24 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngĐiều chỉnh lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nhằm bảo vệ...

    Điều chỉnh lượng muối trong bữa ăn hàng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ nhỏ

    Date:

    Related stories

    Việc thêm muối quá mức trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, gây biếng ăn, mà còn tạo gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số bệnh như tăng huyết áp, suy thận, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tổn thương não bộ.

    Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Doãn Thị Tường Vy, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, phụ huynh và nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến hàm lượng muối trẻ ăn mỗi ngày. Cũng bởi, việc nêm muối quá mức không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, gây biếng ăn, mà còn tạo gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ trẻ mắc phải một số bệnh như tăng huyết áp, suy thận, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tổn thương não bộ.

    Bác sĩ Vy khuyến cáo, muối có trong các loại gia vị như xì dầu, hạt nêm, nước mắm, … khi cha mẹ nêm nếm vừa miệng thì bữa ăn có thể ngon miệng hơn nhưng đem lại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và cả gia đình. Khi ăn quá nhiều muối thì thận sẽ phải làm việc nhiều trong khi thận của trẻ vẫn còn non nớt. Gia đình chỉ nên tính toán lượng muối trẻ ăn hàng ngày bằng một nửa so với người lớn. Ví dụ như khi mẹ chế biến món ăn cho con thì các món ăn phải nhạt chỉ bằng một nữa so với món ăn của người lớn thì không bị nguy cơ thừa muối. Ngay trong thực phẩm cũng đã chứa một hàm lượng muối nhất định vì vậy mẹ nên chú trọng giữ được vị ngon tự nhiên của thực phẩm tươi sống, hạn chế tối đa sử dụng gia vị.


    Việc thêm muối quá mức trong bữa ăn hàng ngày của trẻ nhỏ không chỉ gây rối loạn vị giác, giảm khả năng hấp thụ kẽm, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Ảnh minh họa

    Có thể thấy, chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nấu nướng của gia đình, ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của trẻ. Đáng nói, không chỉ trẻ nhỏ và tất cả thành viên trong gia đình cũng cần kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày.

    Bổ sung lượng muối hàng ngày như nào để đảm bảo an toàn sức khỏe

    Lượng muối được quy định bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mọi người nên sử dụng mỗi ngày như sau:

    Đối với mỗi người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 5g muối mỗi ngày. Đây là mức muối được khuyến cáo để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đột quỵ.

    Đối với những trường hợp từng bị tăng huyết áp hoặc đã từng bị đột quỵ thì không nên tiêu thụ quá 2g muối mỗi ngày.

    Chế độ ăn nhạt sẽ giúp mọi người có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Bên cạnh muối, một số những loại gia vị khác sử dụng trong chế biến hằng ngày như nước mắm, hạt nêm, xì dầu, bột canh, chúng ta cũng cần tính đến hàm lượng trong chế độ ăn tương đương như các loại muối.

    Những cách giúp giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày

    Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, ,… Nguyên nhân bởi đây là các thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Trong trường hợp vẫn muốn ăn các thực phẩm này, bạn nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).

    Chọn cách chế biến: Ưu tiên chế biến món luộc, hấp thay vì món cần nhiều gia vị mặn như món kho, xào, tẩm ướp, rim, rang,… Điều này sẽ giúp làm giảm tối đa lượng muối ăn vào hằng ngày.

    Khi nấu nướng, nên nêm nếm trước khi cho bột canh để đảm bảo cho vào lượng vừa đủ, không quá nhiều. Bên cạnh đó, mì chính là gia vị có vị ngọt nhưng trong thành phần chứa natri – tương tự thành phần của muối nên cũng nên hạn chế sử dụng trong khi chế biến món ăn.

    Không nên ăn ngoài hàng quá nhiều, tránh không kiểm soát được lượng muối trong thức ăn. Nên tự nấu ăn ở nhà để có thể chủ động kiểm soát lượng muối một cách tốt nhất.

    Khi ăn các loại nước chấm người dùng nên pha loãng. Dùng thêm chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác, bù cho vị mặn bị bớt đi.

    Theo các nghiên cứu, hàm lượng muối trẻ có thể ăn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ, việc trẻ có thể ăn muối được quy định theo từng độ tuổi.

    Trẻ dưới 1 tuổi: <= 1g muối/ngày

    Trẻ 1 đến 3 tuổi: <= 2g muối/ngày

    Trẻ 4 đến 6 tuổi: <= 3g muối/ngày

    Trẻ 7 đến 10 tuổi: <= 5g muối/ngày

    Trẻ 11 tuổi trở lên: <= 6g muối/ngày

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/dieu-chinh-luong-muoi-trong-bua-an-hang-ngay-nham-bao-ve-suc-khoe-cua-tre-nho-d217437.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img