30 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
More
    Home Blog Page 26

    Thuốc giảm cân giá bình dân, chưa tới 130.000 đồng 1 hộp: Thực hư công dụng ra sao?

    Được ví như “Ozempic phiên bản bình dân”, một hình thức giảm cân sử dụng túi nicotin Zyn đang rất nổi tiếng với giới trẻ hiện nay.

    Thông tin từ tờ Hindustan cho biết, xu hướng giảm cân dùng Zyn đang khiến giới trẻ, nhất là thế hệ Gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2012), “phát cuồng”. Zyn được cho là giải pháp kinh tế hơn nhưng có hiệu quả không hề thua kém khi so sánh với Ozempic – một loại thuốc giảm cân nổi tiếng.

    Ozempic từng gây sốt do hiệu quả giảm cân vượt trội, đến nỗi có một khoảng thời gian loại thuốc này đã trở nên khan hiếm trên toàn cầu, thậm chí khiến bệnh nhân tiểu đường không có đủ thuốc để điều trị. Làn sóng giảm cân bằng Zyn thực chất bắt nguồn từ một tác dụng phụ của loại thuốc này trong quá trình sử dụng cho cai nghiện thuốc lá.

    Theo đó, túi nicotine Zyn được sử dụng như một phương pháp thay thế cho việc hút thuốc, quá trình này thường khiến người sử dụng sút cân không kiểm soát. Được biết, nicotine trong thuốc Zyn giúp ngăn cảm giác thèm ăn, hạn chế cơn đói, từ đó trực tiếp làm giảm trọng lượng cơ thể.

    Trào lưu mang tên “O-Zyn-pic” bất ngờ tràn ngập các mạng xã hội, sánh ngang với thuốc giảm cân đình đám như Ozempic hay Wegovy, với vô số đánh giá tích cực về hiệu quả giảm cân mà Zyn mang lại từ nhiều tài khoản khác nhau, một vài trong số đó thậm chí còn khẳng định bản thân đã giảm được gần 14 kg.

    Với giá khoảng 5 USD/hộp (tương đương 127.000 VNĐ) và được bày bán phổ biến, Zyn thu hút giới trẻ – những người đang có nhu cầu giảm cân và muốn tìm kiếm thuốc giảm cân tiết kiệm hơn của Ozempic. Nik Bando – một người đang sử dụng Zyn tuyên bố trên tài khoản Instagram có tên “ThiccyFowler” rằng đã giảm được cân nhờ sử dụng loại thuốc trên mỗi khi đói và thừa nhận từ đó đã bị “nghiện” lúc nào không hay.

    Dù Zyn không chứa các thành phần có hại như thuốc lá nhưng khả năng gây nghiện không kém thuốc lá do có chứa một lượng lớn nicotine. Ngoài ra, việc sử dụng nicotine thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hoặc gây ra các vấn đề về nướu.

    TS. Carolyn Bramante tại Đại học Minnesota, Mỹ bày tỏ lo ngại về việc sử dụng Zyn để giảm cân. Bà lưu ý, các nhà khoa học chưa hiểu rõ cách mà nicotine kiểm soát cơn thèm ăn của người dùng. Bà thông tin thêm: “Thay vì dùng loại thuốc này, hãy tìm tới bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín đưa ra liệu trình giảm cân phù hợp và lâu dài”.


    Zyn là loại thuốc thường dùng trong quá trình cai thuốc lá. (Ảnh: Harvard T.H. Chan School of Public Health)

    Hiện nay, trên thị trường có đa dạng loại thuốc giảm cân, từ viên uống, ngậm đến dạng bột hay chất lỏng với đủ mức giá khác nhau, giúp người tiêu dùng dễ dàng có thể tìm mua sản phẩm. Tuy nhiên, theo chuyên gia, không phải loại thuốc giảm cân nào cũng đảm bảo an toàn.

    Thuốc giảm cân thực chất là thuốc gây chán ăn, một số loại làm người uống có cảm giác đầy bụng, đắng miệng, không muốn ăn uống, làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn qua dạ dày, giảm hấp thụ chất béo để nhanh sụt cân… Do đó, việc tự ý sử dụng thuốc giảm cân không theo hướng dẫn có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài, mất nước, hoa mắt chóng mặt, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng thần kinh, huyết áp, gây trầm cảm, phải lệ thuộc vào thuốc, ngộ độc, suy thận và nguy hiểm nhất là có thể hạ đường huyết, trụy tim mạch dẫn tới tử vong.

    Theo bác sĩ tại Bệnh viện VinMec, thuốc giảm cân không phải là một loại thần dược, hầu hết đều gây ra một số phản ứng phụ nhất định cho cơ thể. Trong đó, tăng tiết mồ hôi là một trong các phản ứng phụ. Ra nhiều mồ hôi là quá trình mất nước và khoáng chất, không phải là quá trình đốt cháy mỡ thừa. Do đó, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc giảm cân nào cần xem xét kỹ thành phần, xuất xứ và cách sử dụng. Không lạm dụng thuốc hay dùng thuốc kéo dài; sử dụng thuốc luôn phải kèm với chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý”.

    Theo các chuyên gia sức khỏe, để giúp việc giảm cân đạt hiệu quả, an toàn, tốt nhất chị em nên đi khám để được bác sĩ tư vấn kỹ càng. Bên cạnh đó, chị em nên thiết lập cho mình chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm cung cấp năng lượng nhiều, kết hợp luyện tập thể dục – thể thao đều đặn. Đặc biệt, không nên mua thuốc giảm cân trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/thuoc-giam-can-gia-binh-dan-chua-toi-130000-dong-1-hop-thuc-hu-cong-dung-ra-sao-d221642.html

    Các nước rót cả tỷ USD vào hydro, “mỏ vàng” nhiên liệu mới của tương lai

    0

    Hydro đang đứng đầu danh sách những nguồn năng lượng có thể thay thế dầu mỏ. Thị trường hydro xanh có trị giá 676 triệu USD vào năm 2022 và được dự đoán có thể đạt 7,3 tỷ USD vào năm 2027.

    Nhiên liệu của tương lai thay thế dầu mỏ

    Dầu mỏ được ví như “vàng đen” vì mức độ quan trọng của nhiên liệu này đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, dầu mỏ không phải là nguồn tài nguyên vô hạn và đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Chính vì vậy, chúng ta buộc phải tìm kiếm những nguồn năng lượng sạch và đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn để thay thế cho dầu mỏ.

    Theo khảo sát của LiveScience, hydro đang đứng đầu danh sách những nguồn năng lượng có thể thay thế dầu mỏ. Hydro có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống như thay thế cho xăng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa và ô tô.

    Ngoài ra, hydro còn được sử dụng trong pin nhiên liệu, cung cấp năng lượng cho động cơ điện, làm nguyên liệu để sản xuất nhiều hợp chất hữu cơ… Sử dụng loại năng lượng này cũng góp phần lớn vào việc giảm ô nhiễm môi trường.


    Hydro đang đứng đầu danh sách những nguồn năng lượng có thể thay thế dầu mỏ (Ảnh: Emerson).

    Với nhiều ứng dụng, hydro đang được kỳ vọng trở thành nguồn nhiên liệu sạch của tương lai và có thể chiếm từ 12% đến 20% nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2050.

    Hiện có nhiều loại hydro khác nhau. Trong đó, hydro xám là dạng hydro phổ biến nhất, được tạo ra từ khí methane và hiện chiếm phần lớn sản lượng trên toàn thế giới đạt 90 triệu tấn. Tuy nhiên, hydro xám lại là dạng hydro kém bền vững nhất.

    Hydro xanh được xem là loại khí hydro thương mại thân thiện với môi trường, được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, nước… Tuy nhiên, sản xuất loại khí này vẫn ở quy mô nhỏ và tốn kém nhiều chi phí.

    Loại năng lượng này vẫn ở giai đoạn sơ khai nhưng sở hữu tiềm năng phát triển lớn bởi có lượng khí thải carbon rất thấp. Không những vậy hydro xanh còn có nhiều ứng dụng tiềm năng trong việc giảm thiểu khí thải carbon trong các ngành công nghiệp, góp phần hạn chế tác động của biến đổi khí hậu.

    Các chuyên gia trong ngành đánh giá, hydro xanh là giải pháp nhiên liệu sạch. Các chuyên gia dự kiến sản lượng hydro xanh sẽ tăng lên đáng kể trong tương lai khi các nước tập trung đầu tư để giải quyết bài toán năng lượng và vấn đề biến đổi khí hậu.

    “Chìa khóa” trong quá trình chuyển dịch năng lượng

    Lợi ích hàng đầu của việc sử dụng hydro làm nhiên liệu là không phát thải khí CO2. Khi phản ứng với oxy, hydro chỉ tạo ra điện, nước và nhiệt. Bên cạnh đó, hydro cũng tạo ra mật độ năng lượng cao và mở ra tiềm năng sử dụng hydro như một nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu năng lượng lâu dài trong tương lai.

    Hydrogen có hàm lượng năng lượng cao hơn 300% so với xăng, khi được sử dụng trong pin nhiên liệu, “chất thải” duy nhất được tạo ra là nước. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách đang xem xét đẩy mạnh đầu tư vào nguồn nhiên liệu này trong cuộc đua đạt mức phát thải ròng bằng 0.

    Không chỉ vậy, hydro còn có tiềm năng lưu trữ lớn. Lượng năng lượng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết.


    Nhà máy điện phân tại thành phố Lingen, Đức (Ảnh: RWE)

    Việc chuyển đổi năng lượng tái tạo thành hydro giúp lưu trữ đồng thời giúp ổn định mạng lưới năng lượng. Hydro cũng có thể được lưu trữ trong thời gian dài mà không bị thất thoát như các loại năng lượng khác.

    Theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất sản xuất hydrogen toàn cầu vào năm 2022 là 95 triệu tấn/năm, tập trung vào công nghiệp và lọc dầu. Theo kịch bản của IEA, sản lượng hydro hàng năm sẽ cần tăng khoảng 350% vào năm 2050, lên 430 triệu tấn/năm.

    Thị trường tỷ USD

    Với tiềm năng phát triển lớn, nhiều nước đang tăng cường đầu tư vào hydro. Thị trường sản xuất hydrogen dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 9,2% cho đến năm 2030.

    Theo cơ sở dữ liệu các dự án hydro của IEA, thị trường hydro xanh có trị giá 676 triệu USD vào năm 2022. Các chuyên gia dự đoán con số này có thể đạt 7,3 tỷ USD vào năm 2027.

    Nhờ những tiến bộ về công nghệ điện phân và pin nhiên liệu, việc sản xuất hydro xanh đang dần trở thành nguồn năng lượng của hiện tại và tương lai. Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) ở Mỹ cũng đưa ra các khoản trợ cấp để sản xuất hydro xanh và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của thị trường.

    Theo báo cáo về địa chính trị của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), từ năm 2022 đến 2030 sẽ có khoảng 160 tỷ USD được đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo và một nửa trong số đó dành cho hydro xanh.

    IRENA cũng ước tính mức tiêu thụ hydro hàng năm sẽ tăng từ 100 triệu tấn lên mức hơn 600 triệu tấn vào năm 2050. Cơ quan này ước tính quy mô thị trường có thể lên tới khoảng 700 tỷ USD.

    Ông Francesco La Camera, Tổng giám đốc IRENA, từng khẳng định rằng: “Hydro xanh sẽ đa dạng hóa nguồn cung, dẫn đến việc chia sẻ quyền lực cho nhiều bên hơn. Với sự hợp tác quốc tế, thị trường có thể mở rộng hơn nữa”.


    Xưởng đóng tàu Myklebust tại Na Uy đã đóng tàu chạy bằng hydro lớn nhất thế giới (Ảnh: Myklebust).

    Năm 2017, chỉ có Nhật Bản lên kế hoạch đầu tư cho hydro nhưng hiện nay đã có khoảng 40 quốc gia có kế hoạch phát triển loại năng lượng này. Chính phủ các nước và các công ty đã cùng tập hợp để thúc đẩy phát triển nền kinh tế dựa trên hydro.

    Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Trung Quốc hay Liên minh châu Âu (EU) đều đang xây dựng các chiến lược và dự án sử dụng hydro. Các công ty cũng đang tìm cách phát triển nguồn năng lượng này. Trung tâm hydro xanh công nghiệp đầu tiên trên thế giới đang được xây dựng tại bang Utah (Mỹ) và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.

    Đối với lĩnh vực khai thác mỏ, hydro xanh sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống năng lượng tái tạo.

    “Hydro còn nhiều hứa hẹn trong tương lai. Các công ty khai thác mỏ đang tích cực khám phá và thúc đẩy một loạt sáng kiến nhằm ứng dụng hydro xanh trong chiến lược năng lượng và kinh doanh mới của mình”, ông Andrew Wilson, Giám đốc phụ trách Úc và New Zealand của công ty dịch vụ tư vấn dss+ Consulting, chia sẻ với Green Review.

    Tuy nhiên, IEA cho rằng việc khai thác loại tài nguyên này vẫn chưa đủ. IEA cảnh báo nhu cầu năng lượng sẽ sớm đạt đỉnh và kêu gọi các nước, các công ty khai thác hành động nhanh hơn.


    Thị trường hydro xanh có thể đạt 7,3 tỷ USD vào năm 2027 (Ảnh: Track insight).

    Ông Geoffrey Ellis, chuyên gia của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ ước tính rằng hiện có hàng chục tỷ tấn hydro trên toàn cầu. Ông cho biết hầu hết các mỏ hydro tự nhiên thường ở rất xa ngoài khơi hoặc nằm rất sâu dưới lòng đất nên sẽ tốn nhiều chi phí để khai thác. Tuy nhiên nếu biết cách khai thác thì nó sẽ mang lại một lượng khí hydro tự nhiên lớn và có giá trị cao.

    Năng lượng tái tạo là trụ cột chính để loại bỏ carbon cho nền kinh tế thế giới. ING kỳ vọng công suất năng lượng tái tạo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Trong 2 thập kỷ qua, chi phí năng lượng tái tạo đã giảm mạnh và năng lượng tái tạo đang chuyển sang một thị trường rộng lớn hơn. Theo IEA, công suất điện năng lượng tái tạo toàn cầu đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 22 năm qua.

    IEA ước tính rằng thế giới có thể đạt được 4.700 GW công suất năng lượng tái tạo vào cuối năm 2024 so với mức tăng công suất từ hơn 4.100 GW của năm 2023. Cơ quan này cho rằng nếu theo chính sách và điều kiện thị trường dự kiến hiện nay thì công suất năng lượng tái tạo toàn cầu có thể tăng gấp 2,5 lần vào năm 2030.

    Theo Dân trí
    https://petrotimes.vn/cac-nuoc-rot-ca-ty-usd-vao-hydro-mo-vang-nhien-lieu-moi-cua-tuong-lai-711360.html

    Chất nguy hại “ẩn mình” trong vật liệu xây dựng có thể gây ung thư

    Formaldehyde là một hóa chất không màu, dễ cháy, có mùi mạnh, được sử dụng trong vật liệu xây dựng và sản xuất nhiều sản phẩm gia dụng. Tuy nhiên chất này lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe con người.

    Formaldehyde là một hóa chất không màu, dễ cháy, có mùi mạnh, được sử dụng trong các sản phẩm gỗ ép, chẳng hạn như ván dăm, ván ép và ván sợi; keo và chất kết dính; vải ép vĩnh viễn; lớp phủ sản phẩm giấy; và các vật liệu cách nhiệt nhất định. Ngoài ra, formaldehyde thường được sử dụng như một chất diệt nấm, diệt vi trùng và chất khử trùng công nghiệp và làm chất bảo quản trong các cơ sở giết mổ và phòng thí nghiệm y tế. Formaldehyde cũng xuất hiện tự nhiên trong môi trường. Nó được sản xuất với một lượng nhỏ bởi hầu hết các sinh vật sống như một phần của quá trình trao đổi chất bình thường.

    Khi formaldehyde tồn tại trong không khí ở mức vượt quá 0,1 ppm, một số cá nhân có thể gặp các tác dụng phụ như chảy nước mắt; cảm giác bỏng rát ở mắt, mũi và cổ họng; ho khan; thở khò khè; buồn nôn; và kích ứng da. Một số người rất nhạy cảm với formaldehyde, trong khi những người khác không có phản ứng với mức độ tiếp xúc tương tự.

    Mặc dù những tác động sức khỏe ngắn hạn của việc tiếp xúc với formaldehyde đã được biết đến nhiều, nhưng ít người biết hơn về những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài tiềm ẩn của nó.

    Trước đó các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tiếp xúc với formaldehyde có thể gây ung thư mũi ở chuột. Phát hiện này đã đặt ra câu hỏi liệu tiếp xúc với formaldehyde cũng có thể gây ung thư ở người.

    Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) đã phân loại formaldehyde là chất có thể gây ung thư ở người trong điều kiện phơi nhiễm kéo dài hoặc cao bất thường. Kể từ thời điểm đó, một số nghiên cứu trên người đã gợi ý rằng tiếp xúc với formaldehyde có liên quan đến một số loại ung thư.


    Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh chất formaldehyde là chất gây ung thư ở người. Ảnh minh họa

    Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) phân loại formaldehyde là chất gây ung thư ở người. Chương trình Chất độc Quốc gia, một chương trình liên ngành của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, đã đặt tên formaldehyde là chất gây ung thư ở người trong Báo cáo lần thứ 12 về các chất gây ung thư.

    Dựa trên cả dữ liệu dịch tễ học từ các nghiên cứu thuần tập và bệnh chứng cũng như dữ liệu thực nghiệm từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà điều tra của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) Mỹ đã kết luận rằng việc tiếp xúc với formaldehyde có thể gây ra bệnh bạch cầu, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy, ở người.

    Ngoài ra, một số nghiên cứu bệnh chứng, cũng như phân tích nhóm thuần tập công nghiệp lớn của NCI, đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với formaldehyde và ung thư vòm họng, mặc dù một số nghiên cứu khác thì không. Dữ liệu từ quá trình theo dõi kéo dài của nhóm nghiên cứu NCI cho thấy tình trạng dư thừa ung thư vòm họng được quan sát trong báo cáo trước đó vẫn tồn tại.

    Phân tích trước đó của nhóm nghiên cứu NCI cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở các công nhân công nghiệp tăng lên so với dân số Mỹ nói chung. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi không tăng khi mức độ tiếp xúc với formaldehyde cao hơn. Quan sát này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng các yếu tố khác ngoài việc tiếp xúc với formaldehyde có thể là nguyên nhân dẫn đến số ca tử vong gia tăng. Dữ liệu gần đây nhất về ung thư phổi từ nghiên cứu thuần tập không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa việc tiếp xúc với formaldehyde và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi.

    Một nghiên cứu do NCI thực hiện đã xem xét 25.619 công nhân trong các ngành công nghiệp có khả năng tiếp xúc với formaldehyde nghề nghiệp và ước tính mức độ phơi nhiễm của mỗi công nhân với hóa chất này trong khi làm việc. Kết quả cho thấy nguy cơ tử vong do bệnh bạch cầu, đặc biệt là bệnh bạch cầu dòng tủy, ở những công nhân tiếp xúc với formaldehyde tăng lên.

    Một nghiên cứu thuần tập trên 11.039 công nhân dệt may do Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (NIOSH) thực hiện cũng cho thấy mối liên quan giữa thời gian tiếp xúc với formaldehyde và tử vong do bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, các bằng chứng vẫn còn lẫn lộn vì một nghiên cứu thuần tập trên 14.014 công nhân trong ngành công nghiệp của Anh không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc tiếp xúc với formaldehyde và tử vong do bệnh bạch cầu.

    Cần đảm bảo theo quy chuẩn đã ban hành

    Ngày 01/01/2024, Quy chuẩn QCVN 16:2023/BXD chính thức có hiệu lực (thay thế quy chuẩn 16:2019) với nhóm vật liệu xây dựng như: gạch, đá, cát, ngói, sơn, ván gỗ, xi măng, thạch cao, kính, giấy dán tường, ống nhựa PE/PP… tại thị trường Việt Nam.

    PGS.TS Lê Trung Thành – Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) giải thích: “QCVN 16:2023 áp dụng cho những sản phẩm vật liệu xây dựng được sản xuất, nhập khẩu lưu thông trong nước với các qui định về thành phần hóa học, các loại hóa chất cấm (như amfibole), chỉ số phóng xạ, cường độ nén, độ mài mòn, thời gian thấm nước…

    Đặc biệt, QCVN 16:2023 nâng chuẩn hàm lượng formaldehyde trong các loại vật liệu, nhất là nhóm ván sàn công nghiệp vì có sử dụng keo và các chất phụ gia để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tại thị trường nội địa, tạo sự công bằng trong sản xuất nhóm hàng này và là điều kiện quan trọng khi xuất khẩu.

    Theo đó, qui định về hàm lượng formaldehyde tại QCVN 16:2023 “không lớn hơn 0,124mg/m3 hoặc 0,7mg/l hay 0,8mg/100gr” tương đương với các bộ tiêu chuẩn của các quốc gia “khó tính” như: Hoa Kỳ, Nhật, Bỉ, Anh… về biệt chất này. Nhưng theo giới chuyên môn, bộ Quy chuẩn QCVN 16:2023 vẫn còn bỏ ngỏ nhiều vấn đề.

    Ông Trần Khánh Trung – Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh nhận xét: “QCVN 16:2023 chưa có chỉ số quy định hàm lượng các hóa chất độc hại cho nhóm hàng vật liệu nội thất: keo, silicon, vải, da, thảm, chất chống thấm, đá làm bếp, vật liệu cách âm…”.

    Từ góc nhìn của y tế cộng đồng, PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa y tế cộng đồng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra hiện tượng bệnh lý “hội chứng khó chịu do tòa nhà” mà nguyên do là do… formaldehyde phát ra từ các loại vật liệu xây dựng, nội thất của ngôi nhà/văn phòng/trường học…Formaldehyde phát thải chậm trong không khí, kéo dài từ vài tháng đến 2 năm. Formaldehyde sẽ gia tăng ở môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao.

    Trước mức độ nguy hiểm của chất formaldehyde, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) khuyến nghị sử dụng các sản phẩm gỗ ép “ngoại thất” để hạn chế tiếp xúc với formaldehyde trong nhà. Những sản phẩm này thải ra ít formaldehyde hơn vì chúng chứa nhựa phenol, không phải nhựa urê. Trước khi mua các sản phẩm gỗ ép, bao gồm vật liệu xây dựng, tủ, và đồ nội thất, người mua nên hỏi về hàm lượng formaldehyde trong các sản phẩm này. Mức độ formaldehyde trong nhà cũng có thể được giảm bớt bằng cách đảm bảo thông gió đầy đủ, nhiệt độ vừa phải và giảm độ ẩm thông qua việc sử dụng máy điều hòa không khí và máy hút ẩm.

    Xoay quanh chất độc này, ông Nguyễn Xuân Vĩ – chuyên gia đánh giá của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest3) cho biết, để hạn chế nhiễm formadehyde ở mức thấp nhất, ngoài các biện pháp như tạo không gian thoáng mát, trao đổi khí, hãy là người tiêu dùng thông minh khi sử dụng các sản phẩm nội thất đạt chuẩn về an toàn với sức khỏe con người.

    Bên cạnh các quy định, tiêu chuẩn buộc nhà sản xuất phải tuân thủ, để chủ động giữ an toàn cho chính mình, trước hết, người tiêu dùng cũng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn sử dụng đồ nội thất, nên tham tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư, chuyên gia để ứng dụng hiệu quả, an toàn cho ngôi nhà của mình.

    Cần phải chủ động chú ý đến chất lượng vật liệu, để ý các chỉ số trên sản phẩm, kiểm tra cả nhãn mác của cả giấy dán tường, miếng dán sàn … Không nên ham rẻ mà tiền mất tật mang, chọn những loại gỗ công nghiệp chất lượng kém, với quy trình sản xuất không đảm bảo, vượt quá ngưỡng an toàn cho phép.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/can-trong-voi-chat-nguy-hai-trong-san-pham-vat-lieu-xay-dung-d221576.html

    Gia tăng nguy cơ béo phì khi trẻ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trong bữa ăn

    Theo các chuyên gia, việc cho phép trẻ em xem video, lướt điện thoại và ăn khi xem TV là nguy hiểm và có thể thúc đẩy “đại dịch” béo phì ngày càng gia tăng.

    Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng ăn trong khi xem tivi hay điện thoại có nguy cơ gây béo phì, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Với thói quen vừa ăn vừa xem sẽ khiến trẻ có xu hướng ăn vặt khi xem tivi hay điện thoại ngoài những bữa ăn chính. Đây là tác hại thường gặp nhất của việc trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại.

    Việc ăn trong lúc xem tivi hay điện thoại sẽ khiến trẻ không nhận ra được khi nào cảm thấy no. Bởi vì toàn bộ sự chú ý của trẻ đã bị thu hút bởi các chương trình truyền hình. Khi “tín hiệu báo no” trong não bị vô hiệu hóa, trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn so với nhu cầu thực tế dẫn đến sự tăng cân mất kiểm soát, gây ra béo phì. Bên cạnh đó, hầu hết các quảng cáo trên tivi hay các quảng cáo xen giữa các chương trình giải trí xem trên điện thoại đều liên quan đến thực phẩm, chủ yếu là thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn.

    Những sản phẩm này bắt mắt, xuất hiện nhiều lần sẽ khiến trẻ thích thú và muốn ăn thử. Đây là những loại thực phẩm không lành mạnh, chứa nhiều calo làm tăng nguy cơ béo phì trẻ em. Ngoài ra, ngồi xem tivi hay điện thoại trong nhiều giờ đồng hồ còn làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, khiến thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn, dẫn đến sự tích tụ chất béo ở vùng bụng, làm cho trẻ tăng nguy cơ béo phì.


    Ảnh minh họa

    Tiến sĩ Ana Duarte, Giám đốc tại Bệnh viện Nhi Nicklaus ở Miami (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu giải thích rằng những phát hiện này cho thấy việc xem các thiết bị điện tử có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những đứa trẻ này như thế nào. Cô giải thích rằng khi trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại di động hoặc TV, chúng không nhận ra khi nào thì no hoặc khi nào thì phải ngừng ăn. Màn hình làm chúng phân tâm và chúng ăn liên tục. Điều này vừa nguy hiểm sức khỏe của trẻ vừa là yếu tố tiềm tàng gây thêm gánh nặng cho xã hội khi béo phì, thừa cân sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của những đứa trẻ.

    Ông Tam Fry, Chủ tịch Quỹ Phát triển Trẻ em, cho biết những bữa ăn gia đình không bị xao lãng bởi các thiết bị điện tử đang trở thành ký ức xa vời, đồng thời cảnh báo ngày càng nhiều trẻ bị béo phì và mắc các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, mà trước đây chỉ người lớn mới mắc phải.

    Các tác giả cũng lưu ý thời gian sử dụng thiết bị điện tử tăng lên cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, huyết áp cao và giấc ngủ kém.

    Kết quả của nghiên cứu đã được các nhà khoa học trình bày tại Hội nghị châu Âu về béo phì được tổ chức tại Venice, Italy trong các ngày 12-15/5/2024. Viện Y tế NICE của Anh khuyến nghị trẻ em cần được giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử tối đa là 2 giờ/ngày và phải có những ngày hoàn toàn không sử dụng điện thoại, TV.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/gia-tang-nguy-co-beo-phi-khi-tre-thuong-xuyen-su-dung-thiet-bi-dien-tu-trong-bua-an-d221619.html

    Bê tông carbon thấp tuổi thọ cao chuyển 80% xi măng thành tro than

    Các nhà nghiên cứu của RMIT đã phát triển loại “bê tông xanh” mới sử dụng lượng tro than tái chế nhiều gấp đôi so với bê tông carbon thấp hiện có, giảm một nửa lượng xi măng cần thiết, thậm chí còn có tuổi thọ cao hơn bê tông xi măng Portland thông thường.

    Tro than có rất nhiều xung quanh các nhà máy nhiệt điện than. Trên thực tế, đó có thể là một sự đánh giá thấp đáng kể trên toàn cầu, các nhà máy điện sản xuất khoảng 1,2 tỷ tấn mỗi năm và ở Úc, tro than chiếm gần 20% tổng lượng chất thải. Đó là con số đáng kinh ngạc và cũng có thể đặt cược an toàn rằng những thứ này sẽ vẫn còn dồi dào trong thời gian dài trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

    Do đó, đây là nguồn nguyên liệu tiềm năng to lớn và các nhà sản xuất bê tông có hàm lượng carbon thấp đã sử dụng nó làm chất thay thế xi măng, thường thay thế tới 40% lượng xi măng. Về mặt môi trường, tận dụng lượng lớn chất thải trong khi cắt giảm xi măng – bản thân nó chiếm khoảng 8% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu.

    Một nhóm từ RMIT đã làm việc với Hiệp hội Phát triển Tro của Úc và Nhà máy điện AGL Loy Yang để tận dụng tốt hơn tài sản đáng ngờ này, cố gắng nâng hàm lượng tro lên để thay thế hơn 80% xi măng. Để làm như vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp tro bay có hàm lượng canxi thấp, với 18% vôi ngậm nước, 3% nano-silica đóng vai trò là chất tăng cường, sau đó đổ một ít bê tông và bắt đầu thử nghiệm các tính chất cơ học của nó.

    Bê tông tro bay thể tích lớn (HFVA-80) thu được đã chứng tỏ cường độ nén tăng từ 22 lên 71 MPa trong khoảng thời gian từ ngày thứ 7 đến ngày 450. Nó đạt cường độ uốn 2,7-8,7 MPa, cường độ kéo tách 1,6–5,0 MPa và độ đàn hồi mô đun 28,9–37,0 GPa. Nó tồn tại lâu hơn xi măng Portland thông thường theo thời gian khi tiếp xúc với axit và sunfat trong hai năm.

    Tiến sĩ Chamila Gunasekara, từ Trường Kỹ thuật của RMIT cho biết: “Việc bổ sung các chất phụ gia nano để điều chỉnh tính chất hóa học của bê tông cho phép bổ sung nhiều tro bay hơn mà không ảnh hưởng đến hiệu suất kỹ thuật”.


    Tiến sĩ Chamila Gunasekara cầm mẫu bê tông ít carbon.

    Tốt hơn nữa, nhóm nghiên cứu cho biết họ nhận thấy kỹ thuật này không yêu cầu “tro bay” mịn và dường như cũng hoạt động tốt với “tro ao” cấp thấp, hiện họ đã tạo và thử nghiệm các dầm bê tông kết cấu từ loại sau đã đạt chứng nhận Tiêu chuẩn Úc về hiệu suất kỹ thuật.

    Gunasekara cho biết: “Thật thú vị khi kết quả sơ bộ cho thấy hiệu suất tương tự với tro ao có chất lượng thấp hơn, có khả năng mở ra nguồn tài nguyên hoàn toàn mới chưa được sử dụng đúng mức để thay thế xi măng. So với tro bay, tro ao hồ ít được khai thác trong xây dựng do đặc tính khác nhau. Có hàng trăm megaton chất thải tro nằm trong các con đập trên khắp nước Úc và nhiều nơi khác trên toàn cầu. Những ao chứa tro này có nguy cơ trở thành mối nguy hiểm cho môi trường và khả năng tái sử dụng tro này làm vật liệu xây dựng ở quy mô lớn sẽ là một thắng lợi lớn”.

    Nhóm RMIT cũng làm việc với Đại học Hokkaido để phát triển một hệ thống mô hình máy tính thí điểm dự báo hiệu suất của các hỗn hợp bê tông mới theo thời gian và nhóm hy vọng có thể sử dụng phần mềm này để phân tích và tối ưu hóa các hỗn hợp mới hơn nữa.

    An Hạ
    https://vietq.vn/be-tong-carbon-thap-co-tuoi-tho-cao-chuyen-80-xi-mang-thanh-tro-than-d221600.html

    Sử dụng nhiều đường có thể gây xơ gan, ung thư gan

    Sử dụng quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân và béo phì và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan.

    Hệ thống sinh hóa trong cơ thể con người giúp trao đổi protein, tinh bột, chất béo và có thể biến protein thành chất béo. Bất cứ thực phẩm nào chúng ta ăn, nếu quá nhiều, sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo.

    Đường và các loại tinh bột (carbohydrate) được cơ thể phân hủy thành glucose. Một tỷ lệ nhỏ glucose này được cơ thể sử dụng, và phần lớn được chuyển hóa thành chất béo. Ở những người không tập thể dục và có lối sống ít vận động, tỷ lệ béo phì sẽ cao hơn. Tiêu thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân và béo phì, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

    Tiêu thụ đường kích hoạt giải phóng dopamine, loại hormone mang lại cảm giác dễ chịu. Những người đang vật lộn với căng thẳng hoặc trầm cảm có thể thèm đồ ngọt. Tuy nhiên, hầu hết những thực phẩm chứa đường này sẽ được tích trữ dưới dạng chất béo, cuối cùng gây hại cho gan. Chu kỳ không lành mạnh này có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan (sẹo) và thậm chí là ung thư.

    Bên cạnh đó, vi khuẩn tốt trong ruột là cần thiết – không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru mà còn cho sức khỏe nói chung. Quá nhiều ngọt trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của các vi khuẩn đường ruột này. Sự thay đổi ở vi khuẩn đường ruột cũng gây ra rối loạn chuyển hóa và tổn thương gan. Các gốc tự do gây ung thư gan cũng có liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều đường.


    Cần tránh tiêu thụ nhiều đường vì có thể gây hại cho gan

    Phân tử đường trong trái cây tồn tại ở dạng fructose. Lượng đường này ở mỗi loại trái cây là khác nhau, cao hơn ở những loại trái cây mọng nước như nho, cam, dưa hấu… và giảm các loại trái cây nhiều thịt như ổi, táo… Mặc dù trái cây thường được coi là tốt cho sức khỏe nhưng việc tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ chuyển hóa đường fructose thành chất béo trong gan, gây ra gan nhiễm mỡ. Ở bên trong gan, fructose sẽ được chuyển hóa thành dạng năng lượng. Hoặc chúng sẽ được lưu trữ lại ở dạng glycogen. Một phần lớn lượng đường fructose được bổ sung sẽ khiến cho gan bị quá tải và gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ.

    Tại Mỹ, một nghiên cứu được thực hiện với 5.900 người cho ra kết quả, những người uống nước có đường mỗi ngày sẽ có tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ cao hơn người không uống là 56%.

    Chất làm ngọt ít calo và không calo đã được sử dụng ngày càng nhiều thực phẩm đóng gói như bánh mì, đồ ăn nhẹ…Nhiều người đang cắt giảm lượng đường tiêu thụ vì lý do sức khỏe, thì ngành công nghiệp thực phẩm đã tìm ra một cách khác để mang đến cho người tiêu dùng món hấp dẫn vị giác hơn, âm thầm thay thế đường trong nhiều loại thực phẩm đóng gói bằng sucralose, stevia, allulose, erythritol và nhiều loại chất làm ngọt nhân tạo và chất thay thế đường khác.

    Chất làm ngọt ít calo và không calo đã được sử dụng trong nước ngọt dành cho người ăn kiêng trong nhiều thập kỷ… nhưng hiện nay các công ty thực phẩm đang bổ sung chúng vào ngày càng nhiều thực phẩm đóng gói, trong đó có nhiều loại có thể khiến bạn ngạc nhiên. Chúng bao gồm bánh mì, sữa chua, bột yến mạch, bánh nướng xốp, súp đóng hộp, nước sốt salad, gia vị và thanh đồ ăn nhẹ…

    Các chất thay thế đường có thể được tìm thấy trong danh sách thành phần trên bao bì thực phẩm, thường có những cái tên mà nhiều người tiêu dùng không nhận ra, như adventame, neotame và acesulfame kali. Thực phẩm tuyên bố “không có chất làm ngọt nhân tạo” thường được làm ngọt bằng stevia và các chất thay thế đường “tự nhiên” khác.

    Số lượng các sản phẩm thực phẩm chứa chất thay thế đường có hàm lượng calo thấp hoặc không có calo đã tăng lên trong những năm gần đây, mang tới mục đích thay thế đường giúp mọi người kiểm soát cân nặng và giảm lượng đường bổ sung, nhưng các nghiên cứu cho thấy đường giả cũng có thể có tác dụng không mong muốn đối với đường ruột và sức khỏe trao đổi chất của cơ thể, thậm chí còn thúc đẩy cảm giác thèm ăn và kháng insulin, tiền thân của bệnh tiểu đường loại 2…

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mọi người hạn chế ăn các chất thay thế đường vì chúng có khả năng gây ra những tác động lâu dài “không mong muốn”, bao gồm cả những tác động bất lợi đối với sức khỏe đường ruột và trao đổi chất.

    Ngoài việc tránh xa đường để có một lá gan khỏe mạnh cần tập thể dục thường xuyên và có lối sống năng động. Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên là chìa khóa để phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt là những người mắc các hội chứng chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, cholesterol cao… vì cả hai bệnh này kết hợp với nhau có thể làm tăng tổn thương gan.

    Ăn ít thực phẩm béo và nhiều chất xơ. Chế độ ăn nên bao gồm ít carbohydrate, nhiều chất xơ… nên tránh đồ ngọt và thịt đỏ…Nguy cơ mắc bệnh gan sẽ ít hơn nhiều nếu bạn duy trì chỉ số cân nặng lý tưởng.

    Tránh dùng thảo dược bổ sung và các phương pháp điều trị truyền thống: Đặc biệt là những loại không có giấy phép sử dụng thuốc, vì hầu hết chúng được bán dưới dạng “thực phẩm bổ sung”.

    Tiêm vaccine phòng viêm gan B. Tầm soát bệnh gan từ tuổi 40. Tránh xa các loại thuốc giảm cân và các bài thuốc thần kỳ phản khoa học được lan truyền trên mạng xã hội.

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 về đường tinh luyện

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6958:2023 về đường tinh luyện do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này áp dụng cho đường tinh luyện dùng làm thực phẩm.

    Yêu cầu cảm quan đối với đường tinh luyện được quy định: Màu sắc Tinh thể màu trắng óng ánh, khi pha vào nước cất với tỷ lệ đến 50 % (phần khối lượng/thể tích) cho dung dịch trong suốt; Dạng hạt tương đối đồng đều, khô, rời; Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt tự nhiên, không có mùi, vị lạ.

    Yêu cầu về an toàn thực phẩm thì mức giới hạn tối đa ô nhiễm kim loại nặng trong đường tinh luyện theo quy định hiện hành. Mức giới hạn tối đa ô nhiễm độc tố vi nấm và ô nhiễm vi sinh vật đối với đường tinh luyện theo quy định hiện hành (nếu có).

    Sản phẩm phải có khả năng cho phép truy xuất nguồn gốc, phù hợp với quy định hiện hành. Đường tinh luyện được đóng gói trong các bao bì khô, sạch, nguyên vẹn, bền, không hút ẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành. Bảo quản sản phẩm nơi khô, sạch, không bảo quản chung với các sản phẩm không phải là thực phẩm hoặc là thực phẩm có mùi. Phương tiện vận chuyển đường tinh luyện phải khô, sạch, không có mùi lạ.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/an-qua-nhieu-duong-co-the-gay-anh-huong-nghiem-trong-toi-suc-khoe-cua-gan-d221571.html

    Cảnh báo người dân không nên tự ý truyền dịch tại nhà

    Truyền dịch là truyền dung dịch chứa chất có lợi và thuốc vào tĩnh mạch cơ thể bệnh nhân. Đây là quy trình kỹ thuật điều dưỡng thường sử dụng trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể truyền và đặc biệt là không được lạm dụng.

    Truyền đạm là truyền các chất có lợi vào cơ thể để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi sức khỏe. Dịch truyền là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau, có thể tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn dung môi sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Ngoài ra, người ta còn có thể sử dụng một số loại dung môi khác để hòa tan dược chất. Truyền đạm chủ yếu dành cho người bị suy kiệt hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe.

    Hiện, có trên 20 loại dịch truyền được chia thành 3 nhóm cơ bản là:

    Nhóm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng truyền đạm cho người suy nhược cơ thể, những đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng, hoặc không tiêu hóa được thức ăn,…

    Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải (dung dịch natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…) dùng cho bệnh nhân bị mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc.

    Nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…) dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần bù nhanh chất albumin hay lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

    Theo các chuyên gia, từng nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Để tránh không xảy ra tai biến thì trước khi truyền đạm bệnh nhân cần được bác sĩ khám, xét nghiệm và kê toa phù hợp.


    Ảnh minh họa

    Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng chỉ định thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Do truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn và trực tiếp với tốc độ nhanh nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù…

    Dịch truyền có thể gây phản ứng toàn thân khi cơ thể không “chịu” như hiện tượng sốt run hoặc gây sốc dịch truyền rất nguy hiểm. Một số bệnh viện đã ghi nhận các bệnh nhân sốc phản vệ tử vong do tự ý truyền dịch tại nhà, tại các phòng khám tư nhân… Khi tự ý truyền dịch tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh như: Viêm gan B, viêm gan C, HIV/AIDS… nếu kỹ thuật truyền không đúng, không đảm bảo vô trùng. Nhiễm trùng máu cũng là một tai biến nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.

    Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec chia sẻ: “Việc tự ý truyền đạm tại nhà là thói quen rất nguy hiểm, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng”.

    Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh khuyến cáo, việc tiêm, truyền các loại dịch, trong đó có đạm vào cơ thể nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ tính toán kỹ lưỡng lượng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền thích hợp. Việc tự ý truyền dịch mà không có ý kiến của bác sĩ, hoặc truyền sai cách sẽ có nguy cơ xảy ra tai biến rất cao như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, tử vong.

    Sốc phản vệ là tình trạng y khoa vô cùng nghiêm trọng, có thể gây ra tình trạng tắc đường thở, khiến người bệnh không thở được. Đây cũng là yếu tố khiến tim có thể ngừng đập do huyết áp giảm khiến tim không nhận đủ oxy. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Minh cho biết, các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm đã chỉ ra rằng các chất trung gian gây viêm trong phản vệ có thể gây ra tổn thương động mạch vành và cơ tim, đồng thời gây ra hàng loạt các hệ lụy cho sức khỏe tim mạch như sốc tim (tim không bơm đủ máu cho cơ thể); loạn nhịp tim (nhịp tim quá nhanh, hoặc quá chậm); nhồi máu cơ tim; viêm cơ tim; suy tim; trụy tim.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/canh-bao-nguoi-dan-khong-nen-tu-y-truyen-dich-tai-nha-d221529.html

    Sử dụng sản phẩm kích trứng và sinh con muộn: Nhiều hậu quả khó lường

    Hiện nay trên mạng rao bán nhiều loại sản phẩm được quảng cáo là thuốc bổ trứng, tăng trứng, giúp tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ và có nhiều người sinh con muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe và xã hội.

    Sản phẩm kích trứng không như mong muốn

    Hiện nay nhiều phụ nữ có xu hướng trì hoãn việc lập gia đình, sinh con muộn. Đến khi có tuổi khó mang thai, nhiều phụ nữ tìm mua các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng bổ trứng, tăng trứng với hy vọng sẽ giúp dễ thụ thai.

    Tuy nhiên, theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường – Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh thành phố Hồ Chí Minh, các sản phẩm quảng cáo trên mạng làm tăng trứng, bổ trứng chủ yếu uống cho vui và giúp chị em đỡ lo thôi. Uống những loại thuốc này nhiều thì tốn tiền và làm phụ nữ trì hoãn việc điều trị đúng để có con sớm.

    Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh, cũng cho biết sản phẩm hỗ trợ tăng trứng, bổ trứng không giúp được những người phụ nữ có tuổi dễ thụ thai hơn. Những sản phẩm này chỉ giúp được những người phụ nữ bị “buồng trứng” đa nang điều hòa được kinh nguyệt.

    Theo bác sĩ Tường, phụ nữ càng lớn tuổi thì số trứng trên 2 buồng trứng càng giảm dần và chất lượng trứng cũng giảm, tỉ lệ trứng bất thường tăng. Số lượng và chất lượng trứng chỉ có thể giảm dần theo thời gian.

    Đặc điểm trên làm cho phụ nữ càng lớn tuổi, khả năng có thai càng giảm và tỉ lệ sẩy thai càng tăng, tỉ lệ biến chứng, bất thường của thai cũng tăng theo (sau 35 tuổi).


    Không nên tin tưởng vào sản phẩm được quảng cáo bổ trứng, kích trứng để thụ thai bán trên mạng. Ảnh minh họa

    Trong xã hội hiện nay, phụ nữ có khuynh hướng trì hoãn việc lập gia đình, có con. Chị em dành thời gian tuổi trẻ, dưới 30 tuổi cho học hành như học đại học, sau đại học và cho sự nghiệp như tìm việc làm, thu nhập, vị trí… Đến khi muốn có con thì nhiều phụ nữ đã ở độ tuổi mà việc có con trở nên khó khăn.

    Nhiều hệ lụy từ sinh con muộn

    Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó,… Mang thai khi đã lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao.

    Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Não Queensland, Australia, trẻ em do người bố cao tuổi sinh ra dễ có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ và trẻ em sinh ra từ các ông bố trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 6 lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Trẻ còn có thể bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác.

    Còn các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Bristol (Anh) đã phân tích hồ sơ y khoa của 700.000 người được sinh ra trong thời gian từ năm 1973 đến 1980. Họ nhận thấy, những trẻ có bố lớn tuổi có nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn hẳn những trẻ khác khi lớn lên. Khoảng 15,5% ca bệnh tâm thần phân liệt trong số đối tượng được nghiên cứu có bố trên 30 tuổi tại thời điểm ra đời. Theo phân tích này, đàn ông ở tuổi 50 trở lên có tỉ lệ sinh con bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần đàn ông 25 tuổi. Họ cũng ước tính rằng khoảng 1/4 trường hợp bị tâm thần phân liệt là do được sinh ra bởi các ông bố cao tuổi.

    Đàn ông ở độ tuổi 50, 60 trở lên có khả năng sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng Apert (hội chứng sọ mặt) cao hơn 10 lần so với đàn ông từ 30 tuổi trở xuống. Một nghiên cứu khác của Học viện Karolinska, Thụy Điển cũng cho thấy con cái của đàn ông từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị rối loạn lưỡng cực cao hơn 1,37 lần các ông bố trẻ.

    Do đó, theo các bác sĩ việc cả bố và mẹ lớn tuổi sinh con muộn đều tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thai nhi. Vì vậy với những trường hợp thực sự muốn có thêm con, các ông chồng và các bà vợ lớn tuổi cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có.

    Đặc biệt, vợ chồng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

    Một số loại thuốc bắt buộc phải ngừng sử dụng vì chúng có thể gây hại cho thai nhi, bao gồm isotretinoin, accutane (trị mụn trứng cá), coumadin (thuốc chống đông máu), tetracycline (trị mụn trứng cá hoặc nhiễm trùng), axit valproic (trị bệnh động kinh), thuốc ức chế men chuyển (đối với bệnh tăng huyết áp), thuốc tiêm hoặc phòng ngừa như Imitrex và propranolol (đối với chứng đau nửa đầu), thuốc chống sốt rét như Plaquenil, hoặc liều cao steroid như cortisone và prednisone (đối với bệnh lupus). Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn.

    Nhiều loại thuốc không kê đơn có thể an toàn khi sử dụng với liều lượng nhỏ. Tuy nhiên, một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), chẳng hạn như Motrin, Aleve, hoặc bất kỳ loại thuốc nào có chứa ibuprofen, có thể làm giảm sự rụng trứng và làm cho niêm mạc tử cung của phụ nữ kém thuận lợi hơn cho việc làm tổ. Ngoại trừ Tylenol có thể an toàn khi sử dụng bất cứ lúc nào, bạn chỉ nên dùng NSAIDS khi đang hành kinh nếu bạn đang mong muốn mang thai.

    Thực tế, một số loại thuốc có thể là lựa chọn thay thế an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Chẳng hạn như, cần dùng thuốc chống đông máu cho tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu thì thuốc Heparin được cho là an toàn khi sử dụng, trong khi đó Coumadin sẽ gây nguy hiểm hơn vì nó đi quan nhau thai. Hoặc nếu bạn cần dùng thuốc chống co giật hoặc động kinh thì thuốc Dilantin sẽ mang lại rủi ro ít hơn so với axit valproic.

    An Dương (T/h)

    https://vietq.vn/san-pham-bo-trung-tang-trung-giup-phu-nu-thu-thai-rao-ban-tren-mang-d221519.html

    Bác sĩ chỉ ra những thực phẩm có thể không “an toàn” khi cho trẻ ăn dặm

    Giai đoạn trẻ ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng giúp trẻ tăng trưởng toàn diện. Tuy nhiên không vì thế mà cha mẹ có thể cho trẻ ăn bất cứ thực phẩm nào bởi thực tế có nhiều loại không an toàn cho bé.

    Ăn dặm được coi là một bước ngoặt trong tiến trình phát triển của con. Đây là thời kỳ chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ… Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm thường là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi.

    Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động. Ngoài ra trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,…

    Tuy nhiên, TS.BS Phan Thị Cẩm Vân – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết, khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm trẻ bắt đầu tỏ ra hứng thú với việc thử các loại thức ăn mới và việc các bà mẹ muốn cho trẻ làm quen với mùi vị và loại thức ăn mới là điều bình thường. Xong không phải thực phẩm nào cũng an toàn cho bé vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi vẫn còn non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, trẻ chưa thể hấp thụ tất cả những thức ăn mà người lớn ăn được. Vì vậy cần lưu ý tránh một số thực phẩm có thể không “an toàn” dưới đây:

    Mật ong

    Mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ngộ độc. Đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này, nhưng ở trẻ nhỏ, các bào tử này có thể phát triển và tạo ra các chất độc nguy hiểm đến tính mạng.

    Sữa bò và sữa đậu nành

    Em bé sẽ khó tiêu hóa các protein trong sữa bò và sữa đậu nành trong năm đầu tiên của mình, và những đồ uống này có chứa một lượng khoáng chất có thể không tốt cho thận của em bé.

    Quả và hạt

    Loại bỏ hạt và vết rỗ khỏi trái cây tươi như dưa hấu, đào, mận và anh đào trước khi dùng. Và không cho bé ăn các loại hạt chẳng hạn như hạt hướng dương hoặc hạt bí ngô. Hạt có thể quá nhỏ để làm trẻ bị nghẹn nhưng có thể mắc vào đường thở của trẻ và gây nhiễm trùng.

    Thực phẩm cứng hoặc giòn

    Các loại hạt, bỏng ngô và bánh quy giòn đều là những thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở, cũng như tất cả các loại kẹo cứng và thuốc giảm ho.


    Có nhiều loại thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn trong thời kỳ ăn dặm. Ảnh minh họa

    Thức ăn dính

    Việc nhai kẹo cao su và thức ăn dính – chẳng hạn như thạch hoặc kẹo dẻo, trái cây khô và kẹo dẻo – có thể mắc vào cổ họng của bé. Phô mai chảy, và rai cũng có thể là một nguy cơ gây nghẹt thở.

    Bơ hạt

    Độ đặc dính của bơ đậu phộng và các loại bơ hạt khác có thể khiến bé khó nuốt. Phết mỏng bơ hạt lên bánh mì hoặc bánh quy giòn. Hoặc pha loãng với nước hoặc nước sốt táo.

    Một số thực phẩm gây dị ứng

    Các bác sĩ đã từng khuyến nghị đợi đến khi trẻ 1 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn mới cho trẻ ăn thức ăn có thể gây ra dị ứng, đặc biệt là với trẻ em có nguy cơ bị dị ứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng việc cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây dị ứng muộn hơn cũng không giúp ngăn ngừa dị ứng và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này hơn ở trẻ. Nếu tin rằng con có khả năng bị dị ứng thực phẩm hãy kiểm tra với bác sĩ để xác định chiến lược tốt nhất cho trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng, bao gồm trứng, sữa, đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt cây, cá và động vật có vỏ.

    Sữa bò

    Với tất cả các chất dinh dưỡng và enzym, sữa mẹ là một bữa ăn lành mạnh tuyệt đối cho con nhỏ. Tuy nhiên, sữa bò có hàm lượng đường lactose cao hơn có thể ảnh hưởng đến vòng bụng của con trẻ. Vì vậy, có thể tránh dùng sữa bò cho đến khi trẻ tròn một tuổi.

    Hải sản và động vật có vỏ

    Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm, … có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Có thể cho bé ăn hải sản sau khi bé được 1 hoặc 2 tuổi để tránh dị ứng. Một số loại cá không tốt cho sức khỏe như cá ngừ, cá mập và cá thu có hàm lượng thủy ngân cao. Khi con đã vượt qua mốc 2 tuổi và nếu muốn cho con ăn hải sản có thể thử bắt đầu với cá trắng như cá tuyết và cá bơn. Luôn luôn kiểm tra các phản ứng và vệ sinh trước khi cho bé uống, và cẩn thận về tần suất cho bé bú, mỗi tuần một lần là lý tưởng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để ngăn ngừa bất kỳ dị ứng nào.

    Sô cô la

    Sô cô la là một trong những thực phẩm không an toàn cho trẻ nhỏ, vì nó có chứa caffeine. Ngoài ra, sô cô la có nhiều đường, không thích hợp cho bé cho đến khi bé tròn một tuổi, sau đó nên cho bé ăn vừa phải.

    Lòng trắng trứng

    Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và khoáng chất. Có thể cho bé ăn vừa phải nếu bé không bị dị ứng. Việc nuốt lòng trắng trứng khi còn nhỏ có thể gây kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn, có thể bắt đầu cho trẻ sử dụng lòng trắng trứng sau 1 tuổi, và sau khi trẻ đã được kiểm tra dị ứng.

    Nước trái cây đóng hộp

    Nước ép trái cây chứa rất nhiều yếu tố lành mạnh và có hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, nước ép trái cây đóng hộp có chất bảo quản nên không an toàn cho bé. Cách tốt hơn cho trẻ sơ sinh ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây tươi và tránh hoàn toàn nước trái cây đóng hộp.

    Lúa mì

    Có thể cho bé ăn lúa mì sau khi em bé được 7 đến 8 tháng tuổi và bắt đầu dung nạp tốt các thức ăn. Tuy nhiên phải kiểm tra dị ứng lúa mì hoặc dị ứng gluten (bệnh Celiac) trong gia đình hoặc kiểm tra các dấu hiệu dị ứng ở trẻ sau khi cho trẻ ăn lúa mì sau 7 hoặc 8 tháng tuổi.

    Nho hoặc nho khô

    Nho là thực phẩm không thể bỏ qua đối với trẻ sơ sinh cho đến khi chúng có thể nhai thức ăn đúng cách và đủ lớn để không bị nghẹn. Bởi vỏ, kích thước và độ cứng của nho có thể khiến quả bị nghẹn hoặc gây tắc đường thở.

    Đường

    Đường không nên là một phần trong chế độ ăn của trẻ khi ăn dặm cho đến khi con tròn một tuổi vì nó có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ và phá vỡ chế độ ăn. Cho trẻ ăn đường có thể bắt đầu không muốn bú sữa mẹ nếu đường trở thành một phần của chế độ ăn của trẻ. Điều này chủ yếu xảy ra do sở thích về hương vị. Vì vậy, tốt hơn là các bà mẹ không nên cho đường vào chế độ ăn của trẻ.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-chi-ra-nhung-thuc-pham-khong-nen-cho-tre-an-dam-d221463.html

    Cách dùng đúng các thực phẩm bổ sung cho người già để tránh tác hại

    Đối với người cao tuổi việc bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm bổ sung sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất tuy nhiên cũng cần lưu ý đặc biệt để tránh những tác hại không mong muốn.

    Sức đề kháng và sức khỏe của người già thường ngày càng suy yếu và cần phải được chăm sóc đặc biệt. Các loại thuốc bổ thường chứa các vitamin, khoáng chất, axit amin và các hợp chất đơn giản được tạo thành trong quá trình chuyển hóa các chất đạm. Chúng có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn, bảo vệ xương khớp, ngăn chặn loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương…

    Khi tuổi tác gia tăng, cơ thể trải qua nhiều thay đổi như giảm khối cơ, giảm sự tiết axit dạ dày, và da trở nên khô và mỏng hơn. Những biến đổi này ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, bao gồm việc giảm tiết axit dạ dày làm giảm khả năng hấp thu các vitamin và khoáng chất như vitamin B12, sắt, canxi và magiê. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở người cao tuổi, quá trình hấp thu vitamin qua màng ruột giảm đi, và quá trình chuyển hóa vitamin cũng thay đổi.

    Mặc dù nhu cầu năng lượng giảm ở người cao tuổi, nhưng vấn đề về hấp thu dinh dưỡng do sự lão hóa của các cơ quan tiêu hóa yêu cầu mức độ bổ sung dinh dưỡng cao hơn. Vì vậy, ngoài việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối với rau củ quả, thịt và hải sản, việc bổ sung vitamin cho người cao tuổi trở nên cần thiết trong một số trường hợp. Tuy nhiên việc bổ sung các sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc bổ cho người già cũng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản để tránh những tác hại không mong muốn.


    Người già khi sử dụng các sản phẩm bổ sung, thuốc bổ cần lưu ý

    Chỉ bổ sung khi cần thiết

    Nên bổ sung vitamin khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hoặc khi có các dấu hiệu của việc hấp thu dinh dưỡng không đủ, như mất cảm giác ngon miệng, suy nhược cơ thể…

    Lựa chọn vitamin phù hợp

    Chọn loại vitamin bổ sung phù hợp với độ tuổi, trọng lượng cơ thể và thời gian sử dụng một cách hợp lý. Việc này đảm bảo rằng mức độ bổ sung đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của mỗi người.

    Không tự ý sử dụng

    Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại sản phẩm thực phẩm bổ sung nào cho người già hoặc thực phẩm chức năng nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý bổ sung vitamin có thể gây ra tương tác không mong muốn với các loại thực phẩm hoặc thuốc khác đang sử dụng. Ví dụ: Aspirin, warfarin, sâm (ginseng) và vitamin E đều có tác dụng chống đông máu, nên việc sử dụng chúng cùng lúc có thể tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.

    Lựa chọn sản phẩm bổ sung cho người già đúng cách

    Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung cho người già, điều quan trọng là phải tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.

    Sản phẩm chống ôxy hóa: Thuốc bổ chống ôxy hóa được sử dụng nhằm tăng cường tuổi thọ của tế bào và phòng ngừa các bệnh lý phổ biến ở người già như bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhiễm trùng và các vấn đề về thị giác. Thành phần của loại thuốc này bao gồm 4 chất chính:

    Beta caroten (tiền vitamin A) 5000 UI: Beta caroten có vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng và tái tạo tế bào, củng cố hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ niêm mạc và ngăn chặn quá trình lão hóa. Nó cũng có khả năng ngăn chặn sự phát triển của ung thư, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và ngăn chặn sự thoái hóa của đục thủy tinh thể.

    Selenium: Selenium hoạt động như một chất xúc tác, kích hoạt vitamin E và ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do thứ cấp.

    Vitamin E 400 UI: Vitamin E là một chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp ngăn chặn bệnh lý mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và thoái hóa thần kinh. Tuy nhiên, nếu sử dụng liều lượng cao có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin A hoặc gây khó khăn trong việc hấp thu vitamin D.

    Vitamin C 500 mg: Vitamin C có tác dụng chống lão hóa, ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng, giảm phản ứng dị ứng và hỗ trợ cơ thể hấp thu các chất vi lượng quan trọng. Tuy nhiên, sử dụng quá liều (trên 500 mg/ngày) có thể gây viêm loét dạ dày, ruột, viêm bàng quang hoặc viêm ống tiết niệu.

    Các acid amin: Các acid amin là nhóm chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm 8 acid amin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được, bao gồm leucin, isoleucin, methionin, phenylmethionin, thionin, tryptophan, valin và lysine.

    Sản phẩm bổ sung chứa acid amin được sử dụng để bổ sung các acid amin thiết yếu mà cơ thể có thể thiếu hụt. Đặc biệt, lysine thường được bổ sung vào nhiều loại thuốc bổ vì nó không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng suy nhược. Thiếu hụt lysine có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như chán ăn và rối loạn chuyển hóa chất béo, dẫn đến sự yếu cơ.

    3B: Thuốc bổ 3B thường được sử dụng bởi người cao tuổi để giảm đau thần kinh, cơ bắp, đau khớp và suy dinh dưỡng. Liều lượng phối hợp thường chứa 123 – 250 mg vitamin B1, 125 – 250 mg vitamin B6 và 1.000 mg vitamin B12 trong mỗi viên. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bổ 3B này, cần chú ý việc sử dụng liều cao hoặc kéo dài của vitamin B1 có thể gây ra bệnh Pellagra (do thiếu vitamin PP), viêm miệng (do thiếu vitamin B2) hoặc các phản ứng dị ứng khác.

    Sử dụng liều lượng cao của vitamin B6 (khoảng 1 g/ngày) trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng thừa vitamin B6, gây ra viêm dây thần kinh, suy giảm trí nhớ và giảm tiết prolactin. Sử dụng liều lượng cao và liên tục của vitamin B12 có thể dẫn đến sự tích tụ ở gan, gây ra các triệu chứng thừa cobalt, tăng huyết áp và tăng sản xuất hồng cầu quá mức.

    Sản phẩm đa vitamin: Sản phẩm đa vitamin thường được sử dụng để bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít người biết rằng việc sử dụng thuốc đa vitamin trong thời gian dài có thể gây ra các phản ứng phụ do thừa một số loại vitamin. Khi sử dụng lâu dài và với liều lượng cao, cần chú ý sử dụng quá liều của vitamin E có thể gây ra tình trạng thiếu hụt vitamin A hoặc làm giảm hấp thu của vitamin K. Thừa vitamin D có thể gây ra tăng huyết canxi, canxi hóa mô mềm và sự suy giảm chức năng thận. Thừa vitamin A có thể gây ra những triệu chứng như đau đầu, áp lực nội sọ tăng cao, viêm da và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

    Bổ sung sản phẩm đa khoáng chất: Một loại sản phẩm bổ sung đa vitamin đòi hỏi sự chú ý đặc biệt. Nếu thừa cobalt có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tuyến giáp và tim; thừa chất sắt có thể gây ra tình trạng ngộ độc, viêm dạ dày ruột cấp, tiêu chảy và phân đen; thừa iốt (nhiều hơn 6 mg/ngày) có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp và gây ra nhược giáp; thừa kẽm có thể cản trở quá trình hấp thu và sử dụng của đồng và sắt; thừa molypden có thể tăng đào thải chất đồng từ cơ thể.

    Sản phẩm bổ sung chống loãng xương: Người cao tuổi thường gặp phải tình trạng xương xốp, dễ gãy, thậm chí một trượt ngã nhẹ cũng có thể gây ra gãy xương. Trong nhóm này thường kết hợp giữa canxi và vitamin D. Tuy nhiên, sử dụng lạm dụng có thể dẫn đến các vấn đề tăng canxi máu, vôi hóa mô mềm, xương hóa sụn và suy thận.

    Sản phẩm bổ trợ tiêu hóa: Loại sản phẩm bổ sung này thường chứa các enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, lipase, protease hoặc kết hợp với enzym tuyến tuỵ, chiết xuất từ mật bò và các chất chống đầy hơi như dimethicone.

    Cùng với sự tăng lên về tuổi tác, cơ thể con người có nhiều thay đổi về mặt sinh lý cũng như bệnh lý. Ở người cao tuổi thay đổi sinh lý chính là sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể. Quy luật lão hóa ở tuổi già diễn ra không đồng bộ và đồng tuổi dẫn đến sự khó khăn cho việc sử dụng sản phẩm bổ sung ở người cao tuổi. Các tổn thương mãn tính từ những quá trình bệnh lý kéo dài suốt cả cuộc đời là nguyên nhân làm thay đổi đáp ứng của thuốc ở độ tuổi này. Vì vậy, trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào, người già nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo rằng lựa chọn sản phẩm đúng nhu cầu dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe cụ thể.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/cach-bo-sung-san-pham-thuc-pham-chuc-nang-thuoc-bo-cho-nguoi-gia-de-tranh-tac-hais20-d221520.html