hoặc người già, do gia đình sử dụng quạt sưởi hoặc đồ sưởi bằng điện, dẫn tới tai nạn hi hữu.

    Là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội, khi thời tiết giá lạnh, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận rất nhiều ca ngộ độc do sử dụng than làm lò sưởi ấm. Nguyên nhân được xác định là do đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm chật, cửa phòng đóng kín, than cháy sẽ đốt hết khí oxy, sinh ra CO2 gây ngộ độc.

    Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) số 2 – Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội cảnh báo, các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại như: quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi… luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Do đó, không nên để những thiết bị này gần trẻ nhỏ, người già vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da gây khô da, khô mũi và có nguy cơ bỏng.

     Bếp từ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vụ cháy nổ. Ảnh: T.N

    Không chỉ máy sưởi, lò sưởi… chăn điện cũng tiềm ẩn nguy cơ chết người. Theo Đại tá Sơn, trước khi sử dụng chăn điện phải kiểm tra kỹ xem chăn có bị gãy dây may so, hư hỏng cách điện và cách nhiệt không. Khi sử dụng, nên điều chỉnh công suất vừa phải, đủ ấm.

    Các chuyên gia phòng cháy chữa cháy khuyến cáo, để an toàn, người sử dụng phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất trong việc sạc điện và sử dụng thiết bị sưởi ấm bằng điện. Tuyệt đối không sử dụng trực tiếp đối với túi sưởi khi đang cắm điện. Không nên để trẻ nhỏ ngủ trên đệm điện nếu như có bệnh đái dầm và không dùng vật sắc nhọn vạch lên túi, không để vật nặng đè lên, tránh gây bục túi dẫn đến rò rỉ dung dịch dẫn đến chập điện. Nếu túi đã bị rách, tuyệt đối không được sử dụng.

    Theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, các sản phẩm như bàn là, lò vi sóng, lò nướng, máy sấy khô tay, bình pha trà, ấm điện loại dùng que đun chìm, dây và cáp điện trong nước sản xuất khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và dán tem hợp quy (CR). Việc dán tem, nhằm đảm bảo cho người tiêu dùng nhận biết và chọn lựa các mặt hàng đã được kiểm định an toàn về chất lượng.

    Theo Thúy Ngân/vietq.vn (31/10/2018)

    TP.HCM nghiên cứu thu phí ô nhiễm – Người nghèo sầu muộn?

    0

    Theo chuyên gia, thu phí giúp TP.HCM tăng nguồn thu, vấn đề là sử dụng nguồn thu đó như thế nào để giải quyết ô nhiễm môi trường. Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND Thành phố xây dựng đề án kiểm soát khí thải đối với mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông, đồng thời triển khai thu phí ô nhiễm môi trường các phương tiện.

    Xăng đã gánh phí môi trường

    Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen bày tỏ quan điểm không đồng tình với đề xuất này. Ông cho biết, cần phân loại ô nhiễm môi trường từ giao thông là gì, từ đó có chính sách cho phù hợp. Chẳng hạn, ô nhiễm do khói xe xả ra, do chạy trên đường bụi hay phá nát cầu đường…

    Nếu ô nhiễm do khói xe thì không được phép thu thêm vì mỗi người dân đã phải đóng thuế môi trường qua xăng dầu. Trường hợp thu vì làm xuống cấp cầu đường thì đã có thuế cầu đường khác, còn trường hợp thu vì xe chạy gây bụi thì phải xem ai là người gây ra? Bụi ấy phần nhiều là do xe lớn gây ra, mà xe chạy làm bụi bung lên là do đường dơ, lòng lề đường không được làm sạch.

    Vì lẽ đó, ông băn khoăn Sở GTVT TP.HCM đề xuất thu phí các phương tiện giao thông gây ô nhiễm là thu cái gì? Thuế môi trường mỗi người dân phải đóng khi mua xăng dầu đã xử lý được gì hay chưa?

    “Thu phí giúp địa phương tăng nguồn thu, vấn đề là sử dụng nguồn thu đó như thế nào để giải quyết ô nhiễm môi trường?

    Người dân sẵn sàng đóng tiền nhưng cơ quan quản lý giảm thiểu ô nhiễm bằng cách nào, có làm không hay lấy tiền đó nhập vào ngân sách, rồi “hòa cả làng”, không biết tiền đó đi đâu? Nếu như vậy thì không nên đặt vấn đề thu phí môi trường ra.

    Tôi tin rằng có thu thuế, phí bao nhiêu đi chăng nữa thì khả năng giải quyết cũng không có. TP.HCM đang phải đương đầu với chuyện kẹt xe, ngập nước và tình trạng ấy càng ngày càng nặng nề”, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi bày tỏ quan điểm.


    Ùn tắc giao thông ở TP.HCM

    Ai gây ô nhiễm?

    Nhắc lại con số thống kê về lượng phương tiện tại TP.HCM: hơn 8,3 triệu phương tiện giao thông đường bộ, trong đó có hơn 7,6 triệu mô tô, xe gắn máy, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi kết luận, như vậy nếu thu phí phương tiện giaop thông gây ô nhiễm thì đối tượng phải nộp phần lớn là mô tô, xe gắn máy.

    Nhưng một thực tế được vị chuyên gia chỉ ra khi ông tham gia giao thông mỗi ngày, đó là, nguyên nhân gây ô nhiễm chính không phải là do xe máy dù số lượng xe máy nhiều.

    “Một ống khói xe buýt bằng bao nhiêu chiếc xe máy. Nguyên nhân gây kẹt xe là xe lớn, ống khói của chúng mới là khủng khiếp.

    Nếu chỉ có riêng xe máy chạy có thể thấy không khí nhẹ nhàng hơn và không gây kẹt xe. Cuộc sống của người dân tại TP.HCM ngày càng khấm khá lên, vậy nên ra đường thấy mô tô, xe gắn máy mới rất nhiều, xe cũ, hết đát chỉ chiếm phần nhỏ.

    Nếu có chính sách về kiểm soát khí thải ngay trong nhà máy bán ra và kiểm định khi đăng ký, rồi quy định xe chỉ được chạy bao nhiêu năm… thì sẽ dễ dàng hơn và người dân không cần phải đóng thuế, phí ô nhiễm môi trường nữa.

    Nhiều ý kiến cho rằng, muốn giảm thiểu phương tiện giao thông cá nhân thì phải phát triển phương tiện công cộng, mà ở đây phần nhiều là xe buýt. Nhưng điều nhiều người đã quên đó là các nước có thể phát triển xe buýt vì đường rộng, cơ sở hạ tầng thích hợp, xe buýt chạy tới điểm dừng thì có làn riêng đi vào, không phải dừng giữa đường, gây kẹt xe, ồn ào như Việt Nam.

    Trong khi đó, với Việt Nam, xe buýt lại là một trong những nguyên nhân gây kẹt xe và cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa đáp ứng được để phát triển loại hình phương tiện công cộng này.

    Với metro, khi hoàn thành tuyến số 1 và một số tuyến khác thì thậm chí lúc ấy tình trạng kẹt xe của TPHCM càng trầm trọng thêm. Đó là vì lượng người đổ về càng nhiều càng nhanh và bị tắc nghẽn ngay lập tức vì cơ sở hạ tầng không đồng bộ.

    Tôi dự báo, với đà này, chỉ chừng 5 năm nữa, tình trạng kẹt xe ở TP.HCM không phải diễn ra ở một số điểm mà là toàn thành phố, người dân phải chôn chân luôn tại chỗ, tức vấn đề kẹt xe không thể giải quyết được”, vị chuyên gia chỉ rõ.

    Nhìn rộng ra, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen cho rằng, phương hướng tốt nhất, rẻ nhất và bền vững là phát triển các vùng lân cận TP.HCM để giãn dân, vì nếu càng tập trung phát triển TP.HCM thì “đất lành chim đậu”, người dân càng đổ về TP.HCM, các vấn đề thành phố đang phải đương đầu sẽ càng thêm rối.

    Còn phương án đánh thuế, phí môi trường để giảm lượng xe là không thể, vị chuyên gia khẳng định. Ai cũng có nhu cầu đi lại và họ sử dụng phương tiện cá nhân để đi, đó là phương tiện thuận lợi nhất. Người dân không thể đi xe đạp trong thành phố với lưu lượng xe gắn máy như hiện nay, ngay cả đi… bộ cũng không khả thi vì không dám qua đường.

    “Thu phí môi trường đối với các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy chẳng qua là đánh vào túi của người nghèo. Người giàu vẫn ngồi trong xe hơi và họ là người xả khói ra nhiều nhất. Người đi xe gắn máy phải gánh chịu ô nhiễm môi trường, và nếu phải nộp thêm phí thì họ càng thiệt, điều đó không công bằng”, PGS.TS Nguyễn Văn Ngãi kết luận.

    Theo Datviet/moitruong.com.vn

    Làm mát tòa nhà bằng lớp phủ polymer

    0

    Trong các thử nghiệm ở thực địa, các lớp phủ polymer đã cho thấy phản chiếu trên 96% ánh sáng mặt trời rọi vào, giảm đến mức tối thiểu sức nóng. Ngoài ra, vật liệu còn thể hiện một công suất bức xạ nhiệt cao, tỏa ra khoảng 97% sức nóng vào bầu trời. Nghiên cứu này được mô tả trong một bài báo gần đây đã được công bố trên tạp chí Science.

    Ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, máy điều hòa không khí không phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp dân chúng, hoặc giá cả không rẻ để mua sắm, người dân thường sơn mái nhà với màu trắng để phản chiếu ánh sáng, giữ cho những tòa nhà mát mẻ hơn. Đó là giải pháp được gọi là làm mát bức xạ ban ngày thụ động được áp dụng trong thời gian dài.

    Tuy nhiên, vấn đề với sơn trắng truyền thống là nó chứa sắc tố đặc trưng hấp thu tia cực tím và không phản chiếu được các bước sóng mặt trời dài hơn. Để khắc phục, hiện nay, các nhà khoa học sử dụng một loại polymer tổng hợp thành hợp chất sơn mới có thể giúp mang lại hiệu quả cao cho giải pháp trên. Nhưng thách thức là làm thế nào để những polymer bình thường trong suốt này phản chiếu ánh sáng mặt trời mà không cần sử dụng gương bạc làm vật phản chiếu.

    Được phát triển bởi một nhóm chuyên gia tại ĐH Columbia, Mỹ, polymer không chứa các sắc tố như sơn trắng mà thay vào đó, hỗn hợp có nó hình thành chất liệu xốp với các túi khí rất nhỏ. Chúng được tạo ra qua một tiến trình, bắt đầu với một dung dịch trong, gồm polymer, dung môi và nước, hình thành hỗn hợp dùng để sơn lên bề mặt, có thể đó là một mái nhà, những bức tường bên ngoài của tòa nhà, một thùng nước hoặc thứ gì khác cần được giữ mát.

    Khi dung môi bốc hơi, nước tạo thành những giọt nhỏ li ti trong polymer. Cho đến khi nước lần lượt bốc hơi thì những gì còn lại là vô số các khoảng trống siêu nhỏ, làm cho polymer xuất hiện với màu trắng sáng.

    Tất cả các bước sóng của ánh sáng mặt trời phân tán và phản chiếu rất hiệu quả bởi những khoảng trống li ti này, nhờ chỉ số khác nhau về khúc xạ giữa chúng và polymer chung quanh.

    Kết quả là, sự mất nhiệt xảy ra nhanh chóng, lớp phủ làm trong nhà mát hơn hơn so với nhiệt độ ngoài trời. Khi được thử nghiệm trong khí hậu sa mạc Arizona, nó mát hơn nhiệt độ ngoài trời 6 độ C và hơn 3 độ C trong khí hậu nhiệt đới của Bangladesh.

    Nếu người dùng không muốn “sơn” tất cả mọi thứ màu trắng, các loại thuốc nhuộm màu có thể được thêm vào polymer, phần lớn vẫn giữ được chất lượng phản chiếu. Các nhà khoa học có thể sử dụng nhiều loại polymer để tạo lớp phủ, cho phép các nhà sản xuất tối đa hóa các yếu tố như sinh thái thân thiện và sự tương hợp sinh học.

    “Bây giờ là một thời điểm quan trọng để phát triển các giải pháp đầy hứa hẹn cho nhân loại một cách bền vững”, nhà khoa học hàng đầu Yuan Yang, một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu nói, “Năm nay, chúng ta đã chứng kiến sóng nhiệt và nhiệt độ kỷ lục ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và Australia. Điều quan trọng là chúng tôi đã tìm ra giải pháp cho thách thức về khí hậu này và chúng tôi rất phấn khởi được làm việc về công nghệ mới này”.

    Theo Giaoducthoidai (29/10/2018)