22 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngCách bảo vệ trẻ em trước ô nhiễm không khí

    Cách bảo vệ trẻ em trước ô nhiễm không khí

    Date:

    Related stories

    Trước tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng trong thời gian gần đây, ác bậc phụ huynh nên làm gì để bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch non nớt của trẻ?

    Điều cần biết về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đối với trẻ em

    Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, đặc biệt với trẻ em. Sau đây là một số gợi ý giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.

    Bài viết của BS Jonathan Halevy chuyên khoa nhi hiện công tác tại phòng khám Family Medical Practice. Đầu năm 2015, BS Jonathan phối hợp cùng Alphabooks phát hành cuốn sách “Nuôi Con Sao Cho Đúng” viết về đề tài chăm sóc sức khỏe trẻ em tại Việt Nam.

    Gần đây tôi tiếp nhận một bệnh nhi 3 tuổi trong tình trạng sổ mũi, ho, hắt hơi, mắt đỏ. Trước đây bệnh nhi của tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh nhưng hiện nay những triệu chứng trên xuất hiện mỗi ngày. Mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc khác nhau (thuốc ho, dị ứng kể cả kháng sinh) tình trạng bệnh chỉ thuyên giảm đôi chút và khi dừng dùng thuốc mọi thức lại trở về như cũ. Gia đình của bé rất lo lắng. Trong quá trình trò chuyện, tôi được biết các triệu chứng trên xuất hiện khi công trường cách nhà nạn nhân không xa bắt đầu thi công.

    Trong vòng một thập kỷ qua, cơ sở hạ tầng tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có sự thay đổi nhanh chóng, các tòa nhà chọc trời mọc lên, đường xá được cải tạo. Tuy nhiên những điều trên cũng dẫn đến các hệ lụy không tốt cho sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ:

    Ô nhiễm không khí: bụi từ các công trường xây dựng chứa nhiều hóa chất độc hại gồm bụi xi măng, kim loại nặng, sợi tổng hợp, mùn cưa thậm chí là amiăng (có thể gây ung thư phổi), silica (gây bệnh phổi mãn tính).

    Khói: khói từ xe hơi, xe tải, máy ủi, máy phát điện và các máy khác trong và xung quanh khu vực khiến nguồn không khí bạn đang hít thở bị ô nhiễm nghiêm trọng.

    Randon: là một khí phóng xạ, nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi (chỉ đứng sau thuốc lá) thoát ra từ đất. Tại các công trường xây dựng, lượng randon thải vào khí quyển có xu hướng tăng lên.

    Aspergillus là một loại nấm có mặt trong đất. Quá trình xây dựng, cải tạo hoặc dỡ các tòa nhà khiến Aspergillus dễ dàng phát tán trong không khí và gây ra các vấn đề hô hấp và những triệu chứng dị ứng mãn tính.

    Các công trường xây dựng là nơi sinh sống của chuột, gián và những loài trung gian lây lan bệnh truyền nhiễm như dị ứng, hen suyễn.

    Hóa chất, kim loại nặng từ các công trường xây dựng có thể bị hấp thu vào đất, nước trong khu vực từ đó gây ra ô nhiễm và các vấn đề sức khỏe.

    Hóa chất, bụi trong không khí có thể gây kích ứng da (viêm da) mắt (nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc). Các hóa chất, bụi này có thể lan xa trong không khí hàng trăm mét và tác động xấu đến sức khỏe gia đình bạn. Trẻ em sống và sinh hoạt gần các công trường xây dựng dễ gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi mãn tính, viêm xoang, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, nhiễm trùng mắt. Lúc này, nguyên nhân không do hệ miễn dịch của trẻ yếu mà vì nó đang phải chống chọi với những ô nhiễm xung quanh.

    Vậy các bậc phụ huynh nên làm gì để bảo vệ sức khỏe và hệ miễn dịch non nớt của trẻ?

    Nếu bạn sống trong khu vực gần đường chính, hoặc công trường xây dựng nên đóng cửa để hạn chế bụi bay vào nhà;

    Đảm bảo bộ lọc điều hòa được vệ sinh điều đặn hàng tháng vì đây chính là nơi phát tán bụi, nấm mốc;

    Dùng máy hút bụi thích hợp (với bộ lọc HEPA);

    Không nên để các đồ vật có thể tích bụi vào phòng trẻ (thảm, rèm, đồ chơi có lông, gối);

    Vệ sinh khăn trải giường thường xuyên;

    Cho trẻ dùng mặt nạ (N95) nếu bạn sống trong khu vục gần đường lớn hoặc công trường xây dựng.

    Đôi khi một kỳ nghỉ ở vùng biển nơi không khí trong lành có thể mang lại tác động tích cực đến sức khỏe.

    Theo Thanh Thảo/moitruong.com.vn/Vietnammedicalpractice

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img