22 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngWHO: Bắt buộc tiêm chủng ngừa Covid-19 có phải là biện pháp...

    WHO: Bắt buộc tiêm chủng ngừa Covid-19 có phải là biện pháp đúng đắn

    Date:

    Related stories

    Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, để chương trình tiêm chủng ngừa vaccine được tiến hành hiệu quả, các quốc gia cần chủ động tuyên truyền để người dân hiểu và tin tưởng lợi ích của vaccine, thay vì bắt buộc người dân phải thực hiện.

    WHO khẳng định, các quốc gia có quyền quyết định sẽ triển khai các chiến dịch chủng ngừa Covid-19 của mình như thế nào, tuy nhiên, WHO khuyến cáo việc yêu cầu chủng ngừa bắt buộc có thể là cách làm sai, phản tác dụng vì từng xảy ra việc tâm lý phản đối gia tăng khi người dân bị buộc đi chủng ngừa.

    Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến ngày 7/12 của WHO, Giám đốc bộ phận chủng ngừa của WHO Kate O’Brien cho rằng, không nên bắt buộc người dân đi tiêm, thay vào đó nên khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân đi chủng ngừa.

    Tuy nhiên, bà O’Brien lưu ý, có thể phải áp dụng bắt buộc chủng ngừa vaccine Covid-19 đối với một số vị trí công tác trong các bệnh viện, vì sự an toàn của bệnh nhân và các nhân viên y tế.


    Việc giúp người dân tự nhận thức tầm quan trọng của Covid-19 sẽ tốt hơn là bắt buộc.

    Về phần mình, Giám đốc tình trạng khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho rằng, cần thuyết phục người dân tin tưởng sử dụng vaccine Covid-19, thông qua việc cung cấp các dữ liệu đáng tin cậy và thông tin về lợi ích của vaccine để người dân tự quyết định. Ông cũng lưu ý trong một số trường hợp, việc chủng ngừa vaccine được coi là trách nhiệm.

    Tuy nhiên, các chuyên gia của WHO thừa nhận sẽ rất khó để thuyết phục toàn bộ người dân trên thế giới tự nguyện sử dụng vaccine phòng Covid-19.

    Theo WHO, hiện có khoảng 51 vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm trên người, 13 trong số này đã đến giai đoạn thử nghiệm cuối trên quy mô lớn. Ngoài ra còn có khoảng 163 vaccine đang được nghiên cứu và phát triển tại các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới.

    Trong bối cảnh các quốc gia đang chuẩn bị triển khai các kế hoạch chủng ngừa trong thời gian tới, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi ưu tiên những nhóm có nguy cơ cao để giảm áp lực cho các hệ thống y tế.

    Cụ thể, ông Ghebreyesus cho rằng, các nhân viên y tế cần được ưu tiên hàng đầu, tiếp đến là nhóm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong cao vì tuổi tác, rồi đến nhóm nguy cơ cao vì bệnh nền.

    WHO cũng kêu gọi các nhà tài trợ đóng góp cho Cơ chế ACT-Accelerator nhằm phân phối vaccine, phương tiện điều trị và xét nghiệm công bằng tại các quốc gia, bất kể giàu nghèo. Hiện cơ chế này đang thiếu 4,3 tỷ USD vốn hoạt động khẩn cấp và 23,9 tỷ USD trong năm 2021.

    Bảo Linh
    http://vietq.vn/who-bat-buoc-tiem-chung-ngua-covid-19-co-phai-la-bien-phap-dung-dan-d181535.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img