25 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    Home Blog Page 34

    Phát hiện mới về bã cà phê giúp ích cho đời sống

    Các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Liên bang Paraná (UTFPR – Brazil) cho thấy bã cà phê có thể giúp loại bỏ một mối nguy hại lớn cho con người.

    Phát hiện mới của các nhà khoa học UTFPR sẽ đặc biệt có giá trị với các quốc gia, khu vực mà lĩnh vực nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng. Càng thú vị hơn nếu đó là nơi ngành sản xuất cà phê phát triển và người dân ưa chuộng loại thức uống này.

    Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Chemical Technology and Biotechnology, khi sử dụng kẽm clorua để kích hoạt carbon trong bã cà phê, carbon này có khả năng loại trừ bentazone lên tới 70%.

    Bentazone là loại thuốc diệt cỏ phổ biến nhất trong hoạt động nông nghiệp trên thế giới. Tuy giúp diệt trừ cỏ dại, bentazone lại có nguy cơ gây độc cho một số động thực vật trong khu vực. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) từng cảnh báo thuốc diệt cỏ này có thể gây hại nếu bị thấm vào mạch nước ngầm và nguồn nước sinh hoạt.

    Các nghiên cứu trước đây cho thấy bentazone có thể gây hại cho sức khỏe con người thông qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc hấp thụ qua da.


    Bã cà phê có rất nhiều tác dụng tốt. Ảnh minh họa

    Các nhà khoa học UTFPR đã thí nghiệm lên hành tây sinh trưởng trong đất bị ô nhiễm bởi nước có chứa bentazone. Quan sát ban đầu cho thấy sự ô nhiễm này gây độc tính tế bào đáng kể đối với mô phân sinh rễ hành.

    Tuy nhiên, khi xử lý nước ô nhiễm bằng một loại than hoạt tính được làm từ bã cà phê, độc chất đã bị loại bỏ đáng kể, đủ để các mô hành tây được phát triển bình thường, tương tự như các cây hành được tưới nước sạch.

    Theo Science Alert, phát hiện này đặc biệt thú vị vì trên toàn thế giới, lượng bã cà phê được thải ra mỗi ngày vô cùng khổng lồ. Thông thường, chúng trở thành rác thải, phải xử lý, chôn lấp và góp phần gây hại cho môi trường. Vì vậy, các kết quả mới gợi ý một cách xử lý bã cà phê tiện đôi đường.

    Theo các nhà nghiên cứu, vẫn cần thêm các nghiên cứu chỉ ra các cách thức tiện lợi nhất để ứng dụng phát hiện thú vị này vào các hệ thống xử lý nước và hoạt động nông nghiệp nói chung. Đó sẽ là một giải pháp chi phí thấp, bởi cà phê là thức uống được tiêu thụ phổ biến khắp thế giới và trong những năm gần đây càng được ưa chuộng khi khoa học khám phá ra các tác dụng có lợi cho sức khỏe, chống lại nhiều bệnh thời đại của cà phê.

    Các nghiên cứu trước đây cho thấy uống cà phê hàng ngày giúp giảm nguy cơ nhiều bệnh thuộc nhóm tim mạch, bệnh tiểu đường type 2, ung thư, mất trí nhớ, giúp giảm béo, cải thiện chức năng gan, thận, chỉ số mỡ máu…

    Liên quan tới tác dụng của bã cà phê, Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu cho biết, bã cà phê có tác dụng thần kỳ trong làm đẹp. Các hạt li ti trong bã cà phê có tác dụng tẩy đi tế bào chết tích tụ tận sâu bên trong lỗ chân lông. Chưa hết, hàm lượng caffeine và chất chống oxy hoá còn giúp hạn chế quá trình lão hoá ở mắt, kích thích lưu thông máu và hỗ trợ tăng cường sức khỏe của da.

    Sử dụng bã cà phê nguyên chất đã được rang xay massage da đầu và tóc trong vài phút có tác dụng ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, giúp sợi tóc bóng mượt, khoẻ hơn, hạn chế tình trạng hư tổn.

    Mặt nạ dưỡng da từ bã cà phê không chỉ ít tốn kém mà còn có khả năng nuôi dưỡng da từ sâu bên trong mang đến một làn da mềm mại, căng bóng. Hợp chất caffeine và diterpenes được biết đến với tác dụng ức chế các loại sâu bệnh, côn trùng. Chỉ cần rắc một ít bã cà phê quanh các gốc cây hoặc những khu đất chuẩn bị gieo trồng cây cối, hợp chất này sẽ phát huy tác dụng loại bỏ côn trùng sâu bọ gây hại cho cây trồng.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/phat-hien-moi-ve-ba-ca-phe-co-the-giup-loai-bo-mot-moi-nguy-hai-lon-cho-con-nguoi-d219789.html

    Chỉ 7 quốc gia trên toàn cầu đáp ứng tiêu chuẩn không khí của WHO

    Trong báo cáo mới nhất từ công ty giám sát chất lượng không khí của Thụy Sĩ, chỉ có 7 nước đáp ứng giới hạn hướng dẫn của WHO đối với bụi mịn PM2.5 trong không khí. Đó là Úc, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand.

    Theo báo cáo của IQAir, một tổ chức đo lường chất lượng không khí uy tín của Thụy Sĩ, trong số 134 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, chỉ có 7 nước đáp ứng giới hạn hướng dẫn của WHO đối với bụi mịn PM2.5 trong không khí. Đó là Úc, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand.

    Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso lần lượt được xếp hạng là 5 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất vào năm 2023, tính theo dân số. Trong khi đó, các thành phố có không khí tồi tệ nhất là New Delhi tại Ấn Độ, Dhaka tại Bangladesh, Ouagadougou tại Burkina Faso, Dushanbe tại Tajikistan và Baghdad của Iraq.

    Ngược lại, Polynesia thuộc Pháp, Mauritius, Iceland, Grenada, Bermuda, New Zealand, Australia, Puerto Rico, Estonia và Phần Lan lần lượt là những quốc gia và vùng lãnh thổ đạt chuẩn chất lượng không khí và ghi nhận ít ô nhiễm nhất.

    Các thành phố ghi nhận nồng độ bụi mịn PM2.5 (loại bụi mịn có đường kính nhỏ hơn 2.5 micron), thấp nhất chủ yếu ở khu vực Châu Đại Dương, Scandinavia và Caribbean bao gồm Wellington tại New Zealand, Reykjavik tại Iceland và Hamilton tại Bermuda. “Khoa học đã chứng minh khá rõ ràng về tác động của ô nhiễm không khí nhưng chúng ta đã quá quen với mức độ ô nhiễm nền quá cao để có thể khỏe mạnh”, bà Glory Dolphin Hammes, giám đốc điều hành IQAir khu vực Bắc Mỹ cho biết.

    Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới năm 2023 của IQAir cung cấp đánh giá về chất lượng không khí dựa trên lượng bụi mịn PM2.5 từ 7.812 thành phố trải rộng trên 134 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ.

    Dữ liệu được sử dụng để tạo báo cáo này được tổng hợp từ hơn 30.000 trạm giám sát chất lượng không khí do các tổ chức nghiên cứu, cơ quan chính phủ, trường đại học và cơ sở giáo dục, tổ chức phi lợi nhuận, công ty tư nhân và nhà khoa học công dân vận hành.

    Hiện, nhiều khu vực đang có mức độ ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Báo cáo của IQAir cho thấy quốc gia ô nhiễm nhất thế giới hiện nay là Pakistan, với nồng độ bụi mịn PM2.5, cao hơn 14 lần so với tiêu chuẩn của WHO. Tiếp theo đó là Ấn Độ, Tajikistan và Burkina Faso.

    Thậm chí, ngay cả những quốc gia lớn đã đạt được tiến bộ trong hạn chế ô nhiễm không khí vẫn đang bị đe dọa. Từng được xem là nước có chất lượng không khí trong lành nhất trong số các quốc gia phương Tây, Canada hiện đang bị bao phủ bởi lượng bụi mịn PM2.5 dày đặc, phần lớn đến từ các vụ cháy rừng quy mô lớn.


    Ảnh minh họa

    Trong khi đó, tại Trung Quốc, công cuộc cải thiện chất lượng không khí đã trở nên phức tạp hơn vào năm ngoái, do hoạt động phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, khi các báo cáo cho thấy mức bụi mịn PM2.5 đã tăng lên 6,5%.

    Một báo cáo khác, do Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago (Epic) chỉ ra rằng ô nhiễm không khí giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới – nhiều hơn cả bệnh AIDS và bệnh sốt rét cộng lại – và gánh nặng này được cảm nhận rõ ràng nhất ở các nước đang phát triển vốn phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn để sưởi ấm, thắp sáng và nấu ăn.

    Không nơi nào an toàn với bụi mịn

    WHO đã hạ hướng dẫn về mức PM2.5 “an toàn” vào năm 2021 xuống còn 5 microgam/1 mét khối không khí và với tiêu chuẩn mới này, nhiều quốc gia, chẳng hạn như những nước châu Âu vốn đã làm sạch không khí đáng kể trong 20 năm qua, đã không đạt được mức an toàn với bụi mịn.

    Đáng nói hơn, ngay cả hướng dẫn nghiêm ngặt hơn kể trên của WHO cũng có thể không nắm bắt được đầy đủ nguy cơ ô nhiễm không khí. Một nghiên cứu do Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Boston (Mỹ) công bố vào tháng trước cho thấy mức khuyến nghị của WHO là không đủ an toàn.

    Theo đó, vẫn có sự gia tăng đáng kể số lần đến bệnh viện thăm khám vì các vấn đề tim mạch và hô hấp khi tiếp xúc với PM2.5 trong thời gian ngắn và dưới mức giới hạn của WHO. Ngoài ra, dựa trên phân tích trên 60 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên từ năm 2000 đến năm 2016, nghiên cứ cho thấy nguy cơ nhập viện vì 7 loại bệnh tim mạch chính tăng lên khi tiếp xúc với mức PM2.5 trung bình tại Mỹ.

    Do đó, các nhà khoa học của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Boston cho rằng không có mức độ an toàn nào cho PM2.5, và thậm chí một lượng nhỏ bụi mịn này cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.

    Một báo cáo khác, do Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago (Epic) chỉ ra rằng ô nhiễm không khí giết chết khoảng 7 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới – nhiều hơn cả bệnh AIDS và bệnh sốt rét cộng lại – và gánh nặng này được cảm nhận rõ ràng nhất ở các nước đang phát triển vốn phụ thuộc vào nhiên liệu bẩn để sưởi ấm, thắp sáng và nấu ăn.

    Bà Glory Dolphin Hammes, Giám đốc điều hành IQAir khu vực Bắc Mỹ kêu gọi: “Các nước cần có thêm hành động quyết liệt để làm cho những đô thị trở nên dễ đi bộ hơn và ít phụ thuộc hơn vào ô tô, giám sát chặt các hoạt động lâm nghiệp để giảm thiểu tác động của khói cháy rừng và nhanh chóng sử dụng năng lượng sạch thay cho nhiên liệu hóa thạch”.

    Tiến sĩ Aidan Farrow, nhà khoa học cấp cao về không khí tại tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace International, cũng chia sẻ quan điểm rằng nhân loại phải tăng cường giám sát và cải thiện chất lượng không khí. Ông Farrow nói: “Năm 2023, ô nhiễm không khí vẫn là thảm họa sức khỏe với thế giới. Do đó, bộ dữ liệu toàn cầu của IQAir đưa ra lời nhắc nhở quan trọng về sự cần thiết phải thực hiện nhiều giải pháp cho vấn đề này”.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/chi-co-7-quoc-gia-tren-toan-cau-dap-ung-duoc-tieu-chuan-khong-khi-cua-who-d219784.html

    Tham gia thị trường tín chỉ carbon: Việt Nam cần làm gì?

    Thị trường tín chỉ carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng hướng đến thực hiện mục tiêu trung hòa carbon trong cam kết của các nền kinh tế tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc.

    Nhu cầu tín chỉ carbon trên thế giới trong những năm gần đây đang tăng lên, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường này. Tại Việt Nam, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp nắm bắt những cơ hội trong lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải carbon. Tuy nhiên, để vận hành thị trường này hiệu quả, không ít vấn đề đặt ra từ việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, các tiêu chuẩn về kỹ thuật và đẩy mạnh công tác truyền thông.

    Thị trường tín chỉ carbon

    Thị trường tín chỉ carbon xuất hiện từ năm 1997, khi Nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc được chính thức thông qua. Theo Nghị định này, các nền kinh tế còn dư thừa về quyền phát thải khí nhà kính được phép mua, bán hoặc cho các quốc gia khác quyền này. Đây là cơ sở làm xuất hiện trên thế giới một loại hàng hóa có nhu cầu gia dịch mới trên thị trường là các chứng chỉ liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính. Do CO2 là một loại khí nhà kính nên việc quy đổi tương đương liên quan đến khí nhà kính khác cho các giao dịch về phát thải khí nhà kính được gọi chung là mua/bán, trao đổi chứng chỉ carbon. Từ đó, hình thành nên thị trường giao dịch carbon hay thị trường tín chỉ carbon. Trên thị trường này, việc mua, bán phát thải khí nhà kính hay mua/bán phát thải khí carbon được giao dịch thông quan đơn vị quy đổi là tín chỉ carbon.

    Theo Tạp chí Forbes Việt Nam, tín chỉ carbon là một thuật ngữ đề cập đến một đơn vị tín chỉ giao dịch trong kinh doanh, hay là giấy phép về 1 tấn CO2 hay khối lượng của một loại khí nhà kính khác quy đổi tương đương 1 tấn CO2 (viết tắt là tCO2tđ). Như vậy, tín chỉ carbon là chứng nhận (hay giấy phép) cho phép người sở hữu được quyền phát thải 1 tấn CO2 hoặc một loại khí nhà kính quy đổi khác. Một tín chỉ carbon giới hạn một lượng phát thải là 1 tấn CO2. Mục tiêu ra đời của tín chỉ carbon là để từng bước giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển.

    Trong tiến trình thực hiện lộ trình giảm phát thải khí nhà kính, các nền kinh tế, ngành công nghiệp, hay doanh nghiệp được ấn định một “hạn ngạch” phát thải hàng năm cụ thể hay đưa ra một mức trần về số đơn vị carbon phát thải (còn gọi là Cap). Mức trần này thường sẽ điều chỉnh giảm dần theo hướng giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển. Số tín chỉ carbon mà các bên tham gia được phép giao dịch phải ở trong mức trần quy định đó, nếu vượt qua mức trần sẽ bị phạt. Chính vì vậy, trong trường hợp phát thải vượt trần, để tránh bị phạt, các chủ thể này cần mua thêm “quyền” phát thải từ các chủ thể đang dư thừa trên thị trường. Ngược lại, nếu không dùng hết hạn ngạch của trần phát thải, các chủ thể này có thể chuyển nhượng lại cho các chủ thể có nhu cầu.

    Từ khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đã phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia phát triển. Hiện có 02 loại thị trường giao dịch chính gồm: (1) Thị trường tín chỉ carbon bắt buộc là thị trường mua/bán carbon thực hiện theo các cam kết cắt giảm khí nhà kính khi tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu của các quốc gia. Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu sử dụng trong các dự án thuộc cơ chế phát triển sạch (Clean Development Mechanism – CDM); cơ chế phát triển bền vững (Sustainable Development Mechanism – SDM) hoặc cơ chế đồng thực hiện (Joint – Implementation – JI); (2) Thị trường giao dịch tín chỉ carbon tự nguyện -là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức hay công ty thông qua các thỏa thuận song phương hoặc đa phương. Trên thị trường này, bên có nhu cầu tín chỉ sẽ tham gia vào các giao dịch mua, bán trên cơ sở tự nguyện nhằm đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị (Environmental – Social – Governance – ESG) trong phát triển hướng tới giảm phát thải khí nhà kính.

    Thị trường giao dịch chứng chỉ carbon tự nguyện là cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch với nhau để giảm phát thải khí carbon. Thị trường hoạt động thông qua quy định giới hạn về lượng khí thải được phép phát thải và cho phép các doanh nghiệp tham gia giao dịch lượng khí thải đã giảm đi so với giới hạn cho phép. Thông qua các giao dịch này sẽ hình thành cơ chế tự điều chỉnh, từ đó lập lại sự cân bằng về carbon thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính.


    Tín chỉ carbon – công cụ quan trọng chống biến đổi khí hậu.

    Hiện nay, thị trường tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng trong điều tiết khí thải của Liên minh châu Âu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu cũng như thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu theo Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris. Tại châu Âu, thị trường giao dịch tín chỉ carbon đã chiếm xấp xỉ 45% toàn bộ lượng phát thải khí nhà kính trên toàn châu Âu và chiếm xấp xỉ 3/4 thị trường thế giới. Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia đưa nội dung hình thành thị trường tín chỉ carbon vào kế hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 và đang thí điểm thực hiện trên phạm vi rộng tại nhiều khu vực với các mức độ áp dụng đa dạng, linh hoạt. Trung Quốc chính thức đưa thị trường giao dịch tín chỉ carbon vào vận hành từ ngày 16/07/2021, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

    Triển khai tại Việt Nam

    Thực hiện các mục tiêu về phát thải ròng đạt mức không (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đang thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thị trường giao dịch tín chỉ carbon trong những năm gần đây.

    Tại Việt Nam, theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, “tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương”. Bên cạnh đó, dự thảo của Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” xây dựng dựa trên cơ sở Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Nghị định số 06/2022/NĐ-CP) đã đưa ra mục tiêu từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định trong quản lý tín chỉ carbon, các giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính; quy chế trong vận hành sàn giao dịch; thí điểm cơ chế giao dịch, bù trừ trong các lĩnh vực có tiềm năng; tổ chức hướng dẫn việc thực hiện cơ chế giao dịch trong nước và cả quốc tế, đảm bảo sự phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế; tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch vào năm 2025.

    Từ 2028, Việt Nam sẽ chính thức sẽ đưa vào vận hành thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Đối với các chủ thể tham gia thị trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định: các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

    Việt Nam hiện có khoảng 1.912 cơ sở đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định trong Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đây chính là các khách hàng sẽ tham gia thị trường trong thời gian tới. Về giao dịch, quy trình giao dịch được thực hiện theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

    Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển thị trường tín chỉ carbon. Theo báo cáo tháng 03/2023 của Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), tính đến tháng 11/2022, Việt Nam có 276 dự án với khoảng gần 30 triệu tín chỉ carbon đã được chứng nhận từ các dự án tín chỉ carbon theo cơ chế CDM. Bên cạnh đó, Việt Nam đã phát triển nhiều dự án liên quan đến tín chỉ carbon khác với các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau.

    Theo Cục Biến đổi Khí hậu, việc mua, bán tín chỉ carbon của Việt Nam với thế giới theo hình thức tự nguyện đã được triển khai từ những năm 2000 bởi các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án CDM. Trên 300 chương trình, dự án tại Việt Nam trong thời gian qua đã đăng ký thực hiện các giao dịch mua/bán, bù trừ tín chỉ carbon. Trong số đó có trên 150 dự án đã được cấp trên 40 triệu tín chỉ carbon và thực hiện giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon thế giới. Việt Nam là 1 trong 04 quốc gia (cùng Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil) có các dự án CDM đăng ký nhiều nhất; đứng thứ 09 trong số 80 nước có nhiều dự án CDM được công nhận và cấp tín chỉ carbon. Việc hình thành và vận hành thị trường tín chỉ carbon sẽ góp phần giúp Việt Nam gia tăng năng lực năng cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường có những yêu cầu cao về bảo vệ môi trường như thị trường châu Âu cũng như tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh “xanh hóa” hoạt động đầu tư.


    Hội thảo tham vấn nâng cao năng lực trong đánh giá thực trạng pháp luật hạ tầng và kinh nghiệm quốc tế để thiết kế sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam.

    Mặc dù thị trường tín chỉ carbon được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu để tạo động lực cho doanh nghiệp hành động nhằm góp phần giảm thiểu phát thải, cắt giảm lượng khí thải hoặc hướng tới chuyển đổi sử dụng các công nghệ xanh, sạch, ít thải khí carbon. Tuy nhiên, để thị trường này tại Việt Nam đi vào hoạt động, cần tiếp tục hoàn thiện các quy phạm, quy chuẩn mang tính kỹ thuật liên quan đến cơ chế giao dịch, đảm bảo phù hợp, liên thông với các quy định, quy chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để làm được điều đó, Việt Nam cần triển khai một số giải pháp đồng bộ sau:

    Một là, xây dựng bộ công cụ định giá carbon tương thích với các cơ chế định giá carbon quốc tế; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về thị trường tín chỉ carbon; các định mức phát thải carbon đối với từng đơn vị, chủng loại sản phẩm cho các loại hình sản xuất, kinh doanh.

    Hai là, xây dựng cơ chế vận hành, quản lý thị trường, bao gồm các sàn giao dịch nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước. Xây dựng hệ thống đăng ký tầm quốc gia nhằm quản lý lượng tín chỉ carbon, cùng với đó là thực hiện kết nối với các hệ thống, tổ chức tham gia thị trường trên thế giới. Các chủ thể tham gia thị trường sẽ đăng ký cho mình tài khoản giao dịch, cung cấp các thông tin về chủng loại, số lượng hàng hóa có nhu cầu giao dịch khi tham gia thị trường.

    Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường cơ hội tiếp cận thông tin, phương thức giao dịch, để chủ động sẵn sàng gia nhập thị trường. Qua đó, gắn hoạt động sản xuất với lượng khí nhà kính quy về chứng chỉ phát thải carbon.

    Để thực hiện các giải pháp này, cần sự phối hợp và hợp tác một cách hiệu quả của các đơn vị nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó, hệ thống doanh nghiệp là yếu tố quyết định bởi họ là chủ thể có nhu cầu giao dịch và cũng là chủ thể tham gia, đồng thời chịu tác động trực tiếp của thị trường tín chỉ carbon. Ngoài ra, cần đào tạo nguồn nhân lực tham gia tổ chức vận hành khi thị trường carbon đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông để nâng cao nhận thức về thị trường mới mẻ này trong cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể liên quan khác chuẩn bị các điều kiện để tham gia thị trường.

    Việt Nam đang hướng tới là nước dẫn đầu khu vực trong hoạt động giao dịch tín chỉ carbon theo thông lệ quốc tế trong Thỏa thuận Paris. Muốn vậy, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các chính sách để phát triển thị trường này, góp phần hướng tới mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050.

    Theo Tạp chí KHCNVN
    https://vietq.vn/tham-gia-thi-truong-tin-chi-carbon-viet-nam-can-lam-gi-d219752.html

    Bộ Y tế đề xuất xây dựng chính sách cấm thuốc lá mới

    Bộ Y tế đề xuất xây dựng văn bản với nội dung cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới dưới hình thức văn bản nghị quyết do Quốc hội ban hành.

    Thuốc lá mới, trong đó sản phẩm nổi bật thuốc lá đun nóng (HTPs) là sản phẩm sử dụng thiết bị điện tử để nung nóng điếu thuốc đến nhiệt độ đủ để tạo ra sol khí có thể hít vào, chứa nicotine – chất gây nghiện cao và các hóa chất khác, chất phụ gia không phải thuốc lá và nhiều hương vị.

    Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá nung nóng rất đa dạng. Trong đó, nhiều sản phẩm kết hợp (lai) giữa thuốc lá nung nóng với thuốc lá điện tử, pha trộn, tẩm ướp dung dịch điện tử khiến cho việc kiểm tra và nhận biết khó khăn. Đơn cử như: Sản phẩm thuốc lá mới sử dụng công nghệ hybrid, không đốt nóng trực tiếp sản phẩm thuốc lá mà kết hợp giữa dung dịch thuốc lá điện tử và nguyên liệu thuốc lá.

    Các sản phẩm thuốc lá mới bao gồm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu hướng gia tăng sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam. Trong khi đó, thanh thiếu niên là lớp người trẻ tuổi, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết tuy nhiên cũng do đặc tính của lứa tuổi, họ luôn có tính tò mò, thích khám phá thử nghiệm cái mới, muốn thể hiện bản thân nên dễ bị cuốn theo các trào lưu, tệ nạn xấu.

    Thuốc lá mới là sản phẩm hướng mục tiêu đến giới trẻ, khiến thanh thiếu niên bắt đầu nghiện nicotine sớm hơn và tác hại sức khỏe sẽ nghiêm trọng hơn cả trước mắt và về lâu dài.

    Chia sẻ về tác hại của thuốc lá điện tử, TS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, thuốc lá điện tử đang mở đầu cho xu hướng mới lạm dụng hóa chất nhân tạo, con người đang tự hủy hoại chính mình. Trong đó, 3 nhóm có nguy cơ khi sử dụng thuốc lá điện tử.

    Thứ nhất là nicotine. Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử cao hơn thuốc lá thông thường. Ước tính cứ 1 người bỏ được thuốc lá khi dùng thuốc lá điện tử thì có thêm 80 trẻ vị thành niên nghiện nicotine (một nghiên cứu trên thế giới năm 2018).

    Thứ hai là các hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử với số lượng khổng lồ, thay đổi các hóa chất liên tục. Các hóa chất này làm phát sinh loạt bệnh/ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết được, không thể đoán trước được.

    Thứ ba là ma túy trong thuốc lá điện tử. Nguy cơ dùng ma túy gấp 3,5 lần so với không hút thuốc lá điện tử.

    “Hiện việc sử dụng rượu bia, thuốc lá thông thường gây ra quá nhiều vấn đề mà chúng ta chưa giải quyết được. Vì vậy, Việt Nam cần nhanh chóng cấm ngay thuốc lá điện tử”, TS Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.


    Ảnh minh họa

    Hiện nay, thuốc lá điện tử được thiết kế kiểu dáng giống đồ dùng như cây bút, USB, thỏi son môi, hộp sữa, đồ chơi… Giá cả đa dạng, nhiều sản phẩm giá rất rẻ. Đặc biệt, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh nữ.

    Theo bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho hay trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia và 4 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá nung nóng. Bên cạnh đó, vừa qua Bộ Y tế đã nhận được bản khuyến nghị của WHO về việc Quốc hội ban hành nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo các sản phẩm này tại Việt Nam.

    “Quan điểm của Bộ Y tế từ trước đến nay vẫn là cấm hoàn toàn các loại thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới khác). Vì vậy bộ đề xuất xây dựng văn bản với nội dung cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới. Hình thức văn bản là nghị quyết do Quốc hội ban hành.

    Trong đó, phạm vi điều chỉnh bao gồm giải thích rõ khái niệm về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thuốc lá mới khác. Quy định cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới và quy định trách nhiệm của các tổ chức có liên quan”, bà Thủy cho hay.

    Bà Thủy thông tin vụ đang xây dựng văn bản liên quan và sẽ có dự thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình ra Quốc hội nhằm sớm có biện pháp quản lý. Dự kiến, nội dung sẽ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 10/2024.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/bo-y-te-de-xuat-xay-dung-chinh-sach-cam-thuoc-la-moi-d219801.html

    Sản phẩm điện tử nhái thương hiệu, kém chất lượng tràn ngập sàn thương mại điện tử

    Theo ghi nhận thời gian gần đây, nhiều sản phẩm điện tử nhái thương hiệu, sản phẩm kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc đang tràn vào thị trường Việt Nam gây mất niềm tin cho người tiêu dùng.

    Với sự phát triển nhanh chóng của Internet, người tiêu dùng có thể mua đủ loại hàng hóa sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử chỉ bằng một cú chạm. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi đó là vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây thiệt hại không nhỏ đến nền kinh tế, an toàn tính mạng và mất niềm tin cho người tiêu dùng, trong đó phải kể tới các sản phẩm điện tử.

    Theo ghi nhận, thời gian gần đây, nhiều sản phẩm điện tử nhái thương hiệu, sản phẩm kém chất lượng có nguồn gốc Trung Quốc đang tràn vào thị trường Việt Nam thông qua các sàn thương mại điện tử một cách ồ ạt và ở mức đáng báo động.

    Anh C.T. (quận Tân Bình, TPHCM) mua loa nghe nhạc nhãn hiệu JBL trên sàn thương mại điện tử L. với giá 900.000 đồng, sau khi áp các voucher giảm giá thì giá trị chiếc loa chỉ còn hơn 300.000 đồng. Ngỡ tưởng mua được món hàng hiệu giá hời, tuy nhiên khi nhận hàng thì anh T. mới phát hiện đây là sản phẩm nhái thương hiệu, kém chất lượng.


    Nhiều sản phẩm điện tử nhái thương hiệu, kém chất lượng được rao bán tràn lan trên mạng. Ảnh: Saigongiaiphong

    Anh T chia sẻ: “Nhìn hình thức bề ngoài giống đến 99% sản phẩm chính hãng, kỹ lắm mới phát hiện ra là hàng nhái thương hiệu. Không những tôi, mà rất nhiều người đã mua phải những sản phẩm kém chất lượng như thế, khi bị phát hiện chủ shop có những lời lẽ thô tục, lật mặt, cãi tay đôi với khách. Qua sự việc này, tôi cũng mong các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt hơn hoạt động của sàn thương mại điện tử để loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng trên không gian mạng”.

    Nguy hiểm hơn, nhiều loại thiết bị điện tử như cáp sạc điện thoại, máy tính trôi nổi, rẻ tiền có nguồn gốc từ Trung Quốc được rao bán, giảm giá rầm rộ trên sàn thương mại điện tử. Thực tế, tình trạng các linh kiện điện thoại không rõ nguồn gốc bán tràn lan trên thị trường hay trên các sàn thương mại điện tử đã diễn ra suốt nhiều năm qua, tuy nhiên ít có một cơ quan quản lý nào “sờ gáy”. Họ vẫn buôn bán một cách dễ dàng, đã có rất nhiều sự việc thương tâm, cháy nổ liên quan đến việc sử dụng các thiết bị sạc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

    Anh N.C.P. (ngụ quận 12, TPHCM) tìm mua một bộ cáp sạc cho điện thoại của một thương hiệu E., trên sàn thương mại điện tử S. với giá chỉ 7.000 đồng, sau khi đã giảm giá. Khi nhận hàng, anh P. cắm thử thì cục sạc bất ngờ phát nổ, khói đen bốc lên, hoảng quá nên anh liền ngắt tất cả thiết bị điện trong gia đình.

    “Rất may mắn là khi cắm sạc chỉ có tôi ở đó, nếu có trẻ con và người già trong gia đình vô tình sử dụng thì rất nguy hiểm đến tài sản và tính mạng. Tôi cũng nghe nói nhiều vụ chập điện, cháy nổ từ sạc điện thoại giá rẻ nhưng không nghĩ mình lại xui xẻo đến vậy”, anh P. kể lại.

    Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, trong năm 2023, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng 25%, so với cùng kỳ năm ngoái, đạt doanh thu 20,5 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (tính đến tháng 12/2023)

    Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng ấn tượng này là nỗi lo hàng giả, hàng nhái kém chất lượng gây mất niềm tin, thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Hiện nay, nhiều gian thương đã lợi dụng việc thiếu kiểm soát để tuồn sản phẩm kém chất lượng đến tay người tiêu dùng thông qua sàn thương mại điện tử.

    Bằng chứng, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường, thuộc Bộ Công Thương cho biết, ở nước ta, hàng năm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hàng trăm ngàn vụ hàng giả, hàng nhái. Các sản phẩm này đang gây nguy hại đến người tiêu dùng về nhiều mặt. Như trường hợp các sản phẩm hàng gia dụng, đồ điện tử bị làm giả đa phần gây thiệt hại cho người tiêu dùng về mặt kinh tế. Hàng không chính thống này còn làm ảnh hưởng đến người sản xuất chân chính, các thương hiệu chính hãng khi giảm sút về doanh số, uy tín thương hiệu và mất lòng tin nơi người tiêu dùng.

    Đặc biệt, nhiều nguy cơ liên quan phát sinh khi sử dụng hàng không chính hãng, giá rẻ, bán trôi nổi trên thị trường có chất lượng kém, nguyên vật liệu không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

    Do đó theo các chuyên gia cần lựa chọn các thương hiệu lớn vì không phải “một sớm một chiều” mà một thương hiệu nào đó đi vào lòng người. Các thương hiệu uy tín, lâu năm đã có thời gian kiểm chứng từ rất nhiều khách hàng, có thể yên tâm chọn mua và sử dụng trong gia đình. Tuy nhiên, có một thực tế là sản phẩm thương hiệu càng lớn càng dễ bị làm giả vì mục đích lợi nhuận, do đó cần phải lựa chọn nơi mua sắm uy tín. Xem kỹ nhãn mác, bao bì khi lựa chọn sản phẩm điện tử.

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4: 2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4: 2009/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Theo quy định tại Quy chuẩn này các thiết bị điện và điện tử khi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra trên thị trường của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra).

    Thiết bị điện và điện tử phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 “thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” được quy định trong Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Giấy chứng nhận hợp quy khi đánh giá theo phương thức 5 có giá trị hiệu lực không quá 3 năm. Trường hợp thiết bị điện và điện tử nhập khẩu theo lô hàng chưa được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này phải được đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 “thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hoá” được quy định trong Phụ lục II của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy” ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    Việc chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy thiết bị điện và điện tử được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp.

    Dấu hợp quy và việc sử dụng dấu hợp quy phải tuân thủ theo khoản 2 Điều 4 của “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy“ ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/san-pham-dien-tu-nhai-kem-chat-luong-tran-ngap-san-thuong-mai-dien-tu-d219712.html

    Mật độ vi nhựa cao tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng nguy cơ ung thư và tự kỉ

    Mới đây, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF – Việt Nam) công bố Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022, công bố bức tranh ô nhiễm vi nhựa tại Việt Nam`nổi bật là thành phố Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (Tp.HCM).

    Theo các nghiên cứu, con người phơi nhiễm nhựa thông qua đường hô hấp, ăn, uống và tiếp xúc trực tiếp qua da. Trong quá trình sử dụng các vật dụng phổ biến hằng ngày như túi ni-lông, thìa nhựa, cốc, chai nhựa, quần áo sợi tổng hợp, đồ dùng cá nhân, nội thất, dụng cụ bằng nhựa, con người vô tình bị phơi nhiễm với nhựa. Ngoài ra, tại Việt Nam, tình trạng đốt chất thải nhựa diễn ra phổ biến, làm phát thải các chất độc hại như dioxin, furan, kim loại nặng. Các khí độc được xem là tác nhân gây nên căn bệnh ung thư và có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.

    Báo cáo tình hình phát sinh chất thải nhựa năm 2022 của WWF cũng chỉ ra, trung bình một người có thể hấp thụ từ 39.000 – 52.000 hạt vi nhựa/năm từ hít thở, tiêu thụ thức ăn và uống nước. Hầu hết các loại thực phẩm ăn hằng ngày đều có chứa vi nhựa, ví dụ trong mật ong, đường, muối ăn và nước uống lần lượt có khoảng 40 – 660 hạt/kg, 25 – 39 hạt/kg, 7 – 681 hạt/kg và 118 hạt/l. Khi sử dụng nước đóng chai, số hạt vi nhựa nạp vào cơ thể có thể lên đến 9.000 hạt/năm, gấp hơn 2 lần khi sử dụng nước vòi 4.000 hạt/năm.

    Ước tính, hằng năm một người có thể hấp thụ từ 39.000 – 52.000 hạt vi nhựa từ đồ ăn, quá trình này phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính. Hạt vi nhựa sau khi thâm nhập, di chuyển, tích tụ và gây ra những rối loạn tới các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Các bệnh liên quan tới hệ thần kinh bao gồm rối loạn sự phát triển của hệ thần kinh, rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ, chứng tự kỷ, tâm thần và ảnh hưởng tới nhận thức và sự phát triển trí tuệ. Các bệnh về tim mạch cũng được nghiên cứu chứng minh có liên quan tới vi nhựa. Ngoài ra, các hạt vi nhựa làm ảnh hưởng tới nội tiết tố đi kèm các bệnh về tuyến giáp, nguy hiểm hơn có thể là ung thư tuyến giáp. Hội chứng chuyển hóa cũng bị ảnh hưởng dẫn tới làm tăng hoặc giảm lượng cholesterol toàn phần.

    Báo cáo cũng chỉ ra, do có kích thước siêu nhỏ, các hạt vi nhựa có thể xâm nhập sâu vào phổi của con người. Dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, điển hình như bệnh hen suyễn hay nặng hơn là ung thư phổi. Sức khỏe sinh sản của nữ giới và nam giới cũng như sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai cũng chịu tác động do ô nhiễm vi nhựa. “Như vậy có thể thấy, vi nhựa có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sức khỏe con người”, báo cáo nêu.

    Trong môi trường không khí, các kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm vi nhựa chưa được thực hiện phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo về mật độ vi nhựa trong không khí ở bãi rác Phước Hiệp (Tp.HCM) cho thấy, tốc độ lắng đọng vi nhựa lên đến 1.367 hạt/m2 bề mặt (mặt đất, mặt đường…)/ngày, cao hơn 50 lần kết quả quan trắc tại Paris. Một nghiên cứu khác tại Tp.HCM cũng chỉ ra tốc độ lắng đọng vi nhựa từ khí quyển trong khu vực đô thị dao động xuống bề mặt trong khoảng 71 – 917 hạt/m2/ngày. Tại đường phố ở TP Đà Nẵng, mật độ vi nhựa trung bình 20 hạt/m2, một số khu vực đã được ghi nhận có mật độ vi nhựa từ 22 – 40 hạt/m2.


    Hạt vi nhựa. Ảnh minh họa

    Trong môi trường nước, một số dòng sông ghi nhận mật độ vi nhựa rất cao như hạ nguồn sông Đáy, từ 269,9 hạt/m3 nước (nước sông) đến 863 hạt/m3 với thành phần của vi nhựa chủ yếu là PE, PP. Nước ở kênh Phú Lộc chảy qua đô thị Đà Nẵng có mật độ vi nhựa dao động từ 630 – 3.840 hạt/m3, với giá trị trung bình lên đến 1.482 hạt/m3. Trong trầm tích kênh, vi nhựa tập trung rất cao, dao động từ 2.800 – 9.600 hạt/kg, với giá trị trung bình 6.120 hạt/kg. Trong nước sông Sài Gòn – Đồng Nai, vi nhựa tập trung với mật độ lớn, từ 228.120 đến 715.124 sợi/m3, 23 – 300 mảnh và màng nhựa/m3.

    Đáng chú ý, vi nhựa trong nước Hồ Tây cũng lên đến 611 hạt/m3 nước (nước hồ), cao hơn nhiều lần so với nước hồ Trị An (chỉ có 1,5 hạt/m3). Vi nhựa trong trầm tích hồ ở Hà Nội được ghi nhận dao động từ 2.767 đến 2.833 hạt/kg. Nghiên cứu chỉ ra, nguồn gốc của vi nhựa trong các hồ ở Hà Nội xuất phát chủ yếu từ các hoạt động dân sinh xung quanh hồ. Vi nhựa cũng được phát hiện trong môi trường đất như đất than bùn tại tỉnh Long An có số hạt vi nhựa dao động 0 – 360 hạt/kg. Ô nhiễm vi nhựa cũng được ghi nhận trong nước và trầm tích nhiều vùng biển và một số loài sinh vật ở Việt Nam.

    Giải pháp loại bỏ hạt vi nhựa

    Chiết xuất từ đậu bắp và các thực vật chứa chất nhầy khác thường được sử dụng trong nấu ăn có thể giúp loại bỏ các vi nhựa nguy hiểm từ nước thải.

    Kết luận trên được rút ra từ một nghiên cứu mới được công bố tại cuộc họp mùa Xuân của Hiệp hội Hóa học Mỹ, hứa hẹn mang lại giải pháp thay thế cho các hóa chất tổng hợp đang được sử dụng trong các nhà máy xử lý, vốn có thể gây rủi ro về sức khỏe.

    Tác giả của nghiên cứu, bà Rajani Srinivasan, thuộc Đại học bang Tarleton, cho rằng cần sử dụng các chất từ tự nhiên để tối ưu hóa việc loại bỏ vi nhựa trong bất cứ môi trường nào mà không gây rủi ro.

    Chất nhầy trong đậu bắp được sử dụng như một chất làm đặc trong nhiều món ăn. Nghiên cứu trước đây của bà Srinivasan xem xét cách chất nhầy của đậu bắp và các loại thực vật khác có thể loại bỏ các chất ô nhiễm từ vải sợi khỏi nước và vi sinh vật. Sau đó, Bà tiến hành thử nghiệm dùng đậu bắp để loại bỏ vi nhựa. Theo các nhà khoa học, chúng ta có thể hạn chế tiếp xúc với hạt vi nhựa bằng cách ăn ít thực phẩm đã qua chế biến và đóng gói, không hâm nóng nhiều lần các bữa ăn đựng trong hộp nhựa bằng lò vi sóng. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân không chứa nhựa và thay quần áo sợi tổng hợp bằng chất liệu tự nhiên có thể loại bỏ một phần đáng kể lượng vi nhựa thải ra đại dương.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/mat-do-vi-nhua-cao-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-va-ha-noi-tang-nguy-co-ung-thu-va-tu-ki-d219709.html

    Không loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn

    Các nhà khoa học lưu ý, không có loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn bởi thực tế chúng tiềm ẩn rất nhiều hóa chất độc hại đã được tìm thấy.

    Các tổ chức môi trường và các chính phủ đang vật lộn để xây dựng hiệp ước toàn cầu đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngày càng gia tăng, với rác thải nhựa hằng năm đã lên tới 400 triệu tấn…

    Tháng 11/2023, các phái đoàn, các nhà khoa học, những người ủng hộ môi trường và sức khỏe từ khắp thế giới đã tới Nairobi, Kenya cho phiên hội thảo thứ ba Ủy ban đàm phán liên chính phủ thỏa thuận về nhựa (INC-3). Các nhà khoa học đã thúc đẩy các phái đoàn lưu ý đến những thông tin khoa học mới nhất về độc chất đã được sử dụng cho quá trình chế tạo các loại nhựa và nhựa sẽ hút bám các hóa chất trong thời gian sử dụng, không loại nhựa nào được coi là an toàn hoặc phù hợp cho sử dụng tuần hoàn.

    “Tái chế nhựa đã được quảng cáo như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa nhưng các độc chất trong nhựa làm phức tạp quá trình tái sử dụng nhựa, thải loại và cản trở việc tái chế”, Giáo sư Bethanie Carney Almroth, trường đại học Gothenburg (Thụy Điển) nói.

    Theo nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Data in Brief, các hạt nhựa từ các nhà máy tái chế nhựa ở 13 quốc gia khác nhau đặt tại châu Phi, Nam Mỹ, châu Á và Đông Âu đều chứa hàng trăm loại hóa chất, trong đó có những loại thuốc trừ sâu nồng độ cao.

    Tổng số, 491 hợp chất hữu cơ đã được tìm ra và định lượng trong những các hạt nhựa, được bổ sung 170 hợp chất. Các hợp chất này thuộc về vô số loại khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, hóa chất công nghiệp, phụ gia nhựa.

    Còn trong một báo cáo mới đây do Hội đồng Nghiên cứu Na Uy tài trợ, có hơn 16.000 hóa chất tồn tại trong các sản phẩm nhựa, từ bao bì thực phẩm, đồ chơi trẻ em đến thiết bị y tế…


    Rác thải nhựa tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại. Ảnh minh họa

    Theo CNN, báo cáo được công bố trong bối cảnh các cuộc đàm phán về một hiệp ước chống rác thải nhựa dự kiến tiếp tục vào tháng tới tại Ottawa (Canada) với mục tiêu hoàn thành hiệp ước tại hội nghị vào tháng 12 ở thành phố Busan (Hàn Quốc).

    Theo bà Jane Muncke, Giám đốc điều hành của Diễn đàn Bao bì thực phẩm phi lợi nhuận Thụy Sĩ, để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm nhựa, thế giới cần phải thực sự xem xét toàn bộ vòng đời của nhựa và phải giải quyết vấn đề hóa chất.

    Bà Muncke cho biết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng trăm, thậm chí hàng nghìn hóa chất từ nhựa trong cơ thể người và một số trong số đó có liên quan đến các vấn đề sức khỏe bởi thực tế các hóa chất trong nhựa có thể ngấm vào nước và thức ăn.

    Đáng chú ý, 1/4 số hóa chất được xác định không có thông tin cơ bản về bản chất hóa học và chỉ có 6% số hóa chất tìm thấy trong nhựa được quản lý trên phạm vi quốc tế. Báo cáo nhấn mạnh chỉ giải quyết vấn đề rác thải nhựa là không đủ để bảo vệ người dân. Thay vào đó, c, kể cả các sản phẩm tái chế.

    Ông Martin Wagner, trưởng nhóm báo cáo và là nhà môi trường học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cho rằng ngay cả các nhà sản xuất không thực sự biết có bao nhiêu loại hóa chất trong sản phẩm của họ. Do đó, theo ông, nếu không có quy định bắt buộc, sẽ không có động lực buộc các doanh nghiệp tiết lộ những hóa chất có trong nhựa.

    Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra, một chai nước một lít thông thường chứa tới 240.000 hạt vi nhựa, gấp khoảng 100 lần so với ước tính trước đây, do sự hiện diện của nhựa nano trong nước. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, hộp nhựa có thể giải phóng các hóa chất độc hại, chẳng hạn như phthalates và bisphenol A (BPA) vào thực phẩm bên trong. Những hóa chất này đã được phát hiện là có thể phá vỡ nội tiết tố và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các vấn đề về sinh sản.

    Trước đó, tạp chí Consumer Reports của Mỹ đã thử nghiệm nhiều loại thực phẩm để tìm các hóa chất trong hộp nhựa có thể gây hại cho sức khỏe. “Ở mức độ hóa học, một số hóa chất tạo nên nhựa có thể thấm vào thực phẩm”, bà Lauren F. Friedman, Phó Tổng Biên tập về sức khỏe của Consumer Reports, cho biết. Consumer Reports đã kiểm tra hai loại hóa chất thường được sử dụng trong nhựa: phthalates và bisphenol. Họ tìm thấy phthalates và bisphenol đều có trong hầu hết mọi loại thực phẩm mà họ thử nghiệm. Trong đó các loại thức ăn nhanh có tỉ lệ các hóa chất này cao nhất. Những hóa chất trên gây rối loạn hormone (nội tiết). Về cơ bản, hormone tác động lên các tế bào trong nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể con người trong một thời gian dài.

    Việt Nam đã có những hành động gì để giảm thiểu tác hại từ rác thải nhựa?

    Trong diễn biến liên quan tới vấn đề giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa từ lâu Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động trong việc nêu ra vấn đề, kêu gọi hợp tác cùng hành cộng của cồng đồng quốc tế, và đã đưa ra định hướng và các chính sách cụ thể.

    Để giải quyết tình trạng này, như Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đặt mục tiêu giảm 75% lượng nhựa thải ra đại dương vào năm 2030. Kế hoạch hành động đề cập đến việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, tăng cường thu gom và xử lý rác thải nhựa và kiểm soát nguồn rò rỉ nhựa cũng như nhu cầu hợp tác quốc tế, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ liên quan đến vấn đề chất thải nhựa

    Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đã đưa ra các quy định về kinh tế tuần hoàn. Các giải pháp cụ thể bao gồm: Lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa; thúc đẩy các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, hạn chế các sản phẩm chứa vi nhựa và kiểm soát nhập khẩu phế liệu nhựa; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR); phân loại tại nguồn và thu phí rác theo khối lượng.

    Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam tập trung vào thu gom, tái chế và xử lý 85% lượng chất thải nhựa vào năm 2025. Đề án đặt ra yêu cầu các Bộ, ngành liên quan thực hiện xây dựng chính sách, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn, sửa đổi thuế và kiểm soát nhập khẩu nhựa phế liệu, trong khi yêu cầu các tỉnh và thành phố xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nhựa tại mỗi địa phương.

    Tại nhiều diễn đàn quốc tế, Việt Nam đã đề xuất các sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết rác thải nhựa. Đặc biệt, Việt Nam đã cùng 175 quốc gia trên thế giới thông qua Nghị quyết 5/14 tại Hội nghị đại hội đồng môi trường toàn cầu lần 2 (UNEA5.2), thống nhất việc xây dựng một “Công cụ toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý về chấm dứt ô nhiễm nhựa, bao gồm rác thải nhựa đại dương”.

    Việt Nam đã thành lập Chương trình đối tác hành động Quốc gia về nhựa (NPAP) trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT). Đây là nền tảng đối tác đa phương, đa chủ thể được chính phủ thiết lập, cho phép thực hiện hợp tác giữa chính phủ và đối tác quốc gia quan trọng khác để chuyển những cam kết về rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa thành hành động cụ thể.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/khong-loai-nhua-nao-duoc-coi-la-an-toan-hoac-phu-hop-cho-su-dung-tuan-hoan-d219692.html

    Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định máy sục ozone loại bỏ hoàn toàn hóa chất và vi khuẩn trong thực phẩm

    Hiện nay rất nhiều bà nội trợ tìm mua máy sục ozone để hy vọng có thể loại bỏ hoàn toàn hóa chất tồn dư trong thực phẩm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, máy sục ozone không thể loại bỏ hoàn toàn hóa chất tránh tin tưởng.

    Hiện nay, vấn đề thực phẩm không an toàn, chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đến gia cầm, gia súc bị nhiễm khuẩn, luôn là vấn đề gây lo lắng cho người tiêu dùng. Chính vì điều này mà thời gian gần đây việc sử dụng máy tạo ozone để khử độc thực phẩm ngày càng nhiều. Nhiều người xem đây là giải pháp để bảo vệ sức khoẻ trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

    Từ nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên trên mạng xuất hiện nhiều trang wed bán hàng với những lời quảng cáo có cánh như: Máy sục ozone giá tốt, miễn phí vận chuyển; máy sục ozone khử hoàn toàn hóa chất từ hoa quả; máy sục ozone không lo bị ngộ độc từ hóa chất…Giá mỗi máy sục ozone cũng được rao bán khác nhau từ vài trăm cho tới vài triệu đồng.

    Theo như quảng cáo, trên thị trường các loại máy này vẫn được bày bán và quảng cáo trên các trang mạng như chiếc máy “vạn năng”. Chúng được quảng cáo là máy khử độc thực phẩm kèm nội dụng có thể giúp giải quyết triệt để dư lượng hóa chất, kim loại nặng và trứng giun sán, ấu trùng bám trên rau, kẽ rau củ…


    Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh sử dụng máy sục ozone để loại bỏ hóa chất trong thực phẩm. Ảnh minh họa

    Tuy nhiên các chuyên gia lên tiếng cảnh báo về nguy cơ khi sử dụng các loại máy khử độc, sục thực phẩm. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, thực tế chúng ta chỉ cần rửa sạch rau thịt là ăn được, không cần phải sục. Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định khử ozone có thể giúp loại bỏ hoàn toàn các hóa chất bảo vệ còn tồn dư trong thực phẩm.

    Ông Thịnh nói, nhiều công ty sản xuất một số loại máy phát ra ozone hoặc máy phát ra ion âm. Khi ozone vào trong nước sẽ tách oxy giúp tiêu diệt vi khuẩn, nhưng không diệt được trứng giun, trứng sán. Vì vậy không phải cái gì máy ozone cũng diệt được.

    Theo Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu chia sẻ, hiện máy tạo ozone bán khá nhiều trên thị trường để khử trùng, diệt khuẩn. Nhưng nhìn chung, một chiếc máy tốt đòi hỏi kỹ thuật cao, hiệu suất khi sử dụng hợp lý và an toàn cho người sử dụng. Nếu ozone dư thừa sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngược lại, nếu lượng ozone thấp thì không có tác dụng gì.

    Ngoài ra, trong khi sử dụng máy ozone còn tạo ra NO2, rất có hại cho đường hô hấp. Máy ozone đạt tiêu chuẩn phải có bộ phận xử lý làm khô không khí để khắc phục tình trạng sinh ra khí NO2. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các loại máy ozone bán trên thị trường đều không có bộ phận này do giá thành quá cao.

    Cần lưu ý một tác dụng bất lợi của ozone. Để có tác dụng phân hủy hóa chất và khử trùng, máy tạo ozone phải có nồng độ ozone đủ lớn, nhưng ozone thoát ra từ quá trình loại bỏ vi khuẩn trong thực phẩm sẽ có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt là những người có vấn đề về phổi hoặc hen suyễn. Khí ozone dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm mũi, các bệnh về đường hô hấp.

    Ngộ độc ozone thường bắt đầu với các triệu chứng như đau đầu, khó thở và ho khan. Trong trường hợp nặng hơn, có thể bị hen suyễn hoặc tổn thương thị lực, đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Do đó khi ngửi thấy mùi hôi tanh khi đang sử dụng ozone thì nên tránh xa ngay. Ngoài ta khí ozone cũng có thể làm hỏng vật liệu bằng cao su và nhanh chóng làm hoen gỉ các đồ vật bằng kim loại.

    Trước đó, PGS.TS. Phạm Duy Hiển, nguyên Giám đốc BV K Trung ương cũng cho biết, ông ngạc nhiên khi người ta đưa máy khử trùng ozone vào sử dụng trong gia đình với hi vọng loại bỏ được các độc tố, vi khuẩn trong thực phẩm. Đây là một sai lầm rất tai hại. Bởi khí ozone có thể tiêu diệt sạch vi khuẩn bám trên bề mặt thực phẩm nhưng không thể diệt được nếu chúng ngấm sâu vào thực phẩm. Ozone diệt vi khuẩn nhờ tác dụng oxy hoá làm hỏng màng tế bào của vi khuẩn, bẻ gãy các mối liên kết của ADN, đông vón Protein và các chất mỡ… Các chất sủi bọt tạo váng khi sục ozone chính là các chất này. Nhưng khi thực phẩm sạch hoặc các chất độc được các cây, con, củ, quả hấp thu vào trong cơ thể thì dù sục ozone trực tiếp cũng không loại bỏ được hết các độc tố, siêu vi khuẩn đó.

    Mặt khác, sục ozone vào thực phẩm tạo ra các váng nhầy, nhưng phía sau đó là các chất đang phân huỷ thối rữa, các chất độc hại được oxy hoá khử sẽ ra chất trung gian. Chất trung gian này không ai biết là chất gì. Nếu như các chất tận cùng trong quá trình chuyển hoá tự nhiên của cơ thể sống được đào thải qua phân, nước tiểu, hơi thở, mồ hôi… Thì ở đây là các chất trung gian do oxy hoá chưa biết là gì mà cứ yên tâm ăn, rất nguy hiểm.

    Đồng thời nên hiểu rằng, ozone phải được tạo ra từ oxy sạch và làm khô để sản xuất và để có được oxy sạch nhà sản xuất sẽ phải lắp thêm bộ phận làm sạch oxy và làm khô nó. Tuy nhiên giá của bộ phận này rất cao, vì thế giá thành máy “sục” cũng phải rất cao, không ai đủ sức mua nên họ bỏ qua khâu này. Vì trong không khí oxy sạch chỉ chiếm 20,9% thể tích khí thường mà chứa đến 70% là khí ni tơ, khi máy sục ozone hoạt động với khí trời sẽ tạo ra NO3 là chủ yếu và kết quả chúng thải ra không khí NO3 và ozone đầy độc tính.

    Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một chuyên gia về ozone, những tác hại trên của máy ozone là có thật khi sử dụng không đúng. Đối với thực phẩm bẩn, máy ozone không hề có tác dụng trong việc làm sạch. Hơn nữa, khi người sử dụng tiếp xúc với khí ozone nồng độ cao, trong một thời gian dài rất có thể sẽ làm ảnh hưởng đến đường hô hấp.

    Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, những máy sục ozone không rõ nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật cũng tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khỏe của người sử dụng. Khi nhà sản xuất sẵn sàng đẩy công suất máy sục lên cao hơn 30 – 40 lần so với ngưỡng quy định để diệt nhanh vi khuẩn. Máy kém chất lượng còn sinh ra nhiều khí NO, một trong những tác nhân gây ra ung thư vòm họng.

    Tại nhiều quốc gia, máy ozone chỉ dùng trong công nghiệp, bảo quản thực phẩm sau thu hoạch hoặc dùng để vệ sinh chai, lọ. Nhưng hiện nay, máy này cũng không được sử dụng rộng rãi vì tác dụng độc hại với người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.

    Cách tốt nhất, đơn giản, hiệu quả hơn nhiều lại không mất tiền là rửa thực phẩm nhiều lần bằng nước sạch. Rửa với nước sạch nếu có thuốc trừ sâu cũng sẽ bị hoà tan, trứng giun, trứng sán, đất cát cũng bị phân tán. Rửa bằng nước và rửa nhiều lần, cuối cùng là rửa trực tiếp thực phẩm dưới vòi nước chảy, hoá chất hay bụi bẩn bám trên bề mặt thực phẩm sẽ được làm sạch.

    Đối với thịt cá, nếu người nuôi cho ăn các chất tăng trọng, sinh trưởng mà những chất này ngấm vào từng thớ thịt, cá thì không bao giờ có thể làm sạch được. Thịt cá mua ở siêu thị về vẫn cần ngâm, rửa 2- 3 nước để làm sạch bề mặt và chất bẩn bên trong rồi mới đem chế biến. Cách tốt nhất để có thực phẩm an toàn là các nhà sản xuất nên áp dụng mô hình trồng trọt, chăn nuôi sạch, việc sử dụng công cụ rửa, khử chỉ là giải pháp tình thế.

    Chuyên gia cũng lưu ý, các bà nội trợ khi mua sắm thực phẩm hãy dùng chính kinh nghiệm, sự tinh tế để quan sát và nhận biết thực phẩm nào nên mua, thức ăn nào nên tránh. Việc các nhà sản xuất giới thiệu máy sục có chức năng tiêu diệt sạch độc tố, hoá chất tồn dư trong thực phẩm chỉ là những nội dung mang tính chất tuyên truyền để quảng cáo bán sản phẩm.

    An Dương (T/h)

    https://vietq.vn/chua-co-bang-chung-khoa-hoc-khang-dinh-may-suc-ozone-co-the-loai-bo-hoan-toan-hoa-chat-d219658.html

    Sử dụng mỹ phẩm cho da bị nám cần lưu ý để không gây hại làn da

    Theo các bác sĩ, việc sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm khi chăm sóc da bị nám cần đặc biệt lưu ý vì có thể gây tàn phá làn da nghiêm trọng hơn bởi các loại hóa chất độc hại.

    Những vết thâm, nám luôn là nỗi ám ảnh đối với phái đẹp. Để nhanh chóng làm mờ vết thâm, trị nám, không ít chị em tìm đến các loại serum, mỹ phẩm được quảng cáo có tác dụng “thần thánh”. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả không thấy đâu mà làn da lại bị tàn phá vì các loại hóa chất độc hại.

    Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Chăm sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến khám trong tình trạng da bị kích ứng nặng, mẩn ngứa, làn da mỏng, sạm nám loang lổ… Đa phần các bệnh nhân này bôi kem trộn, dùng biện pháp lột tẩy, peel da, lăn kim, laser… khiến làn da bị tổn thương ngày càng nặng nề và việc điều trị rất khó khăn. “Thay vì chỉ điều trị nám da thì những trường hợp này phải điều trị các tổn thương trước, đợi da phục hồi ổn định thì mới có thể tiến hành các phương pháp trị nám được” – bác sĩ Thành chỉ rõ.

    Để cảnh báo, các chuyên gia da liễu nhấn mạnh, người dân không nên mù quáng tin theo nội dung quảng cáo “chữa khỏi nám da thần tốc” để rồi “tiền mất tật mang”. Thực tế, với các phương pháp điều trị hiện nay, hiện tượng nám da khó có thể chữa khỏi 100%, nhưng việc điều trị đúng cách có thể làm mờ vết nám được 70 – 80%. Hiện nay, nhu cầu trị nám má rất cao, người dân nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu còn nếu chưa có điều kiện thăm khám thì nên chủ động các biện pháp bảo vệ da cơ bản bằng cách sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm đúng cách và an toàn.

    Thoa serum vitamin C vào ban ngày

    Sau khi rửa mặt nhẹ nhàng, serum chống oxy hóa nên là bước tiếp theo cần thoa lên mặt vào mỗi buổi sáng. Các loại serum chống oxy hóa — đặc biệt là những loại có chứa vitamin C đem lại tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường suốt cả ngày dài. Vitamin C cũng rất hữu ích trong việc làm sáng da, sáng nâu đốm và kích thích tăng sinh collagen. Đồng thời, một điểm lưu ý khi chăm sóc da nám là chọn loại serum chứa một loạt các chất chống oxy hóa nhưng có ít nguy cơ gây kích ứng da.

    Khi da bị nám cần lưu ý trong việc chăm sóc và sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm để không gây hại làn da. Ảnh minh họa

    Bôi các thuốc bôi theo toa

    Da thường xuyên bị mụn trứng cá, tức có tình trạng viêm mạn tính, thường dễ bị nám hơn làn da không bị mụn. Theo đó, nếu bị mụn hoặc biết mình có thể bị nổi mụn (tức là khi đi du lịch, uống rượu thường xuyên hơn hoặc trong kỳ kinh nguyệt), cần bổ sung các loại thuốc trị mụn theo toa nhằm tránh nám da. Hai loại thường được các bác sĩ khuyên dùng là thuốc trị mụn clindamycin, một loại thuốc kháng sinh tại chỗ giúp tiêu diệt mụn trứng cá và và axit azelaic. Trong đó, axit azelaic rất được ưa chuộng hơn các loại thuốc trị mụn tại chỗ khác vì đây là một thành phần đa chức năng tuyệt vời có thể giúp ích cho những bệnh nhân vừa cải thiện mụn trứng cá, tăng sắc tố sau viêm và nám da.

    Bôi kem dưỡng ẩm tương thích theo mùa

    Trong những tháng mùa hè, việc chăm sóc da nám nên chọn các loại kem dưỡng da hoặc gel nhẹ hơn mà không gây cảm giác quá nặng. Ngược lại, trong những tháng mùa đông khô hanh khi da cần bổ sung độ ẩm, nên chuyển sang loại kem đặc hơn có chứa ceramides. Theo đó, kem dưỡng ẩm tương thích theo mùa sẽ đảm bảo tính vững chắc cho hàng rào bảo vệ da, từ đó giúp da chống lại các tác hại khi tiếp xúc với mặt trời, hạn chế hình thành vết nám.

    Thoa kem chống nắng mỗi ngày và lặp lại trong ngày

    Kem chống nắng là điều kiện tiên quyết trong những lưu ý khi chăm sóc da nám. Nguyên lý hoạt động của kem chống nắng là tạo thành một lớp che phủ trên da, tránh sự xâm nhập của tia cực tím – nguyên nhân chính gây ra nám da. Tuy nhiên, để hiệu quả của kem chống nắng đạt được tối ưu, cần nhớ bôi kem chống nắng lên da tối thiểu 30 phút trước khi ra ngoài và lặp lại định kỳ sau đó mỗi 2 giờ nếu vẫn còn hoạt động ở ngoài trời. Bên cạnh đó, lưu ý khi chăm sóc da nám còn đòi hỏi da được tích cực bảo vệ bởi quần áo, nón mũ và đeo kính, ở trong bóng râm để hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời càng ít càng tốt.

    Việc lựa chọn kem chống nắng cần dùng loại nhẹ nhàng, không gây bít lỗ chân lông nhằm tránh tăng nguy cơ bị mụn trứng cá. Ngoài ra, cần lưu ý chọn loại có thành phần kẽm và titanium dioxide, cho phép có khả năng bảo vệ phổ rộng tất cả các tia nắng mặt trời.

    Lặp lại việc rửa mặt lần thứ hai vào ban đêm

    Những lưu ý khi chăm sóc da nám không được bỏ sót giai đoạn tẩy trang vào buổi tối nhằm tránh tích tụ dầu, mồ hôi và ô nhiễm bám trên bề mặt da, làm tắc lỗ chân lông xảy ra trong một đêm dài. Việc rửa mặt lần thứ hai vào ban đêm sẽ giúp củng cố tính sạch sẽ thiết yếu cho làn da. Có thể thực hiện làm sạch hai lần, với chất tẩy rửa dạng dầu và sau đó một chất tẩy rửa gốc nước, để đảm bảo loại bỏ các tạp chất gây mụn và cho làn da mịn màng, tươi tắn hơn rất nhiều.

    Sử dụng hydroquinone để cải thiện đổi màu da

    Sau khi rửa mặt vào buổi tối, bước thoa kem làm sáng da cũng là điều cần thiết để chăm sóc da nám thông qua cơ chế làm cải thiện sắc tố bề mặt của các vết thâm và nám da.

    Thành phần thường được lựa chọn là kem hydroquinone 4% và bôi trong ba tháng, sau đó nghỉ ngơi trong ba tháng, luân phiên mỗi ba tháng một lần. Trong ba tháng ngưng bôi kem hydroquinone 4%, các loại kem làm sáng da khác có thể dùng thay thế, bao gồm niacinamide, axit tranexamic và resorcinol có thể giúp làm sáng, cải thiện nám da hay tình trạng tăng sắc tố da nói chung.

    Sử dụng retinoids theo các mùa

    Retinoid bôi tại chỗ là một trong những sản phẩm quan trọng cho việc chăm sóc da nám. Cơ chế của thành phần này là giúp chống lại tất cả các vấn đề về da cùng một lúc (mụn trứng cá, sẹo mụn và nám) đồng thời cũng là một trong những thành phần chống lão hóa hiệu quả nhất.

    Vì retinoids có thể làm khô và kích ứng da, nên chủ động chuyển đổi giữa các loại retinoid khác nhau tùy theo mùa. Trong những tháng mùa đông khô hanh, tôi sử dụng retinol không kê đơn sẽ có xu hướng dịu nhẹ hơn và ít làm khô da hơn. Khi da không lo bị khô quá mức như trong mùa hè, có thể chuyển sang sử dụng retinoid theo toa với thành phần tretinoin 0,05% mỗi đêm. Tốt nhất là chỉ sử dụng một lượng nhỏ kem retinoid trên toàn bộ khuôn mặt và cổ hàng đêm và luôn đảm bảo dưỡng ẩm sau đó để ngăn ngừa tình trạng khô da quá mức.

    Thực hiện lột da hằng tuần

    Những lưu ý khi chăm sóc da nám cũng cần nhấn mạnh vào bước lột da, thích hợp nhất là thực hiện hai lần một tuần. Lúc này, tạm ngưng bôi retinol mà thực hiện lột da hóa học với glycolic hay axit salicylic. Nhắc lại là tuyệt đối không sử dụng retinol vào cùng đêm với lột da vì sự kết hợp này gây ra quá nhiều kích ứng.

    Không bỏ quên thoa kem dưỡng mắt

    Vùng da quanh mí mắt mỏng nhất trên cơ thể và do đó, là nơi đầu tiên có dấu hiệu mất collagen. Như vậy, khi chăm sóc da nám, cần tránh bỏ quên các sản phẩm dành cho vùng này có đặc tính ngậm nước cao

    Theo đó, kem dưỡng mắt khi được sử dụng đều đặn hằng đêm sẽ làm căng da và giảm nếp nhăn cũng như những loại có các thành phần hoạt tính như peptide và chất chống oxy hóa để bảo vệ da khỏi bị hư hại, dễ hình thành nám da. Một số loại kem còn có chứa chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ da, peptide để giúp kích thích collagen và caffeine để giúp giảm sưng, tránh xuất hiện bọng mắt kém thẩm mỹ.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-luu-y-su-dung-san-pham-my-pham-cham-soc-khi-da-bi-nam-d219637.html

    Tránh lạm dụng mặt nạ ngủ vì có thể gây hại làn da

    Mặt nạ ngủ được sử dụng như một sản phẩm để chăm sóc da của chị em hiện nay. Tuy nhiên trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau nên việc lựa chọn sao cho phù hợp làn da và dùng sao cho đúng không phải dễ.

    Mặt nạ ngủ là sản phẩm chăm sóc da được sử dụng vào ban đêm, cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da trong lúc ngủ. Thông thường các loại mặt nạ ngủ ở dạng mềm nhẹ như kem hoặc gel, mát và thẩm thấu vào da rất nhanh. Mặt nạ ngủ được dùng để bôi lên da mặt vào ban đêm, trước khi đi ngủ và sau các bước chăm sóc da hằng ngày. Khác với nhiều loại mặt nạ khác, mặt nạ ngủ sử dụng qua đêm và được rửa sạch lại vào sáng hôm sau.

    Đa số các loại mặt nạ ngủ thường có tác dụng chính là giúp cung cấp nước, tăng cường độ ẩm cho da mặt. Ngoài ra chúng còn có tác dụng giúp bổ sung dưỡng chất, vitamin từ sâu bên trong tế bào da, giúp dưỡng trắng, ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng cường tái tạo da, hồi phục các tổn thương của da.

    Buổi tối chính là thời điểm lý tưởng để chăm sóc da, giúp tái tạo làn da mà lại không chịu sự tác động của tia UV như ban ngày. Việc đắp mặt nạ ngủ để cung cấp độ ẩm, nuôi dưỡng tế bào da như một lớp màng bảo vệ cho làn da của chị em. Vậy nên việc đắp mặt nạ ngủ sẽ đem lại làn da mịn màng, trắng hồng cho chị em. Tuy nhiên không nên sử dụng mặt nạ ngủ quá thường xuyên vì có thẻ gây hại làn da.


    Không nên lạm dụng mặt nạ ngủ vì có thể gây hại làn da. (Ảnh minh họa)

    Theo thông tin tư Bệnh viện Vinmec, để có làn da khỏe mạnh và tươi sáng, da cần được chăm sóc thường xuyên kết hợp sản phẩm dành cho da. Tuy nhiên, tần xuất sử dụng quá mức sản phẩm chăm sóc da sẽ gây hại cho làn da. Đối với mặt nạ ngủ cũng vậy, không phải cứ chăm chỉ dùng là da sẽ đẹp hơn.

    Mặc dù trong mặt nạ ngủ có chứa nhiều dưỡng chất và độ ẩm dồi dào nhưng nếu sử dụng mặt nạ ngủ quá thường xuyên sẽ làm phản tác dụng, khiến da tiết nhiều dầu hơn, mất đi độ ẩm tự nhiên và dễ bị mọc mụn. Vì thế cần sử dụng mặt nạ ngủ ở mức vừa phải, phù hợp từng loại da, thời tiết và môi trường sống.

    Đối với những chị em có làn da tiết nhiều dầu, da mụn hay làn da dễ nhạy cảm thì chỉ nên dùng mặt nạ ngủ từ 1 đến 2 lần trong tuần. Bởi vì khi da đang yếu nếu trực tiếp đắp mặt nạ ngủ lên da đồng nghĩa với việc cung cấp quá nhiều dưỡng chất, khiến da không thể thông thoáng cũng như không hấp thụ được dưỡng chất. Tình trạng này sẽ làm cho da ngày càng trở nên tồi tệ và xấu hơn.

    Đối với chị em có làn da khô cần cung cấp độ ẩm nhiều hơn. Vì vậy, có thể tăng lượt sử dụng mặt nạ ngủ lên 2-3 lần trong tuần để bổ sung thêm dưỡng chất cho da. Bên cạnh đó, cũng cần phải tránh việc lạm dụng quá nhiều.

    Nếu có điều kiện hơn có thể gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được tư vấn và có một chế độ chăm sóc da phù hợp. Không nên sử dụng mặt nạ ngủ hàng ngày, tùy vào loại mặt nạ ngủ chăm sóc da cũng như tình trạng của làn da để đưa ra tần suất sử dụng một cách hợp lý.

    Để mặt nạ ngủ phát huy tác dụng cần sử dụng đúng các bước như sau: Tẩy trang – rửa mặt sạch bằng sữa rửa mặt – dùng toner cân bằng da – dùng serum, kem dưỡng loại phù hợp – bôi mặt nạ ngủ đều khắp bề mặt da. Sau khi bôi mặt nạ có thể massage nhẹ nhàng khoảng 2 phút để dưỡng chất trong mặt nạ thấm sâu vào da.

    Với đặc tính chất gel mỏng nhẹ, dễ thẩm thấu sẽ thấy lớp mặt nạ ngủ nhanh chóng khô đi mà không hề gây căng rát, không gây nhờn bết khó chịu. Người tiêu dùng có thể đi ngủ ngay sau khi mặt nạ khô mà không hề cảm thấy phiền toái. Sáng hôm sau khi thức dậy chỉ cần rửa mặt nhẹ nhàng.

    Trong bước sử dụng mặt nạ ngủ nên lấy một lượng vừa đủ kem hoặc gel mặt nạ ngủ rồi bôi đều lên da. Dùng tay vỗ nhẹ và mát xa da khoảng 5 phút cho các dưỡng chất trong mặt nạ ngủ thấm vào da rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, khi thức dậy bạn có thể dùng nước ấm để rửa sạch mặt.

    Nếu thuộc da dầu không nên chọn loại mặt nạ ngủ quá dày hay quá đặc vì dễ gây bí da làm thừa độ ẩm, khiến da dễ lên mụn. Bạn chỉ nên thoa một lớp mỏng rồi tán đều lên mặt. Nên rửa sạch lại mặt bằng nước ấm vào buổi sáng ngày hôm sau. Bởi nếu để mặt nạ quá lâu sẽ khiến lỗ chân lông bị bí và sinh mụn.

    Tránh để da mặt tiếp xúc hay dây ra chăn gối, nên thoa mặt nạ ngủ trước 15 phút khi đi ngủ để mặt nạ có thời gian thẩm thấu vào da. Khi lấy mặt nạ ngủ ra để dùng, tránh lấy trực tiếp bằng tay nhằm hạn chế vi khuẩn bám vào. Hãy dùng một muỗng nhỏ có đi kèm với mặt nạ ngủ để lấy chúng ra. Không được phép sử dụng mặt nạ ngủ thay cho kem dưỡng hằng ngày.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/mat-na-ngu-co-nen-dung-hang-ngay-va-nhung-luu-y-khi-dung-d219602.html