22 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười một 20, 2024
More
    Home Blog Page 32

    Mũ bảo hiểm thông minh theo dõi độ rung để giữ cho bộ não an toàn khi làm việc

    Một chiếc mũ bảo hiểm mới thử nghiệm có thể cứu người điều khiển phương tiện xây dựng khỏi bị thương nặng. Thiết bị đo mức độ rung lắc của người đeo khi lái xe và phát ra âm thanh cảnh báo khi rung lắc quá mức.

    Được thiết kế để sử dụng cho người lái các loại máy gồ ghề như máy xúc và máy ủi, chiếc mũ bảo hiểm này được thiết kế bởi một nhóm tại Viện Độ bền Kết cấu và Độ tin cậy của Hệ thống Fraunhofer của Đức. Mặc dù trông giống như một chiếc mũ bảo hiểm thông thường, nhưng thiết bị đeo này có cảm biến áp điện linh hoạt được tích hợp trong dây buộc bên trong đi ngang qua đỉnh đầu người dùng.

    Cảm biến đó có dạng một màng mỏng làm từ bọt polypropylen phủ nhôm và hoạt động chủ yếu nhờ hiệu ứng điện áp, trong đó vật liệu tạo ra tín hiệu điện có thể đo được khi nó bị biến dạng vật lý. Biến dạng càng lớn thì điện áp càng cao.


    Mũ bảo hiểm dễ dàng đo chính xác tải trọng rung trong các hoạt động hàng ngày.

    Khi người đeo bị rung lắc lên xuống trong khi lái thiết bị của họ, cảm biến liên tục bị biến dạng và do đó tạo ra tín hiệu. Điện áp và tần số của những tín hiệu đó được chuyển tiếp đến mô-đun máy phát đeo trên người, mô-đun này truyền thông tin đến máy tính.

    Phần mềm trên máy tính đó phân tích dữ liệu và cảnh báo người dùng nếu rung lắc được cho là đã đạt đến mức nguy hiểm. Sau đó, họ có thể nghỉ ngơi và có thể thử giải quyết tình huống này bằng các biện pháp như thêm bộ phận giảm chấn vào yên xe.

    Điều quan trọng là người dùng phải làm gì đó, vì việc lắc cơ thể quá mức/kéo dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho não, cột sống và mắt. Trên thực tế, thiết bị cảm biến còn có thể được sử dụng khi thiết kế phương tiện xây dựng, cho phép phát hiện và khắc phục độ rung trước khi phương tiện được đưa vào sản xuất.

    Chuyên gia cơ điện Fraunhofer Björn Seipel cho biết: “Các rung động toàn thân mà người điều khiển máy xây dựng gặp phải đạt giá trị gia tốc trung bình từ 0,2 m/s² đến 1,5 m/s²; giá trị đỉnh có thể cao hơn đáng kể. Cảm biến mũ bảo hiểm của chúng tôi giúp dễ dàng đo chính xác tải trọng rung trong các hoạt động hàng ngày. Việc bảo vệ sức khỏe có thể được cải thiện đáng kể dựa trên cơ sở này.”

    Hà My

    https://vietq.vn/mu-bao-hiem-thong-minh-theo-doi-do-rung-de-giu-cho-bo-nao-an-toan-khi-lam-viec-d220165.html

     

    Chuyên gia khuyên cách bổ sung thực phẩm chức năng

    Theo các chuyên gia, việc bổ sung thực phẩm chức năng rất cần thiết cho sức khỏe tuy nhiên chỉ khi cơ thể cần nếu không sẽ gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe nếu lạm dụng.

    Bộ Y tế Việt Nam cho biết, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.

    Tuy nhiên hiện tại trên thị trường thực phẩm chức năng được bán rộng rãi nhưng không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Cần hết sức cẩn trọng với những thực phẩm chức năng có các dấu hiệu: Nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng; thực phẩm chức năng “xách tay” từ nước ngoài, hàng bán online không được cấp phép lưu hành tại Việt Nam; Mẫu mã bao bì sản phẩm nhái với những sản phẩm thực phẩm chức năng được cấp phép; Không có hướng dẫn sử dụng, thông tin sản phẩm rõ ràng.

    Bởi khi sử dụng thực phẩm chức năng không đảm bảo chất lượng có thể dẫn tới nhiều rủi ro cho sức khỏe. Bởi nếu sản phẩm không đảm bảo chất lượng có thể chứa các thành phần độc hại hoặc có tiềm năng gây hại cho sức khỏe có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm dị ứng, ngộ độc, và các tác dụng phụ khác. Người tiêu dùng có thể phải chi tiền vào sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà không nhận được giá trị tương xứng.


    Không nên bổ sung thực phẩm chức năng khi cơ thể không thiếu chất. Ảnh minh họa

    Đặc biệt việc lạm dụng hoặc uống nhiều thực phẩm chức năng cùng một lúc sẽ gây hại cho sức khỏe. Bởi vì, trong đa số các thực phẩm chức năng sẽ chứa nhiều các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, chất xơ…

    Thực tế hiện nay có nhiều người mỗi ngày đều uống hàng chục loại thực phẩm bổ sung, với mong muốn kéo dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và sự tươi trẻ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ cho rằng việc tự ý sử dụng các sản phẩm thực phẩm bổ sung mà không biết cơ thể có thiếu hay không tiềm ẩn nhiều tác hại. Nguy hiểm hơn có một số nhóm thực phẩm chức năng được người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thường xuyên nhưng không đúng cách, dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe như: sữa non, thực phẩm chức năng giảm cân, bổ sung nội tiết tố, hỗ trợ điều trị bệnh.

    Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, các cuộc khảo sát chỉ ra hơn một nửa số người trưởng thành ở Mỹ sử dụng thực phẩm bổ sung. Thị trường này dự kiến tạo ra khoảng 240 tỉ USD trên toàn thế giới vào năm 2024, tăng từ mức 135 tỉ USD vào năm 2016.

    Theo Richard Bloomer, nhà khoa học nghiên cứu về mức độ an toàn và hiệu quả của các thực phẩm bổ sung, một số sản phẩm dường như có tác dụng tích cực, trong khi nhiều loại khác có thể bị cường điệu hóa quá mức. Có nhiều thực phẩm bổ sung không đáng để chúng ta bỏ tiền bạc và thời gian sử dụng, trong khi nhiều loại khác thực sự có giá trị. Vấn đề là tìm ra loại nào có giá trị và tại sao.

    Ông khuyến nghị mọi người nên tìm kiếm trên các cơ sở dữ liệu nghiên cứu khoa học, trước khi mua sản phẩm. Nhà khoa học này cũng nhấn mạnh có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ngủ ngon là những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình. Không có loại thực phẩm bổ sung nào có thể thay thế được lợi ích của những điều này.

    Nhà khoa học Bloomer cũng chia sẻ thêm lý do để người tiêu dùng cân nhắc có cần sử dụng thực phẩm bổ sung, bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình hay không.

    Theo đó một số chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin, rất cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Nếu bị thiếu hụt các chất có thể cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung dưới sự giám sát của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc bác sĩ. Ví dụ, hầu hết người Mỹ đều thiếu vitamin D vì cơ thể chủ yếu tổng hợp vitamin này từ ánh sáng mặt trời. Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của xương, răng và cơ bắp, vì vậy Bloomer chọn bổ sung vitamin D hằng ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu.

    Tương tự, những người ăn chay có nguy cơ thiếu vitamin B12, có trong các sản phẩm động vật. Vitamin B12 giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất DNA và hồng cầu, duy trì chức năng não khỏe mạnh. Vì vậy, bổ sung vitamin B12 có thể cần thiết cho người ăn chay. Sự thiếu hụt vitamin có thể gây ra một số triệu chứng, chẳng hạn như chảy máu nướu răng, loét miệng và móng giòn. Tuy nhiên, tốt nhất nên nhờ chuyên gia y tế kiểm tra trước khi quyết định sử dụng thực phẩm bổ sung.

    Nhà khoa học Bloomer cũng cho biết, các chất bổ sung có thể hữu ích nếu đang cần giải quyết một vấn đề cụ thể. Trong một khoảng thời gian, giả sử khi cảm thấy dễ bị cảm lạnh hơn, có thể sử dụng vitamin C và kẽm để tăng cường khả năng miễn dịch”.

    Một người có thể dùng lutein và zeaxanthin, cả hai đều là carotenoid, nếu họ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể. Nghiên cứu cho thấy hai loại chất bổ sung này có thể cải thiện các triệu chứng về mắt. Tương tự, các nghiên cứu đã phát hiện coenzym Q10 có thể có lợi cho những người bị suy tim và tiểu đường.

    Các chất bổ sung cũng có thể hữu ích nếu bạn muốn tăng cường hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Nhiều người đã tìm cách tăng sự tỉnh táo và tập trung bằng cách uống cà phê mỗi sáng.

    Theo ông Bloomer, nếu sức khỏe đã tốt nhưng muốn vượt ra khỏi giới hạn một chút, thì sử dụng thực phẩm bổ sung có thể có lợi. Ví dụ, một vận động viên có thể dùng creatine monohydrate, vì có bằng chứng cho thấy chất này có thể cải thiện sức mạnh, tăng khối lượng cơ và ngăn ngừa chấn thương. Bloomer cho biết creatine monohydrate cũng có thể tăng cường chức năng não trong một số điều kiện nhất định.

    Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng

    Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 14 Luật An toàn thực phẩm 2010, các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng gồm:

    – Có thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố.

    – Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm.

    – Tuân thủ quy định về quản lý thực phẩm chức năng tại Thông tư 43/2014/TT-BYT.

    – Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

    – Ngoài ra, tùy vào từng loại, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây: Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm (xem chi tiết tại Điều 6 Thông tư 43/2014/TT-BYT); Quy định về bảo quản thực phẩm.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/hiep-hoi-y-khoa-my-chi-ra-nhung-doi-tuong-moi-can-dung-thuc-pham-bo-sung-d220113.html

    Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính: Yếu tố tiên quyết đạt phát thải ròng bằng 0

    Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có phát thải ròng bằng “0” thì các doanh nghiệp cần cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng những giải pháp tối ưu hóa hoạt động, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

    Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

    Thực tế chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn hay kinh tế carbon thấp là mục tiêu không hề dễ dàng. Trong bối cảnh đó, việc giảm “dấu chân carbon” đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hướng tới Net Zero. Giảm “dấu chân carbon” đồng nghĩa với giảm phát thải là một trong những yếu tố tiên quyết để hiện thực hóa mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

    Dù còn nhiều thách thức nhưng phát thải ròng bằng “0” là mục tiêu không thể trì hoãn, xu thế không thể đảo ngược. Các nhà khoa học đã chứng minh, chúng ta cần phải đưa thế giới về trạng thái này càng sớm càng tốt, chậm nhất là năm 2050 để hạn chế những tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu.


    Tiết kiệm năng lượng trong sản xuất, kinh doanh là yếu tố tiên quyết để giảm phát thải ròng bằng “0”. Ảnh minh họa

    Năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng “0”

    Bộ kế hoạch và Đầu tư cho rằng, năng lượng được xem là ngành quyết định cho cam kết phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam vào năm 2050. Hiện Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

    Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2021 – 2030, có 8 ngành được ưu tiên về những can thiệp chính sách cho tăng trưởng xanh, trong đó năng lượng sẽ là ngành quyết định cam kết phát thải ròng bằng 0. Ngành năng lượng chiếm đến 60% lượng phát thải của toàn bộ nền kinh tế. Đến năm 2050, tổng lượng phát thải của nền kinh tế do ngành năng lượng chiếm tới 81%. Từ những con số này có thể thấy năng lượng là bài toán thiết yếu nhất.

    Theo Bộ Công Thương, lượng phát thải carbon của ngành điện chiếm khoảng 70% tổng lượng carbon của nền kinh tế. Do đó, phát triển năng lượng tái tạo là một trong những hoạt động thương mại xanh ưu tiên hàng đầu.

    Hiện nay, Việt Nam đang triển khai các cam kết giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với nguồn lực trong nước và hỗ trợ quốc tế. Việt Nam có trách nhiệm cùng với các quốc gia trong ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, “nhưng cần có cơ chế để cùng hành động.

    Dự báo về dài hạn và tổng thể, chuyển đổi xanh sẽ mang lại tài nguyên, năng lượng mới và khổng lồ, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, chi phí đầu tư do tác động biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, để các nước đang phát triển đạt được mục tiêu và thành công như các nước phát triển, cần nhận rõ các thách thức, vướng mắc cụ thể để cùng giải quyết cũng như cơ chế hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị…, trong đó, nguồn tài chính từ các chính phủ đóng vai trò dẫn dắt vốn đầu tư tư nhân.

    Trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến năm 2030 phát triển từ 1.230-2.270 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác; đến năm 2050 phát triển khoảng 6.000 MW nguồn điện sinh khối, điện từ rác.

    Theo Bộ Công Thương, tại Quy hoạch điện VIII, Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường. Tới năm 2030, dự kiến tỷ trọng điện năng sản xuất các nguồn điện này đạt khoảng 1,2-1,6% và định hướng tới năm 2050 đạt khoảng 2,9-3,7% tổng điện năng sản xuất.

    Ông Hoàng Văn Tâm, Phó Chánh Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đang triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp từng bước tuân thủ và thực hiện những biện pháp về giảm phát thải khí nhà kính.

    Theo đó, ngày 14/12/2022, Bộ Công Thương phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đây là bước khởi đầu quan trọng cho tiến trình dài hạn đóng góp vào mục tiêu phát thải ròng bằng ‘0’ tại Việt Nam. Kế hoạch hành động đã xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng bền vững, kiểm soát phát thải khí nhà kính nhằm giảm dấu vết carbon, tăng trưởng xanh trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.

    Bộ Công Thương đặt mục tiêu đóng góp vào mục tiêu cam kết của Việt Nam tại COP26: Đến năm 2025, phấn đấu giảm từ 25% đến 30% tổng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải trong điều kiện phát triển thông thường của lĩnh vực năng lượng (không bao gồm giao thông vận tải); 100% các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê và có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính; Nỗ lực tối đa trong việc kiểm kê và thực hiện các biện pháp kiểm soát, giảm phát thải khí mê-tan trong quá trình khai thác than, dầu khí, đốt nhiên liệu hóa thạch.

    Giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu giảm từ 30% đến 40% tổng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát thải trong điều kiện phát triển thông thường của lĩnh vực năng lượng (không bao gồm giao thông vận tải); 100% các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện tốt quy định về kiểm kê và kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính.

    Tiết kiệm năng lượng trở thành nhu cầu của nhiều doanh nghiệp

    Nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý năng lượng hiệu quả không chỉ giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, mang lại giá trị kinh tế mà còn đảm bảo mục tiêu về phát triển bền vững, giảm thải carbon chính vì vậy, tiết kiệm năng lượng đã trở thành nhu cầu tự thân của không ít doanh nghiệp.

    Vinamilk là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hóa phương pháp đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho hoạt động sản xuất và chăn nuôi. Việc đo lường, kiểm kê khí nhà kính theo chuẩn mực không chỉ giúp Vinamilk tìm ra nhiều cơ hội giảm phát thải mà còn khẳng định trách nhiệm và định hướng không ngừng cải tiến và hướng đến minh bạch, chính xác và khách quan nhất.

    Sau quá trình hoàn thành việc kiểm kê khí nhà kính tại các đơn vị vừa qua, Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An đã trở thành đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014. Theo các báo cáo được công bố và xác nhận, tổng lượng phát thải khí nhà kính của 2 đơn vị này đã được trung hòa là 17.560 tấn CO2, tương đương với khoảng 1,7 triệu cây xanh. Đây là kết quả của “hành động kép” trong nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, chăn nuôi của Vinamilk, đồng thời duy trì quỹ cây xanh của công ty để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua.

    Tổng công ty Viglacera (Bắc Ninh) được biết tới là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong 2 lĩnh vực chính là sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư bất động sản, với các sản phẩm vật liệu xanh như: Bê tông khí chưng áp, kính tiết kiệm năng lượng giúp giảm phát thải các bon, tiết kiệm năng lượng… được khẳng định bằng chất lượng với các chứng chỉ do các tổ chức quốc tế có uy tín chứng nhận.

    Sau lĩnh vực vật liệu xây dựng, Thuận Thành Eco- Smart IP là bước đi tiếp theo của Viglacra trong hành trình xây dựng các Khu công nghiệp xanh, thông minh, hướng tới Khu công nghiệp Sinh thái nhằm từng bước góp phần thu nhỏ “dấu chân carbon”.

    Dự án Khu công nghiệp xanh, Thuận Thành Eco- Smart IP tập trung vào các giải pháp xanh, giải pháp thông minh đồng bộ, gồm: Nhóm giải pháp tiết kiệm năng lượng, ứng dụng hệ thống chiếu sáng thông minh, sử dụng pin năng lượng mặt trời tập trung, tối ưu hóa năng lượng tái tạo, hạn chế năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

    Nhóm giải pháp Kiểm soát phát thải ra môi trường, ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý hệ thống cấp nước, xây dựng hệ thống tưới cây tự động, thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa. và nhóm giải pháp xanh hóa khu công nghiệp, mục tiêu đạt tối thiểu 60% diện tích cây xanh sử dụng các loại cây có mức độ hấp thụ C02 cao, đạt được chứng chỉ xanh cho khu công nghiệp.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/giam-dau-chan-carbon-dong-nghia-voi-giam-phat-thai–yeu-to-tien-quyet-dat-phat-thai-rong-bang-0-d220091.html

    5 cách hiệu quả giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính

    Phát triển nền kinh tế các-bon thấp, hướng tới giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 đã trở thành xu thế phát triển tất yếu của nhân loại. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ này. Để thực hiện theo lộ trình đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, song không thể bỏ qua những cách hiệu quả dưới đây để giúp giảm thiểu phát thải  khí nhà kính.

    Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài (hồng ngoại) phản xạ từ bề mặt trái đất sau khi được mặt trời chiếu sáng. Nhiệt sau đó được tỏa trở lại trái đất, gây ra hiệu ứng nhà kính. Loại khí này chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, O3 và CFC… Vậy để giảm thiểu các loại khí nhà kính cần:

    1. Chuyển dịch năng lượng theo hướng sạch và xanh

    Ngành điện nước ta hiện nay đang phụ thuộc khá nhiều vào các nguồn điện sử dụng nguyên liệu hóa thạch (chỉ riêng nhiệt điện than đã chiếm khoảng 45% tổng sản lượng điện hệ thống). Do đó, cần đẩy mạnh phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) với giá thành hợp lý gắn với bảo đảm an toàn vận hành và tính kinh tế chung của hệ thống điện. Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để tiêu thụ tại chỗ, không đấu nối hoặc không bán điện vào lưới điện quốc gia. Ưu tiên phát triển các loại hình điện sinh khối, điện đồng phát, điện sản xuất từ rác, chất thải rắn nhằm tận dụng phụ phẩm nông lâm nghiệp, chế biến gỗ, thúc đẩy trồng rừng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý môi trường. Khai thác tối đa tiềm năng thuỷ điện của đất nước trên cơ sở bảo đảm môi trường, bảo vệ rừng, an ninh nguồn nước. Đẩy mạnh phát triển các loại hình thủy điện tích năng, thủy điện trên các hồ thủy lợi, hồ chứa nước để điều hòa phụ tải, dự phòng công suất, tận dụng nguồn thủy năng.

    Bên cạnh đó, cần nghiên cứu phát triển các loại hình năng lượng tái tạo khác như địa nhiệt, sóng biển… Ưu tiên tối đa phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng nguồn khí tự nhiên trong nước; Phát triển nguồn điện sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở quy mô phù hợp để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu suất cao. Không phát triển nguồn điện sử dụng LNG mới sau năm 2035. Các nhà máy điện sử dụng LNG định hướng chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu hydro. Đến năm 2050, đa số các nhà máy nhiệt điện khí chuyển hoàn toàn sang sử dụng hydro.

    2. Thực hiện kiểm kê khí nhà kính

    Để thực hiện các mục tiêu, cam kết giảm phát thải khí nhà kính, lãnh đạo Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài Nguyên và Môi trường) cho rằng: cần thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở phát thải hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tđ trở lên từ 2022, 2.000 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2030; 500 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2040; 200 tấn CO2tđ trở lên từ năm 2050, Xây dựng tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính quốc gia và tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở từ năm 2026; Xây dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến, hệ số phát thải đặc trưng quốc gia, Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm 30% khí mê tan, thực hiện lộ trình giảm phát thải ròng về “0”, loại trừ các chất làm cạn ozone (ODS).

    3. Trồng thêm nhiều cây xanh

    Trồng cây xanh, phát triển rừng là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính vô cùng hiệu quả và cần được ưu tiên hàng đầu hiện nay. Bởi cây xanh sẽ hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp.

    4. Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường

    Các phương tiện giao thông phổ biến nhất hiện nay như xe máy, ô tô,… khi đi vào hoạt động đều thải ra rất nhiều khí CO2 và gây ô nhiễm môi trường, cũng như làm gia tăng hiệu ứng nhà kính. Do đó, nếu có thể hãy tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các phương tiện thân thiện với môi trường.

    5. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên

    Không chỉ trong sản xuất mà trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày mỗi người cũng sử dụng rất nhiều tài nguyên và gây ra những phát thải nhất định. Do đó, hãy sử dụng thật tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thông qua những việc làm đơn giản như tắt điện khi không sử dụng, vặn nhỏ vòi nước và sửa chữa ngay khi vòi nước có hiện tượng rò rỉ…

    VNCPC

    Mách nước cách sử dụng máy tính xách tay an toàn, tránh nguy cơ cháy nổ

    Hệ số an toàn của máy tính xách tay (laptop) cao hơn nhiều so với điện thoại, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách người dùng có thể đối mặt nguy cơ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.

    Thời gian gần đây xảy ra không ít sự việc thương tâm do cháy nổ máy tính trong quá trình sử dụng. Mới đây nhất là trường hợp nam sinh lớp 7 tại Hải Dương tử vong do laptop không may phát nổ khi đang học bài.


    Laptop có thể cháy nổ nếu không được sử dụng đúng cách. (Ảnh minh họa)

    Đánh giá từ góc độ khoa học, TS Lê Tuấn Anh (Đại học Bách khoa Hà Nội) chỉ ra rằng, mặc dù hệ số an toàn của pin laptop cao hơn nhiều so với điện thoại, nhưng rủi ro vẫn tồn tại, đặc biệt là với các loại pin cũ, pin sử dụng không đúng cách hoặc pin gặp vấn đề về sạc. Một số dấu hiệu như sạc không vào điện, pin nhanh hết hoặc máy tự tắt đột ngột đều là dấu hiệu cảnh báo cho việc pin có thể đã hỏng và gây nguy cơ cháy nổ.

    Do đó, khi sử dụng người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng laptop:

    Sạc pin laptop đúng cách

    Chuyên gia cho biết, các dòng laptop hiện nay đa phần sẽ sử dụng pin Li-on. Với loại pin này, khi pin được sạc đầy 100%, sạc sẽ tự động ngắt nguồn điện cung cấp cho pin và chuyển nguồn điện trực tiếp sang máy. Vì thế, nếu người dùng vừa xài vừa sạc khi pin chưa đầy, nguồn điện sẽ được chia một phần cho máy và một phần để sạc pin. Khi đó, điện năng cấp cho pin sẽ bị giảm xuống và thời gian sạc kéo dài ra, cộng với việc sử dụng laptop sẽ khiến máy rất nóng. Điều này sẽ làm giảm tuổi thọ pin đáng kể.

    Bên cạnh đó, việc sạc pin máy tính xách tay đến 100% và sau đó để pin xả hoàn toàn không có lợi cho pin. Thay vào đó, hãy duy trì mức sạc từ 20% đến 80%, giúp kéo dài tuổi thọ pin và giảm nguy cơ cháy nổ.

    Đừng quên rút phích cắm sau khi sạc. Khi pin đã được sạc đủ, lý tưởng nhất là không đến 100%, hãy rút bộ sạc ra. Việc cắm điện khi pin đã được sạc đầy có thể tạo ra nhiệt dư thừa và gây áp lực không cần thiết cho pin.

    Sử dụng sạc chất lượng

    Mỗi dòng laptop sẽ có thông số kỹ thuật riêng và luôn đi kèm một bộ sạc chính hãng phù hợp với máy. Nếu người dùng sử dụng sạc kém chất lượng và không tương đồng hiệu suất với laptop sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chạm chập, gây hỏng hóc laptop.

    Giữ laptop luôn thông thoáng

    Nên đặt laptop ở nơi khô ráo, thoáng mát trong khi sạc vì nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ pin. Người dùng có thể sử dụng đế tản nhiệt để làm cho laptop đỡ nóng lên, tránh ảnh hưởng pin laptop.


    Có thể sử dụng giá đỡ để laptop được thông thoáng hơn. (Ảnh minh họa)

    TS. Trần Văn Thịnh, nguyên Trưởng khoa Điện, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, các mẫu laptop sử dụng lâu sẽ tích tụ nhiều bụi khiến việc thoát nhiệt trở nên khó khăn hơn, pin cũng sẽ nóng nhiều hơn khi sạc hoặc sử dụng cường độ cao. Một số người có thói quen đặt laptop trên chăn, nệm để sử dụng cũng khiến máy khó thoát nhiệt và bịt các khe thoát nhiệt của máy. Nếu để thời gian dài, hoàn toàn có thể gây cháy nổ pin. Laptop vì vậy được khuyên sử dụng ở các vị trí thoáng mát, bề mặt phẳng. Ngoài ra, việc vệ sinh thường xuyên cũng rất cần thiết bằng cách dùng máy hút bụi, máy thổi bụi, hoặc mang đến các trung tâm bảo dưỡng để thực hiện.

    Chăm sóc và bảo trì pin

    Tạp chí máy tính PC World khuyến cáo, nên thay pin lithium-ion sau hai đến ba năm sử dụng, khi pin bắt đầu lão hóa, tuổi thọ pin giảm đáng kể và có thể gây ra các hiện tượng thoát nhiệt quá mức.

    Bên cạnh đó, các nhà sản xuất thường xuyên tung ra bản cập nhật phần mềm để cải thiện hiệu suất thiết bị và sửa lỗi, bao gồm tối ưu hóa việc sử dụng pin. Cập nhật BIOS (hệ thống đầu vào/đầu ra cơ bản) và driver có thể góp phần kéo dài tuổi thọ pin và an toàn hơn.

    Người dùng cũng cần chú ý đến các cài đặt nâng cao hiệu suất của pin như làm mờ màn hình, tắt phần cứng không cần thiết hoặc thay đổi một số điều kiện hệ thống khi máy hoạt động ở chế độ pin.

    Theo thời gian, việc đọc dung lượng pin của máy tính xách tay có thể không khớp với trạng thái sạc thực tế của pin, khiến các chỉ báo mức năng lượng không chính xác. Để khắc phục, hãy hiệu chỉnh pin 2-3 tháng một lần, tức sạc đầy pin, cho phép pin xả hết và sau đó sạc lại đến 100%.

    Nhận biết dấu hiệu cảnh báo pin hỏng

    Nhận biết sớm dấu hiệu cảnh báo pin bị hỏng có thể giúp ngăn ngừa cháy nổ, ví dụ như pin cạn nhanh hơn bình thường hoặc không sạc được như trước. Theo đó nếu nhận thấy máy tính xách tay tạo ra nhiệt tự nhiên nhưng máy nóng thường xuyên là dấu hiệu cho thấy vấn đề. Bên cạnh đó, pin hỏng sẽ bị phồng hoặc rò rỉ và cần được thay ngay lập tức.

    Dấu hiệu pin hỏng cũng thể hiện qua việc máy tính bị tắt đột ngột hoặc không thể khởi động bằng nguồn pin. Một số máy tính xách tay sẽ có thông báo cảnh báo khi cần thay pin. Luôn chú ý đến những cảnh báo này và tuân thủ lời khuyên từ nhà sản xuất.

    Chọn pin và củ sạc thay thế chính hãng

    Pin laptop cần được thay chính hãng để có chất lượng đảm bảo cũng như sự đồng bộ giữa mạch và cell pin. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng muốn thay pin không chính hãng để tiết kiệm chi phí. Ngoài chất lượng cell, các mạch điều khiển pin không chính hãng cũng có chất lượng kém, việc kiểm soát dòng và nhiệt không tốt rất dễ gây cháy nổ.


    Sạc pin không chính hãng cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy nổ.

    Ngoài ra, củ sạc không chính hãng cũng là nguyên nhân đáng kể gây ra hiện tượng cháy nổ. Các mẫu sạc này thường cho dòng điện không ổn định, không có các mạch bảo vệ để cắt giảm chi phí khiến pin bị ảnh hưởng nhiều. Sau một thời gian, pin có thể bị hỏng gây ra cháy nổ hoặc thậm chí chính củ sạc bị hiện tượng này.

    Bảo quản pin đúng cách

    Nếu người dùng đang cất máy tính xách tay hoặc pin, hãy đảm bảo pin ở trạng thái sạc một phần, lý tưởng là khoảng 50%. Lưu trữ pin đã xả hết gây giảm dung lượng pin, còn pin được sạc đầy có thể mất khả năng sạc, thậm chí phát nổ theo thời gian.

    Ngoài ra, nếu không sử dụng laptop trong thời gian dài và pin có thể tháo rời, người dùng nên tháo pin, ngăn chặn nguy cơ hao pin do mức tiêu thụ điện năng còn lại của máy.

    Việc tuân thủ các nguyên tắc trên sẽ giúp người dùng sử dụng laptop một cách an toàn và tránh được nguy cơ cháy nổ không mong muốn. Đồng thời, cần nhớ rằng việc chăm sóc và bảo quản pin đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân, cộng đồng.

    Duy Trinh (t/h)
    https://vietq.vn/su-dung-may-tinh-xach-tay-an-toan-tranh-nguy-co-chay-no-d219772.html

    Bác sĩ khuyến cáo những loại thuốc tương tác với tỏi cẩn trọng khi dùng chung

    Tỏi là một gia vị đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên theo các bác sĩ tỏi có nhiều tác dụng phụ nhất là có thể tương tác với nhiều loại thuốc cần lưu ý khi dùng.

    Theo BS Đinh Minh Trí – Đại học Y Dược TP.HCM, thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các vi rút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và alin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.

    Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hydrat carbon, polisacarit, inulin, fotoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

    Loại gia vị này còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxy hóa, giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật: đau bụng cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, giải độc cho cơ thể, tốt cho tim, gan, xương khớp, giảm huyết áp, tiểu đường…

    Tuy nhiên bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103 cho biết, một số công trình nghiên cứu mới nhất cho thấy tỏi có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng tác dụng phụ của tỏi lại tương tác với nhiều loại thuốc nên những người dùng thuốc điều trị cần chú ý khi dùng tỏi.


    Sử dụng tỏi nên lưu ý nếu đang dùng một số loại thuốc như huyết áp, điều trị vi rút…Ảnh minh họa

    Mất khả năng điều trị vi rút

    Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch, tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte, nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN. Tỏi còn giúp kháng vi rút, phòng chống nhiễm trùng. Dùng tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do vi rút như cúm, cảm lạnh và nhiều loại vi rút khác. Tuy nhiên, nếu đang bị bệnh do vi rút phải điều trị bằng thuốc đặc biệt là các thuốc kháng vi rút, có tác dụng ức chế vi rút được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhiễm vi rút như HIV, viêm gan B… hãy thận trọng khi dùng chung. Lý do tỏi làm chậm và giảm sự hấp thu của các thuốc ức chế vi rút, nên khi vừa dùng thuốc vừa dùng tỏi, tỏi sẽ phát huy công hiệu trước do nó là sản phẩm tự nhiên có nhiều đặc tính dễ hấp thu, ngăn cản không cho thuốc được hấp thu tối đa.

    Trong trường hợp không biết và đã trót dùng kéo dài tỏi thì xử lý rất đơn giản, chỉ cần uống tăng liều thuốc hiện tại đang uống lên 20% trong một ngày và ngừng tỏi. Ngày hôm sau, mọi việc lại trở về bình thường.

    Thuốc chống kết dính tiểu cầu điều trị tim mạch, đột quỵ

    Thuốc chống kết dính tiểu cầu là những thuốc có tác dụng chống lại sự kết tụ các tế bào tiểu cầu thành một đám. Thuốc thường được dùng như là một biện pháp điều trị dự phòng tái phát cho người bị bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, đột quỵ não thể nhồi máu.

    Nếu đang dùng một số loại thuốc như thế thì nên tránh tỏi. Vì tỏi cũng là một loại thảo dược có tác dụng chống sự kết dính tiểu cầu. Dùng tỏi cùng thuốc sẽ dẫn đến hậu quả là chống kết dính tiểu cầu quá mức, khiến cho các sự cố va đập chấn thương mất cơ chế tự bảo vệ, y hệt như người dùng thuốc quá liều vậy.

    Phương án xử lý nếu như đã lỡ dùng tỏi liều cao hoặc dùng thuốc cùng tỏi nên hạn chế vận động mạnh vì có thể bị chảy máu nội tạng hoặc chảy máu không cầm do vi chấn thương bên trong. Tuyệt đối không nên chạy nhảy hay tập thể thao trong khoảng thời gian 2 ngày sau khi dùng chung.

    Còn nếu chưa dùng chung thì tốt nhất là nên dừng tỏi lại, vì lúc này tác dụng điều trị cần đạt đến hơn. Nếu có dự định phải làm phẫu thuật thì cần tránh tuyệt đối tỏi trong vòng tối thiểu 1 tuần trước thời điểm đụng dao kéo.

    Thuốc chống đông máu trị mỡ máu, tắc mạch

    Sự cố chảy máu khó cầm cũng giống như khi chúng ta dùng chung tỏi với thuốc chống đông máu. Ở những người bệnh bị rối loạn mỡ máu hoặc bị tắc mạch não, mạch vành, người ta buộc phải dùng các thuốc chống đông máu loại mạnh cho đường uống. Khi dùng, ưu điểm đạt được ngay đó là dễ dàng kiểm soát cục máu đông. Nhưng nếu chúng ta lại dùng chung tỏi với các dạng như tỏi sống, tỏi ngâm, tỏi xào… nguy cơ bị mất kiểm soát các bệnh này.

    Điều nên làm nhất là trong thời gian bị bệnh này nên tránh không dùng tỏi. Các dạng viên uống như tinh chất tỏi, chiết xuất tỏi cũng không nên sử dụng. Các biện pháp phòng chống trong sinh hoạt cũng được áp dụng giống như các thuốc chống kết dính tiểu cầu.

    Thuốc điều trị bệnh tự miễn

    Sẽ có nhiều người bệnh tự miễn phải dùng tới Cyclosporin. Cyclosporin là thuốc có tác dụng chống miễn dịch quá mẫn tương đối tốt. Nó là thuốc giúp bình ổn với người bệnh tự miễn như viêm cột sống dính khớp, lupus, viêm đa khớp dạng thấp.

    Lưu ý quan trọng là nếu chẳng may phải dùng tới loại thuốc này trong điều trị nhất thiết không được dùng tỏi. Vì giữa Cyclosporin và tỏi không cùng chung một chỗ đứng. Thuốc thì cần tồn tại đủ thời gian để điều trị. Nhưng tỏi không hiểu theo cơ chế như thế nào lại làm thuốc nhanh bị chuyển hóa, phân hủy và thải trừ. Điều đó có nghĩa là hiệu quả điều trị của thuốc không đạt được.

    Trong trường hợp này nên dừng tỏi hơn là tăng liều thuốc vì việc tăng liều thuốc thực ra rất tai hại. Tốt nhất cần dừng tỏi trước khi dùng thuốc tổi thiểu 3 ngày và trì hoãn việc dùng tỏi tối thiểu 5 ngày tính từ thời điểm ngừng uống thuốc.

    Trong trường hợp đã trót dùng tỏi liều cao thì không có gì thích hợp hơn là chia nhỏ liều thuốc trong ngày ra uống làm nhiều lần. Ví dụ như từ 2 lần thành 3 lần nhằm làm tăng thời gian sự hiện hữu của thuốc trong cơ thể.

    Thuốc tránh thai

    Trong thuốc tránh thai có một thành phần quan trọng là estrogen. Estrogen sẽ hoạt động để chống lại sự làm tổ của trứng. Nếu dùng tỏi với thuốc tránh thai chính là một sai lầm. Vì tỏi làm tăng phân hủy estrogen, làm giảm một lượng tương đối estrogen trong thuốc.

    Thuốc huyết áp

    Tỏi có thể làm giảm huyết áp ở một số người. Dùng tỏi cùng với các loại thuốc hạ huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp. Không nên dùng quá nhiều tỏi nếu đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao. Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm nifedipine, verapamil, diltiazem, isradipine, amlodipine…

    Thuốc điều trị HIV

    Saquinavir là một loại thuốc điều trị HIV. Tỏi có thể làm giảm lượng saquinavir đi vào máu. Điều này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

    Thuốc điều trị lao

    Isoniazid là một thuốc kháng sinh chống vi khuẩn được dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh lao. Tỏi có thể làm giảm lượng isoniazid mà cơ thể hấp thụ, dẫn đến làm giảm hiệu quả hoạt động của isoniazid. Vì vậy không dùng tỏi nếu điều trị bằng thuốc isoniazid.

    Ngoài ra không dùng tỏi mà không có lời khuyên y tế nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào sau đây: Paracetamol, theophylline, NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như aspirin, ibuprofen, celecoxib, diclofenac, meloxicam..

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-khuyen-cao-nhung-loai-thuoc-tuong-tac-voi-toi-can-trong-khi-dung-chung-s4-d220063.html

    Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

    Mới đây Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam.

    Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe. Bởi ngoài muối, natri còn có nhiều trong nước mắm, nước tương, bột canh, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghiệp.

    Tại Việt Nam, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng. Trong khi đó, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến bao gói sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri, các chất này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.

    Những thực phẩm phổ biến nhất có nhiều natri được tiêu thụ hằng tuần là đồ ăn nhẹ có vị mặn; thực phẩm chế biến sẵn, tiện lợi và các món ăn tổng hợp; bánh mì, các sản phẩm bánh mì và bánh mì giòn; thịt đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá và các loại tương tự.


    Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ảnh minh họa

    Theo Cục Y tế dự phòng, tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác.

    Các nghiên cứu cho thấy xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Việc đưa ra các khuyến cáo hàm lượng natri tối đa trong 100g thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất áp dụng các biện pháp giảm natri trong công thức chế biến, thay thế natri bằng gia vị khác trong thực phẩm góp phần cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm ít natri hơn.

    Do đó, căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 – 2025; Căn cứ Quyết định số 2033/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018 – 2025; Căn cứ Khuyến nghị toàn cầu về ngưỡng natri cho các loại thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới ban hành năm 2021 Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới xây dựng Khuyến nghị “Hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam” với các mục đích chính như sau:

    Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thêm điều kiện tiếp cận thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, góp phần phòng ngừa bệnh không lây nhiễm.

    Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cải tiến công thức thực phẩm để tạo ra các thực phẩm giảm natri vì sức khỏe cộng đồng, đồng thời gia tăng giá trị của chính doanh nghiệp.

    Hỗ trợ hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Là công cụ để phân loại thực phẩm nhiều natri hay ít natri hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng chung của chế độ ăn. Thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ natri tại Việt Nam và toàn cầu.

    Khuyến nghị hàm lượng natri dùng để khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe và để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng các thực phẩm giảm natri góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

    Dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và kết quả rà soát, khuyến nghị hàm lượng natri tối đa trên 100g thực phẩm đối với 11 nhóm thực phẩm chính và 46 tiểu nhóm thực phẩm phù hợp với danh mục quản lý tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các sản phẩm có tại thị trường Việt Nam.

    Cụ thể, đối với bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khác thì ngưỡng natri tối đa từ 265 đến 30; Đồ ăn nhẹ có vị mặn 280 đến 600; Ngũ cốc ăn sáng ừ 100 đến 520; Phô mai từ 190 đến 720; Bơ và các loại dầu, mỡ khác 400; Bánh mì, các sản phẩm từ bánh mì và bánh mì giòn từ 310 đến 330; Thịt gia cầm, thịt thú săn, cá và các loại tương tự đã qua chế biến từ 270 đến 950; Rau quả chế biến và các loại đậu từ 50 đến 550; Thực phẩm, thịt tương tự từ động vật từ 250 đến 280; Nước sốt, nước chấm từ 250 đến 15.000

    An Dương
    https://vietq.vn/khuyen-nghi-ham-luong-natri-toi-da-cho-mot-so-thuc-pham-che-bien-bao-goi-san-d220054.html

    Người dùng iPhone cẩn trọng chiêu lừa đảo yêu cầu đặt lại mật khẩu iCloud

    Hiện nay một số người dùng iPhone liên tục bị gửi thông báo yêu cầu phê duyệt đổi mật khẩu đến thiết bị Apple của người dùng, khiến họ hoang mang và có thể vô tình tiết lộ thông tin mật khẩu.

    Theo MacWorld (trang web dành riêng cho các sản phẩm và phần mềm của Apple Inc) hàng loạt người dùng iPhone đang phải đối mặt với chiến dịch tấn công lừa đảo mới nhắm vào tài khoản Apple ID. Theo đó, kẻ gian liên tục gửi thông báo yêu cầu đặt lại mật khẩu đến thiết bị Apple của người dùng, khiến họ hoang mang và có thể vô tình tiết lộ thông tin mật khẩu.

    Trang Krebs on Security (một trang chuyên về bảo mật an ninh mạng của Mỹ) đã gọi chiến dịch tấn công này là ‘MFA Bombing’. Với việc kẻ tấn công lợi dụng lỗ hổng trong tính năng đặt lại mật khẩu của hệ thống Apple để gửi thông báo hợp pháp đến tất cả các thiết bị Apple được đăng nhập bằng cùng một Apple ID.


    Giao diện iphone khi nhận được thông báo đặt lại mật khẩu iCloud. (Ảnh minh họa)

    Cụ thể, kẻ lừa đảo sẽ liên tục gửi thông báo yêu cầu người dùng đặt lại tài khoản Apple ID, thường vào những thời điểm như đêm khuya, “khiến người dùng gửi nhầm tin nhắn hoặc bấm nút chấp nhận vì mệt mỏi”, theo KrebsOnSecurity. Bằng cách phê duyệt yêu cầu, kẻ tấn công có thể thay đổi mật khẩu và khóa người dùng Apple khỏi tài khoản của họ.

    Vì là dành cho Apple ID nên thông báo sẽ xuất hiện trên tất cả thiết bị được liên kết với tài khoản. Các sản phẩm như iPhone và iPad sẽ không thể sử dụng được cho đến khi từng cửa sổ bật lên bị loại bỏ hiện hữu. Khi tin tặc không thể lừa người dùng nhấp vào nút “Cho phép”, chúng tiếp tục giả làm nhân viên Apple, gọi điện cho nạn nhân để báo rằng tài khoản của họ đã bị xâm phạm nhưng thực chất là lừa họ gửi mã điện thoại.

    Kiểu tấn công này khá đơn giản và không yêu cầu nhiều thông tin ngoài số điện thoại và địa chỉ email người dùng. Kẻ xấu sẽ liên tục yêu cầu đặt lại mật khẩu với hy vọng người dùng sẽ nhấp vào thông báo và chấp nhận yêu cầu đổi mật khẩu.

    Sau đó, nạn nhân sẽ nhận được cuộc gọi giả mạo từ chính số điện thoại hỗ trợ của Apple, cho biết tài khoản đang bị xâm phạm và yêu cầu cung cấp mã xác minh một lần (OTP). Khi có được mã xác minh, chúng có thể đặt lại mật khẩu và đột nhập vào Apple ID, đánh cắp dữ liệu cá nhân hoặc các thông tin tài chính quan trọng. Một số người dùng đã báo cáo cũng nhận được cảnh báo tương tự trên Apple Watch của họ. Đáng chú ý, việc bật khóa khôi phục cho Apple ID giúp tài khoản an toàn hơn cũng không thể ngăn chặn các thông báo giả mạo này.

    Một nạn nhân khác cũng bị tấn công có biệt danh là Kent, từng làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng. Các thiết bị của ông cũng rơi vào tình trạng tràn ngập thông báo yêu cầu phê duyệt đặt lại mật khẩu tài khoản, kể cả trên chiếc Apple Watch trong chế độ im lặng.

    “Sự việc xảy ra với tôi vào lúc 12h30 sáng. Dù Apple Watch đặt chế độ im lặng trong thời gian ngủ, nó vẫn đánh thức tôi bằng những thông báo này. May mắn là tôi không nhấn vào nút “Cho phép” khi nhìn thấy”, Kent cho biết.

    Lo lắng về việc có thể nhấn nhầm khi đang ngủ khiến tội phạm chiếm đoạt tài khoản của mình, Kent liên hệ với bộ phận hỗ trợ của Apple và yêu cầu được chuyển đến một chuyên gia cao cấp. Người này khuyến cáo nạn nhân bật chức năng Apple Recovery Key cho tài khoản của mình, sẽ tránh khỏi các thông báo như vậy.

    Theo giới thiệu của Apple, Recovery Key là tính năng bảo mật tùy chọn giúp cải thiện an toàn cho tài khoản Apple ID. Đó là mã gồm 28 ký tự được tạo ngẫu nhiên. Khi người dùng bật khóa khôi phục, nó sẽ vô hiệu hóa quy trình khôi phục tài khoản thông thường. Vấn đề là, việc kích hoạt tính năng này không đơn giản và nếu người dùng làm mất mã đó cũng như tất cả thiết bị Apple của mình thì sẽ bị khóa vĩnh viễn. Hiện tại Apple vẫn chưa có phản hồi chính thức nào về tình huống tấn công này.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/nguoi-dung-iphone-lien-tuc-bi-gui-yeu-cau-dat-lai-mat-khau-icloud-d219911.html

    Sản phẩm nhuộm tóc kém chất lượng chứa nhiều hóa chất, cách hạn chế tác hại

    Sản phẩm nhuộm tóc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng bán tràn lan ngoài thị trường với giá rẻ luôn tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại. Do đó người tiêu dùng nên cẩn trọng và lưu ý khi nhuộm để hạn chế tối đa tác hại.

    Nhuộm tóc là nhu cầu làm đẹp của rất nhiều người không riêng gì chị em phụ nữ. Tuy nhiên việc thường xuyên nhuộm tóc và nhất là sử dụng những sản phẩm nhuộm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng có thể gây kích ứng, hủy hoại mái tóc và gây ung thư da.

    Trên các sàn thương mại điện tử, không khó để thấy hàng loạt những combo thuốc nhuộm tóc được chào bán với giá chỉ từ 16.000 đồng đến 100.000 đồng. Khách hàng có thể tự do lựa chọn những màu sắc khác nhau, tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ thì không ai biết. Không riêng gì trên các sàn thương mại điện tử, thị trường sản phẩm nhuộm tóc giá rẻ còn tràn lan khắp các chợ cóc, cửa hàng nằm sâu trong ngõ hiểm, slon tóc….Thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị dị ứng sau khi sử dụng sản phẩm nhuộm tóc.


    Sản phẩm nhuộm tóc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng luôn tiềm ẩn nhiều hóa chất độc hại cần tránh lạm dụng. Ảnh minh họa

    Cụ thể, trong sản phẩm nhuộm có nhiều chất như thảo dược, phẩm màu, chất bảo quản, chất tạo mùi hương… Nếu kỹ thuật nhuộm không đúng sẽ bám dính trên da đầu quá nhiều, gây viêm. Sản phẩm nhuộm tóc cũng là một chất lạ với cơ thể, có thể gây ra phản ứng dị ứng.

    Nguy hiểm hơn, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 2/3 loại sản phẩm nhuộm tóc trên thị trường hiện nay đều chứa chất paraphenylenediamin (PPD), khiến da đầu, da tay bị ngứa, nổi mụn nước, rụng tóc… trong đó nhiều loại chứa PPD vượt mức cho phép. Nếu sử dụng thường xuyên có thể gây ung thư da, ung thư vú. Ngoài ra các chất có trong thuốc nhuộm tóc nếu sử dụng lâu ngày có thể thấm qua da đầu vào máu gây ung thư máu, viêm khớp mạn tính và nhiều bệnh liên quan khác.

    Theo thông tin từ Bệnh viện Medlatec, thực tế, nhuộm tóc có thể gây ra một số vấn đề như tóc yếu, dễ hư tổn và gãy rụng. Đây là tác hại rõ ràng nhất khi nhuộm tóc có cảm nhận được. Trong sản phẩm nhuộm có chứa nhiều hóa chất độc hại và khiến cho mái tóc bị giảm độ ẩm, bong tách các lớp mô và yếu dần đi, từ đó thường xuyên gãy rụng. Theo thời gian, mái tóc sẽ không còn được bóng mượt và bồng bềnh như trước.

    Không chỉ gây hại cho tóc, nhiều sản phẩm nhuộm tóc còn có chứa những thành phần hóa học gây kích ứng da đầu và mắt. Vì thế nhiều người có cảm giác ngứa rát, ngứa như bị kiến đốt sau khi nhuộm tóc, da đầu trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm nhuộm tóc còn có thể khiến mắt bị đỏ và một số trường hợp nghiêm trọng còn gây ảnh hưởng đến thị lực.

    Không chỉ người được nhuộm tóc mà những nhà tạo mẫu tóc cũng cần cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm nhuộm tóc. Theo một số chuyên gia, nếu tiếp xúc với sản phẩm nhuộm tóc trong suốt một thời gian dài có thể gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt làm tăng nguy cơ bị hen suyễn và dị ứng da. Trong đó hóa chất P-phenylenediamine là một loại hóa chất có tính kích ứng rất mạnh và chất độc hại này xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nhuộm tóc. Khi được làm nóng, nó có thể đi vào các mao mạch, tủy xương và có thể gây ra dị da và tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, persulfate trong sản phẩm tẩy tóc cũng là loại hóa chất độc hại. Nếu tiếp xúc thường xuyên cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

    Một số sản phẩm nhuộm tóc còn chứa alkylphenol ethoxylate – loại hóa chất độc hại này thường được tìm thấy trong các loại thuốc trừ sâu. Loại hóa chất này có thể ngấm dần vào da đầu và gây ra sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Ngoài ra còn có chất isopropyl alcohol có chứa trong các sản phẩm nhuộm tóc cũng có thể gây đau đầu và thậm chí là một số triệu chứng trầm cảm. Nguy hiểm hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm nhuộm tóc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư bàng quang, ung thư hạch, ung thư vú,…

    Cách nhuộm tóc an toàn

    Khi nhuộm tóc không để sản phẩm nhuộm tóc quá lâu để hạn chế những thành phần độc hại trong thuốc ảnh hưởng đến tóc và da đầu. Khi đã nhuộm tóc xong nên xả tóc bằng nước ấm hoặc nước lạnh để hạn chế tối đa nguy cơ rụng tóc.

    Khi nhuộm tóc, nên hạn chế để tóc tiếp xúc với nhiệt, chẳng hạn như sấy tóc hoặc ép tóc. Không nên nhuộm tóc nhiều lần chỉ trong một thời gian ngắn. Nếu muốn đổi màu tóc thì nên đợi ít nhất 6 tháng. Để đảm bảo an toàn cho da, trước khi nhuộm tóc nên kiểm tra xem sản phẩm nhuộm tốc đó có phù hợp với làn da không, có gây dị ứng không,…

    Không dùng sản phẩm nhuộm tóc để nhuộm lông mi, lông mày để tránh ảnh hưởng đến mắt, trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Với những trường hợp đã nhuộm tóc nên thường xuyên dưỡng tóc hoặc gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho tóc để cải thiện tình trạng hư tổn và gãy rụng tóc.

    Các chuyên gia khuyên rằng, trong thai kỳ, mẹ bầu không nên nhuộm tóc vì việc tiếp xúc với các thành phần độc hại từ sản phẩm nhuộm tóc có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi.

    Do đó, người nhuộm tóc nên chọn những sản phẩm nhuộm tóc tốt có nguồn gốc từ thiên nhiên và các dưỡng chất như sáp ong, dầu omega, argan… Bên cạnh đó, cũng nên lựa chọn những nhãn hiệu lớn, uy tín, được nhiều người tin dùng và hạn chế thay đổi nhãn hiệu. Ngoài ra, cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, so sánh thành phần của sản phẩm nhuộm với loại đã từng gây dị ứng, tránh nguy cơ tái dị ứng ở lần nhuộm tiếp theo.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/san-pham-nhuom-toc-kem-chat-luong-chua-nhieu-hoa-chat-cach-han-che-toi-da-tac-hai-khi-nhuom-d219995.html

    Tiêu chuẩn tín chỉ carbon: Giải pháp quan trọng để bảo vệ rừng, giảm thiểu phát thải khí nhà kính

    Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

    Diện tích rừng trên thế giới đang ngày càng thu hẹp do nhiều nguyên nhân như khai thác gỗ, cháy rừng, và canh tác. Điều này dẫn đến lượng khí CO2 trong khí quyển tăng cao, đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu với những hậu quả nghiêm trọng như: hạn hán, lũ lụt, mực nước biển dâng cao, ảnh hưởng đến đời sống con người và hệ sinh thái. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, tiêu chuẩn tín chỉ carbon hiện đang được coi là giải pháp quan trọng.

    Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2 (tCO2e) vào bầu khí quyển.

    Tín chỉ carbon là giấy phép hoặc chứng chỉ có thể mua bán, cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn carbon dioxide hoặc tương đương với một loại khí nhà kính khác. Mục tiêu chính của việc tạo ra tín chỉ carbon là giảm lượng khí thải carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác từ các hoạt động công nghiệp, nhằm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.


    Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính. Ảnh minh họa

    Theo đó, thị trường tín chỉ carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng hướng đến thực hiện mục tiêu trung hòa carbon trong cam kết của các nền kinh tế tham gia Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc. Nhu cầu tín chỉ carbon trên thế giới trong những năm gần đây đang tăng lên, thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của thị trường này.

    Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, thị trường carbon tạo ra nguồn thu nhập mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải, chẳng hạn như trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển năng lượng tái tạo. Khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc giải quyết biến đổi khí hậu. Các quốc gia có thể mua bán tín chỉ carbon với nhau, giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nguồn lực để thực hiện các cam kết khí hậu của mình.

    Thị trường carbon còn tạo ra động lực kinh tế cho các doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp có thể mua tín chỉ carbon từ các nguồn khác nếu họ vượt quá hạn ngạch phát thải được cấp. Điều này khuyến khích họ đầu tư vào các công nghệ sạch và hiệu quả hơn để giảm lượng khí thải.

    Thị trường carbon cũng giúp chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Khi giá carbon tăng, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và các phương thức sản xuất ít phát thải hơn.

    Liên quan tới thị trường tín chỉ carbon, tại Việt Nam, việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp nắm bắt những cơ hội trong lộ trình thực hiện cam kết giảm phát thải carbon. Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, “tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương”.

    Bên cạnh đó, Dự thảo của Đề án “Phát triển thị trường carbon tại Việt Nam” xây dựng dựa trên cơ sở Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn (Nghị định số 06/2022/NĐ-CP) đã đưa ra mục tiêu từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ hoàn thiện các quy định trong quản lý tín chỉ carbon, các giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính; quy chế trong vận hành sàn giao dịch; thí điểm cơ chế giao dịch, bù trừ trong các lĩnh vực có tiềm năng; tổ chức hướng dẫn việc thực hiện cơ chế giao dịch trong nước và cả quốc tế, đảm bảo sự phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế; tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch vào năm 2025.

    Từ 2028, Việt Nam chính thức sẽ đưa vào vận hành thị trường giao dịch tín chỉ carbon. Đối với các chủ thể tham gia thị trường, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định: Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là cơ sở có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên, hoặc thuộc một trong các trường hợp sau: nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng mức tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên; công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên; cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

    Việt Nam hiện có khoảng 1.912 cơ sở đang thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính theo quy định trong Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Đây chính là các khách hàng sẽ tham gia thị trường trong thời gian tới.

    Theo ông Tăng Thế Cường – Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà kính là cam kết lâu dài của Việt Nam tại COP26. Đây cũng là xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU. Chuyển đổi sang sản xuất xanh cũng là xu thế mà nhiều nước đang theo đuổi để hướng tới mục tiêu phát thải carbon bằng 0 vào giữa thế kỷ này.

    Theo đó Việt Nam lựa chọn vận hành thị trường carbon để giảm phát thải khí nhà kính hướng tới một thị trường carbon tuân thủ, có sàn giao dịch, bắt buộc các đối tượng liên quan phải thực thi. Mặt hàng chính trên sàn giao dịch carbon là hạn ngạch phát thải khí nhà kính áp cho từng doanh nghiệp và tín chỉ carbon chỉ là mặt hàng bù đắp.

    Ông Nguyễn Võ Trường An- Công ty CP Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) cho rằng, thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam còn có tiềm năng phát triển ở các lĩnh vực khác như năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió và thủy điện. Bên cạnh đó, trồng cây xanh đô thị cũng có thể giúp giảm thiểu hiệu ứng nhiệt đô thị, giảm phát thải khí nhà kính.

    ISO 14065 – Tiêu chuẩn quốc tế về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

    ISO 14065 là tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng bởi nhóm làm việc gồm 70 chuyên gia quốc tế đến từ 30 quốc gia và một số tổ chức liên lạc, bao gồm: Diễn đàn Công nhận Quốc tế, tuân thủ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), tổng hợp ý kiến của giới chuyên môn từ Ủy ban đánh giá sự phù hợp của ISO (CASCO) và Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 207, quản lý môi trường.

    Trong khi ISO 14064 đưa ra các yêu cầu đối với các tổ chức và cá nhân kiểm định và hợp chuẩn số lượng thải khí gây hiệu ứng nhà kính, ISO 14065 quy định các yêu cầu công nhận đối với các tổ chức hợp chuẩn và kiểm định các kết quả yêu cầu hoặc xác nhận thải khí gây hiệu ứng nhà kính(GHG).

    Mục tiêu của ISO 14064 và ISO 14065 bao gồm: Xây dựng các biện pháp theo thể chế trung lập, linh hoạt áp dụng tự nguyện hoặc các hệ thống quy phạm GHG; Thúc đẩy và hài hòa việc thực hiện; Hỗ trợ tính toàn vẹn về mặt môi trường của các xác nhận GHG; Trợ giúp các tổ chức nắm bắt được các cơ hội cũng như nguy cơ liên quan đến GHG; Hỗ trợ xây dựng thị trường và các chương trình GHG. “ISO 14064 và ISO 14065 là những ví dụ tiêu biểu về nỗ lực không ngừng nghỉ của ISO trong việc xây dựng và thúc đẩy các biện pháp thiết thực góp phần vào sự phát triển bền vững của hành tinh” là nhận định của Tổng thư ký ISO – Alan Bryden.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/tieu-chuan-tin-chi-carbon-giai-phap-quan-trong-de-bao-ve-rung-d219908.html