22 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngWHO khuyến cáo không nên sử dụng chất thay thế đường để...

    WHO khuyến cáo không nên sử dụng chất thay thế đường để giảm cân

    Date:

    Related stories

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị, không sử dụng chất tạo ngọt thay thế đường nếu bạn đang cố gắng giảm cân.

    Cơ quan y tế toàn cầu, cho biết một đánh giá có hệ thống về các bằng chứng hiện có cho thấy việc sử dụng chất tạo ngọt không đường hay còn gọi là NSS, “không mang lại bất kỳ lợi ích lâu dài nào trong việc giảm mỡ cơ thể ở người lớn hoặc trẻ em”.

    Giám đốc bộ phân dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của WHO, Tiến sĩ Francesco Branca, cho biêt: “Việc thay thế đường tự do bằng chất tạo ngọt không đường không giúp mọi người kiểm soát cân nặng lâu dài”. Tiến sĩ Branca cũng cho biết hướng dẫn này áp dụng cho tất cả mọi người, ngoại trừ những người đã mắc bệnh tiểu đường từ trước. Bởi các nghiên cứu đánh giá cũng chỉ ra rằng có thể có “tác dụng không mong muốn tiềm ẩn” từ việc sử dụng chất thay thế đường trong thời gian dài như làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.


    Các chất tạo ngọt thay thế đường không có tác dụng hỗ trợ giảm cân.

    Mặc dù khuyến nghị này của WHO “không nhằm mục đích bình luận về tính an toàn của việc tiêu thụ, song theo Tiến sĩ Branca, “những gì hướng dẫn này nói là nếu chúng ta đang tìm cách giảm béo phì, kiểm soát cân nặng hoặc nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm, thì thật không may là khoa học không thể chứng minh được”. Ông Branca cũng nhấn mạnh rằng, việc sử dụng các chất tạo ngọt không đường “sẽ không tạo ra những tác động tích cực đến sức khỏe mà một số người có thể đang tìm kiếm”.

    Chất tạo ngọt không đường được sử dụng rộng rãi như một thành phần trong thực phẩm và đồ uống đóng gói sẵn và đôi khi cũng được người tiêu dùng thêm trực tiếp vào thực phẩm và đồ uống.

    WHO đã ban hành hướng dẫn về lượng đường tiêu thụ vào năm 2015, khuyến nghị người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 10% tổng lượng năng lượng tiêu thụ. Khuyến nghị này cũng cho thấy sự quan tâm đến các chất thay thế đường đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua.

    Nhà nghiên cứu dinh dưỡng Ian Johnson, nghiên cứu viên danh dự tại Viện Khoa học sinh học Quadram tại Norwich, Vương quốc Anh, cho biết: “Hướng dẫn mới này dựa trên đánh giá toàn diện các tài liệu khoa học mới nhất và nhấn mạnh rằng việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo không phải là chiến lược tốt để giảm cân bằng cách giảm lượng năng lượng nạp vào cơ thể”.

    “Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là lượng đường tiêu thụ không liên quan đến việc kiểm soát cân nặng”, Johnson cho biết trong một tuyên bố. Thay vào đó, chúng ta nên cắt giảm việc sử dụng đồ uống có đường và cố gắng sử dụng “trái cây thô hoặc đã qua chế biến nhẹ để tạo vị ngọt”, ông Johnson nói thêm.

    Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu tại Phòng khám Cleveland có trụ sở tại Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng erythritol – được sử dụng để tăng khối lượng hoặc tạo độ ngọt từ stevia (cỏ ngọt), la hán quả và các sản phẩm ít đường keto đều có liên quan đến tình trạng đông máu, đột quỵ, đau tim và tử vong sớm.

    Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp đôi nếu họ có mức erythritol cao nhất trong máu.

    Tiến sĩ Branca, cho biết cũng giống như nhiều người đã học cách ăn và nấu ăn mà không cần muối, họ có thể học cách giảm sự phụ thuộc vào đường tự do và chất tạo ngọt không dinh dưỡng.

    Các chuyên gia khuyên rằng, hãy chọn thực phẩm không thêm đường và tránh tất cả các loại đồ uống có đường. Chẳng hạn lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc sữa chua không có chất tạo ngọt. Các loại đồ uống có đường cần loại khỏi danh sách mua sắm nên bao gồm soda, đồ uống tăng lực, đồ uống thể thao và nước trái cây. Thay vào đó, hãy chọn nước lọc.

    Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo người tiêu dùng tãy cẩn thận với đường ẩn. Đường bổ sung thường có trong các loại thực phẩm như nước sốt, bánh mì, gia vị… Đồng thời khuyến cáo người tiêu dùng hãy kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng.

    Tất cả thực phẩm và đồ uống phải liệt kê lượng và loại đường trên nhãn của hàng hoá. Các nhà nghiên cứu lưu ý: “nếu lượng đường bổ sung càng cao trong danh sách thành phần thì lượng đường bổ sung trong sản phẩm càng nhiều”.

    Bảo Linh (t/h)
    https://vietq.vn/who-khong-nen-su-dung-chat-thay-the-duong-de-giam-can-d224222.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img