18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vững5 nguy cơ khi ăn quá nhiều đồ ngọt

    5 nguy cơ khi ăn quá nhiều đồ ngọt

    Date:

    Related stories

    Đồ ngọt có sức hấp dẫn tuyệt vời, tuy nhiên tác động xấu của nó đến sức khỏe không phải ai cũng biết.

    Đồ ngọt luôn là món ăn có sức hấp dẫn tuyệt vời. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đường lại gián tiếp hủy hoại sức khỏe của bản thân.

    Làm da nhanh lão hóa

    Đường là tác nhân khiến da nhanh lão hóa. Ảnh minh họa 

    Các chị em nên nhớ rằng khi ăn quá nhiều đường có thể phá hủy collagen và đẩy nhanh quá trình lão hóa da dẫn đến hình thành nếp nhăn sớm và da chảy xệ.

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người uống đồ uống có đường từ 7 lần/tuần trở lên có nhiều khả năng bị mụn trứng cá ở mức độ trung bình hoặc nặng. Đó là do một phần lượng đường sau khi hấp thụ vào máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá.

    Tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2

    Tỷ lệ bệnh tiểu đường trên thế giới đã tăng gấp đôi trong hơn 30 năm qua. Có rất nhiều lý do cho việc này, có 1 lý do rõ ràng liên quan giữa tiêu thụ nhiều đường và rủi ro bị tiểu đường.

    Béo phì thường là do tiêu tụ nhiều đường gây ra, được xem là nguy cơ lớn nhất gây bệnh tiểu đường. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài còn dẫn đến việc kháng insulin – 1 loại hoóc-môn có ở tuyến tụy để cân bằng lượng đường trong máu. Kháng insulin làm cho lượng đường trong máu tăng cao và nguy cơ rủi ro bị tiểu đường tăng cao.

    Một chế độ ăn nhiều đường dẫn đến béo phì và kháng insulin, cả 2 đều là nguyên nhân gây nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

    Làm tổn thương tim

    Sử dụng quá nhiều đường sẽ không tốt cho tim mạch. Thậm chí, nó còn có hại hơn chất béo vì đường gây tổn thương cho động mạch và tim, làm tăng nguy cơ bị đau tim và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nó cũng làm tăng mức insulin, kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, tăng nhịp tim và huyết áp.

    Huyết áp cao làm tim và động mạch phải làm việc chăm chỉ hơn, tăng nguy cơ mắc các cơn đau tim, đột quỵ và một số vấn đề nghiêm trọng khác về động mạch vành.

    Gây béo phì

    Thực phẩm chứa nhiều đường sẽ cung cấp nhiều calo. Trong khi đó, nguyên nhân chính của tình trạng tăng cân và béo phì lại chính là do tiêu thụ quá nhiều calo. Ngoài ra, ăn nhiều đường chỉ cung cấp calo chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt thiếu chất xơ có thể gây ra cảm giác thèm tinh bột hoặc đường – 2 chất có xu hướng làm tăng cân.

    Gây stress

    Theo nghiên cứu, những người tiêu thụ nhiều đường thường xuyên lo lắng, bực bội và có xu hướng suy nhược. Nhiều người lầm tưởng tiêu thụ chất ngọt có thể làm thay đổi tâm trạng. Thực tế, lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhưng sau đó giảm xuống nhanh chóng khi cơ thể tiêu hóa chúng, do vậy tác hại của đường là tạo nên sự rối loạn tâm trạng và tiêu hóa. Mức độ nhảy vọt của lượng đường rồi giảm đột ngột làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của bộ não. Vì vậy tâm trạng bất ngờ trở nên tồi tệ hơn, gắt gỏng với xung quanh nhiều hơn.

    Đường có nhiều tác hại nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của chúng đối với cơ thể. Đường là một loại carbohydrate xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm. Cơ thể chủ yếu sử dụng carbohydrate làm nguồn năng lượng để não, hệ thần kinh trung ương và các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Do đó chỉ nên cắt giảm chứ không nên bỏ đường trong thực phẩm tiêu thụ hàng ngày.

    Thu Phương (T/h)
    https://vietq.vn/5-nguy-co-khi-an-qua-nhieu-do-ngot-d196939.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img