19 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBiến rác thải thành... tiền

    Biến rác thải thành… tiền

    Date:

    Related stories

    Rác tưởng chừng như là đổ bỏ đi thế nhưng nhiều người đã biến nó thành những sáng chế vô cùng hữu ích như biến rác thành tiền, biến rác thành quần áo, biến rác thành đồ gia dụng hay điện năng…

    Israel biến rác thành đồ gia dụng

    Rác ở bãi rác lại có thể dùng để chế tạo đồ gia dụng như ghế và thùng rác. Nhưng một công ty ở Israel có tên là UBQ đã kinh doanh về lĩnh vực này, họ còn xin cấp bằng sáng chế đối với quy trình chế tạo này.

    Giám đốc điều hành Christopher Swann của UBQ cho biết: “Những thứ mà bạn nhìn thấy ở đây có thể giống như đồ bỏ đi, nhưng chúng tôi muốn biến chúng thành đồ gia dụng như ghế, thùng rác và lọ hoa”.

    Theo tổng giám đốc Jack Peggio của UBQ: “Rác ở đây bao gồm cơm thừa, vỏ chuối, xương gà, hamburger, túi nhựa bẩn, hộp bẩn, giấy bẩn, cái gì cũng có. Chúng tôi đã cho sử lý vệ sinh, làm khô, qua gia công tán nhỏ và dùng kỹ thuật độc quyền mang tính cách mạng của chúng tôi để xử lý”.

    Rác biến thành dạng viên sau quá trình tán nhỏ nhào trộn để các công ty khác có thể dùng để sản xuất ra sản phẩm.

    Chủ tịch Albert Doer của UBQ cho hay: “Trên thực tế, họ có thể sử dụng các thiết bị hiện có để sản xuất những sản phẩm mà họ đã sản xuất, chỉ là nay đã có thể dùng nguyên liệu của công ty chúng tôi, không cần dùng nhựa nữa”.

    Israel biến rác thành đồ gia dụng.

    Biến rác thành tiền

    Ở thành phố Kawasaki (Nhật), các doanh nghiệp không chỉ có ý thức bảo vệ môi trường, mà họ còn biến rác thành tiền…

    Trường hợp của PRT và nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki chỉ là hai ví dụ điển hình về việc biến rác thành tiền và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Bởi ở thành phố 1,45 triệu dân, GDP đạt 5,2 nghìn tỷ Yên này, từ năm 1970-1972, 45 nhà máy lớn nhất thành phố đã phải ký với chính quyền về việc cam kết bảo vệ môi trường.

    Ông Satoru Yokota, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu môi trường Kawasaki (Cục Môi trường Kawasaki) cho hay, theo ký kết, các công ty ở thành phố tập trung nhiều tập đoàn lớn trên thế giới này phải có chính sách giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua việc dùng các nguyên, nhiên liệu giảm thiểu ô nhiễm môi trường dùng cho sản xuất. Việc bảo vệ môi trường được chính quyền thành phố giao nhiệm vụ cho từng quận.

    Ăn nên làm ra nhờ việc thu gom rác thải.

    Tuy nhiên, bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại, các chất thải đã được tái chế làm thức ăn chăn nuôi, phân bón hóa học… Theo ước tính, riêng hệ thống xử lý nước thải của nhà máy mỗi ngày xử lý được 4 tấn chất thải làm nguyên liệu cho sản xuất phân bón hóa học (trong ảnh là nguyên liệu khô, kết quả xử lý nước thải).

    Với một tập đoàn chuyên về thực phẩm hiện có 126 nhà máy, doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm, việc xử lý chất thải thành nguyên liệu tái chế là quy trình bắt buộc của tập đoàn, đại diện Ajinomoto trao đổi với báo điện tử VnEconomy.

    Khác với PRT có mục tiêu quan trọng là biến rác thành tiền, nhà máy Ajinomoto tại thành phố Kawasaki lại đối mặt với việc phải xử lý nước thải để bảo vệ môi trường. Nhà máy có diện tích 350.000 m2 này hiện là nơi làm việc của 3.000 công nhân.

    Vốn đầu tư nhà máy tái chế rác nhựa này là 20 tỷ Yên (khoảng 177 triệu USD, tương đương 3,78 nghìn tỷ đồng). Chi phí đầu tư nhà máy không quá lớn so với quy mô một phần quan trọng nhờ công ty phát minh ra được dây chuyền tái chế, thay vì đi mua. Vì thế, tài sản quý giá nhất của công ty được cho là dây truyền tái chế rác hiện đại.

    Từ những chai nhựa bỏ đi, qua quy trình tái chế phức tạp thì cho ra sản phẩm hạt nhựa trắng để tái chế ra chai nhựa mới. Sản phẩm hạt nhựa không được xuất khẩu ra nước ngoài, mà dùng để tái chế cho thị trường trong nước.

    Cũng theo bà Toshiko Ito, mỗi năm nhà máy xử lý được 27.500 tấn chai nhựa. Dù chi phí thu mua thấp nhưng bà từ chối trả lời mức doanh thu và lợi nhuận vì đây là “bí mật kinh doanh”.

    Hàng ngày, một lượng lớn vỏ chai nhựa được cho vào thùng rác. Ô nhiễm chất thải rắn trở thành một vấn đề của nhiều thành phố. Tuy nhiên, ở thành phố Kawasaki (Nhật), Công ty Pet Refine Technology (PRT) lại đang ăn nên làm ra nhờ việc gom rác thải và chế biến thành vật liệu tái sinh.

    Biến rác thải thành quần áo

    Người Nhật rất chú trọng và tỉ mỉ trong quy trình phân loại rác. Nếu như ở các nước khác trên thế giới, hầu hết rác thải được phân làm 2 loại chính là tái chế được và không tái chế được, thì ở Nhật, rác thải được chia ra đến 6 loại. Từ rác đốt được, rác không đốt được, rác cồng kềnh đến rác độc hại… tất cả sẽ được phân loại thành từng nhóm riêng biệt để đem đi tái chế.

    Cũng nhờ quá trình này cùng với công nghệ hiện đại, người Nhật đã áp dụng những kỹ thuật vô cùng tiên tiến để xử lí rác thải. Không chỉ giúp giải quyết rác thải hiệu quả, người ta còn chế tạo ra những thành phẩm đặc sắc. Nhờ đó, việc biến rác thải thành quần áo, gạch lát đường hay nguyên liệu cho ngành khác trở nên thuận tiện hơn.

    Người Nhật còn biến rác thành quần áo.

    Với công suất một tấn mỗi giờ, nhà máy xử lí rác ở quận Mitano đã tái chế nhựa PET vô cùng hiệu quả. Từ những chai nhựa bỏ đi, người ta đã tái chế lại thành các chai nhựa mới hoặc biến chúng thành sợi văn phòng. Những sợi này được dệt và may thành những bộ quần áo vô cùng bắt mắt. Với tính ứng dụng cao, sợi văn phòng từ nhựa PET sẽ có mặt trong nhiều sản phẩm may mặc trong tương lai.

    Biến rác thải thành điện năng

    Không phải đâu xa, ngay tại Việt Nam, lần đầu tiên một dây chuyền công nghệ biến rác thải thành điện năng đã được thực nghiệm thành công tại Khu công nghiệp Đồng Văn I, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

    Theo công nghệ điện rác WTE (CNĐR), rác thải rắn sẽ được xử lý bằng phương pháp khí hóa thiếu oxy tạo ra khí gas tổng hợp (syngas) để phát điện theo CNĐR. Ưu điểm của phương pháp này là sử dụng dây chuyền khép kín, không tốn quỹ đất để chôn lấp và không cần phải phân loại rác đầu nguồn. Khi chuyển hóa rác thành khí gas tổng hợp không phát sinh mùi, nước; ổn định và an toàn suốt quá trình vận hành.

    Theo báo cáo của công ty HMC, trong đợt chạy khảo nghiệm từ ngày 21/9 đến 25/10/2016, nhà máy này đã tiếp nhận và xử lý sạch 208 tấn rác thải rắn không phân loại do công ty Môi trường đô thị Hà Nam cung cấp.

    Phần khí gas tổng hợp thu được đã được dùng để chạy ba tổ máy phát điện công suất 550 KVA, 680 KVA, thắp sáng cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng hàng rào của nhà máy liên tục trong 12 tiếng/ngày (trong 10 ngày). Từ ngày 17/10/2016, nhà máy đã chính thức đấu điện chiếu sáng cho KCN Đồng Văn I từ 17h30 đến 6h sáng ngày hôm sau, trong 7 ngày liên tục.

    Ông Đặng Đình Thoảng, Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Hà Nam, đây là công nghệ cơ bản được đánh giá là ưu việt, Việt Nam có nhiều công nghệ điện rác, tuy nhiên HMC là đơn vị được đánh giá hoàn thiện hơn cả, thực tế cho thấy công ty này đã xử lý được rác và dùng năng lượng thu được để phát được điện.

    Tuy nhiên, để nhân rộng công nghệ trên ra toàn quốc hay có thể xuất khẩu được cần phải đánh giá lại quá trình hoàn thiện dây chuyền công nghệ này từ chịu lực, áp suất, tính an toàn, tính bền vững, các chất độc hại, khí thải có an toàn không… và sự đánh giá này phải được Hội đồng khoa học kỹ thuật Quốc gia đánh giá.

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img