16.6 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng Một 17, 2025
More
    HomeTiêu dùng bền vữngTiếp xúc với mầm bệnh truyền qua thực phẩm có thể gây...

    Tiếp xúc với mầm bệnh truyền qua thực phẩm có thể gây ung thư não hiếm gặp

    Date:

    Related stories

    Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng T. gondii trong thịt chưa được nấu chín kỹ có thể gây u thần kinh đệm, một loại ung thư não hiếm gặp ở người lớn.

    Một nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ giữa nhiễm trùng toxoplasma gondii (T. gondii) với nguy cơ mắc u thần kinh đệm, một loại ung thư não ở người lớn. Báo cáo được đăng trên Tạp chí Ung thư Quốc tế chỉ ra những người bị u thần kinh đệm có nhiều khả năng có kháng thể với T. gondii (cho thấy rằng họ đã từng bị nhiễm trùng trước đó) hơn một nhóm tương tự không bị ung thư.

    Nghiên cứu dẫn đầu bởi James Hodge và Anna Coghill, đã kiểm tra mối liên hệ giữa các kháng thể T. gondii được đo vài năm trước khi chẩn đoán ung thư và nguy cơ phát triển u thần kinh đệm. Những người tham gia đến từ Nhóm nghiên cứu về Phòng ngừa Ung thư của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ-II (CPS-II) và Ngân hàng Huyết thanh Janus của Cơ quan Ung thư Na Uy (Janus).


    Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng T. gondii trong thịt chưa được nấu chín kỹ có thể gây u thần kinh đệm, một loại ung thư não hiếm gặp ở người lớn. (Ảnh minh hoạ)

    T. gondii là một loại ký sinh trùng phổ biến thường mắc phải nhất từ ​​thịt chưa nấu chín và có thể dẫn đến sự hình thành các u nang trong não. Những kết quả này cho thấy rằng việc giảm tiếp xúc với mầm bệnh truyền qua thực phẩm phổ biến có thể cung cấp một yếu tố nguy cơ điều chỉnh được đối với các khối u não nguy hiểm ở người lớn.

    Mặc dù u thần kinh đệm là bệnh tương đối hiếm gặp, nhưng nó là một loại ung thư gây tử vong cao. Trên toàn cầu trong năm 2018, ước tính có khoảng 300.000 trường hợp mắc bệnh, 241.000 trường hợp tử vong do ung thư não và hệ thần kinh khác. Phần lớn (80%) các khối u não ác tính là u thần kinh đệm, trong đó tỷ lệ sống sót sau 5 năm ước tính là 5%.

    Nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa kháng thể T. gondii và u thần kinh đệm là tương tự nhau ở 2 nhóm người khác nhau về mặt nhân khẩu học: các trường hợp CPS-II khoảng 70 tuổi vào thời điểm lấy máu, trong khi những người trong nhóm Janus khoảng 40 tuổi.

    James Hodge lưu ý rằng: “Điều này không có nghĩa là T. gondii chắc chắn gây ra u thần kinh đệm trong mọi tình huống. Một số người bị u thần kinh đệm không có kháng thể T. gondii và ngược lại”.

    Anna Coghill cho biết: “Các phát hiện cho thấy rằng những người tiếp xúc với ký sinh trùng T. gondii cao hơn có nhiều khả năng phát triển u thần kinh đệm hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguy cơ tuyệt đối được chẩn đoán mắc u thần kinh đệm vẫn thấp và những phát hiện này cần được xem xét trong một nhóm cá nhân lớn hơn và đa dạng hơn”.

    Các tác giả lưu ý rằng, nếu các nghiên cứu trong tương lai cũng nhận thấy mối liên hệ tương tự, những nỗ lực không ngừng để giảm tiếp xúc với mầm bệnh phổ biến sẽ mang lại cơ hội hữu hình đầu tiên để ngăn ngừa khối u não rất nguy hiểm này.

    Hương Giang (theo: Science Daily)
    http://vietq.vn/tiep-xuc-voi-mam-benh-truyen-qua-thuc-pham-co-the-gay-ung-thu-nao-hiem-gap-d188381.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img