16 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnTrái đất liệu có nóng như ở sao Kim?

    Trái đất liệu có nóng như ở sao Kim?

    Date:

    Related stories

    Trước khi qua đời ở tuổi 76, hôm 14/3/2018, Nhà vật lý thiên tài người Anh Stephen Hawking cảnh báo một ngày nào đó nhiệt độ trái đất sẽ “nóng bỏng” như ở sao Kim (khoảng 460 độ C) nếu con người không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

    Một trong những mối quan ngại lớn nhất của Stephen Hawking là hiện tượng ấm lên toàn cầu. Thiên tài Hawking cảnh báo: “Chúng ta đang gần tới điểm giới hạn mà ở đó sự ấm lên toàn cầu là không thể cứu vãn được”.

    Trong một cảnh báo hồi tháng 7/2017, Giáo sư Stephen Hawking cho biết: “Những nguồn tài nguyên vật chất đang cạn kiệt dần với tốc độ đáng báo động. Chúng ta đã trao tặng cho hành tinh của mình một món quà thảm họa là biến đổi khí hậu”.


    Thiên tài Stephen Hawking nhấn mạnh con người cần rời khỏi trái đất trong khoảng trăm năm nếu không muốn bị diệt vong. Ảnh: PA

    Thậm chí nếu không bị biến đổi khí hậu “tàn phá” thì trái đất cũng khó thoát khỏi tai họa diệt vong khi đụng độ tiểu hành tinh là việc không thể tránh khỏi.

    Nhận thấy tiềm năng sống cho con người ở bên ngoài trái đất, nhà vật lý Stephen Hawking đã phối hợp với tỷ phú người Nga Yurri Milner tiến hành thực hiện một dự án mang tên Breakthrough Starshot.

    Mục đích của dự án là sẽ phóng hàng loạt những tàu vũ trụ siêu nhỏ lên Alpha Centauri (hệ sao gần trái đất nhất) để tìm kiếm không gian sống cho con người ở ngoài không gian. Nhưng đáng tiếc là nhà vật lý vĩ đại Stephen Hawking đã qua đời khi dự án vẫn còn dang dở.

    Cảnh báo từ 15.000 nhà khoa học

    Theo thông tin trên Tuổi Trẻ, hơn 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia mới đây đã kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại về biến đổi khí hậu. Thông điệp chung các nhà khoa học gửi đến nhân loại là: con người phải hành động ngay lập tức để đảo ngược tác động của biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và sự tuyệt chủng của các loài trước khi quá muộn.

    Cảnh báo được đăng trên tạp chí Bioscience số kỷ niệm 25 năm ngày giới khoa học gia phát đi một cảnh báo tương tự có tên: “Cảnh báo của các nhà khoa học thế giới đến nhân loại”.

    Người phát động chiến dịch này là William Ripple – giáo sư Trường Đại học Lâm nghiệp bang Oregon. Ông và sinh viên của mình đã rà soát lại các mối lo ngại đã nêu ra trong cảnh báo năm 1992 và thu thập dữ liệu toàn cầu để ghi nhận các xu hướng thay đổi trong 25 năm qua.

    Bài báo của ông nhằm nâng cao nhận thức về tính mong manh của trái đất và được tạp chí BioScience chấp nhận xuất bản. Sau đó, giáo sư Ripple nảy ra sáng kiến kêu gọi các nhà khoa học kí tên vào cảnh báo tập thể gửi nhân loại lần thứ hai trên tài khoản Twitter của mình.

    Một trong những mối quan ngại lớn nhất của Stephen Hawking là hiện tượng ấm lên toàn cầu.

    Bài báo đã nêu ra những vấn đề môi trường cấp bách nhất trên thế giới, hầu hết đều diễn biến theo chiều hướng xấu thêm hơn kể từ năm 1992. Theo đó, các vấn đề môi trường đáng quan tâm bậc nhất là:

    1. Giảm lượng nước ngọt: Lượng nước sạch bình quân đầu người thấp hơn một nửa so với những năm 1960. Rất có thể biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến lượng của nước ngọt do làm thay đổi chu trình thủy văn và lượng nước sẵn có.

    2. Đánh bắt hải sản thiếu bền vững: Từ năm 1992, tổng sản lượng đánh bắt hải sản luôn đạt hoặc vượt quá sản sản lượng tối đa cho phép khai thác để duy trì sự bền vững của đại dượng. Tỷ lệ khai thác toàn cầu đã giảm, mặc dù nỗ lực đánh bắt đang gia tăng.

    3. Các vùng chết ở đại dương: Các vùng chết được tạo ra chủ yếu phân bón và nhiên liệu hóa thạch bị rửa trôi xuống biển. Những khu vực này giết chết một số lượng lớn các sinh vật biển do thiếu oxy trong nước và ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ hệ sinh thái biển. Số lượng những vùng biển chết đã tăng lên đáng kể kể từ năm 1960 và và đến năm 2010 có hơn 600 hệ sinh thái biển bị đe dọa.

    4. Mất rừng: Rừng là nguồn dự trữ cacbon, đa dạng sinh học và nước ngọt cho thế giới. Từ năm 1990 đến 2015, diện tích rừng trên thế giới đã bị giảm từ 4.128 triệu ha xuống còn 3.999 triệu ha và tổng diện tích rừng bị mất 129 triệu ha gần tương đương với diện tích Nam Phi.

    5. Giảm đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học của thế giới đang biến mất với tốc độ báo động và quần thể loài động vật có xương sống đang nhanh chóng suy giảm (WWF 2016). Nói chung, trên toàn cầu, số lượng cá, lưỡng cư, bò sát, chim chóc và động vật có vú đã giảm 58% trong giai đoạn 1970-2012.

    6. Biến đổi khí hậu: Lượng khí carbon dioxide thải ra từ các nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu tăng mạnh từ năm 1960. Tương ứng với mức nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu năm 1951-1980, phát thải CO2 cũng tăng lên nhanh chóng và được thể hiện bằng sự bất thường trong khí hậu. Kể từ năm 1998, thế giới ghi nhận liên tục 10 năm nóng nhất trong 136 năm.

    7. Tăng dân số: Từ 1992, dân số thế giới đã tăng khoảng 2 tỉ người (35%). Với con số này, dân số thế giới không thể ngừng tăng lên trong thế kỷ này và có khả năng sẽ tăng từ 7,2 triệu người hiện nay lên con số đâu đó nằm giữa 9,6-12,3 tỉ người vào năm 2100.

    Theo các nhà khoa học, các quốc gia và các tổ chức quốc tế cần có nhiều chính sách và chương trình thích hợp để giảm và chặn diễn biến cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với tương lai trực tiếp của trái đất.

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img