19 C
Hanoi
Thứ tư, Tháng Một 22, 2025
More
    HomeCác dự ánVNCPC tham gia phiên họp khởi động Hợp phần cung cấp dịch...

    VNCPC tham gia phiên họp khởi động Hợp phần cung cấp dịch vụ và kỹ thuật cho công nghệ tái chế nhựa thí điểm tại 2 làng nghề

    Date:

    Related stories

    Ngày 6/11/2018, tại Tổng Cục môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Ban Quản lý dự án đã tổ chức cuộc họp khởi động Hợp phần cung cấp dịch vụ và kỹ thuật cho công nghệ tái chế nhựa thí điểm tại 2 làng nghề, ở Hưng Yên. Buổi họp nhằm thống nhất các nội dung, kế hoạch thực hiện và các hoạt động điều phối, quản lý các sản phẩm của gói thầu.

    Đây là gói thầu thuộc Hợp phần 3 của Dự án “Trình diễn áp dụng Phương pháp kỹ thuật tốt nhất hiện có (BAT) và Kinh nghiệm môi trường tốt nhất (BEP) trong hoạt động đốt ngoài trời nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP)”, được Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, ủy thác thông qua Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO).

    Dự án là hành động thiết thực nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Trên thế giới, hiện có 5 quốc gia gồm Campuchia, Lào, Mông Cổ, Philippines và Việt Nam được UNIDO lựa chọn là nơi triển khai thực hiện.

    Dự án là hành động thiết thực nhằm thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy.

    Gói thầu này do liên danh gồm Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC, đơn vị chủ trì) cùng các đối tác là Công ty TNHH Vinacolour, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Trung thực hiện tại 2 làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và Phan Bôi (Hưng Yên), trong thời gian 2 năm (2018 – 2020).

    Mục đích của gói thầu là khảo sát, nghiên cứu khả thi, xác định và áp dụng thử nghiệm giải pháp BAT/BEP nhằm cải tiến quy trình sản xuất, giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất đồng thời giảm phát thải các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phát sinh không chủ định (UPOP) do các hoạt động đốt chất thải nhựa.

    Các hoạt động chính của Dự án gồm:

    • Khảo sát, đánh giá xác định hiện trạng công nghệ tái chế nhựa tại 2 làng nghề
    • Đề xuất các giải pháp BAT/BEP
    • Tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các hộ gia đình
    • Lắp đặt, thử nghiệm hai dây chuyền công nghệ mới tại hai làng nghề
    • Lắp đặt và chạy thử nghiệm dây chuyền tái chế nhựa thải tạo ra sản phẩm có ích như gạch, ngói nhựa, hàng rào nhựa, khay, máng nhựa,…
    • Đo đạc, phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường trước và sau khi thực hiện dự án.

    Theo VNCPC

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img