19 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vững5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên vứt bỏ thức ăn thừa

    5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên vứt bỏ thức ăn thừa

    Date:

    Related stories

    Không ai muốn lãng phí những thực phẩm còn tốt nhưng không giống như thực phẩm đóng gói sẵn, rất khó để xác định liệu thức ăn thừa mà bạn nấu ở nhà có còn tốt không.

    Không có cách nào để tiết kiệm tiền, ăn uống lành mạnh và cải thiện kỹ năng nấu ăn tốt hơn là chuẩn bị thức ăn ở nhà. Cho dù bạn đang chuẩn bị sẵn bữa trưa lành mạnh cho những ngày đi làm hay nấu ăn cho gia đình, thì việc nấu ăn tại nhà cũng đảm bảo một điều chắc chắn – thức ăn thừa.

    Không ai muốn lãng phí những thực phẩm còn tốt, nhưng không giống như thực phẩm đóng gói sẵn có “hạn sử dụng tốt nhất” và “ngày bán “, thật khó để xác định liệu thức ăn thừa mà bạn nấu ở nhà có còn tốt để ăn hay không.

    Theo State Food Sàety, mọi người nên tuân thủ quy tắc 7 ngày khi nói đến thức ăn thừa. “Thực phẩm dễ hỏng đã mở hoặc chuẩn bị trước nên được vứt bỏ sau bảy ngày. Không nên để bất cứ đồ ăn thừa nào trong tủ lạnh quá thời gian này.” Nhưng một số thực phẩm thậm chí nên được vứt bỏ trước thời hạn bảy ngày này.

    Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng đồ ăn thừa có thể khiến bạn bị bệnh:

    Nấm mốc

    Nấm mốc không xuất hiện trên phô mai tươi, bánh mì và trái cây, nhưng, nó có thể mọc trên đồ ăn thừa nếu có đủ thời gian. Nếu thức ăn nhìn có vẻ bị mốc, thì nên vứt bỏ ngay. Nếu thực phẩm không có dấu hiệu của nấm mốc, nhưng bạn vẫn không chắc mình có ăn được hay không, hãy thử một phương pháp khác để kiểm tra độ tươi.

    Màu sắc thay đổi

    Trước khi ăn bất cứ thứ gì, hãy kiểm tra thật cẩn thận và tự hỏi liệu tất cả các thành phần của món ăn đó có còn giữ nguyên màu như khi bạn nấu chúng hay không. Có nghĩa là, kiểm tra xem liệu thịt có chuyển sang màu xám hoặc rau diếp xanh đã chuyển sang màu nâu. Nếu thực phẩm không còn giống màu phải có của nó thì có lẽ không an toàn khi ăn. Phương pháp này hiệu quả nhất cho các bữa ăn có chứa các thành phần tươi như nông sản, thịt và sữa tươi. Với các bữa ăn được làm từ những nguyên liệu có chứa chất bảo quản, màu sắc có thể gây hiểu nhầm. Nếu bạn không chắc chắn, hãy chuyển sang một trong những phương pháp khác.

    Ngửi không còn ngon hoặc mùi đã thay đổi đáng kể

    Tất cả chúng ta đều đã có lúc mở cửa tủ lạnh và ngay lập tức bị mùi thức ăn ôi thiu xộc thẳng vào mũi. Đây là một dấu hiệu cho thấy thức ăn thừa cần được vứt bỏ. Thực phẩm có mùi hôi hoặc thậm chí mùi hơi khác là đã không còn đủ tươi để ăn. Nếu vẫn còn tốt, thức ăn thừa sẽ có mùi giống như khi mới nấu.

    Kết cấu thay đổi

    Sau khi kiểm tra nấm mốc, đổi màu và mùi lạ: nếu bạn vẫn không chắc chắn về tình trạng của đồ ăn thừa, hãy kiểm tra kết cấu của thực phẩm. Nếu món ăn có vẻ chảy nhớt hoặc có sự thay đổi mạnh mẽ về kết cấu, thì nhiều khả năng là nó đã bị ôi.

    Cẩn tắc vô ưu và làm theo bản năng của ruột

    Phương châm là, “Dùng thì không nghi, mà nghi thì không dùng.” Bạn có thể cảm thấy tiếc rẻ khi vứt bỏ thức ăn, nhưng nếu ăn phải đồ ăn đã hỏng, bạn có thể sẽ phải tốn nhiều tiền hơn cho hóa đơn bác sĩ hoặc phải tốn thời gian nằm viện và xa rời những thứ đồ ăn yêu thích.” Để tránh lãng phí thực phẩm, tốt nhất là dán nhãn hạn dùng cho thức ăn thừa và tuần thủ nguyên tắc FIFO (vào trước thì ra trước). Đây là một thực hành an toàn thực phẩm nhà hàng trong việc sử dụng các thực phẩm dựa trên việc chúng được cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông khi nào. Thực phẩm cũ nhất luôn được sử dụng đầu tiên để giúp giảm rác thải thực phẩm và đảm bảo chất lượng thực phẩm.

    Để kéo dài tuổi thọ của thức ăn thừa, bạn cũng cần lưu giữ và hâm nóng lại mọi thứ đúng cách. Giữ thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp. Đừng để bên ngoài đối với những thực phẩm cần trữ mát hoặc đông lạnh. Đun nóng thực phẩm đến nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đậy và bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh hoặc trong chạn.

    Theo vtv.vn (12/2/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img