23 C
Hanoi
Thứ ba, Tháng mười một 19, 2024
More
    Home Blog Page 19

    Thực phẩm ẩm mốc vì gói hút ẩm kém chất lượng

    0

    Những gói hút ẩm có trong nhiều loại thực phẩm có tác dụng giữ cho đồ ăn không bị hỏng, ẩm mốc tuy nhiên nhiều loại trên thị trường không có tác dụng đó thậm chí không cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

    Các loại gói hút ẩm kém chất lượng không có tác dụng

    Gói hút ẩm thường có trong bao bì các loại thực phẩm, bánh, đồ sấy khô, dược phẩm, bao bì máy móc thiết bị điện tử… Phổ biến là loại gói chứa nhiều hạt tròn, hiếm khi chứa bột hút ẩm. Hiện nay, trên thị trường có 3 loại chất hút ẩm chủ yếu là hạt hút ẩm silica gel, hạt hút ẩm clay bentonite và bột hút ẩm canxi clorua. Các chất hút ẩm thường được chứa trong gói nhỏ giúp thực phẩm, đồ cần bảo quản.

    Theo khảo sát tại các chợ, gói hút ẩm được bày bán đủ loại với mức giá 50.000 – 60.000 đồng/túi 100 gói. Mỗi túi thường chứa khoảng 100 gói loại nhỏ hoặc 10 gói loại lớn.

    Thành phần hóa học và những lưu ý khi sử dụng thì lúc có lúc không. Một số gói có ghi tiếng Việt, nhiều gói chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài. Khi được hỏi về xuất xứ các sản phẩm này, người bán đều lắc đầu vì… không biết rõ.

    Theo GS.TS Nguyễn Đức Lợi, Hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt lạnh, gói hút ẩm phải có nhiều lỗ nhỏ thoáng khí mới có thể hút được ẩm, còn loại gói nilon được đóng gói kín thì khó có thể hút ẩm. Ngoài ra, ông cũng khuyến cáo, khi sử dụng gói hút ẩm, người dùng nên chọn lựa của các hãng uy tín, có thành phần rõ ràng về bao bì và chất chống ẩm bên trong. Bao bì của gói hút ẩm phải làm bằng vật liệu thoáng khí để hút được ẩm trong không khí, song không làm rơi chất hút ẩm ra bên ngoài. Nếu không thì không có tác dụng, và người tiêu dùng cũng không nên quá lạm dụng vào sản phẩm để bảo quản thực phẩm, nếu thấy có dấu hiệu hư hỏng, ẩm mốc cần lập tức bỏ ngay.


    Gói hút ẩm kém chất lượng sẽ không có tác dụng bảo quản thực phẩm, đồ dùng

    Gói hút ẩm liệu có nguy hiểm?

    Tất cả các gói chống ẩm đều luôn in chữ “không được ăn”. Gói chống ẩm là một túi chứa silica gel, trong đó silica gel thực chất không phải ở dạng keo mà là dạng hạt của Silic Dioxit (SiO2) – một hợp chất được hình thành khi Silic bị oxi hóa. Silica gel là chất tổng hợp, nhưng SiO2 lại thường được tìm thấy trong tự nhiên (ở dạng cát hay thạch anh…).

    Silica gel đã xuất hiện từ những năm 1600, tuy nhiên, nó hầu như không được sử dụng, cho đến khi tính hút nước của nó được tận dụng để đưa mặt nạ phòng độc sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

    Silica gel có thể hấp thụ nhiều nước, khoảng 1/3 trọng lượng của nó mà không cần phải trải qua bất kỳ phản ứng hóa học hoặc thay đổi hình dạng nào. Ngay cả khi chúng đã bão hòa, các hạt vẫn ở trạng thái khô ráo khi ta chạm vào và có thể được tái sử dụng sau khi làm nóng ở nhiệt độ 121 độ C trong vòng 2 giờ. Đặc tính này giúp silica gel đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát hơi nước và độ ẩm, trong chiến tranh nó được dùng để bảo quản giúp thuốc, thiết bị quân sự và vật tư khô ráo.

    Ngày nay, chúng được đóng gói thành các túi chống ẩm để đặt kèm các sản phẩm da, xúc xích hun khói, đồ điện tử, vitamin dạng viên và còn được sử dụng trong các bảo tàng và thư viện để chống gỉ, ăn mòn, xỉn màu, nấm mốc hoặc hư hỏng các hiện vật…

    Các gói chống ẩm thường được thêm một chất phụ gia có tên gọi Coban Clorua II. Đây là một chất được thêm vào để dễ quan sát được dấu hiệu hấp thu độ ẩm của các hạt silica gel, giúp các hạt này có màu xanh lúc khô và chuyển sang màu hồng khi đã hút hơi ẩm. Coban Clorua II là một chất có thể gây hại cho con người và thậm chí bị nghi ngờ có thể gây ung thư.

    ThS Nguyễn Thanh Long, nguyên giảng viên ĐH Y dược Huế cho rằng nếu vô tình chất hút ẩm rơi vào mắt, vào đường thở hoặc trẻ nuốt phải vì nhầm là thức ăn thì rất nguy hiểm. Hạt hút ẩm silica gel (một dạng oxit slilic) là loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các hạt này không thể tiêu hóa được. Do đặc điểm hút ẩm khá mạnh nên nếu nuốt phải có thể dính vào các niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc.

    Trong khi đó, hạt hút ẩm clay bentonite (bản chất là đất sét được hoạt hóa ở nhiệt độ cao) thân thiện với môi trường nhưng là loại ít phổ biến hơn do khả năng hút ẩm hạn chế hơn so với hạt silica gel. Loại này ít gây tổn thương cho niêm mạc tiêu hóa và mắt. Tuy nhiên, sẽ có tác hại nếu nuốt phải với một số lượng lớn. Nếu lọt vào đường hô hấp có thể gây tổn thương nhẹ niêm mạc hô hấp bên cạnh tác hại do có vật lạ trong đường hô hấp.

    Còn theo ThS Trần Ngọc Lưu Phương – Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) cho biết đặc điểm của hạt silica gel là hấp thu nước rất mạnh vì trong phân tử có nhiều mao quản nhỏ (tương tự như than hoạt tính). Dù trơ về phương diện hóa học, tức là không có phản ứng và cũng không được hấp thu vô ống tiêu hóa nhưng hạt này lại có thể hấp thụ nước và trương nở dẫn đến tắc ruột nếu lỡ nuốt phải với số lượng đủ lớn.

    Khi rơi vào miệng, hạt sẽ làm khô khoang miệng, gây bỏng loét, nếu số lượng nhiều có thể gây lở loét miệng. Nếu nuốt vào bụng, có thể làm viêm loét ruột, dạ dày. Nếu hít phải ở dạng bột, có thể bị bụi phổi (bụi silic).

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/thuc-pham-am-moc-vi-goi-hut-am-kem-chat-luong-s30-d223754.html

    Lý do lựa chọn 3 thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam

    0

    Bộ Y tế đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

    Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhiều sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được đưa vào thị trường từ lâu như muối tăng cường iốt; bột canh tăng cường iốt; dầu ăn, hạt nêm tăng cường vitamin A; nước mắm, hạt nêm tăng cường sắt; hạt nêm tăng cường kẽm; bột mỳ tăng cường sắt và kẽm…

    Muối và dầu ăn là thực phẩm khá phổ biến và được tiêu thụ đều đặn bởi đại đa số người dân Việt Nam. Việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào muối, dầu ăn tương đối đơn giản, không làm thay đổi tính chất cảm quan của sản phẩm và đã được thử nghiệm thành công. Đặc biệt là việc bổ sung iốt vào muối được triển khai từ năm 1999 theo hướng bắt buộc toàn dân.

    Bột mỳ là thực phẩm không được tiêu thụ phổ biến và đều đặn bởi một lượng lớn người dân tại Việt Nam như gạo nhưng bột mỳ là chất mang tốt nhất, việc bổ sung đơn giản nhất, được sản xuất tập trung và giá thành rẻ nhất trong các ngũ cốc hiện nay. Việc tăng cường sắt, kẽm, axit folic vào bột mỳ đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới và Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước này.


    Ảnh minh hoạ.

    Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ bột mỳ tại Việt Nam đang tăng mạnh. Tổ chức lương thực thế giới (FAO) cho biết, tiêu thụ bột mỳ tăng gấp 3 lần từ năm 1992 đến 2005. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu thụ bột mỳ tăng lên mức 1,21 triệu tấn trong năm 2005 và tiếp tục tăng với tỉ lệ 6-9% một năm. Tiêu thụ bột mỳ tăng lên ở tất cả các nhóm dân số theo vùng sinh thái và tình trạng kinh tế xã hội.

    Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo đã được thực hiện ở một số nước như Philippines, Mỹ và đạt thành công nhất định nhưng tại Việt Nam, việc sản xuất gạo lại rất nhỏ lẻ, 70% dân số sống ở vùng nông thôn đều sản xuất được gạo, do không sản xuất tập trung nên rất khó thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng. Tại thời điểm hiện nay việc quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo tại Việt Nam sẽ không khả thi.

    Việc đưa 04 vi chất dinh dưỡng là: iốt, sắt, kẽm, vitamin A vào quy định dự thảo Nghị định tuy chưa phản ánh đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt tại cộng đồng nhưng đây là những vi chất thiếu hụt có ý nghĩa cộng đồng tại thời điểm hiện nay và việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng này vào thực phẩm được nhiều nước trên thế giới thực hiện sau khi đã đánh giá về độ bền vững, giá thành và sự thành công trong quá trình thực thi.

    Hàm lượng vi chất dinh dưỡng tăng cường vào thực phẩm sẽ được tính toán trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đáp ứng khoảng 30% nhu cầu còn thiếu của cơ thể, với lượng rất nhỏ (tính bằng microgam hoặc miligam), cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người. Việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm dùng cho cộng đồng không làm cho cơ thể người sử dụng dư thừa vi chất dinh dưỡng hoặc gây bệnh do thừa vi chất dinh dưỡng, kể cả đối với người dân sinh sống ở vùng không bị thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được áp dụng ở nhiều nước từ đầu thế kỷ 20. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm đã được Trung tâm Copenhagen Consensus 2012 xếp loại là một trong những can thiệp có hiệu quả nhất trong phát triển toàn cầu và là giải pháp đã được các tổ chức như WHO, WFP, UNICEF, FAO, và WB khuyến nghị để thanh toán thiếu vi chất dinh dưỡng.

    Bảo Lâm
    https://vietq.vn/ly-do-lua-chon-3-thuc-pham-tang-cuong-vi-chat-dinh-duong-tai-viet-nam-d223735.html

    Bác sĩ chỉ ra những lưu ý khi peel da tại nhà cho người mới bắt đầu

    0

    Hiện nay nhiều chị em lựa chọn phương pháp peel da giúp tái tạo làn da mang lại vẻ đẹp trẻ trung thế nhưng, nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến da bị quá tải, dẫn đến kích ứng và nhiều vấn đề khác.

    Những rủ ro khi peel da tại nhà nên biết

    Theo BSCKI Hoàng Phú Thọ, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, peel da là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học tác động lên da để loại bỏ lớp tế bào chết, giúp tái tạo làn da, mang lại làn da trẻ trung, khỏe mạnh.

    Các hoạt chất thường sử dụng trong peel da là các acid có nguồn gốc tự nhiên như alpha hydroxy acid (AHA), salicylic acid (BHA), tricloacetic acid (TCA), retinol… giúp trị mụn, mờ thâm, làm sáng và trẻ hóa làn da.

    Peel da có thể được chia thành 3 cấp độ nhẹ, trung bình và sâu. Peel da ở mức độ nhẹ thường dùng alpha hydroxy acid (AHA) hoặc beta hydroxy acid (BHA) nhằm làm sáng da, giảm những vết thâm do mụn để lại. Ở mức độ nhẹ, peel da khá an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, da có thể mẩn đỏ tạm thời, bong tróc nhẹ và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày và không có gì đáng ngại.

    Peel da ở mức độ trung bình xâm nhập sâu hơn. Các hoạt chất được sử dụng để tác động vào lớp biểu bì và lớp sâu hơn của da với các tác dụng khác nhau như giảm sẹo nông do mụn để lại, làm mờ nám, tàn nhang, hỗ trợ giảm nếp nhăn quanh mắt, miệng…Các tác dụng phụ có thể gặp khi peel da mức độ trung bình bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, đóng vảy, ngứa và bong tróc. Các biểu hiện này thường tự thuyên giảm sau khoảng 2 tuần.


    Peel da tại nhà cần lưu ý để tránh những rủi ro không mong muốn. Ảnh minh họa

    Peel da ở mức độ sâu phù hợp với những tình trạng sẹo thâm hoặc nếp nhăn mà không thể điều trị bằng phương pháp peel da nhẹ hơn. Vì tính can thiệp sâu để đưa hoạt chất thâm nhập vào phần dưới của lớp hạ bì‏‏, peel da mức độ sâu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả, tránh gây biến chứng về sau.

    Theo Bệnh viện Vinmec, các rủi ro hay tác dụng phụ khi peel da có thể gặp phải phần lớn phụ thuộc vào độ mạnh, cường độ và loại vỏ hóa chất sử dụng. Đối với các loại vỏ hóa chất có mức độ nhẹ như axit salicylic 15% hoặc axit mandelic 25%, người thực hiện sẽ có ít hoặc không có nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Một chút mẩn đỏ sau khi lột da đôi khi sẽ xảy ra nhưng cũng giảm dần sau một hoặc hai giờ. Da có thể bị bong tróc trong vòng hai đến ba ngày. Tuy nhiên, điều này là khá phổ biến với các loại vỏ hóa chất có mức độ nhẹ này.

    Lưu ý rằng nếu không thấy lớp da bóc ra, không có nghĩa là nó không hoạt động. Không nên đánh giá thấp sức mạnh của lớp vỏ hóa học, ngay cả khi cảm thấy không có tác dụng gì nhiều. Đối với các sản phẩm có mức độ cao hơn, hiện tượng bong tróc da và mẩn đỏ là khó tránh khỏi. Quá trình này có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

    Các tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm: Thay đổi màu da (nhiều khả năng xảy ra với những người da màu), Nhiễm trùng, Sẹo, hiếm gặp nhưng vẫn có thể bị tổn thương tim, thận hoặc gan, là điều đáng lo ngại với vỏ phenol nên không dùng để thực hiện peel da tại nhà.

    Peel da sao cho an toàn và hiệu quả?

    Theo BSCKI Hoàng Phú Thọ, peel da tại nhà chỉ nên thực hiện ở cấp độ nhẹ nhàng nhất để làm bong tróc lớp tế bào chết trên bề mặt da. Các mức độ peel da từ trung bình đến sâu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn về thẩm mỹ, làm đẹp.

    Nếu chưa từng peel da trước đây, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về hoạt chất phù hợp và cách sử dụng đúng để không gây hại da. Thông thường, khi peel da tại nhà, nên ‏lựa chọn hoạt chất như AHA nồng độ 8-10% để làm sáng da hoặc BHA 2% giúp cải thiện tình trạng mụn viêm.

    Trước khi thoa sản phẩm peel lên da mặt, hãy thử trên một vùng da nhỏ ở mu bàn tay để xem phản ứng của da. Nếu da không có phản ứng gì đặc biệt có thể tiến hành các bước peel da theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.

    Mặc dù peel da mang lại nhiều ích lợi cho làn da, nhưng cần thực hiện đúng bước và tần suất để tránh khiến da bị quá tải, dẫn đến kích ứng và nhiều vấn đề khác. Một số tình trạng da nhạy cảm hoặc đang điều trị mụn viêm, mụn nặng, mụn mủ không nên tự peel da, bởi việc này có thể gây kích ứng và khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó các bước peel da an toàn và hiệu quả tại nhà bao gồm:

    Làm sạch da trước khi peel: Tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt để làm sạch bề mặt da và thoa toner để cân bằng độ ẩm trên da.

    Thoa hoạt chất peel da: Nếu da không có phản ứng gì đặc biệt với hoạt chất peel, hãy thoa sản phẩm peel lên da mặt, tránh vùng mắt và môi. Tuân theo hướng dẫn của sản phẩm về thời gian để sản phẩm trên da, thường từ 5 đến 10 phút.

    Làm sạch da sau peel: Sau khi đủ thời gian để sản phẩm peel thẩm thấu, bạn hãy rửa mặt với nước lạnh. Nếu cảm giác da vẫn còn châm chít, hãy dùng một chiếc khăn sạch, thấm vào nước đá lạnh và chườm nhẹ nhàng lên từng vùng da để làm dịu tình trạng kích ứng.

    Chăm sóc da sau peel: Da sau khi peel sẽ bị tổn thương trong vòng 5 – 7 ngày do đó, điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là cần cấp ẩm và làm dịu da kịp thời để giúp da phục hồi.

    Nên làm sạch da nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng các sản phẩm dưỡng có chứa các thành phần như vitamin E, hyaluronic acid, glycerin… Những thành phần này giúp nuôi dưỡng làn da, đồng thời củng cố hàng rào bảo vệ da, thúc đẩy da phục hồi sau khi peel. Tránh sử dụng sản phẩm gây kích ứng da. Không được quên thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da vốn đang rất nhạy cảm. Tốt nhất nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa lại sau 2-3 giờ.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-chi-ra-nhung-luu-y-khi-peel-da-tai-nha-cho-nguoi-moi-bat-dau-d223709.html

    Chuyên gia chỉ cách lựa chọn các sản phẩm chống tia UV hiệu quả

    0

    Hiện nay để tránh nắng nóng nhiều người đã tìm mua các sản phẩm được quảng cáo là có khả năng chống tia UV tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chị em không nhất thiết mua các sản phẩm tiền triệu như lời quảng cáo.

    Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong những ngày tiết trời nắng nóng, đa dạng những mẫu áo, váy chống nắng, phụ kiện chống nắng được bày bán tại các chợ chuyên bán quần áo thời trang.

    Dạo quanh khu chợ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều cửa hàng bày bán những loại áo, váy chống nắng, găng tay, khẩu trang chống tia UV, ngăn ngừa ung thư da. Họ quảng cáo hết sức hấp dẫn như: áo chống nắng được 95%, có khả năng chống tia UV 90%, ngăn lão hóa, ngừa ung thư da… Tuy nhiên, giá thành của một chiếc áo này không hề rẻ.

    Giữa trưa trời nắng như “đổ lửa”, chị Đinh Thị Ngọc Diệu (26 tuổi) trú tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh tìm đến chợ Hạnh Thông Tây để mua phụ kiện chống nắng như: khẩu trang trùm đầu, găng tay, áo khoác chống tia UV và váy phủ chân.

    Chị Ngọc Diệu cho biết: “Mình thấy người bán nói có những sản phẩm vừa chống tia UV hiệu quả, vừa mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ khi khoác lên người. Đó là lời của họ còn thực hư có chống được được tia UV như quảng cáo hay không thì chẳng ai biết được”.

    Còn Nguyễn Thị Hoài Nhiên, sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: “Mỗi khi ra đường mình mặc kín người nhằm tránh nóng ảnh hưởng đến cơ thể. Nghe thông tin tia UV ở mức gây hại đến da, mình đi tìm mua áo, váy có thể chống lại tia này. Mình thấy người bán giới thiệu sản phẩm có thể ngăn UV thì lựa chọn mua chứ không biết phân biệt đâu là loại sử dụng hiệu quả”.


    Người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi mua các sản phẩm chống nắng được quảng cáo là chống lại tia UV. Ảnh minh họa

    Thông tin về sản phẩm này, TS.BS da liễu Phạm Cẩm Thúy, chủ Phòng khám thẩm mỹ da Em Mây, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Trong giai đoạn thời tiết nắng nóng gay gắt, tia UV ở mức cao, làn da nếu thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mà không được bảo vệ, tia UV sẽ “tấn công” lớp hạ bì, làm cho da trở nên sạm đen (hiện tượng rám nắng da). Ngoài ra, ánh nắng cường độ cao khiến cho da mau chóng lão hóa, tạo ra nhiều nếp nhăn, gây tổn thương và thậm chí dẫn đến ung thư. Vì vậy, việc lựa chọn trang phục bảo vệ da như: khẩu trang, quần áo, mắt kính có chống tia UV là rất cần thiết.

    TS.BS Phạm Cẩm Thúy cho biết, dựa vào chất liệu, mật độ dệt, màu sắc… mà mỗi loại trang phục có khả năng chống nắng khác nhau. Chỉ số kiểm tra chất lượng của quần áo chống nắng là UPF (yếu tố bảo vệ khỏi tia cực tím). Trang phục thông thường có chỉ số UPF khoảng từ 5 – 10, trong khi đó, từ 15 UPF trở lên là những loại trang phục có khả năng chống nắng tốt. Những mẫu quần áo này đều có thiết kế rộng, thoải mái, tạo cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người sử dụng, đồng thời thiết kế nhiều lớp để đảm bảo ngăn cản tia UV hiệu quả nhất.

    Các chất liệu, loại sợi vải, mật độ dệt, màu sắc… chính là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ngăn cản tia UV cũng như bảo vệ cho làn da người sử dụng. Về chất liệu vải giúp chống nắng, một số loại có khả năng ngăn cản tia UV tốt, thường được sử dụng để làm quần áo bán trên thị trường bao gồm: denim, raw cotton, polyester, acrylic, rayon hoặc lycra.

    Để làm tăng hiệu quả chống tia UV của những loại vải này nhà sản xuất thường sẽ tăng mức độ dệt, mật độ sợi vải càng dày khả năng chống nắng càng tốt. Những chất liệu vải này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da người tiêu dùng.

    Cũng theo TS.BS Phạm Cẩm Thúy, tất cả các loại vải nếu không quá mỏng và xuyên thấu thì đều có khả năng chống nắng nhất định và có chỉ số UPF từ 5 – 10. Tuy nhiên, nếu nắng quá gay gắt và da phải tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài thì sử dụng khẩu trang, áo, váy chống nắng là chưa đầy đủ. Việc kết hợp nhiều phương pháp chống nắng như uống viên uống, kem chống nắng sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ làn da hơn so với cách sử dụng quần áo.

    Nếu mặc quá nhiều lớp áo sẽ gây nóng và đổ mồ hôi làm ướt bề mặt vải, khi đó sẽ càng làm giảm khả năng chống tia UV của sản phẩm. Vì vậy ưu ý lựa chọn sản phẩm quần, áo khoác, khẩu trang có chỉ số UPF cao giúp chống tia UV tốt nhưng không quá dày sẽ gây nóng bức, khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng chống nắng và cả sức khỏe.

    Nói về các sản phẩm chống tia UV, PGS.TS Trần Hồng Côn, nguyên Giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết, UV là một loại tia sáng có bước sóng ngắn hơn, có khả năng phá hủy mạnh hơn, xuyên thấu nhiều hơn nhưng khi đi qua bất kỳ màng chắn nào cũng bị hấp thụ lại. Do vậy, vào mùa hè mỗi người chỉ cần mặc quần áo bình thường che kín thân thể cũng đã phòng tránh được 90% tia UV.

    Ông Trần Hồng Côn cũng lưu ý, với các loại áo thông thường càng dày càng có khả năng chống nắng cao. Do vậy, người tiêu dùng cũng không nhất thiết phải chi nhiều tiền để sắm các loại áo chống nắng không rõ nguồn gốc và quảng cáo ‘nổ’.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nhiều sản phẩm chống nắng quảng cáo chống tia UV, tia tử ngoại chỉ là chiêu trò câu khách, thu hút chị em của giới kinh doanh. Về nguyên tắc, bất cứ vật gì cản được ánh sáng đều có khả năng chống tia UV. Do vậy, các loại áo thông thường, có thiết kế dài tay, chất liệu vải dày đều có thể chống được tia UV. Chị em không nhất thiết mua áo chống nắng tiền triệu như lời quảng cáo.

    PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng đưa ra lời khuyên, người tiêu dùng chỉ cần chọn áo chống nắng được làm từ sợi vải cotton hoặc vải bông để thấm mồ hôi tốt, thoáng khí là bảo vệ da. Khi chọn áo, người tiêu dùng chỉ cần giơ áo lên ánh nắng không xuyên qua mặt là có thể chống được tia tử ngoại. Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, hàng tiền triệu cũng chỉ có công dụng như hàng thông thường nếu người tiêu dùng khéo chọn.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/cach-lua-chon-san-pham-chong-tia-uv-hieu-qua-cho-nhung-ngay-nang-nong-d223410.html

    Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở người Việt Nam

    0

    Thiếu vi chất dinh dưỡng là nạn đói tiềm ẩn do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu.

    Năm 1994, Việt Nam điều tra dịch tễ học tình trạng thiếu iốt, kết quả cho thấy 94% dân số nằm trong vùng thiếu iốt (tình trạng thiếu iốt ở Việt Nam mang tính toàn quốc, không kể miền núi, thành thị hay vùng đồng bằng, ven biển), tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi là 22.4%, trung vị iốt niệu là 3.2mcg/dl.

    Chính vì tình hình thiếu iốt nghiêm trọng như vậy mà ngày 8 tháng 9 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 481/TTg về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối I-ốt. Sau 05 năm sau, ngày 10 tháng 4 năm 1999, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối iốt cho người ăn thay thế Quyết định số 481/TTg. Nghị định này quy định bắt buộc muối dùng cho người ăn (muối thực phẩm) phải là muối iốt.

    Sau 06 năm triển khai thi hành Nghị định này, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu I ốt và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005: tỷ lệ bao phủ với muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh > 90%, mức trung vị i-ốt niệu > 100 mcg/l và tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi < 5%.

    Cho rằng Việt Nam đã thanh toán được tình trạng thiếu hụt iốt và người dân đã duy trì được thói quen sử dụng muối iốt trong chế biến thực phẩm, ngày 29 tháng 12 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định số 19/1999/NĐ-CP để chuyển sang cơ chế quản lý mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu I ốt trở thành hoạt động thường quy của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan. Việc sử dụng muối iốt trong chế biến thực phẩm không còn là bắt buộc nữa.


    Ảnh minh hoạ.

    Chính vì vậy, theo kết quả đánh giá 09 năm thi hành Nghị định số 163/2005/NĐ-CP thì cả nước chưa đến 50% tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ bao phủ muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (mức khuyến cáo của WHO là tỷ lệ bao phủ muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh phải đạt >90%), mức trung vị i ốt niệu là 8,4 mcg/dl, thấp hơn khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (10-19 mcg/dl); tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi là 9,8%, cao hơn mức khuyến cáo của WHO (<5%).

    Hiện nay, theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu I-ốt, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu I-ốt. Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 do Viện dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế tiến hành cho thấy tình trạng thiếu I-ốt đang diễn ra ở 83,8% phụ nữ mang thai và 75,7% ở phụ nữ cho con bú. Tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-12 tuổi là 14,7%. Tỷ lệ này cao gấp 3 lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (<5%) và cao gần gấp 5 lần so với số liệu năm 2005 của Việt Nam (là 3,6%) khi tuyên bố thanh toán tình trạng bướu cổ và các rối loạn do thiếu I-ốt.

    Tỷ lệ thiếu máu là 19,6% ở trẻ em dưới năm tuổi, 25,6% ở phụ nữ mang thai và 24,2% ở phụ nữ cho con bú. Do vậy, nếu Chính phủ không kiên trì chính sách bắt buộc “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” thì Việt Nam vẫn luôn là một trong những quốc gia thiếu i – ốt nghiêm trọng và trẻ em 8-12 tuổi vẫn bị bướu cổ ở tỷ lệ cao.

    Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất, có thể kết hợp với thiếu axit folic, nhất là trong thời kỳ có thai và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối cùng của một quá trình thiếu sắt tương đối dài với nhiều ảnh hưởng bất lợi với sức khỏe, thể lực và số người bị thiếu sắt chưa bộc lộ thiếu máu cao hơn nhiều so với người bị thiếu máu thực sự. Thiếu máu, thiếu sắt là loại thiếu vi chất dinh dưỡng có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng quan trọng hàng đầu hiện nay.

    Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai ở mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (25,4%). Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu máu ở các nhóm trẻ em 5-9 tuổi là 11,6%, trẻ em gái 10-14 tuổi là 8,9%, phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16,2%, phụ nữ cho con bú là 12%, được xếp ở mức nhẹ về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, tỷ lệ thiếu sắt ở nhóm trẻ 6-59 tháng tuổi là 22,9% và ở nhóm phụ nữ có thai là 35,4%, mặc dù tỷ lệ này đã giảm so với năm 2015 nhưng tỷ lệ này vẫn duy trì ở mức cao.

    Theo ngưỡng phân loại của Nhóm tư vấn Quốc tế về kẽm (IZINC) khi tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng trên 20% được xác định là vấn đề thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 63%, phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ là 44,3%, và trẻ em là 53,3%. Như vậy, kết quả này cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở cộng đồng đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai dù đã giảm nhưng vẫn còn rất cao, ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nặng.

    Thiếu vi chất dinh dưỡng là nạn đói tiềm ẩn do khẩu phần của người dân Việt Nam hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Điều tra toàn quốc về tình hình tiêu thụ lương thực thực phẩm năm 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy bữa ăn của người dân Việt Nam nông thôn mới đáp ứng được 23% nhu cầu vitamin A, 79% nhu cầu sắt và 56% nhu cầu kẽm, còn ở thành phố khẩu phần ăn của người dân mới đáp ứng được 35% nhu cầu vitamin A, 76% nhu cầu sắt và 57% nhu cầu kẽm. Tình trạng thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng như vitamin A, thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm và thiếu iốt nghiêm trọng tới mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.

    Bảo Lâm
    https://vietq.vn/thuc-trang-thieu-vi-chat-dinh-duong-o-nguoi-viet-nam-d223629.html

    Nhờ đăng ký hộ để mua vàng online tiềm ẩn nhiều rủi ro

    0

    Theo khuyến cáo của một số ngân hàng, người dân phải cẩn trọng với dịch vụ đăng ký mua vàng online hộ vì có nhiều rủi ro.

    Kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước thông báo chỉ bán vàng miếng SJC theo hình thức đăng ký trực tuyến (online), nhiều người phản ánh rằng rất khó đăng ký mua vàng. Không ít người phải thức khuya để canh đăng ký mua vàng nhưng cả tháng vẫn chưa mua được. Nắm được nhu cầu này, trên mạng xã hội gần đây xuất hiện dịch vụ đăng ký mua vàng online hộ, có thu phí.

    Tại nhóm “Giao lưu vàng miếng SJC, PNJ, DOJI không qua trung gian”, chủ tài khoản tên A.D rao nhận đăng ký mua vàng miếng qua ngân hàng, tiền công đăng ký là 600.000 đồng, chỉ nhận tiền khi đăng ký thành công.

    Một chủ tài khoản tên A.N thì nhận đăng ký mua vàng SJC qua ngân hàng BIDV, cam kết 100% thành công, phí đăng ký chỉ 300.000 đồng. Chủ tài khoản này cho biết, chỉ nhận đăng ký hộ, khách tự đến ngân hàng thanh toán và mua vàng. Theo ghi nhận bên dưới các thông tin này, có rất nhiều khách hàng bình luận nhờ đăng ký mua hộ.


    Cẩn trọng khi nhờ đăng ký mua vàng online vì có thể bị đánh cắp dữ liệu cá nhân

    Đề cập tới tình trạng này, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo người dân phải hết sức cẩn trọng với dịch vụ đăng ký mua vàng online hộ vì có nhiều rủi ro.

    Thứ nhất, các đối tượng có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân của khách hàng để thực hiện các mục đích phi pháp như vay tín dụng online, mua hàng trả sau. Thứ hai, các đối tượng có thể sẽ gửi cho khách hàng những thông tin đăng ký thành công ảo bằng photoshop với mục đích chiếm tiền phí. Thứ ba, các đối tượng có thể theo dõi khách trong quá trình mua, nhận vàng rồi từ đó thực hiện các mục đích cướp, giật.

    Liên quan tới phản ánh có người mua bán suất để mua vàng, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã làm việc cụ thể với cơ quan công an để đấu tranh cho chuyện này. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC có phản ánh kịp thời để có biện pháp đấu tranh phù hợp.

    Ngoài ra, hiện nay nhiều vụ án liên quan đến buôn lậu vàng bị ngành Hải quan, Công an phát hiện và xử lý đã tác động tích cực đến công tác chống buôn lậu thị trường vàng. Hơn nữa, các cơ quan chức năng như cơ quan Thuế tập trung yêu cầu xủ lý hoá đơn, hoá đơn điện tử, chứng từ; hay cơ quan công an, hải quan, quản lý thị trường,… trong đấu tranh với tội phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng… đã hỗ trợ lớn trong hoạt động thực thi chính sách về thị trường, ổn định thị trường vàng.

    Về định hướng tới gian tới, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối nêu rõ, sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; sẽ khái quát để tổng hợp lại thành chính sách mới, tiến hành sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng đảm bảo thị trường vàng phát triển ổn định, bền vững, sát sao hơn với thị trường.

    Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, hiện nay ngân hàng đang thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý những hành vi đầu cơ, lũng hoạn thị trường vàng để không chỉ thị trường vàng mà nền kinh tế được minh bạch, rõ ràng hơn.

    Quy định trong quản lý kinh doanh vàng

    Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vàng phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng, nhằm mục tiêu phát triển ổn định và bền vững thị trường vàng trong nước.

    Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

    Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

    Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với việc xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các hoạt động kinh doanh vàng khác là hoạt động kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/nho-dang-ky-mua-vang-online-tiem-an-nhieu-rui-ro-d223622.html

    Nguy cơ mắc bệnh vì tự ý sử dụng men tiêu hóa

    0

    Theo các bác sĩ, hiện nay khá nhiều người khi phải dùng kháng sinh hoặc khi bị bệnh tiêu hóa là bổ sung men tiêu hóa tuy nhiên người tiêu dùng không nên sử dụng tùy tiện vì có thể gây hại sức khỏe.

    Men tiêu hóa là tên gọi chung của nhóm sản phẩm đóng vai trò tương tự như các men trong đường ruột của con người. Chúng rất cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa ở những người bị thiếu hụt các men do bệnh lý hay cả sinh lý. Cũng như các loại thuốc khác, việc sử dụng men tiêu hóa cần phải đúng chỉ định nếu không sẽ để lại nhiều tác hại.

    Chị Đỗ Thị P., 38 tuổi (Hà Nội), thấy bụng khó tiêu, đầy chướng nên mua men tiêu hóa về dùng. Nào ngờ được hai hôm bị đau quặn bụng, buồn nôn, nôn và đi ngoài ra máu. Đi khám được kết luận xuất huyết tiêu hóa mà nguyên nhân có thể là do đã bổ sung men tiêu hóa.

    Ngược lại, ông Nguyễn Văn H., 51 tuổi (Thái Bình), lại dùng men tiêu hóa hằng ngày nhiều năm nay, bởi nếu không uống là ông lại thấy đại tiện táo hoặc bụng chướng, thức ăn không tiêu…Gần đây ông uống thuốc cũng không còn tác dụng nữa, đi khám, xét nghiệm bác sĩ khuyên ông phải bỏ hẳn men tiêu hóa vì cơ thể ông lệ thuộc vào thuốc quá nhiều khiến cho dịch tiêu hóa không tiết ra nữa… Ông không thể ngờ rằng tự mình đã biến cơ thể “lành” thành bệnh.


    Không nên lạm dụng hoặc tự ý dùng men tiêu hóa. Ảnh minh họa

    Liên quan tới việc người dân tự ý sử dụng men tiêu hóa, bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103 cho biết thực tế có rất nhiều người là bệnh nhân của men tiêu hóa mà không biết. Men tiêu hóa vẫn được coi là “thuốc bổ” của hệ tiêu hóa nên nhiều người dùng để bồi bổ. Tuy nhiên việc dùng tùy tiện, tiêu hóa kém là dùng men tiêu hóa, đi ngoài là dùng men tiêu hóa… không những không có lợi mà còn có thể bị bệnh tiêu hóa do chính men tiêu hóa.

    Bởi men tiêu hóa là các chế phẩm có bổ sung các enzym tiêu hóa đông khô chúng sẽ giúp thức ăn phân hủy dễ dàng hơn và rất thích hợp cho những người đang bị chứng thiểu năng dịch dạ dày và các dịch tiêu hóa khác. Nhưng chính vì điều này đôi khi nó gây ra trục trặc, thậm chí là các trục trặc rất lớn.

    Bác sĩ Cao Hồng Phúc phân tích, men tiêu hóa chỉ phù hợp với người thiểu năng tiết dịch tiêu hóa nên nếu là người bị ưu năng dịch dạ dày thì chúng hại nhiều hơn lợi, thậm chí gây chảy máu dạ dày. Cơ chế gây viêm loét dạ dày ở đây là do dịch dạ dày tiết ra quá nhiều, ăn mòn và phá hủy luôn niêm mạc. Dùng men tiêu hóa là vô tình bổ sung các dịch này làm cho bệnh nặng thêm.

    Theo bác sĩ Phúc, có nhiều người khi tiêu chảy là dùng ngay men tiêu hóa để chữa, họ không biết rằng làm như vậy là hoàn toàn sai. Men tiêu hóa còn làm tăng tiêu chảy. Sản phẩm men tiêu hóa chứa các men từ dạ dày sẽ làm tăng nồng độ dịch vị nên có thể dẫn đến kích thích quá mức hệ thần kinh ruột. Hậu quả là người bệnh sẽ đi ngoài nặng thêm.

    Một tác hại của việc lạm dụng men tiêu hóa đó là việc sử dụng tràn lan ngay cả khi đang dùng thuốc kháng sinh. Đặc điểm là các men tiêu hóa của dịch dạ dày có tác dụng phân hủy kháng sinh rất mạnh. Nếu như chúng ta dùng men tiêu hóa trong khi chúng ta đang phải dùng kháng sinh thì nguy cơ thuốc kháng sinh bị phân hủy là chắc chắn và do đó hiệu quả chống nhiễm trùng sẽ không đạt được và như vậy rất nguy hiểm cho tính mạng.

    Bác sĩ Phúc khuyên tuy men tiêu hóa được coi là sản phẩm giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng. Tốt nhất chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Trường hợp bị rối loạn tiêu hóa phải dùng men tiêu hóa thì không nên chọn loại men tiêu hóa có các men của dạ dày như pepsin mà nên chọn men vi sinh (tức loại chứa vi khuẩn có lợi, một số người cũng đánh đồng gọi chúng là men tiêu hóa).

    Tuyệt đối không nên dùng chung kháng sinh với men tiêu hóa. Nếu bắt buộc phải dùng hai thứ vì hai bệnh kết hợp, thì nên uống kháng sinh trước, sau chừng 30 phút đến 1 giờ mới được dùng men tiêu hóa.

    Trường hợp dùng men tiêu hóa lâu ngày khiến cơ thể không tiết men tiêu hóa nữa thì phải dừng. Tuy nhiên không nên bỏ hoàn toàn ngay mà hãy giảm liều dần dần và dừng hẳn, có thể giúp hệ tiêu hóa được phục hồi. Còn nếu dịch tiết men tiêu hóa của cơ thể vẫn đang ở ngưỡng an toàn thì nên dừng ngay men tiêu hóa trước khi quá trễ.

    Bệnh viện Vinmec cũng thông tin, ngành Dược đã làm ra các chế phẩm của men tiêu hóa dưới dạng viên hay ống nước, chứa thành phần enzyme được tổng hợp nhân tạo, mô phỏng tương tự như hoạt động tiêu hóa sinh lý trong thực tế. Từ đó, men tiêu hóa đưa từ ngoài vào sẽ giúp người bệnh tăng tốc độ tiêu thụ thức ăn, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và cũng giúp phần nào cải thiện chứng đầy hơi, biếng ăn, ăn chậm tiêu, suy dinh dưỡng… Lưu ý là khi bổ sung các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa dạng men, cần uống kèm sau một bữa ăn chính, đa dạng các loại thức ăn, giàu dưỡng chất. Nếu được như vậy, men tiêu hóa sẽ có cơ hội được phát huy tác dụng tốt nhất.

    Tất cả những đối tượng bị rối loạn hoạt động tiết men tiêu hóa như nêu trên, kể cả đối tượng là trẻ em, đều có thể dùng được men tiêu hóa. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng mà luôn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Đôi khi người bệnh chỉ cần một loại men chuyên biệt nào đó thay vì cả hệ men với nhiều loại khác nhau, hoặc có khi người bệnh chỉ cần hỗ trợ một thời gian trong lúc chờ cơ quan hồi phục hay cần phải dùng thay thế suốt đời.

    Vậy nên, chỉ nên dùng men tiêu hóa khi thật cần thiết để tránh lệ thuộc và với liều lượng vừa đủ, không thiếu lẫn không dư thừa. Nếu dùng men tiêu hóa tùy tiện trong thời gian dài, khả năng các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh sẽ bị ức chế hoặc nồng độ men quá cao dễ làm tổn thương cơ quan. Thông thường, thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10-15 ngày.

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT quy định mức giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Quy chuẩn này do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với sản phẩm rượu bổ được công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Theo đó, giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định: Về asen tổng số mức giới hạn là 5,0, asen vô cơ là 1,5ML; cadmi mức giới hạn là 3,0ML và 1,0ML; chì là 10,0ML; thủy ngân là 0,5.

    Giới hạn tối đa vi sinh vật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần từ thực vật, phải được xử lý bằng nước sôi (ngâm nước sôi, nhúng nước sôi…) theo hướng dẫn trước khi sử dụng.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/nguy-co-mac-benh-vi-lam-dung-thuoc-bo-men-tieu-hoa-d223570.html

    Quản lý chặt chẽ chất thải y tế tránh gây tác động xấu đến môi trường và con người

    0

    Những chất thải loại lỏng có thể chứa các chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn và vi rút. Khi rác thải y tế không được xử lý đúng có thể thâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên.

    Chất thải y tế là những chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bao gồm bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc và các cơ sở y tế khác. Đây là những chất thải đặc biệt và cần được xử lý đúng quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người.

    Chất thải y tế được chia ra làm 3 loại chính, bao gồm: Chất thải lỏng, chất thải chất rắn và chất thải loại sắc nhọn. Chất thải chất lỏng bao gồm các chất thải như máu, nước tiểu và chất lỏng nhiễm trùng. Chất thải chất rắn bao gồm băng gạc, nón bảo hộ và các loại vật liệu đã sử dụng trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Cuối cùng là chất thải loại sắc nhọn bao gồm kim tiêm, mũi tiêm và các vật dụng y tế sắc bén khác. Nếu tính đến những tác động về môi trường, chất thải y tế dạng lỏng có thể ảnh hưởng trực quan nhất, gây ô nhiễm nặng nề nhất nếu không được xử lý đúng cách.

    Theo đó, những chất thải loại lỏng có thể chứa các chất gây ô nhiễm như hóa chất độc hại, vi khuẩn và vi rút. Khi rác thải y tế không được xử lý đúng, chúng có thể thâm nhập vào nguồn nước và đất, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên. Còn đối với chất thải y tế loại sắc nhọn lại có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao do có thể cắt vào da thịt dễ dàng. Nếu không được xử lý đúng cách, chất thải y tế loại này có thể trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con người và gây nguy hiểm cho nhân viên vệ sinh và người tiếp xúc trực tiếp với chúng.

    Trên thực tế, đa phần các loại chất thải y tế nếu không được xử lý đúng quy định đều có thể ảnh hưởng đến sinh thái và đa dạng hóa sinh học. Cụ thể, khi các chất thải từ các cơ sở y tế xâm nhập vào môi trường, chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước, đất và không khí.

    Vì vậy, việc xử lý và tái chế rác thải y tế một cách hiệu quả là cần thiết để bảo vệ sự cân bằng sinh thái và duy trì sự đa dạng sinh học.


    Ảnh minh họa

    Các phương pháp xử lý chất thải y tế được sử dụng hiện nay

    Hiện nay, các phương pháp phổ biến để xử lý chất thải y tế có thể kể đến bao gồm: Sử dụng lò vi sóng, sử dụng hóa chất hoặc các biện pháp sinh học. Trong đó, việc sử dụng lò vi sóng công nghệ cao cũng là một cách khá tương đồng với việc đốt chất thải y tế trước kia (phương pháp đốt chất thải y tế đã không còn là phương pháp tối ưu do yêu cầu về khu vực xử lý phải tránh xa khu dân cư, nguồn nước,…). Nếu thực hiện theo cách này, chất thải sẽ được xử lý triệt để, không gây ra nguy cơ truyền nhiễm bệnh.

    Bên cạnh việc sử dụng lò vi sóng, xử lý chất thải y tế cũng có thể dùng đến hóa chất. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đó là phải sử dụng hóa chất tự nhiên, nếu không, chúng có thể gây ô nhiễm môi trường thậm chí còn nặng nề hơn. Ở thời điểm hiện tại, việc sử dụng các biện pháp sinh học để giải quyết chất thải y tế được coi là tối ưu, an toàn nhất cho môi trường. Chúng được áp dụng trên nguyên tắc dùng các enzim trung hòa vi khuẩn độc hại trong chất thải y tế. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do vấn đề về chi phí.

    Quy định quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

    Theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế thì chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh; Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn); Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.

    Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải: Tại khoa, phòng, bộ phận: bố trí vị trí phù hợp, an toàn để đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa để phân loại chất thải y tế; Tại vị trí đặt bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.

    Phân loại chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn phải bỏ vào trong thùng hoặc hộp kháng thủng và có màu vàng; Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bỏ vào trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải giải phẫu bỏ vào trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng; Chất thải lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong túi kín hoặc dụng cụ lưu chứa chất lỏng và có nắp đậy kín.

    Chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa đối với các chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp; Chất thải nguy hại không lây nhiễm ở dạng rắn: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu đen; Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: chứa trong dụng cụ lưu chứa chất lỏng có nắp đậy kín, có mã, tên loại chất thải lưu chứa.

    Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng; Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.

    Phân loại chất thải lỏng không nguy hại phải chứa trong dụng cụ đựng chất thải lỏng có nắp đậy kín, có tên loại chất thải lưu chứa. Thu gom chất thải lây nhiễm thì các cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế; Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom; Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín.

    Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;

    Chất thải lây nhiễm dạng lỏng thu gom vào hệ thống thu gom nước thải y tế của cơ sở y tế và quản lý theo quy định về quản lý nước thải y tế; Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.

    Khánh Mai
    https://vietq.vn/nang-cao-cong-tac-quan-ly-chat-thai-y-te-tranh-gay-tac-dong-xau-den-moi-truong-va-con-nguoi-d223538.html

    Tác hại của mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng người dùng cần tránh

    0

    Theo các chuyên gia, cũng giống như nhiều sản phẩm khác mỹ phẩm cũng có hạn sử dụng nhất định. Do đó khi hết hạn người tiêu dùng không nên tiếp tục sử dụng vì có thể gây tác hại không mong muốn.

    Công ty Cổ Phần Dược Phẩm FPT Long Châu cho rằng, hạn sử dụng in trên bao bì không phải là thời gian sử dụng thực tế mà chính là hạn sử dụng sau khi mở nắp. Lí do có hạn sử dụng này là vì khi mở một sản phẩm mỹ phẩm, cũng giống như khi mở thực phẩm chế biến sẵn, mỹ phẩm sẽ tiếp xúc với không khí, nó bị oxy hóa và các thành phần của sản phẩm trở nên kém hiệu quả hơn.

    Mỹ phẩm sau khi mở nắp đa số có hạn sử dụng không quá 1 năm như mascara, bút kẻ mắt, bút kẻ mắt dạng lỏng, chì kẻ lông mày 3 tháng, son môi và son bóng 1 năm, sản phẩm chống lão hóa và trị mụn trứng cá 3 tháng… Tuy nhiên nếu sử dụng mỹ phẩm hết hạn sử dụng kể cả không mở nắp và sau khi mở nắp sẽ dẫn đến những tác hại khó lường cho làn da người dùng.

    Không còn tác dụng như ban đầu

    Đơn giản một điều rằng, phần lớn tất cả các loại mỹ phẩm hết hạn sử dụng đều không còn giữ được tính năng như ban đầu, thậm chí là mất luôn tác dụng. Ví dụ kem chống nắng sẽ không còn khả năng bảo vệ da trước tia UV gây hại.


    Mỹ phẩm đã hết hạn không nên tái sử dụng vì có thể gây hại làn da. Ảnh minh họa

    Chứa nhiều vi khuẩn, gây viêm màng não

    Ở mỹ phẩm hết hạn có rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe như: Eubacterium, Aeromonas, Propionibacterium, Enterobacter,… dẫn đến viêm âm đạo, viêm dạ dày, vết thương bị nhiễm trùng, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường tiết niệu, đường hô hấp,… Đặc biệt, trong đó còn có vi khuẩn Staphylococcus (tụ cầu vàng) có thể kháng thuốc kháng sinh và vi khuẩn Enterococcus Faecalis – nguyên nhân chính gây bệnh viêm màng não và nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong (nhất là trẻ dưới 5 tuổi).

    Dị ứng da, nổi mụn, ung thư da

    Mỹ phẩm hết hạn có thể không bị biến đổi nhiều về màu sắc cũng như mùi hương, song thành phần và cấu trúc hóa học đã dần dần phân hủy và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Do đó, nếu tiếp tục sử dụng thì rất dễ khiến da bị dị ứng, nổi mụn, mẩn ngứa, sưng tấy, nổi mề đay, phù nề,… Điển hình như bút kẻ mắt và mascara khi hết hạn có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ hay son sẽ khiến môi bị sưng, còn phấn lại làm da nổi mụn,…

    Mỹ phẩm hết hạn sẽ sinh ra nhiều độc tố

    Điều này không những gây dị ứng bên ngoài mà còn thẩm thấu và đi sâu vào các tế bào bên trong. Từ từ sẽ tích trữ độc tố và khả năng gây ra ung thư da là khá cao.

    Cách nhận biết mỹ phẩm hết hạn sử dụng

    Kiểm tra nhãn mỹ phẩm: Mỗi sản phẩm thường được in hoặc dán nhãn có thời gian sử dụng biểu thị bằng chữ M. Bên cạnh đó, còn có con số ứng với thời gian sử dụng sau khi mở. Ví dụ, 4M nghĩa là bốn tháng, 5M nghĩa là năm tháng, 12M nghĩa là một năm. Những số này thể hiện khoảng thời gian mà sản phẩm có hiệu quả tốt nhất. Sau khi được mở nắp và tiếp xúc với không khí, lâu dần sản phẩm sẽ giảm chất lượng. Ngoài ra, còn có thể trở thành nơi sinh sản của các loại vi khuẩn.

    Mỹ phẩm có mùi lạ: Ngửi là một trong những cách giúp nhận biết mỹ phẩm hết hạn sử dụng tốt nhất. Trước khi sử dụng sản phẩm, bạn hãy đưa lên mũi và ngửi thử. Nếu thấy có mùi lạ thì có thể sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc biến chất.

    Kết cấu mỹ phẩm bị thay đổi: Ví dụ, đối với kem nền dạng bột, nếu thấy xuất hiện một lớp viền cứng thì không nên dùng nữa. Vì như vậy nghĩa là dầu từ da mặt, từ các mỹ phẩm khác đã tích tụ nhiều trong đó. Đây cũng là lúc mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng. Với kem nền dạng lỏng, khi thấy bị vón cục hoặc tách dầu nghĩa là không dùng được nữa.

    Mỹ phẩm bị đổi màu: Mỹ phẩm khi tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Điều này ảnh hưởng đến màu sắc mỹ phẩm của bạn. Sản phẩm càng để lâu, khả năng bị oxy hóa càng cao. Khi này không nên sử dụng.

    Nhìn chung, theo Bệnh viện Vinmec, việc sử dụng một loại đồ trang điểm trong nhiều năm không phải là chuyện hiếm, nhất là với những sản phẩm chỉ sử dụng một lượng nhỏ cho mỗi lần như: phấn má hồng hoặc kẻ mắt. Tuy nhiên nên chú ý đến tất cả các ngày hết hạn của đồ trang điểm để tránh nhiễm trùng và kích ứng da.

    Các sản phẩm hết hạn cũng sẽ không hoạt động tối ưu. Để biết thời hạn sử dụng, hãy tìm ký hiệu PAO được đóng dấu trên sản phẩm hoặc bao bì. Biểu tượng này sẽ cho biết còn bao nhiêu tháng cho đến khi sản phẩm hết hạn.

    Liên quan tới mỹ phẩm cận date, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, tùy theo quyết định của người tiêu dùng mà có thể dùng hàng cận date hay không. Với sản phẩm không dùng trực tiếp lên cơ thể như bột giặt, nước tẩy rửa nhà tắm/nhà vệ sinh,… thì bạn có thể dùng được. Còn thực phẩm thì nên cân nhắc bởi nó dễ bị vi khuẩn “tấn công”. Tóm lại, chất lượng của sản phẩm cận date thường vẫn được đảm bảo tốt. Song, tùy vào nhu cầu và quyết định của bản thân mà có thể chọn mua hay không.

    Trách nhiệm ghi nhãn mỹ phẩm của tổ chức, cá nhân

    Về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa, Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP mọi tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

    Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

    Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/tac-hai-cua-my-pham-het-han-nen-biet-de-tranh-su-dung-d223549.html

    Nghiên cứu mới phát hiện “siêu thực phẩm” tốt cho người mắc bệnh tiểu đường

    0

    Các nhà khoa học tại Trường Y, Đại học George Washington (Mỹ) vừa phát hiện các loại đậu là thực phẩm rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

    Các nhà khoa học tại Trường Y, Đại học George Washington (Mỹ) sau khi phân tích 30 nghiên cứu, đã phát hiện ra rằng kết hợp các loại đậu vào chế độ ăn uống giúp hỗ trợ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

    Ngoài ra, kết quả còn cho thấy đậu có tác dụng có lợi đối với các chỉ số sức khỏe tim mạch quan trọng, bao gồm cholesterol “xấu” và cholesterol “tốt”, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, mức đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết trung bình HbA1c, vòng eo, dấu hiệu viêm trong cơ thể và dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

    Nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học BMC Public Health đã phát hiện ra “liều thuốc tốt nhất” cho người huyết áp cao hóa ra không chỉ là thuốc.


    Các loại đậu rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa

    Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) cũng cho rằng, hầu hết loại đậu đều tốt người tiểu đường nhờ hàm lượng protein cao, chất xơ dồi dào góp phần giảm cân, ổn định đường huyết và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch. Theo đó những loại đậu người tiểu đường có thể ăn mỗi ngày:

    Đậu lăng có chỉ số đường huyết thấp GI là 8 nên ít ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu mỗi lần tiêu thụ. Chúng còn giàu protein cao, chất xơ từ thực vật – hai thành phần dinh dưỡng lành mạnh cho bữa ăn. Hàm lượng chất xơ của đậu lăng làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm, giúp no lâu, góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu. Loại đậu này cũng tốt cho tim vì có hàm lượng kali cao và natri thấp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và hình thành các tế bào hồng cầu. Đậu lăng còn có các hợp chất lành mạnh là polyphenol. Nếu ăn thường xuyên góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và một số bệnh ung thư.

    Đậu xanh có GI thấp là 38, ít ảnh hưởng đến đường huyết. Đậu xanh giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Vỏ đậu xanh giàu chất xơ hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức kiểm soát. Dùng đậu xanh có vỏ để tận dụng lượng chất xơ tốt cho cơ thể.

    Đậu đen tốt cho người bệnh tiểu đường vì có GI dưới 40, chứa nhiều carbohydrate hơn so với thực phẩm có nguồn thực vật khác nên ít khi làm tăng mức đường huyết đột ngột. Đậu đen cũng có protein và chất xơ dồi dào, hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính (chất béo có trong máu) ở người bệnh tiểu đường type 2. Hiệp hội Tiểu đường Mỹ khuyên những người bệnh nên bổ sung đậu nguyên vỏ, không quá chế biến tẩm ướp để hạn chế lượng natri và chất bảo quản.

    Đậu cove giàu protein, chất xơ và folate, có GI thấp, quá trình hấp thụ đậu cove chậm góp phần ổn định lượng đường trong máu. Đậu cove còn giàu chất xơ hòa tan hạn chế táo bón, có khả năng làm giảm cholesterol, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. Hàm lượng choline trong đậu cove có vai trò bổ trợ tốt cho sức khỏe tâm thần.

    Đậu tương (đậu nành) nhiều chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng khác góp phần ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Chất xơ có nhiều trong đậu nành giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu, cải thiện sức khỏe đường ruột, phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, huyết áp.

    Đậu Hà Lan cung cấp magie và kali dồi dào. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng thiếu magiê, còn kali đóng vai trò tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp.

    Đậu Hà Lan giàu chất xơ và protein, có khả năng làm giảm tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa đường huyết tăng cao sau bữa ăn ở người bệnh tiểu đường. Ăn đậu Hà Lan thường xuyên có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Chất xơ trong đậu Hà Lan có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/nghien-cuu-moi-phat-hien-cac-loai-dau-cuc-tot-cho-nguoi-benh-tieu-duong-d223539.html