22 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngChuyên gia khuyến cáo nhóm người không nên xông hơi phòng ngừa...

    Chuyên gia khuyến cáo nhóm người không nên xông hơi phòng ngừa Covid-19

    Date:

    Related stories

    Xông hơi là một trong những cách để phòng ngừa Covid-19, tuy nhiên việc quá lạm dụng sẽ gây tổn thương đến niêm mạc mũi và sức khỏe.

    Hiện nay, nhiều người chọn phương pháp xông lá, gừng, xả để ngăn ngừa Covid-19. Theo Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, khi virus đã nhiễm vào cơ thể thì xông nhiệt độ cao cũng không thể diệt được mà chỉ là biện pháp giúp cải thiện triệu chứng. Bởi khi nhiễm, virus sẽ chui vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, nhờ tế bào của người bị nhiễm sản xuất ra nhiều virus mới và xâm chiếm các tế bào lân cận, lúc này xông hơi nóng chỉ ở ngoài bề mặt niêm mạc, không ảnh hưởng đến virus bên trong tế bào.


    Nhiều người chọn phương pháp xông để ngăn ngừa Covid-19.

    Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng hô hấp (nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu) có thể xông thảo dược để vừa giảm triệu chứng, vừa làm dịu thần kinh, giảm đau nhức, an thần, dễ ngủ. Nhưng cần tránh xông phủ kín toàn thân. Bởi khi mắc Covid-19, cơ thể đang rất mệt mỏi, suy nhược, ra mồ hôi nhiều, cần nhiều oxy để thở. Nếu xông toàn thân sẽ bị mất nước, khó thở, dễ chóng mặt và có khi choáng váng, ngất xỉu. Do đó, với những người nhiễm Covid-19, chống chỉ định xông toàn thân.

    Xông hơi cần đúng cách, hiệu quả và an toàn

    Trong khi chưa có thuốc đặc trị để điều trì Covid-19 thì biện pháp xông hơi sẽ hỗ trợ để người bệnh giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên để xông đúng cách, hiệu quả và an toàn cần lưu ý:

    Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến máu huyết không lưu thông. Khi cần xông phòng, xông mũi họng, tuyệt đối không xông toàn thân vì vào ngày thứ 3 khi phát bệnh, người bệnh thường có triệu chứng vã mồ hôi. Nếu xông toàn thân sẽ làm cơ thể ra nhiều mồ hôi hơn, làm cơ thể mất nước, suy nhược thêm.

    Thời gian xông mũi nên làm trong 10 – 20 phút với 2 lần/ngày. Nếu chọn tinh dầu thì mỗi lần xông nhỏ vài giọt. Nếu dùng thảo dược tươi thì rửa sạch, thảo dược khô thì không bị nấm mốc. Người bệnh không nên lạm dụng xông quá nhiều lần có thể làm cơ thể phản ứng (co thắt lại).

    Nếu xông toàn thân, nơi xông phải kín gió. Khi mồ hôi đã ra nhiều ướt áo thì ngừng xông, lau khô người, thay áo, đắp chăn nằm nghỉ.

    Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… bệnh nhân cần ngừng ngay. Trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu người bệnh sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng…) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế. Bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã.

    Đặc biệt, những người sốt cao, sợ nóng không sợ lạnh, ra nhiều mô hôi, không khát nước; cơ thể suy nhược, vừa ốm khỏi, già yếu, mệt mỏi, thiếu máu, đang mang thai hoặc vừa sinh, đang bị tiêu chảy; cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả… không nên xông.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-nhom-nguoi-khong-nen-xong-hoi-phong-ngua-covid-19-d197306.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img