22 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngBác sĩ khuyến cáo không nên uống rượu trên máy bay vì...

    Bác sĩ khuyến cáo không nên uống rượu trên máy bay vì có thể tác động tiêu cực đến tim

    Date:

    Related stories

    Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Thorax, uống rượu trong điều kiện áp suất trên cao có thể tác động tiêu cực đến trái tim của chúng ta.

    Các nhà khoa học từ Viện Y học Hàng không Vũ trụ ở Đức cho biết, thói quen uống rượu làm giảm lượng oxy trong máu và tăng nhịp tim trong thời gian dài – ngay cả ở những người trẻ và khỏe mạnh.

    Các tác giả viết: “Liều lượng rượu cao có thể khuếch đại những tác động trên, có khả năng làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe và cấp cứu trong chuyến bay, đặc biệt là ở những người lớn tuổi và mắc bệnh nền. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rõ ràng nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn trên máy bay”.

    Một nhóm 48 tình nguyện viên từ 18 đến 40 tuổi đã tham gia thử nghiệm. Một nửa trong số đó ngủ trong phòng có điều kiện bình thường. Nửa còn lại ngủ trong buồng mô phỏng cabin máy bay đang ở trên cao. Trong một đêm, cả hai nhóm đi ngủ trong tình trạng tỉnh táo. Vào các đêm khác, họ uống rượu trước khi đi ngủ. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nhịp tim, mức độ bão hòa oxy trong máu, các giai đoạn ngủ và chất lượng giấc ngủ của mỗi người.


    Uống rượu trên máy bay tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho tim. Ảnh minh họa

    Họ ghi nhận uống rượu hoặc ngủ trong điều kiện như đang trên chuyến bay đều làm tăng nhịp tim và hạ thấp lượng oxy trong máu ở các tình nguyện viên. Khi hai yếu tố trên được kết hợp, các cá nhân phải chịu tác động ở mức độ cao hơn.

    “Ngay cả ở những người trẻ và khỏe mạnh, uống rượu và ngủ trong điều kiện áp suất thay đổi trên máy bay gây ra căng thẳng đáng kể cho hệ tim mạch. Các triệu chứng đặc biệt trầm trọng ở bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi”, các tác giả thông tin.

    Những hành khách mắc chứng ngưng thở khi ngủ và các vấn đề về hô hấp nên kiêng uống rượu trong 12 giờ trước và trong chuyến bay. Nhóm trẻ, khỏe mạnh được khuyến cáo nên bỏ qua thói quen uống rượu khi ở sân bay hoặc trên phi cơ. Khi tham gia thử nghiệm, họ cũng trải qua tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu kéo dài và nghiêm trọng sau khi uống rượu trong điều kiện giống trên máy bay. Nhịp tim của họ tăng và giấc ngủ bị xáo trộn.

    Theo New York Post, các tác giả kết luận: “Chúng tôi nhận thấy việc uống rượu trên máy bay là nguy cơ sức khỏe bị đánh giá thấp và có thể dễ dàng tránh được. Hành khách và phi hành đoàn nên được thông báo về những rủi ro tiềm ẩn và có thể có ích nếu xem xét thay đổi các quy định để hạn chế sử dụng đồ uống có cồn trên máy bay”.

    Tiến sĩ Alanna Hare, chuyên gia về giấc ngủ và Chủ tịch Hiệp hội Giấc ngủ Anh cũng cho rằng, rượu là thuốc an thần, vì vậy nếu uống gần giờ đi ngủ thường sẽ ngủ nhanh hơn. Đối với những người ngủ trong buồng máy bay có độ cao mất trung bình 19 phút để ngủ khi tỉnh táo và 12,5 phút sau khi uống rượu.

    Nhưng khi cơ thể phân hủy rượu vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ thực sự kém đi và sẽ thức dậy thường xuyên hơn. Kết quả là ngày hôm sau có thể sẽ thấy mệt mỏi bởi cảm giác không được nghỉ ngơi đầy đủ.

    Rượu cũng có thể làm giãn các cơ xung quanh đường hô hấp trên, gây ra chứng ngáy. Đối với những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, các triệu chứng sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất nên tránh uống rượu trước hoặc trong chuyến bay, đặc biệt nếu bị bệnh tim, phổi hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.

    Thay vì uống rượu, các chuyên gia gợi ý một số cách thay thế để thư giãn. Đừng tạo áp lực cho bản thân phải ngủ, nhưng hãy thoải mái. Mang theo gối du lịch và bịt mắt, đồng thời sử dụng nút bịt tai hoặc nghe nhạc êm dịu, những thứ này thực sự hữu ích trong những chuyến bay dài.

    Quy định về hoạt động kinh doanh rượu

    Nghị định Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm: Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.

    Về nguyên tắc kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ phải có giấy phép theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm, rượu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

    Rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định, trừ trường hợp rượu được sản xuất thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại. Rượu bán thành phẩm nhập khẩu không phải dán tem.

    Rượu là một phần quan trọng không thể thiếu của hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm tại Việt Nam và toàn thế giới. Do đó theo nghị định này quy định rượu phải được kiểm nghiệm trước khi lưu thông. Điều này giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng.

    Thông qua quy định này có thể phát hiện các hợp chất và tạp chất có thể gây hại cho sức khỏe con người, ngăn chặn các tình huống rủi ro phát sinh khi đưa vào sử dụng. Đặc biệt cũng giúp xác thực về nguồn gốc, chủng loại và tăng cường uy tín. Theo đó các chỉ tiêu kiểm nghiệm rượu cần đánh giá để đáp ứng chất lượng theo yêu cầu gồm cảm quan, chỉ tiêu lý hóa, chỉ tiêu vi sinh vật, hàm lượng kim loại nặng..

    Vân Thảo (T/h)
    https://vietq.vn/bac-si-khuyen-cao-khong-nen-uong-ruou-tren-may-bay-vi-nguy-co-mac-benh-tim-d226297.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img