23 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 18, 2024
More
    Home Blog Page 10

    Công dụng mới của cà phê và trà giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

    0

    Theo nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Nội tiết của Đại học Oxford (Anh), cho thấy khi sử dụng một lượng caffein phù hợp bằng cách uống 3 tách cà phê hoặc trà mỗi ngày thì có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đa bệnh lý tim mạch chuyển hóa.

    Bệnh đa bệnh lý tim mạch chuyển hóa (CM) là tình trạng đồng thời mắc ít nhất hai bệnh tim mạch chuyển hóa như bệnh tim mạch vành, đột quỵ và tiểu đường type 2.

    Theo đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ khoảng 180.000 người tại UK Biobank, một cơ sở dữ liệu y sinh lớn và nguồn nghiên cứu theo dõi mọi người trong thời gian dài. Những người tham gia không mắc CM ngay từ đầu.

    Các nhà nghiên cứu theo dõi lượng caffeine mà những người tham gia tự báo cáo tiêu thụ, thông qua cà phê hoặc trà đen hoặc trà xanh, và các bệnh lý tim mạch chuyển hóa mà họ mắc phải thông qua dữ liệu chăm sóc chính, hồ sơ bệnh viện và giấy chứng tử. Kết quả cho thấy những người tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải có ít nguy cơ mắc CM mới khởi phát. Nguy cơ giảm 48,1% nếu họ uống 3 cốc mỗi ngày hoặc giảm 40,7% nếu họ uống 200-300 miligam caffeine mỗi ngày, so với những người không uống hoặc uống ít hơn một cốc.

    Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sỹ Chaofu Ke, Phó Giáo sư dịch tễ học và thống kê sinh học tại Đại học Tô Châu (Trung Quốc), cho biết: “Cà phê và việc tiêu thụ caffeine có thể đóng vai trò bảo vệ quan trọng trong hầu hết mọi giai đoạn phát triển CM.”


    Ảnh minh họa

    Tiến sỹ Gregory Marcus, Phó Khoa Tim mạch phụ trách nghiên cứu và giáo sư y khoa tại Đại học California, San Francisco (Mỹ), cho biết nghiên cứu này có quy mô mẫu lớn và sử dụng nhiều dấu ấn sinh học để hỗ trợ các phát hiện, mở ra một cái nhìn sâu sắc về cách caffeine ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Ông Marcus khẳng định những quan sát này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy caffeine và các chất tự nhiên thường được tiêu thụ có chứa caffeine, như trà và cà phê, có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.

    Tuy nhiên, theo ông Marcus, vẫn còn nhiều câu hỏi về mức độ liên quan giữa caffeine và sức khỏe tim mạch. Ông nhấn mạnh dù dữ liệu này cho thấy mối quan hệ giữa caffeine, trà và cà phê với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch kết hợp, nhưng cần cẩn thận trước khi suy ra những tác động nhân quả thực sự.

    Vì nghiên cứu này mang tính quan sát nên chỉ có thể cho thấy mối liên hệ giữa caffeine và sức khỏe tim mạch. Các yếu tố khác thực sự có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe tim mạch được cải thiện.

    Ông Marcus lưu ý rằng dù nghiên cứu mới này có thể tích cực đối với những người đã có thói quen uống cà phê hoặc trà, nhưng đây không hẳn là dấu hiệu để mọi người nên bắt đầu thói quen uống caffeine thường xuyên.

    Trước đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa caffein và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn. Uống caffeine trong cà phê có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị nhịp tim bất thường.

    Ông Marcus cũng lưu ý rằng ngay cả khi caffeine, cà phê và trà với lượng được mô tả trong nghiên cứu trên thực sự tốt cho sức khỏe, cũng có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy caffeine liều cao, đặc biệt là trong các loại đồ uống nhân tạo như đồ uống tăng lực, thực sự có thể gây ra các vấn đề có hại, thậm chí là nguy hiểm cho tim.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/cong-dung-moi-cua-ca-phe-giup-cai-thien-suc-khoe-tim-mach-d225652.html

    Nghiên cứu đột phá công nghệ tạo ra điện Mặt Trời vào ban đêm

    0

    Nghiên cứu từ Đại học UNSW (Australia) cho thấy, nhiệt hồng ngoại bức xạ của Trái Đất có thể được sử dụng để tạo ra điện, ngay cả sau khi Mặt Trời lặn.

    Nghiên cứu từ Đại học UNSW (Australia) cho thấy, nhiệt hồng ngoại bức xạ của Trái Đất có thể được sử dụng để tạo ra điện, ngay cả sau khi Mặt Trời lặn, theo cách tương tự như Trái Đất nguội đi bằng cách bức xạ vào không gian lúc ban đêm.

    Mặc dù lượng điện được tạo ra ở giai đoạn này rất nhỏ, ít hơn khoảng 100.000 lần so với lượng điện do tấm pin Mặt Trời, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả có thể được cải thiện trong tương lai.

    Phó Giáo sư Ned Ekins-Daukes cho biết, năng lượng chiếu xuống Trái Đất vào ban ngày dưới dạng ánh sáng Mặt Trời và làm ấm hành tinh. Vào ban đêm, cùng mức năng lượng này bức xạ trở lại vào không gian dưới dạng ánh sáng hồng ngoại và có thể tạo ra điện bằng cách tận dụng quá trình này.

    Theo Tiến sĩ Phoebe Pearce, khi có dòng năng lượng, có thể chuyển đổi thành các dạng khác nhau. Quá trình chuyển đổi trực tiếp ánh sáng Mặt Trời thành điện, do con người phát triển để chuyển đổi năng lượng mặt trời thành điện năng. Quá trình nhiệt bức xạ cũng tương tự, chuyển năng lượng trong tia hồng ngoại từ Trái Đất ấm vào vũ trụ lạnh.


    Nghiên cứu sử dụng nhiệt hồng ngoại bức xạ của Trái Đất để tạo ra điện ngay cả sau khi Mặt Trời lặn. Ảnh minh họa

    Nhóm nghiên cứu tin rằng, công nghệ mới có thể có nhiều ứng dụng trong tương lai, giúp sản xuất điện theo những cách hiện không thể thực hiện được.

    Theo Tiến sĩ Michael Nielsen, từ nghiên cứu tới thương mại hoá vẫn còn chặng đường dài, tuy nhiên mở ra giải pháp tạo ra điện từ Mặt Trời ban đêm.

    Liên quan tới tấm pin điện Mặt Trời, trước đó nhóm nghiên cứu tại Đại học Stanford (Mỹ) chế tạo pin Mặt Trời với khả năng thu năng lượng từ môi trường cả ngày lẫn đêm, giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng thêm bộ lưu trữ điện.

    Ban đêm, pin Mặt Trời tỏa nhiệt ra không gian và nhiệt độ bề mặt pin sẽ mát hơn vài độ so với không khí xung quanh. Thiết bị mới sử dụng một module nhiệt điện để tạo ra điện áp và dòng điện từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa pin mặt trời và không khí. Quá trình này phụ thuộc vào cấu trúc nhiệt của hệ thống, bao gồm một bên nóng và một bên lạnh.

    “Module nhiệt điện cần tiếp xúc tốt với cả bên lạnh (pin Mặt Trời ) lẫn bên nóng (môi trường xung quanh). Nếu không đảm bảo điều đó, bạn sẽ không thu được nhiều năng lượng”, Sid Assawaworrarit, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

    Nhóm chuyên gia đã chứng minh khả năng phát điện của thiết bị mới vào ban ngày, khi thiết bị hoạt động theo chiều ngược lại và đóng góp thêm năng lượng cho pin Mặt Trời truyền thống, cũng như vào ban đêm.

    Nhóm nhà khoa học đặt mục tiêu tối ưu hóa khả năng cách nhiệt và các thành phần nhiệt điện của thiết bị. Họ cũng đang tìm cách cải tiến pin mặt trời để tăng hiệu quả tỏa nhiệt mà không ảnh hưởng đến khả năng thu năng lượng Mặt Trời.

    Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực điện mặt trời

    Nhằm mục đích đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong nước, từng bước gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch, cải thiện cơ cấu ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở nước ta trong đó có điện Mặt Trời. Các cơ chế cũng đã tạo điều kiện cho hàng nghìn nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường từ nghiên cứu, sản xuất, phân phối, lắp đặt, dịch vụ, đến tài chính, bảo hiểm…, góp phần hình thành thị trường điện năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

    Song song với đó, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cũng đang hoàn thiện để có được các tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát an toàn, chất lượng của hệ thống điện Mặt Trời. Tính đến hết năm 2019 có khoảng 1000 TCVN trong lĩnh vực điện và điện tử, trong đó có 19 TCVN về hệ thống điện Mặt Trời. Các tiêu chuẩn quốc gia TCVN về điện Mặt Trời phần lớn được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà quản lý, tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận có thể thừa nhận lẫn nhau kết quả thử nghiệm cũng như chứng chỉ chứng nhận.

    Việc biên soạn các TCVN này được thực hiện chính bởi Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E13 Năng lượng Tái tạo. Tiêu chuẩn quốc gia về tấm pin Mặt Trời hiện nay đã có bộ tiêu chuẩn về an toàn điện của tấm pin TCVN 12232 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế IEC 61730, bộ tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng thiết kế của tấm pin TCVN 6781 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế IEC 61215. Bên cạnh đó còn có các tiêu chuẩn đối với thành phần của hệ thống pin mặt trời như bộ TCVN 12231 về an toàn của bộ nghịch lưu inverter được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế IEC 62109 và các TCVN cho hộp kết nối, cáp điện, v.v…

    An Dương (T/h)

    https://vietq.vn/australia-nghien-cuu-dot-pha-cong-nghe-tao-ra-dien-mat-troi-vao-ban-dem-d225631.html

    Thực hành ESG: Những thách thức đối với doanh nghiệp

    0

    Từ năm 2004, thuật ngữ ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) đã lần đầu tiên xuất hiện trong báo cáo của Liên Hợp Quốc, song phải đến những năm 2020, ESG mới trở thành xu hướng đối các doanh nghiệp. Mặc dù vậy, việc thực hiện ESG cũng khiến không ít tổ chức lúng túng.

    Thực hành ESG thể hiện rằng các tổ chức hay nhà đầu tư đang có trách nhiệm hơn trong việc phát triển bền vững, thực hành đạo đức, quản lý để tạo ra giá trị dài hạn cũng như giảm thiểu rủi ro về môi trường và xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện báo cáo ESG dưới đây là những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải:

    Dữ liệu

    Một trong những thách thức lớn khi thực hiện báo cáo ESG chính là sự thiếu tiêu chuẩn hóa về dữ liệu. Trong báo cáo ESG rất đa dạng dữ liệu liên quan tới môi trường và xã hội, dẫn tới việc rất khó khăn cho các doanh nghiệp khi đem ra so sánh và đánh giá các nguồn dữ liệu khác nhau. Theo nghiên cứu của Diligent (tổ chức chuyên nghiên cứu về giải pháp ESG), có tới hơn 60% các doanh nghiệp đang bị hạn chế khả năng thu thập, phân tích và báo cáo các dữ liệu liên quan tới ESG. Hiện có rất nhiều các tiêu chuẩn khác nhau về phát triển bền vững, các tiêu chuẩn này thường không thống nhất về dữ liệu. Vì vậy, nếu kết hợp nhiều tiêu chuẩn lại sẽ dẫn tới tình trạng “loạn” thông tin đối với doanh nghiệp.

    Nhân lực và tài chính

    Báo cáo ESG là một quy trình yêu cầu sử dụng rất nhiều nguồn lực và năng lực tài chính, vì thế có thể nói đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp không chỉ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

    Thêm vào đó, báo cáo ESG không có liên kết rõ ràng với báo cáo tài chính của doanh nghiệp, vì vậy các tổ chức sẽ không có nhận thức rõ ràng trong việc tác động của báo cáo bền vững ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận của họ. Ngoài ra, đầu tư vào báo cáo ESG là một khoản đầu tư dài hạn và yêu cầu sự cam kết liên tục. Cụ thể, để có thể theo dõi toàn diện và giám sát hiệu quả dữ liệu, các tổ chức phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ, con người và hệ thống.

    Trong khi đó, nhân lực có kiến thức chuyên môn cao về ESG phải được đào tạo hoặc thuê để duy trì mức độ hiệu quả của báo cáo ESG thường có chi phí rất cao.

    ESG hiện đã phát triển thành một khuôn khổ toàn diện bao gồm các yếu tố chính xung quanh tác động môi trường và xã hội, cũng như cách sửa đổi cơ cấu quản trị doanh nghiệp để tối đa hóa phúc lợi của các bên liên quan.

    Ngoài ra, khi đưa ESG vào chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp có thể dẫn đến việc tổ chức phải tái thiết và phân bổ lại nguồn lực cho toàn bộ hệ thống của mình. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi quản trị chuỗi cung ứng, phát triển sản phẩm hoặc các chức năng khác của doanh nghiệp.

    Thực thi

    Tuân thủ các quy định là một trong những khía cạnh quan trọng để thực hiện báo cáo ESG, bao gồm việc tuân thủ luật pháp, quy tắc và quy định do Chính phủ và cơ quan có liên quan. Những luật định này có thể thay đổi theo quốc gia, ngành, thậm chí kể cả quy mô của doanh nghiệp. Vì vậy, việc gặp những thách thức trong việc thực thi các luật định cũng là vấn đề nan giải mà các tổ chức và công ty cần phải giải quyết.

    Có thể thấy rằng, việc thực hiện báo cáo ESG theo từng khu vực đang gây ra những thách thức cực lớn cho các tổ chức. Họ cần phải nắm bắt chặt chẽ các quy định và luật pháp cụ thể của từng khu vực để tránh dẫn tới tình trạng vi phạm và ảnh hưởng tới khả năng vận hành của doanh nghiệp.

    Trước những thách thức trên, hiện phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đứng ngoài các hoạt động tiến tới đạt tiêu chuẩn ESG. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do cả yếu tố khách quan và chủ quan.

    VNCPC

    https://vncpc.org/thuc-hanh-esg-nhung-thach-thuc-doi-voi-doanh-nghiep/

    Ăn thịt nướng quá nhiều có thể gây ung thư?

    0

    Cô gái 20 tuổi đã mắc bệnh ung thư ruột, nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn thịt nướng thường xuyên của cả gia đình.

    Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Xu Qiongyue (Trung Quốc) chia sẻ câu chuyện của 1 cô gái trẻ mới 20 tuổi đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ông cho biết, trong quá trình tìm hiểu về tiền sử bệnh của gia đình, bà phát hiện ra mẹ của cô gái cũng mắc ung thư. Điều này khiến bà không khỏi đặt nghi vấn về những thói quen sống của gia đình.

    Khi chia sẻ với chuyên gia, cô gái trẻ kể lại thói quen ăn uống của gia đình mình: nướng thịt đến ba lần mỗi tuần. Họ cũng sử dụng khung lốp xe phế liệu để làm bếp nướng. Điều đáng báo động hơn, ngay cả khi thức ăn bị cháy đen, họ vẫn ăn mà không lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn.

    Một sự thật đáng lo ngại là nhiều người vẫn duy trì thói quen ăn thịt cháy, tin rằng nó ngon hơn. Tuy nhiên, Xu Qiongyue cảnh báo, việc tiêu thụ thực phẩm cháy không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch, tiểu đường và suy giảm miễn dịch.

    Xu Qiongyue cho biết thêm, trường hợp của cô gái 20 tuổi này không phải cá biệt bởi ung thư đang ngày càng trẻ hóa.

    Để giảm nguy cơ mắc bệnh, các chuyên gia khuyến nghị nên thay đổi lối sống ngay từ bây giờ. Điều này bao gồm ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế tiêu thụ thực phẩm đã qua chế biến, tập thể dục, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng. Ăn thịt nướng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư vú. Nguyên nhân chính xuất phát từ hai nhóm hợp chất hóa học, đó là: Hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs) và amin dị vòng (HCAs).


    Thịt nướng tiền ẩn nguy cơ gây ung thư. (Ảnh minh họa).

    PAHs là hợp chất sinh ra khi thịt hoặc mỡ cháy tiếp xúc trực tiếp với lửa. Khi nướng các giọt mỡ từ thịt sẽ rơi xuống than hoặc lửa, tạo ra khói chứa PAHs. Khói này bám vào bề mặt của thực phẩm, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

    HCAs hình thành khi axit amin, đường và creatine (một hợp chất có trong cơ của động vật) phản ứng với nhau ở nhiệt độ cao. Nghiên cứu cho thấy, thịt được nấu ở nhiệt độ càng cao và trong thời gian dài thì càng tạo ra nhiều HCAs. Cả PAHs và HCAs đều được các nghiên cứu chỉ ra là có khả năng gây đột biến DNA, gây tổn thương tế bào, từ đó dẫn đến ung thư.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp các loại thịt chế biến (bao gồm cả thịt nướng) vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1 (chất gây ung thư cho người) vì việc nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra nhiều hợp chất gây hại. Tổ chức này khuyến cáo giảm thiểu tiêu thụ các loại thịt nấu ở nhiệt độ cao.

    Tại Việt Nam, món thịt nướng được khá nhiều ưa chuộng. Nhưng bên cạnh đó, ngoài giá trị dinh dưỡng cần lưu ý về mặt an toàn khi thường xuyên tiêu dùng nó.

    Liên hệ với PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh của Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) để được giải đáp xung quanh vấn đề nguy hại thường gặp khi ăn thịt nướng, ông cho biết: “Trong thịt nướng sẽ có hai phần là nạc và mỡ. Về cấu tạo phần nạc khi chịu nhiệt độ cao nhưng không thuỷ phân, các chuỗi axit amin bị bẻ gãy (cracking) thành phân tử lạ ngắn dài khác nhau vào trong cơ thể người dùng. Chính phần mỡ là chất béo động vật, từ quá trình này sẽ xuất hiện “acrolein hoá” hình thành chất độc hại có khả năng gây ung thư”.

    Về vấn đề này, PGS. TS Cung Thị Tuyết Anh công tác tại Bộ môn Ung Thư, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc ăn thịt nướng thường xuyên có nguy cơ dẫn đến ung thư. Trường hợp ăn ít hoặc có kiểm soát thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Còn người trực tiếp nướng thịt ở quán ven đường có sử dụng than củi phải thường xuyên tiếp xúc với khói làm dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

    “Lưu ý thêm về vấn đề này, vì nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao 500 – 600°C nên mỡ trong thịt chảy xuống than củi đang cháy sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng chính là chất sinh ung thư”, PGS.TS Cung Thị Tuyết Anh cho biết thêm.

    Giải pháp an toàn có thể sử dụng là dùng các vật liệu cách ly một phần hoặc hoàn toàn trong quá trình nướng như lá chuối hay giấy bạc,… Nhằm hạn chế phần thịt tiếp xúc trực tiếp với bếp nướng và chịu nhiệt độ cao rồi hình thành các phản ứng hoá học gây tổn hại sức khoẻ người tiêu dùng. Đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nướng. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế thói quen ăn uống. Lựa chọn các quán ăn cảm thấy an toàn, có khoảng cách phù hợp với đường giao thông để giảm thiểu bụi đường và khí phát thải của phương tiện qua lại.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/an-thit-nuong-qua-nhieu-co-the-gay-ung-thu-d225626.html

    Chuyên gia quốc tế cảnh báo: Dùng giấy bạc đựng thức ăn tiện lợi nhưng cũng gây nhiều “bất lợi”

    0

    Các chuyên gia cảnh báo, hiện nay rất nhiều người dùng giấy bạc để đựng thực phẩm nhưng đây không phải là lựa chọn được khuyến khích, thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe.

    Trong ẩm thực, giấy bạc được dùng để bảo quản, bọc gói thực phẩm khi nấu nướng. Bởi vì nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao, nhiệt và mài mòn. Nó không chỉ ngăn ngừa thức ăn không bị dính vào hộp đựng mà còn bảo vệ dụng cụ nấu nướng (nhất là lò nướng, lò vi sóng…) khỏi vết dầu. Đồng thời, giấy bạc còn có thể giữ ẩm, giữ ấm, tránh dầu mỡ và nước tràn ra trong quá trình nấu. Giữ món ăn nóng, thơm ngon lâu hơn trước khi thưởng thức.

    Giấy bạc hiện nay được sử dụng rất phổ biến, không chỉ ở các nhà hàng mà ngay ở các hộ gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hầu hết mọi người đều dùng nó theo cảm tính, sự truyền miệng mà không biết dùng thế nào mới đúng, thực phẩm nào phù hợp và thực phẩm nào nào không dẫn tới những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe.

    Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, giấy bạc chứa 98,5% nhôm được pha trộn với sắt và silicon để tăng thêm độ bền. Làm nóng giấy bạc có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe do nguy cơ nhôm ngấm vào thực phẩm. Nhôm là kim loại có thể phản ứng với một số loại thực phẩm có tính axit hoặc mặn, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

    Daniele Krehl, chuyên gia dinh dưỡng của Trung tâm Tư vấn người tiêu dùng tại Bavaria, Đức, cho biết việc tiếp xúc với các thành phần có tính axit hoặc mặn có thể khiến các ion nhôm rò rỉ từ lớp giấy bạc, đầu tiên là đi vào thực phẩm và sau đó là cơ thể. Bà cảnh báo rằng hàm lượng nhôm cao trong cơ thể có hại cho sức khỏe.


    Dùng giấy bạc gói thức ăn có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa

    Dùng khay nướng bằng thép không gỉ hoặc tráng men, chảo gang, là những lựa chọn thay thế an toàn và bền vững. Mặc dù mất nhiều thời gian hơn để nướng thực phẩm so với giấy bạc, nhưng là lựa chọn tốt hơn về mặt sức khỏe. Bên cạnh đó, còn có thể được tái sử dụng góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

    Ngoài việc nướng, nên hạn chế tối đa việc sử dụng giấy bạc trong bếp. Theo Trung tâm Tư vấn người tiêu dùng, giấy bạc không phù hợp để bọc hoặc gói chanh, lát táo, cà chua và dưa chua, cũng như các loại thực phẩm mặn như xúc xích, cá và phô mai. Màng bọc thực phẩm là lựa chọn tốt hơn về mặt sức khỏe.

    Người tiêu dùng cũng có thể sử dụng hộp đựng làm bằng nhựa hoặc sứ để tái sử dụng nhiều lần. “Cá nhân tôi thích lọ thủy tinh hơn”, Krehl nói. “Khi chúng ở trong tủ lạnh, tôi có thể nhìn thấy ngay những gì bên trong mà không cần phải mở chúng ra, hơn nữa chúng còn rất dễ vệ sinh”.

    Thạc sĩ Cai Zhengliang của Hiệp hội Dinh dưỡng Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, khi lót giấy bạc ở đáy lò nướng tuy sạch, giảm công việc lau dọn lò vi sóng nhưng sẽ cản trở sự phân bổ nhiệt và dẫn đến nấu không đều. Điều này cũng có thể xảy ra khi bạn bọc giấy bạc kín thực phẩm, làm chúng khó chín đều hơn.

    Đặc biệt, dùng giấy bạc với lò vi sóng dễ làm tắc các lỗ thông hơi, khiến nhiệt độ tăng cao, đồng thời sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện dễ làm lò bị cháy. Ngoài ra cũng không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.không phải thực phẩm nào cũng phù hợp để dùng cùng giấy bạc.

    Đặc biệt là các thực phẩm có tính axit như giấm, chanh, cà chua (bao gồm cả bột cà chua), nước sốt, thực phẩm/gia vị chứa cồn. Nếu dùng giấy bạc cùng các thực phẩm này, tính axit của chúng sẽ ăn mòn lá nhôm và hòa tan các ion nhôm trong quá trình làm nóng. Không chỉ ảnh hưởng tới hương vị món ăn mà còn gây độc hại cho cơ thể. Khi nhôm bị nhiễm qua thức ăn vào trong cơ thể, chúng sẽ không thể tiêu hóa và được tích lũy trong các bộ phận của cơ thể như gan, thận, xương và các mô trong não của chúng ta.

    Người bị nhiễm nhôm có thể bị đau bụng hoặc cảm thấy mệt mỏi. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của chúng ta. Các bệnh nhân bị Alzheimer và trầm cảm bị nhiễm có thể gây mất trí nhớ, lo lắng, hen suyễn…Thậm chí nếu chỉ bọc lại để bảo quản, không làm nóng thì chúng cũng có thể gây phản ứng hóa học làm hỏng, thối, mốc thức ăn nhanh hơn.

    Mấy năm gần đây, nồi chiên không dầu (nồi chiên không khí) ngày càng phổ biến. Điều này cũng dẫn tới nhiều người mắc phải sai lầm tai hại khi dùng nó hàng ngày mà không hề hay biết. Trong đó, có một sai lầm thường gặp được Thạc sĩ Cai Zhengliang nhấn mạnh, đó là dùng giấy bạc lót nồi chiên không dầu khi nấu.

    Ông cho biết, sử dụng giấy bạc trong nồi chiên không dầu không giúp món ăn được chế biến ngon hơn hay nhanh hơn như truyền miệng. Trong khi đó, nguyên lý của nồi chiên không dầu là làm nóng bằng ống gia nhiệt, cho phép luồng khí có nhiệt độ cao làm nóng thức ăn nhanh chóng. Khí ở nhiệt độ cao có thể đẩy dầu ra khỏi thực phẩm nhưng giấy cũng có thể hút dầu và cháy.

    Vì vậy, nếu dùng giấy bạc để lót ở đáy hay quanh thành nồi sẽ rất dễ gây ra cháy nổ. Đặc biệt, nếu thức ăn quá nhẹ, luồng không khí có nhiệt độ cao tuần hoàn có thể khiến giấy bạc nổi lên, tiếp xúc với ống gia nhiệt rồi bốc cháy dễ dàng hơn. Lạm dụng giấy bạc cũng có thể khiến lớp chống dính của nồi chiên không dầu nhanh bị hư hại, thức ăn cũng khó chín đều do cơ chế làm nóng từ dưới lên.

    Không khó để bắt gặp những người thường bọc thức ăn thừa trong màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc rồi cho vào tủ lạnh. Đặc biệt khi thức ăn đi kèm với nước sốt hoặc vốn đã được phục vụ trong giấy bạc, họ thường chọn bọc/để nguyên trong giấy bạc. Bời vì vừa tiện và nước không dễ thấm ra ngoài, khi lấy ra hâm nóng trực tiếp rất tiện lợi.

    Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Lindsay Malone (Anh) cho rằng đây là hành động nguy hiểm bởi nó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tăng nguy cơ ngộ độc. Mặt khác, sự tác động của kim loại hoạt tính cao như nhôm nếu gặp thực phẩm nhiều nước, tính axit cao sẽ gây độc hại, làm thực phẩm nhanh hư hại.

    Bà giải thích, giống như chúng ta cần không khí để thở, vi khuẩn cần không khí để phát triển mạnh. Một số vi khuẩn như tụ cầu khuẩn và Bacillus cereus, gây ngộ độc thực phẩm, tạo ra độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt độ nấu cao. Khi một bữa ăn nóng được để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 tiếng, vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng. Sử dụng giấy bạc để bọc thực phẩm cũng có nguy cơ tương tự, vì nó không hoàn toàn bọc kín thực phẩm ngăn với không khí. Thay vào đó, bà đưa ra nguyên tắc khi bao gói thức ăn thừa là luôn đựng chúng trong hộp nông, kín không khí để đẩy nhanh quá trình làm lạnh và ngăn vi khuẩn. Đương nhiên, cần để thực phẩm nguội hẳn và cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ ở nhiệt độ phòng.

    Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm

    Hiện nay Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành một số tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về chất lượng giấy, các tông, các chất bề mặt dùng làm bao bì, hộp đựng thực phẩm gồm: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12723:2019 giấy và carton tiếp xúc với thực phẩm – yêu cầu an toàn vệ sinh; Tiêu chuẩn TCVN 8308:2010 xác định formaldehyt trong dung dịch nước chiết giấy thực phẩm; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8309-6:2010 ISO 12625-6:2005 giấy tissue và sản phẩm tissue; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10090:2013 EN 920:2001 giấy và carton tiếp xúc với thực phẩm – xác định hàm lượng chất khô trong dịch chiết nước; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10087:2013 EN 646:2006 giấy và carton tiếp xúc với thực phẩm – xác định độ bền màu của giấy và carton được nhuộm màu; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-4:2015/BYT về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-canh-bao-su-dung-giay-bac-trong-nau-an-tien-nhung-bat-loi-neu-dung-sai-cach-d225617.html

    Dự thảo quy định các sản phẩm sinh học dùng cho con người

    0

    Ecuador thông báo dự thảo quy định việc cấp giấy chứng nhận kiểm soát và giám sát các sản phẩm sinh học dùng cho con người.

    Dự thảo quy định kỹ thuật vệ sinh thay thế được thông báo là thiết lập yêu cầu pháp lý và kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, theo đó các giấy chứng nhận vệ sinh sẽ được cấp cho sản phẩm sinh học dùng cho con người, cũng như các tiêu chí để kiểm soát và giám sát sản phẩm đó.

    Các sản phẩm sau đây không nằm trong phạm vi dự thảo quy định được thông báo: Các sản phẩm gây dị ứng bào chế theo đơn thuốc của từng cá nhân do chuyên gia y tế có trình độ và được ủy quyền thực hiện; Các sản phẩm trị liệu tiên tiến không được sản xuất công nghiệp, đôi khi được chuẩn bị bởi một cơ sở bệnh viện dưới trách nhiệm chuyên môn độc quyền của bác sĩ được đào tạo để thực hiện đơn thuốc cá nhân tùy chọn cho một sản phẩm được thiết kế riêng cho bệnh nhân; Các sản phẩm nghiên cứu được quản lý theo Quyết định số 0075-2017 của Bộ ban hành Quy định về phê duyệt, phát triển, giám sát và kiểm soát các thử nghiệm lâm sàng hoặc bất kỳ tài liệu nào có thể thay thế Quyết định này.

    Dự thảo quy định kỹ thuật vệ sinh thay thế có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả cá nhân hoặc pháp nhân, dù là trong nước hay nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của luật công hay luật tư, có yêu cầu chứng nhận vệ sinh, chứng nhận lại hoặc sửa đổi đối với sản phẩm sinh học dùng cho con người trong nước.

    Mục tiêu và lý do, bao gồm bản chất của các vấn đề cấp bách khi áp dụng: Thông tin cho người tiêu dùng, dán nhãn; Phòng ngừa hành vi lừa dối và bảo vệ người tiêu dùng; Bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của con người.


    Đồng thời, Úc thông báo dự thảo sửa đổi quy định về sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Theo đó, dự thảo sửa đổi quy định về sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh.

    Các khía cạnh liên quan bao gồm: Giá trị thành phần dinh dưỡng được sửa đổi; Sửa đổi các giấy phép cho phụ gia thực phẩm, chất gây ô nhiễm và chất hỗ trợ chế biến; Bổ sung định nghĩa cho SMPPi và các sửa đổi liên quan đến thành phần dinh dưỡng, hạn chế bán và quyền dán nhãn độc lập phản ánh Tiêu chuẩn 2.9.5 – Thực phẩm cho mục đích y tế đặc biệt (FSMP); Các sửa đổi và quy định mới liên quan đến nhãn liên quan đến an toàn (bao gồm hướng dẫn sử dụng và bảo quản, các tuyên bố cảnh báo và tuyên bố liên quan đến độ tuổi); cung cấp thông tin (bao gồm thông tin dinh dưỡng, nhãn giai đoạn và lệnh cấm quảng cáo ủy quyền); Sửa đổi để làm rõ các yêu cầu đối với thực phẩm mới khi bổ sung vào sản phẩm sữa bột dành cho trẻ sơ sinh.

    Mục tiêu để đảm bảo các sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh tiếp tục an toàn và phù hợp, đồng thời tính đến bằng chứng khoa học mới nhất, diễn biến thị trường, thay đổi trong bối cảnh quản lý quốc tế (bao gồm cả Tiêu chuẩn Codex đã sửa đổi) và hướng dẫn chính sách đã sửa đổi của Úc và New Zealand.

    An Hạ
    https://vietq.vn/du-thao-quy-dinh-cac-san-pham-sinh-hoc-dung-cho-con-nguoi-d225598.html

    Bác sĩ cảnh báo bổ sung Collagen sai cách, sản phẩm kém chất lượng có thể gây mụn

    0

    Bổ sung Collagen là thói quen tốt cho làn da và sức khỏe, tuy nhiên nhiều người sử dụng thường bị nổi mụn. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như dùng sai cách, bổ sung sản phẩm kém chất lượng…

    Bác sĩ Thanh Tuấn- Bệnh viện Medlatec cho biết, sở dĩ nhiều người chọn bổ sung Collagen dạng nước để uống vì đây là dạng được đánh giá có hiệu quả cao nhất, khi đi vào cơ thể dễ hấp thụ và thẩm thấu để cải thiện mạng lưới cấu trúc Collagen. Các loại Collagen dạng bột và viên uống cần nhiều thời gian hòa tan và phân cắt hơn nên hiệu quả thường thấp.

    Do Collagen sở hữu nhiều công dụng nên không ít chị em phụ nữ đã lựa chọn các sản phẩm bổ sung Collagen đang được bán trên thị trường. Tuy nhiên, một số người uống Collagen bị nổi mụn do nhiều nguyên nhân.

    Sử dụng sai cách: Mỗi ngày cơ thể chỉ có khả năng hấp thụ khoảng 3000 – 5000mg collagen. Bổ sung quá nhiều gây dư thừa Collagen trong cơ thể và không được đào thải kịp có thể gây nổi mụn, phát ban do nóng trong. Uống Collagen bị nổi mụn có thể do bổ sung không đúng cách, không đúng liều lượng

    Chọn loại Collagen không phù hợp: Có nhiều loại Collagen với chức năng khác nhau trong đó loại 1 và 3 là có nhiều nhất ở gân và da; loại số 2, 4 và 5 lại có nhiều ở cơ bắp, sụn và xương; loại số 6 có nhiều ở màng tế bào. Nếu lựa chọn sai loại Collagen và uống sai cách có thể gây ra tình trạng nổi mụn. Để không rơi vào tình huống này tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại Collagen phù hợp với mục đích sử dụng.


    Có rất nhiều nguyên nhân khiến da bị mụn khi bổ sung Collagen. (Ảnh minh họa)

    Hệ tiêu hóa nhạy cảm: Một số người uống Collagen bị nổi mụn là do cơ địa nhạy cảm với thành phần có trong sản phẩm này. Đặc biệt, có trường hợp bị phát ban, nổi mề đay, dị ứng sau khi uống Collagen. Ngoài ra, cũng có trường hợp uống Collagen bị nổi mụn và gặp các vấn đề về dạ dày. Muốn phòng tránh tình trạng này, khi bắt đầu uống Collagen hãy dùng liều thấp để thử phản ứng của hệ tiêu hóa sau đó hãy dùng với liều được khuyến cáo.

    Mua sản phẩm kém chất lượng: Thị trường hiện có nhiều dòng sản phẩm Collagen đến từ nhiều nhà sản xuất trong đó không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng. Để tránh rơi vào trường hợp uống Collagen bị nổi mụn thì trước khi mua nên tìm hiểu cẩn thận và chọn được đúng địa chỉ bán hàng uy tín.

    Tăng cường sản xuất dầu: Do Collagen có khả năng kích thích sản xuất dầu nên nếu người có làn da dầu thì việc bổ sung Collagen có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mụn.

    Tương tác giữa các thành phần trong Collagen: Các sản phẩm Collagen bổ sung đường uống thường có thêm một số thành phần khác với công dụng điều hòa nội tiết tố, cải thiện sức khỏe,… Những thành phần này có thể gây tương tác với nhau tạo nên phản ứng dị ứng bằng kết quả nổi mụn trên da.

    Trong trường hợp uống Collagen bị nổi mụn cần tìm hiểu kỹ và chọn đúng loại Collagen cần bổ sung để tránh bị nổi mụn và đạt được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

    Cần điều chỉnh lại lượng Collagen cần uống. Nếu uống Collagen quá nhiều, vượt ngưỡng hấp thụ của cơ thể không những không đạt hiệu quả mà còn dễ gây nóng trong. Vì thế, cần bổ sung Collagen với liều lượng phù hợp nhất để đạt được mục đích sử dụng. Với trường hợp cần bổ sung Collagen cho xương khớp, da, tóc, móng thì nên dùng tối thiểu 3000mg/ngày và không vượt ngưỡng 5000mg/ ngày.

    Để tránh gặp phải hiện tượng uống Collagen bị nổi mụn cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn theo hướng tăng cường trái cây và rau xanh để cơ thể được cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Uống nhiều nước mỗi ngày để thải độc và thanh lọc cơ thể. Giảm thiểu đồ ăn giàu đường, tinh bột, đồ cay nóng. Dành thời gian 30 phút/ngày tập thể dục.

    Sau khi trang điểm cần vệ sinh da thật sạch để tránh gây tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn trên da. Tăng cường thực phẩm tự nhiên giàu Collagen vào chế độ ăn như: đậu nành, cá hồi,… Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể sản sinh Collagen tốt hơn như: cà chua, cam, việt quất,…

    Nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để chọn dùng đúng loại Collagen phù hợp với cơ thể và chọn mua sản phẩm uy tín với sự rõ ràng về xuất xứ, thành phần và hàm lượng.

    Ngoài những chú ý giúp tránh tình trạng uống Collagen bị nổi mụn như trên, để phát huy tốt nhất công dụng của việc bổ sung này tốt nhất nên uống Collagen vào buổi tối. Đây là thời điểm cơ thể có thời gian nhiều nhất cho việc chuyển hoá và tái tạo Collagen nên hãy bổ sung vào thời điểm trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.

    Ngoài ra, khi bổ sung Collagen cần tránh một số loại thực phẩm tiêu thụ cùng lúc như thực phẩm nhiều đường do chúng có thể cản trở hiệu quả sản phẩm. Khi ăn thực phẩm chứa nhiều đường, đường sẽ tương tác với protein để tạo thành các sản phẩm cuối của quá trình glycosyl hóa. Quá trình này tạo ra các enzyme có thể làm suy yếu, phá vỡ các sợi collagen và elastin khiến da bị lão hóa nhanh, làm trầm trọng thêm các tình trạng da như mụn trứng cá… Thực phẩm nhiều đường cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ collagen. Không chỉ vậy, lượng đường cao còn cản trở quá trình sản xuất collagen mới. Quá nhiều đường dễ dẫn đến việc cơ thể không sử dụng đủ vitamin C.

    Caffeine là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, nó kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng như adrenaline, từ đó làm tăng nhịp tim và huyết áp, tạo ra tác dụng sảng khoái. Tuy nhiên, quá trình sinh lý như vậy có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp collagen. Hormon căng thẳng quá mức làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, đây là tác nhân chính gây ra sự phân hủy collagen. Ngoài ra, hút thuốc và tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời cũng làm giảm sản xuất collagen, khiến collagen bị phân hủy nhanh hơn.

    Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

    Quy chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 12/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 7 năm 2024. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với sản phẩm rượu bổ được công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

    Theo đó yêu cầu về giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định về asen là 5,0 và 1,5 mg/L; cadmi là 3,0 và 1,0mg/L; chì là 10,0mg/L; thủy ngân là 0,5mg/L. Việc ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

    Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Hồ sơ, trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-chi-ra-nhieu-nguyen-nhan-khien-da-bi-mun-khi-bo-sung-collagen-d225532.html

    Hoa bí ngô có lợi cho sức khỏe?

    0

    Hoa bí ngô không chỉ là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng có lợi, giàu khoáng chất, vitamin mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý…

    Hoa bí có tên khoa học là Cucurbita pepo, họ Bầu bí. Các nhà khoa học ghi nhận hoa bí đỏ có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như ít chất béo bão hòa, không chứa cholesterol, ít sodium.

    Hoa bí rất giàu khoáng chất như canxi, sắt, magnesium, potassium, phosphor…, các vitamin như niacin, riboflavin, thiamin, vitamin A.

    Hoa bí ngô cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dồi dào. Cứ 33 gam hoa bí ngô cung cấp 9,2 mg vitamin C; 19 µg vitamin B9; 32 µg vitamin A; 0,23 mg Sắt; 16 mg phốt pho, 0,025 mg Vitamin B2, 8 mg Magie, 0,2 mg Selen và 0,228 mg Vitamin B3.

    Theo Đông y, hoa bí ngô vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, bổ can thận, sáng mắt, kháng viêm, tiêu độc, chỉ thống và chống dị ứng… hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

    Hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường

    Vitamin C có trong hoa bí ngô giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và ho. Hoa bí ngô chứa 9,2 mg vitamin C, bằng 10,22% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Dùng hoa bí ngô trong chế độ ăn uống thường xuyên của bạn giúp đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể.

    Bên cạnh đó, hoa bí ngô còn làm tăng tốc độ hấp thụ sắt, do đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại nhiễm trùng và virus.


    Hoa bí ngô là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất dồi dào.

    Giúp đôi mắt khỏe mạnh

    Hoa bí ngô là một trong những nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Khi dùng thường xuyên có thể ngăn ngừa tình trạng như khô mắt. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện tầm nhìn của những người mắt yếu.

    Tương tự, nó đảm bảo một võng mạc khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh quáng gà bằng cách tăng khả năng thích ứng của mắt với ánh sáng sáng cũng như bóng tối. Hơn nữa, hoa bí ngô còn có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng, thường liên quan đến lão hóa.

    Tăng cường khả năng miễn dịch

    Theo Viện Nghiên cứu Linus Pauling, Mỹ, chất sắt được tìm thấy trong hoa bí ngô rất hữu ích cho một số chức năng miễn dịch như phân biệt và tăng sinh tế bào lympho T và sản xuất các loại oxy phản ứng chống lại mầm bệnh.

    BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 3cho biết, theo y học hiện đại trong 100gr hoa bí đỏ có chứa một nửa số lượng vitamin C và khoảng 40% vitamin cần thiết mỗi ngày, 5% mức tiêu thụ sắt, magnesium, potassium và canxi, nhiều vitamin nhóm B và folate. Đây là những chất rất tốt cho phụ nữ mang thai và giúp thai nhi phát triển hệ thần kinh tốt.

    Theo BS Vũ, màu vàng của hoa bí có chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa tế bào. Hoa bí cũng chứa các hợp chất polyphenol có tác dụng phòng bệnh tim mạch, huyết áp. Đồng thời, nó cũng giúp phòng bệnh loãng xương nhờ chứa nhiều khoáng tố như canxi, magnesium. Ngoài ra, nó cũng giúp bảo vệ và tăng cường thị lực, chống bệnh thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.

    Hoa bí ngô xào gan lợn là bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết thanh can sáng mắt, thích hợp cho các chứng quáng gà, suy giảm thị lực, cận, viễn thị…

    Dù vậy, chuyên gia cũng lưu ý bí ngô có tính hàn, người lạnh tay chân, ăn uống khó tiêu không nên dùng. Bí ngô có tác dụng phụ như: khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và buồn nôn. Nó cũng có thể gây ngứa, phát ban và phản ứng dị ứng ở một số người, do hàm lượng chất xơ cao trong hoa bí ngô nên người bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/hoa-bi-ngo-co-loi-doi-voi-suc-khoe-d225542.html

    Nhận diện 7 lãng phí trong quá trình tăng năng suất

    0

    Cải tiến năng suất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.

    Lãng phí luôn tồn tại trong các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Các lãng phí ở doanh nghiệp có thể là lãng phí do sản phẩm sai lỗi, khuyết tật; sản xuất dư thừa, hàng hóa tồn kho nhiều; thao tác, hoạt động không cần thiết; thời gian chờ đợi, ngừng sản xuất không được hoạch định, v.v. Loại bỏ các lãng phí sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguyên vật liệu đầu vào, năng lượng cho quá trình sản xuất, kinh doanh, làm tăng lợi nhuận, sự thỏa mãn của khách hàng.


    Cải tiến năng suất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thêm lợi nhuận là vấn đề đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.

    Lãng phí Sai lỗi/Khuyết tật

    Sai lỗi/ Khuyết tật là sai sót bất kỳ của sản phẩm hay dịch vụ trong việc đáp ứng một trong số những quy định của khách hàng hay đối tác. Một sản phẩm lỗi có thể có một hay nhiều lỗi. Bên cạnh các 8 sai lỗi về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí, sai lỗi cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết.

    Lãng phí Sản xuất dư thừa

    Sản xuất dư thừa tức sản xuất nhiều hơn hay quá sớm hơn mức được yêu cầu một cách không cần thiết, vào thời điểm chưa cần thiết và với số lượng không cần thiết. Điều này xảy ra khi sản xuất những loại sản phẩm, mà những sản phẩm này không có được đơn đặt hàng. Sản xuất dư thừa là loại lãng phí nguy hiểm nhất trong nhóm bảy loại lãng phí vì nó có khả năng gây ra các dạng lãng phí khác. Một ví dụ như sau, một doanh nghiệp cố gắng thực hiện đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm (chẳng hạn như 9 phần khuất phía dưới hoặc bị che lại khi được lắp ghép với các chi tiết khác) mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm.

    Lãng phí Tồn kho

    Tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai và tồn kho là cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ. Hàng tồn kho không chỉ có tồn kho thành phẩm mà còn có tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho nguyên vật liệu/linh kiện và tồn kho công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất, v.v. Thường thường, bộ phận bán hàng muốn nâng cao mức tồn kho để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng; bộ phận sản xuất cũng mong muốn có một lượng tồn kho lớn để có nhiều thuận lợi hơn trong lập kế hoạch sản xuất.

    Tuy nhiên, đối với bộ phận kế toán, tài chính thì lại muốn hàng tồn kho được giữ ở mức thấp nhất, bởi vì tiền nằm ở hàng tồn kho sẽ không chi tiêu vào mục khác được. Do dó, kiểm tra tồn kho là việc làm không thể thiếu được, qua đó doanh nghiệp có thể giữ luợng tồn kho ở mức “vừa đủ”. Có nghĩa là không “quá nhiều” mà cũng không “quá ít”.

    Lãng phí Thao tác, chuyển động

    Lãng phí do thao tác là những động tác, chuyển động không cần thiết của người lao động trong hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra sự lãng phí và làm chậm tốc độ của người lao động, gây nên sự lãng phí về thời gian, sức lực và năng suất làm việc của người lao động. Đó là các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của các công nhân mà không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.


    Giảm thiểu lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp được xem xét khi thực hiện các chương trình cải tiến năng suất tại doanh nghiệp.

    Lãng phí Gia công/xử lý thừa

    Gia công/xử lý thừa trong sản xuất là các hành động khắc phục, phòng ngừa, giải quyết các vấn đề không phù hợp phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh; hoặc là gia công vượt quá yêu cầu của khách hàng, bao gồm sử dụng các thành phần phức tạp hơn so với yêu cầu, hay gia công với chất lượng vượt yêu cầu, chẳng hạn như đánh bóng bề mặt quá mức hoặc tại vị trí không cần thiết; hoặc là gia công/xử lý thừa trong sản xuất được thực hiện khi một việc phải được làm lại bởi vì nó không được làm đúng trong lần đầu tiên. Gia công/xử lý thừa không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn luồng sản xuất thông thoáng dẫn đến những ách tắc và đình trệ trong quy trình. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất chung.

    Lãng phí Vận chuyển

    Vận chuyển là việc chuyên chở hoặc di dời nguyên liệu, phụ tùng, các bộ phận lắp ráp, hay thành phẩm từ một nơi này đến nơi khác để thực hiện một công việc nào đó. Lãng phí do vận chuyển ở đây là nói đến bất kỳ sự chuyển động nào của nguyên vật liệu mà không tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm chẳng hạn như việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất.

    Lãng phí Chờ đợi

    Lãng phí này thường gặp ở các đơn vị sản xuất như một công nhân hay một thiết bị không thể tiến hành công việc của mình do phải chờ một hoạt động khác kết thúc hoặc phải chờ nguyên vật liệu chuyển đến. Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Lãng phí do chờ đợi đó là lãng phí khoảng thời gian chờ đợi những thứ như vật liệu, nhân lực, máy móc thiết bị, bán thành phẩm, thành phẩm, v.v. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên. Chờ đợi không cần thiết thường gây lãng phí, thậm chí là lãng phí lớn. Vì vậy, xem xét và loại bỏ lãng phí thời gian vô ích là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự chờ đợi giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất sẽ làm cho người lao động và máy móc thiết bị không được sử dụng tối ưu năng lực và công suất.

    Hoàng Lê
    https://vietq.vn/nhan-dien-7-lang-phi-trong-qua-trinh-tang-nang-suat-d225508.html

    Nghiên cứu mới làm sáng tỏ lợi ích của tỏi sống trong việc hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh tật

    0

    Các nhà khoa học từ Đại học Vienna, Đại học Y khoa Vienna ở Áo và Đại học Edith Cowan (Úc) đã chứng tỏ ăn tỏi sống rất tốt trong việc hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật.

    Ăn tỏi sống giúp hỗ trợ trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh tật

    Đối với người Việt Nam, từ lâu tỏi đã trở thành một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh việc nấu chín, ăn tỏi sống còn mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Thực tế đã có không ít những nghiên cứu chứng tỏ tác dụng của tỏi sống đối với việc hỗ trợ bệnh tật.

    Cụ thể, theo nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition, đã làm sáng tỏ thêm sức mạnh tiềm ẩn của việc tiêu thụ tỏi sống đối với sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Tỏi đã được sử dụng trong nhiều năm như một loại gia vị và là vị thuốc dân gian ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Loại gia vị này đã được chứng minh là giàu hợp chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là lưu huỳnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu tiêu thụ thường xuyên.


    Ăn tỏi sống rất tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn đúng cách để tránh tác dụng phụ. Ảnh minh họa

    Các nhà khoa học từ Đại học Vienna, Đại học Y khoa Vienna ở Áo và Đại học Edith Cowan (Úc) đã tiến hành phân tích tổng cộng 22 nghiên cứu về tác dụng của tỏi đối với sức khỏe, bao gồm hàng chục ngàn người tham gia.

    Kết quả đã phát hiện tiêu thụ tỏi sống hằng ngày có thể cải thiện đáng kể các dấu hiệu của bệnh tim mạch. Giảm mức mỡ máu, gồm cholesterol toàn phần, chất béo trung tính triglyceride, cải thiện mức cholesterol tốt. Cải thiện mức huyết áp – cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và cải thiện độ dày động mạch.

    Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhờ khả năng cải thiện cân bằng insulin. Hơn nữa, những cải thiện này dẫn đến giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, bao gồm ung thư.

    Bệnh viện Vinmec cũng thông tin, theo một số nghiên cứu đã chứng minh trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngoài ra, trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

    Tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

    Cách ăn tỏi đúng cách để đạt hiệu quả

    Tuy nhiên do tỏi có một số tác dụng phụ nên theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khuyến cáo, lượng tỏi sống tối ưu nên tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 2 đến 4 tép để có được lượng tỏi sống tối ưu nhất lợi ích mà không có tác dụng phụ không mong muốn như mùi cơ thể hoặc ợ nóng.

    Để dễ ăn hơn, hãy nghiền tỏi trộn với một thìa mật ong hoặc dầu ô liu hoặc bổ sung tỏi hàng ngày bằng cách uống dịch chiết xuất tỏi ở dạng lỏng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm khả năng mắc bệnh và tăng tốc độ phục hồi bệnh, tăng cường sức đề kháng khi dùng hàng ngày. Tuy nhiên ăn quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng và huyết áp thấp.

    Ngoài ra, nếu việc tiêu thụ tỏi sống làm dạ dày khó chịu thì nghiên cứu cũng cho thấy việc ăn tỏi ở các dạng khác bao gồm tỏi allicin, chiết xuất tỏi, tép tỏi, viên nang tỏi và các chất bổ sung cũng có thể mang lại một số lợi ích tương tự.

    Nếu đưa chất bổ sung từ tỏi vào thói quen hàng ngày nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ đặc biệt nếu dùng thuốc làm loãng máu. Điều này là do chất bổ sung tỏi có thể làm tăng tác dụng của thuốc làm loãng máu, khiến máu khó đông hơn. Hơn nữa, ăn quá nhiều tỏi cùng một lúc có thể gây ra các tác dụng phụ tiêu cực như đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, chóng mặt hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là phản ứng dị ứng.

    Tỏi cũng có thể được cho là gây ra một số vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa khá khó chịu. Tỏi và hành tây có hàm lượng carbohydrate cao gây khó tiêu và hấp thụ chậm. Những người nhạy cảm với thực phẩm có hàm lượng này nên tránh ăn nhiều.

    Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9678:2013- ISO 5567:1982 về tỏi khô- xác định các các hợp chất hưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi

    Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn này nhằm đưa ra phương pháp xác định các hợp chất hưu huỳnh dễ bay hơi trong tỏi khô. Về nguyên tắc sau khi ngâm chiết phần mẫu thử trong nước, thêm etanol rồi chưng cất các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ dễ bay hơi và chuẩn độ dịch chưng cất trong môi trường axit nitric bằng phương pháp chuẩn độ bạc.

    Chỉ sử dụng các thuốc thử đạt chất lượng phân tích. Nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương. Độ lặp lại chênh lệch giữa các kết quả của hai lần xác định tiến hành đồng thời hoặc liên tiếp, do cùng một người phân tích không được vượt quá 5% giá trị trung bình.

    Trong quá trình phân tích, tránh mọi tiếp xúc với đồng hoặc cao su, đặc biệt trong thiết bị chưng cất. Các thiết bị cần phải có các khớp nối thủy tinh mài. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường. Tiến hành bằng cách đồng hóa mẫu phòng thử nghiệm và nghiền mẫu đến độ mịn theo yêu cầu, nếu cần.

    Việc báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra phương pháp thử đã sử dụng và kết quả thu được. Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập mọi chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này hoặc tùy chọn cũng như sự cố bất kỳ có thể ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/nghien-cuu-moi-lam-sang-to-loi-ich-cua-toi-song-trong-viec-ho-tro-ngan-ngua-benh-tat-d225492.html