25 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 16, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngVàng pha tạp chất có thể gây dị ứng, cách nhận biết...

    Vàng pha tạp chất có thể gây dị ứng, cách nhận biết chuẩn nhất

    Date:

    Related stories

    Theo các chuyên gia, vàng là món đồ trang sức quen thuộc nhưng nếu vàng pha tạp chất thì ngoài việc gây thiệt hại về chinh tế còn có nguy cơ gây hại sức khỏe như dị ứng.

    Vàng pha tạp chất có thể gây dị ứng

    Theo chia sẻ của chị Ngọc 30 tuổi, chị kết hôn mấy tháng nay nhưng không mang nhẫn cưới do chỉ cần đeo vài ngày là ngón tay bị sần ngứa, khó chịu.

    Một tuần sau cưới, ngón tay áp út (đeo nhẫn cưới) nổi đỏ, rất ngứa, chị nghĩ bị côn trùng đốt nên đeo nhẫn ở ngón tay khác. Vài ngày sau, ngón tay đeo nhẫn lại có triệu chứng tương tự ngón áp út, chị đi khám mới biết bị dị ứng với nhẫn vàng. Trước đó, chị Ngọc không đeo được khuyên tai bởi tai sẽ bị sưng tấy, rỉ nước, ngứa ngáy rất khó chịu.

    Thông tin về trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyến, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, chị Ngọc thuộc nhóm người bị dị ứng với kim loại, trong đó có vàng. Đây là tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng điển hình, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của bệnh nhân.


    Vàng pha tạp chất có thể gây dị ứng, vậy làm sao để phân biệt?. Ảnh: VnExpress

    “Người bị viêm da tiếp xúc với kim loại thường không đeo được khuyên tai, vòng cổ, đồng hồ, răng giả, thậm chí không thể dùng dây thắt lưng hay cúc quần áo bằng kim loại”, bác sĩ Tuyến nói và lý giải tác nhân chính là dị ứng với niken có trong những kim loại này.

    Niken thường được sử dụng để làm cứng đồ trang sức và hạn chế han gỉ, theo bác sĩ. Khi da toát mồ hôi, niken bị hòa tan gây phản ứng dị ứng. Hàm lượng niken rất nhỏ cũng có thể gây dị ứng viêm da tiếp xúc.

    Theo bác sĩ Tuyến, vàng rất hiếm khi gây dị ứng, tuy nhiên vàng bị pha tạp chất hay ở dạng muối vàng có trong đồ trang sức hoặc sản phẩm làm đẹp thì có thể gây dị ứng. Phụ nữ thường bị dị ứng với vàng hay đồ trang sức do hay đeo nữ trang.

    Nhóm nguy cơ là người có cơ địa dị ứng, tiền sử viêm da cơ địa. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng làm tổn thương trực tiếp trên da. Tùy mức độ dị ứng, bệnh nhân xuất hiện ban đỏ, mụn nước, ngứa, da sần sùi. Nếu không điều trị, để lâu, các tổn thương này có thể thành chàm mạn tính; một số trường hợp có biểu hiện dị ứng lan tỏa toàn thân.

    Cách phân biệt vàng pha tạp chất hay không?

    Theo các đơn vị kinh doanh vàng, khả năng các sản phẩm vàng nữ trang, đặc biệt là các sản phẩm tinh xảo bị độn tạp chất là rất thấp tuy nhiên người tiêu dùng vẫn phải thật cảnh giác.

    Bởi trước đó, Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM (SJA) đã phát hiện ra 2 loại tạp chất mới nhất được phát hiện trộn lẫn trong vàng nguyên liệu là wolfram và nhóm hỗn hợp kim loại osmium (Os), iridium (Ir), ruthenium (Ru). Wolfram có tỷ trọng 19,25 g/cm2, tương đương với vàng tinh chất 19,3 g/cm2. Bột wolfram khi được độn vào vàng sẽ phân tán dưới dạng hạt. Còn nhóm hỗn hợp kim loại Os, Ir, Ru nếu pha với tỷ lệ hợp lý sẽ tạo ra một hợp kim có tỷ trọng bằng với vàng. Đặc tính này khiến việc phát hiện vàng có pha tạp chất rất khó khăn.

    Nếu doanh nghiệp sản xuất không kiểm soát kỹ đầu vào, mua phải vàng bị pha trộn tạp chất sẽ thiệt hại do các sản phẩm bị lỗi, bề mặt rỗ xước, nứt vỡ khi gia công, sản phẩm hư hỏng. Tuy nhiên việc phát hiện vàng pha tạp chất không đơn giản.

    Để kiểm tra, SJA đã gửi một mẫu vàng có tạp chất cho một trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định nhưng cũng không phát hiện ra. Các nguyên liệu vàng 18k bị pha tạp chất khi đưa vào sản xuất nữ trang thì sản phẩm bị hỏng. Thế nhưng vàng 24k có pha tạp chất, nếu dùng bằng phương pháp đúc để tạo ra sản phẩm như nhẫn, vòng trơn thì sản phẩm không hư, các chủ tiệm vàng cũng rất khó có thể phát hiện ra được tạp chất này.

    Hiện nay có 5 phương pháp để kiểm định chất lượng vàng gồm đánh đá, cân tỷ trọng, huỳnh quang tia X (XRF), nhiệt kim (Fire Assay), Inducvely Coupled Plasma (ICP). Mỗi cách kiểm tra sẽ tác động lên sản phẩm và đưa ra kết quả sai số khác nhau. Chẳng hạn, khi dùng nhiệt kim và ICP thì sản phẩm sẽ bị phá hủy nhưng cho ra kết quả với sai số 0,02% (nhiệt kim) và 0,1% (ICP); cân tỷ trọng thì không ảnh hưởng đến sản phẩm nhưng kết quả không cao.

    Do đó, đối với các đơn vị kinh doanh vàng có một số cách nhận biết vàng nguyên liệu có pha tạp chất như dùng kính lúp 12x (loại xem kim cương) quan sát sẽ thấy vàng có lẫn hạt li ti màu trắng, xám sẫm đen lẫn trong vàng; bề mặt vàng bị rỗ dăm không láng bóng. Khi đốt, vàng pha tạp chất không được trong như vàng y, những chỗ chưa kịp tan chảy có cát (sạn nhỏ)… Sản phẩm vàng có lẫn tạp chất nếu gia công đánh bóng sẽ dễ dàng nhận biết nhưng nếu sử dụng kỹ thuật làm mờ (phun cát) thì sẽ rất khó phân biệt. Do đó, để nhận biết chất lượng vàng thì tốt nhất là đốt hoặc giũa sản phẩm để dễ phát hiện tạp chất.

    Còn đối với người tiêu dùng, nguyên tắc được áp dụng từ trước đến nay với vàng nữ trang vẫn là mua đâu bán đó vì mỗi sản phẩm vàng đều có đóng dấu chất lượng và thương hiệu của nơi sản xuất. Cách tốt nhất vẫn là chọn mua vàng tại các đơn vị kinh doanh có uy tín, thương hiệu và đừng ham rẻ. Sản phẩm có hàm lượng vàng càng cao thì càng bền màu và chống được tác động của môi trường. Trong khi với sản phẩm bị ăn gian tuổi sẽ dễ bị oxy hóa, nổi bã trầu… Nhiều trường hợp ham rẻ đã mua phải sản phẩm không đúng chất lượng, qua thời gian ngắn sản phẩm xuống sắc rất nhanh, nếu bán tại tiệm vàng khác sẽ bị ép giá.

    Ngọc Nga (T/h)
    https://vietq.vn/vang-pha-tap-chat-co-the-gay-di-ung-cach-nhan-biet-chuan-nhat-d203841.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img