17 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 12, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơnTốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp...

    Tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường cao gấp 5 lần khả năng xử lý

    Date:

    Related stories

    Liên Hiệp Quốc cho biết đến năm 2030, các nước sẽ thải ra 82 triệu tấn rác thải điện tử. Đây là con số báo động gây ra nhiều nguy cơ cho môi trường và sức khỏe.

    Theo thông tin từ Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, sự gia tăng của rác thải điện tử hiện nay là do mức tiêu thụ cao hơn, nhiều người không chọn cách sửa chữa đồ bị hỏng mà thay thế bằng thiết bị mới, vòng đời của thiết bị điện tử ngắn hơn và cơ sở hạ tầng không đầy đủ để xử lý rác thải điện tử. Hiện tốc độ xả rác thải điện tử ra môi trường trên toàn thế giới đã cao gấp 5 lần khả năng xử lý.

    Ông Kees Balde, chuyên gia khoa học cấp cao của Viện Đào tạo và Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Thông thường, mỗi người dân ở một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ có thể tạo ra tới 20kg rác thải điện tử mỗi năm. Chúng tôi ước tính khoảng 800.000 tấn rác thải điện tử cũ mỗi năm đang được chuyển từ các nước giàu sang các nước phía Nam bán cầu. Chỉ tính riêng năm 2023, 1,39 tỉ chiếc điện thoại di động đã được bán trên toàn cầu và ước tính hơn 5 tỉ chiếc đã bị vứt đi”.


    Rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Ảnh minh họa

    Ngoài ra, các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% chất thải điện tử. Lượng rác điện tử nhiều thứ hai chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy. Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ hiện nay trở nên cũ. Mặt khác, số lượng các tấm pin mặt trời bị lãng phí đang tăng nhanh chóng và sẽ tăng gấp 4 lần hiện nay vào năm 2030. Đó là nguyên nhân chủ yếu tạo nên rác thải điện tử”. Màn hình điện tử chiếm khoảng gần 7 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 5 triệu tấn rác.

    Vào năm 2030, lượng rác thải điện tử dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi so với năm 2014. Theo báo cáo, rác thải điện tử là mối nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, vì rác có thể đầu độc người xử lý nó và môi trường xung quanh. Rác thải điện tử có thể chứa các thành phần độc hại như thủy ngân, gây nguy hiểm cho môi trường và sức khỏe con người.

    Theo Báo cáo giám sát chất thải điện tử toàn cầu năm 2020, Trung Quốc là nước có lượng chất thải điện tử lớn nhất với hơn 10 triệu tấn. Mỹ đứng thứ hai với 6,9 triệu tấn, đứng thứ 3 là Ấn Độ với 3,2 triệu tấn. Cả 3 quốc gia này chiếm gần 38% lượng chất thải điện tử của thế giới trong năm ngoái.

    Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường cũng chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử, chủ yếu là đồ gia dụng điện tử, văn phòng và ước tính đến năm 2025, riêng rác thải ti vi có thể lên tới 250.000 tấn.

    Việc xử lý, tái chế chất thải điện tử ở tại các công ty được cấp phép phần lớn tập trung tháo dỡ, phá dỡ thủ công, chỉ có một số nhỏ công ty có đủ dây chuyền xử lý được cấp phép xử lý bảng mạch điện tử. Ngoài ra, Việt Nam mới chỉ tái chế được một phần các vật liệu thông thường như sắt, đồng, chì, thiếc, nhựa bằng các công nghệ cũ, thiết bị lạc hậu và chưa thể tái chế được các kim loại quý, vốn có hàm lượng cao trong chất thải điện tử.

    Theo các chuyên gia, rác thải điện tử gây ra những tác hại khôn lường đối với môi trường nếu không xử lý rác điện tử đúng cách, các loại rác thải điện tử có thể giải phóng các chất độc hại như: Thủy ngân, chì, niken,… vào môi trường và sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng từ rác thải điện tử qua các con đường ô nhiễm đất, nước, không khí, lao động có tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/toc-do-xa-rac-thai-dien-tu-ra-moi-truong-cao-gap-5-lan-kha-nang-xu-ly-d219906.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img