16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngVì sao không nên sử dụng điện thoại trước khi ngủ?

    Vì sao không nên sử dụng điện thoại trước khi ngủ?

    Date:

    Related stories

    Thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ trở thành vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện đại, đặc biệt với mối nguy hại cho sức khỏe.

    Các nhà khoa học phát hiện điện thoại có thể bẩn gấp 10 lần so với bồn vệ sinh, điều này cho thấy mức độ ô nhiễm vi khuẩn trên các thiết bị di động cao hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng. Pseudomonas aeruginosa là loại vi khuẩn thường có mặt trong phân và có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi và nhiễm trùng huyết nếu con người tiếp xúc với nó.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, môi trường ấm áp và ẩm ướt của giường ngủ, nơi mà một người có thể đổ mồ hôi tới 700 ml mỗi đêm đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa phát triển. Vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo, không nên để điện thoại trên giường hoặc dưới gối khi ngủ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn.

    Thêm vào đó, một nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi người chạm vào điện thoại di động khoảng 2.617 lần mỗi ngày, khiến thiết bị này trở thành nơi trú ẩn cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã thu thập mẫu từ 10 điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh, sau đó cho chúng phát triển trong phòng thí nghiệm để xác định các loại vi khuẩn có mặt.

    Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cải thiện chất lượng giấc ngủ, người dùng nên cân nhắc từ bỏ thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ và giữ cho không gian ngủ của mình luôn sạch sẽ.

    Khi sử dụng điện thoại chúng ta thường đưa màn hình tới sát mặt để nhìn cho rõ nên vô tình gây ảnh hưởng đến mắt. Lúc đó, nhãn cầu sẽ liên tục tiếp nhận các đốm sáng trên màn hình khiến số lần chớp mắt giảm đáng kể. Nguy hiểm hơn, dùng điện thoại trong bóng tối còn kích thích võng mạc, dẫn đến khô mắt và mỏi mắt. Khi ngủ, bỏ điện thoại kế bên sẽ gây áp lực lên nhãn cầu do sóng điện từ. Loại sóng này cũng tạo nên nhiều loại bệnh khác nhau. Chưa kể, những người cận thị sẽ ngày càng cận nặng hơn nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen xấu này.


    Sử dụng smartphone nhiều trước khi đi ngủ làm ảnh hưởng đến tâm trạng và dẫn đến bị trầm cảm. (Ảnh minh hoạ).

    Ánh sáng bức xạ từ màn hình smartphone có khả năng gây ra bệnh mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân bởi smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của bạn.

    Những ánh sáng xanh này tương tự như ánh sáng ban ngày làm cho cơ thể chúng ta nghĩ rằng đó là ban ngày dù trời đã tối khuya. Lời khuyên dành cho bạn là đừng nên sử dụng điện thoại, máy tính, tivi trong 1 giờ trước khi ngủ và không để điện thoại gần khu vực ngủ.

    Theo tiến sĩ Jason Nagata – Phó Giáo sư Nhi khoa tại Đại học California, San Francisco đã có phát hiện đáng ngạc nhiên – những trẻ chỉ tắt tiếng thông báo điện thoại trước khi đi ngủ có thời lượng giấc ngủ ít hơn so với trẻ tắt nguồn điện thoại.

    Phó Giáo sư Nagata đưa ra kết luận: “Nếu điện thoại không ngắt kết nối hoàn toàn, thanh thiếu niên vẫn có thể bị đánh thức do rung động hoặc ánh sáng. Trong trường hợp trẻ khó vào giấc ngủ, các em có thể dễ dàng mở điện thoại lên khi buồn chán dẫn đến gián đoạn giấc ngủ”.

    Tiến sĩ Jason Nagata chia sẻ: “Tôi nghĩ điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ hay các em ở tuổi vị thành niên cần nhớ đó là tránh sử dụng mạng xã hội hoặc bất kỳ thiết bị điện tử nào trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ. Nếu có thể, hãy để các thiết bị này bên ngoài phòng ngủ bởi đó là cách hiệu quả nhất”.

    Ông Nagata và các đồng nghiệp cho biết nghiên cứu của họ chỉ ra một số phương pháp hay nhất dành cho thanh thiếu niên: Không tiếp xúc với màn hình điện tử trong vòng một giờ trước khi đi ngủ; Tắt nguồn điện thoại vào ban đêm; Tránh mở điện thoại để kiểm tra nếu bạn đột ngột thức dậy vào giữa đêm; Để điện thoại bên ngoài phòng ngủ vào ban đêm.

    Và những lời khuyên này cũng áp dụng cho cả người lớn.

    Người đứng đầu nghiên cứu đưa ra kết luận: “Sau khi thực hiện những nghiên cứu này, tôi đã thay đổi thói quen của mình. Trước đây tôi thường tắt điện thoại nhưng vẫn để nó ở trong phòng. Ở thời điểm hiện tại, tôi đã thử đặt điện thoại bên ngoài phòng ngủ và thực tế điều đó đem lại kết quả tốt đối với chính bản thân tôi”.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-khong-nen-su-dung-dien-thoai-truoc-khi-ngu-d226572.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img