Sản xuất dư thừa là một trong những lãng phí được đánh giá là nghiêm trọng và tồi tệ nhất trong các dạng lãng phí vì nó tiềm ẩn hoặc/và tạo ra các lãng phí khác.

Theo chuyên gia năng suất, sản xuất dư thừa có thể gây ra các nguy cơ sau đối với doanh nghiệp: Nếu sản xuất quá nhiều, doanh nghiệp sẽ lưu kho nhiều, khó thay đổi dòng sản phẩm theo thị hiếu và tiến bộ khoa học công nghệ, từ đó gia tăng rủi ro sự lỗi thời hàng hóa.

Đây sẽ là những hàng hóa, sản phẩm không theo kịp yêu cầu, đòi hỏi của thị trường và tiến bộ công nghệ, bị tụt hậu so với những sản phẩm ở thời điểm hiện tại. Việc loại bỏ những hàng hóa, sản phẩm này sẽ dẫn đến nguy cơ về sự giảm sút doanh thu và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Sản xuất dư thừa cũng góp phần làm doanh nghiệp phải đối mặt với tình hình sản phẩm, hàng hóa hết hạn.

Chẳng hạn như mặt hàng dược phẩm, thực phẩm… doanh nghiệp không chỉ cần bảo quản đúng cách mà còn phải theo dõi hạn dùng. Nếu hết hạn sử dụng doanh nghiệp phải hủy các loại hàng hóa này, như vậy đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tốn chi phí cho khoản tiến mua nguyên liệu, đầu vào ban đầu; bên cạnh đó phải mất thêm một khoản chi phí để xử lý và thải bỏ các hàng hóa hết hạn. Sản xuất dư thừa góp phần tăng thêm số lượng tồn kho so với nhu cầu thực, dẫn đến lượng tồn kho vượt quá khả năng lưu trữ, chiếm dụng diện tích. Từ đó phát sinh thêm chi phí cho các hoạt động lưu trữ và bảo quản hàng hóa.


Sản xuất dư thừa là một trong những lãng phí được đánh giá là nghiêm trọng và tồi tệ nhất trong các dạng lãng phí.

Với sản xuất dư thừa doanh nghiệp có thể phải bán các sản phẩm này với giá thấp hoặc phải bỏ đi dưới dạng phế liệu hoặc phải dùng loại đầu vào, bàn giao sản phẩm cho khách hàng với chất lượng cao hơn mức yêu cầu. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đầu tư vốn trước thời hạn như đầu tư mua nguyên liệu và phụ tùng trước kỳ hạn mà doanh nghiệp có khả năng tiếp tục được đặt hàng. Sản xuất thừa còn dẫn đến gia tăng nhiều chi phí như: chi phí lưu kho, chi phí năng lượng, chi phí bảo quản, chi phí nhân lực, chi phí hành chính, chi phí thiết bị, chi phí tài chính…

Các nguyên nhân dẫn đến sản xuất dư thừa có thể là: Thường doanh nghiệp đều mong muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng càng nhanh càng tốt do vậy doanh nghiệp vẫn chấp nhận một khoảng sản xuất dư thừa nào đó như một khoảng dự phòng.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được lượng sản xuất dư thừa mong muốn này. Nguyên nhân là do có một số khoản dự phòng nhưng mức này được tính toán chưa hợp lý dẫn đến dự phòng quá cao; Hoặc mặc dù doanh nghiệp chưa có đơn hàng, chưa ký hợp đồng, thông tin hợp đồng/đơn hàng chưa rõ đã bắt tay vào triển khai thực hiện để tạo thế chủ động và lợi thế so với đối thủ cạnh tranh. Cũng có một số doanh nghiệp dự báo sai nhu cầu hoặc sản xuất trước kỳ hạn và cho rằng khách hàng sẽ đặt lại đơn hàng cũ nên tiến hành triển khai sản xuất trước khi có thông tin chính thức.

Thường các doanh nghiệp đều mong muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh, mong muốn đáp ứng yêu cầu của khách hàng càng nhanh càng tốt do vậy nhiều doanh nghiệp vẫn chấp nhận một khoảng sản xuất dư thừa nào đó như một khoảng dự phòng.


Ảnh minh hoạ.

Trong một số trường hợp, khi doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thiện đơn hàng nhưng đơn hàng lại bị hủy hoặc thay đổi số lượng hay chủng loại. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sản xuất dư thừa. Mức độ nghiêm trọng của sản xuất dư thừa trong trường hợp này gặp ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất theo lô hàng lớn hoặc sản xuất hàng loạt nhiều hơn so với doanh nghiệp có loại hình sản xuất khác.

Việc quản lý trao đổi thông tin trong doanh nghiệp chưa tốt, thông tin truyền đạt giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận sản xuất không xuyên suốt dẫn đến thông tin đầu vào, đầu ra (ví dụ: nguyên vật liệu) không rõ và giám sát thông tin, giám sát tuân thủ không tốt (ví dụ mặt dưới mặt bàn cần được làm bằng gỗ loại A, trong khi khách hàng chỉ yêu cầu loại B, v.v. hoặc kế hoạch sản xuất không đạt.

Phương Nam
https://vietq.vn/nguy-co-lang-phi-tu-san-xuat-du-thua-d225939.html