13.9 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng Một 18, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngVì sao FDA xếp bánh mì trắng là "thực phẩm không lành...

    Vì sao FDA xếp bánh mì trắng là “thực phẩm không lành mạnh”?

    Date:

    Related stories

    Bánh mì trắng là sản phẩm quen thuộc nhiều người yêu thích, tuy nhiên mới đây Mỹ đã xếp thực phẩm này vào danh sách các thực phẩm “không lành mạnh”.

    FDA đề xuất định nghĩa mới về “thực phẩm lành mạnh”, theo đó, bánh mì trắng và một số loại ngũ cốc không còn được coi là lành mạnh.

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết, việc sử dụng thuật ngữ “lành mạnh” trên nhãn mác thực phẩm cho phép người tiêu dùng dễ dàng xác định các lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để ghi từ này trên bao bì, thực phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể.

    Các tiêu chuẩn hiện tại được đưa ra cách đây gần hai thập kỷ, gồm giới hạn về tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa. Ngoài ra, thực phẩm phải cung cấp ít nhất 10% giá trị hàng ngày các vitamin A, C, canxi, sắt, protein, chất xơ.


    Ảnh minh họa.

    Nguyên tắc mới đưa ra giới hạn nghiêm ngặt hơn với một số thành phần hoặc chất dinh dưỡng. Để đủ điều kiện được coi là lành mạnh, thực phẩm phải có một số thành phần trong các nhóm hữu cơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt. Chúng cũng phải hạn chế lượng đường bổ sung (vốn không có trong tiêu chuẩn cũ) và natri. FDA đề xuất thực phẩm có không quá 230 miligam natri và 2,5 gam đường bổ sung được coi là lành mạnh.

    Thay vì tập trung vào lượng chất béo có trong thực phẩm, FDA khuyến nghị đánh giá loại chất béo, tập trung vào chất béo bão hòa. Theo định nghĩa mới, các thực phẩm như bơ, quả hạch, hạt và cá được xếp vào nhóm lành mạnh, dù trước đây chúng không có mặt trong nhóm này.

    Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994 FDA đề xuất thay đổi thuật ngữ nhằm phù hợp với những hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất. Định nghĩa cũng được cập nhật vào thời điểm Mỹ báo cáo hơn 80% người dân không ăn đủ rau, trái cây. Thay vào đó, họ chuộng sử dụng chất béo bão hòa, đường bổ sung và thực phẩm giàu natri. Tất cả đều có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính.

    “Mục tiêu là định nghĩa lại từ lành mạnh trên bao bì thực phẩm, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những loại đồ ăn có chất dinh dưỡng cao hơn nói chung”, Tiến sĩ Dana Ellis Hunnes, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại trường y tế công cộng UCLA Fielding, nhận định.

    Định nghĩa mới được công bố cùng Hội nghị về Đói, Dinh dưỡng và Sức khỏe của Nhà Trắng, là một phần trong chiến lược quốc gia của FDA nhằm chấm dứt nạn đói, cải thiện dinh dưỡng và ngăn ngừa các bệnh mạn tính liên quan đến chế độ ăn uống. Theo các chuyên gia, cập nhật tiêu chuẩn về dinh dưỡng là bước đi đúng đắn trong việc nâng cao nhận thức về lượng natri, đường và chất béo bão hòa lành mạnh.

    Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng, bánh mỳ có chứa hàm lượng muối cực lớn, nhất là với những loại bánh mỳ đóng gói sẵn. Với người thường xuyên sử dụng các món ăn làm từ bánh mỳ như pizza, hamburger hay sandwich dù chỉ ăn một phần cũng nạp vào cơ thể lượng muối vượt mức cho phép.

    Thực chất bánh mỳ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm với lượng lớn sẽ gây nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng. Hơn thế nữa, trong bánh mỳ còn chứa axít phytic ngăn cản quá trình hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Khi axít phytic gặp chất dưỡng chất này không hề tạo thành chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà sẽ tạo thành phản ứng hóa học gây tổn hại niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu chất dinh dưỡng gặp khó khăn.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/my-canh-bao-banh-mi-trang-la-thuc-pham-khong-lanh-manh-d204594.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img