Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có rất nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể gây dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là một phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với loại protein có trong thực phẩm. Khi thức ăn được đưa vào hệ tiêu hóa, chúng được vận chuyển vào máu, kết hợp với một loại kháng thể có sẵn trên bề mặt của tế bào bạch cầu, làm vỡ tế bào bạch cầu và giải phóng các hóa chất trung gian histamin, gây ra phản ứng dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là tình trạng phổ biến ở nhiều đối tượng. Phản ứng dị ứng thực phẩm không phải ai cũng giống nhau. Tuy nhiên có các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm: ngứa miệng, cảm giác nóng bỏng ở môi và miệng; sưng miệng, môi và mặt; phát ban trên da; buồn nôn hoặc nôn mửa; khó thở, thở khò khè; tiêu chảy…
Trong trường hợp nghiêm trọng, dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh và cũng nặng lên rất nhanh, bao gồm: hạ huyết áp, ngứa cổ, ngứa da hoặc phát ban có thể lan nhanh và bao phủ phần lớn cơ thể; sưng họng, môi, mặt và miệng nhanh chóng; nhịp tim nhanh; nôn mửa; có vấn đề về hô hấp như thở khò khè hoặc khó thở nghiêm trọng; mất ý thức… Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thực tế, có nhiều thực phẩm có thể gây dị ứng, trong đó có một số loại phổ biến chúng ta nên biết để phòng tránh.
Nhiều thực phẩm quen thuộc hàng ngày có thể gây dị ứng nên biết để phòng tránh.
Sữa bò
Sữa bò là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất ở trẻ em. Các trường hợp bị dị ứng với sữa bò thường được thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, nôn mửa, tiêu chảy… Trong một số trường hợp hiếm gặp có sốc phản vệ. Dị ứng sữa không giống với không dung nạp lactose. Những người không dung nạp lactose không bị dị ứng với sữa.
Cách phòng và điều trị tốt nhất là ngừng và tránh uống sữa bò và các loại thực phẩm có chứa sữa bò như: Sữa, sữa bột, phô mai, bơ, bơ thực vật, sữa chua, kem… Các bà mẹ đang cho con bú mà trẻ bị dị ứng cũng có thể phải loại bỏ sữa bò và các thực phẩm có chứa sữa bò khỏi chế độ ăn của mình.
Đậu nành
Dị ứng đậu nành thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi. Tình trạng dị ứng được kích hoạt bởi một loại protein trong đậu nành hoặc các sản phẩm có chứa đậu nành.
Các triệu chứng có thể bao gồm: ngứa, ngứa miệng, chảy nước mũi, phát ban, hen suyễn hoặc khó thở. Trong một số trường hợp hiếm gặp, dị ứng đậu nành cũng có thể gây ra sốc phản vệ.
Cũng giống như các loại dị ứng khác, cách điều trị và phòng ngừa duy nhất cũng là tránh ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành…
Một số loại hạt
Một số loại hạt như: hạt mắc ca, hạt thông, óc chó, hạt điều… có thể gây dị ứng. Những người bị dị ứng các loại hạt cũng sẽ bị dị ứng với các sản phẩm được làm từ các loại hạt này.
Dị ứng hạt cũng có thể rất nghiêm trọng và có thể gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là nên tránh ăn các loại hạt và các sản phẩm chế biến từ hạt cây.
Trứng
Trứng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Các triệu chứng dị ứng sau khi ăn trứng bao gồm: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phát ban, có vấn đề về đường hô hấp. Hiếm gặp sốc phản vệ.
Hầu hết các protein gây dị ứng được tìm thấy trong lòng trắng trứng. Do đó, dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn.
Cách điều trị và phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng trứng trong chế độ ăn nếu bạn đã có biểu hiện dị ứng trứng.
Dị ứng động vật có vỏ
Dị ứng động vật có vỏ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng chống lại các protein có trong những động vật này. Có hai loại động vật có vỏ là động vật giáp xác (tôm, cua…); động vật thân mềm (ngao, trai, sò, sò điệp, mực, bạch tuộc…)
Có một số người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ, trong khi những người khác bị dị ứng với cả hai. Hầu hết những người bị dị ứng động vật có vỏ dường như bị dị ứng với động vật giáp xác và phản ứng với những thực phẩm này có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ thường xảy ra nhanh chóng. Tuy nhiên, đôi khi có thể khó phân biệt với phản ứng bất lợi với chất gây ô nhiễm của hải sản, ví dụ như vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Điều này là do các triệu chứng có thể giống nhau, vì cả hai đều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như: nôn mửa, tiêu chảy và đau dạ dày.
Dị ứng động vật có vỏ không có xu hướng tự khỏi theo thời gian, vì vậy hầu hết những người mắc bệnh phải loại trừ các thực phẩm này để phòng ngừa dị ứng.
Các loại hạt
Các loại hạt bao gồm hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt thông,… được coi là thực phẩm gây dị ứng lớn nhất, tức là chỉ cần với một lượng rất nhỏ cũng đủ gây ra phản ứng dữ dội. Khoảng 0,5% người trên thế giới bị dị ứng với các loại hạt này và bệnh hiếm khi tự khỏi.
Trẻ nếu bị dị ứng với một loại hạt thì cũng sẽ bị dị ứng với các loại hạt khác, hoặc có thể dị ứng chéo với lạc. Dị ứng hạt điều được biết đến là nặng hơn so với dị ứng lạc.
Các loại hạt là thực phẩm gây dị ứng với các triệu chứng lâm sàng từ nhẹ (như nổi mẩn quanh miệng hoặc toàn thân, đau bụng, buồn nôn, nôn) đến nặng là có thể gây khó thở, thở khò khè, khàn giọng, hoặc ho do dị ứng đường hô hấp. Trường hợp rất nặng, dị ứng có thể gây ngất, sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.
Phản ứng dữ dội với các loại hạt này có thể bị kích hoạt dù chỉ là một lượng thực phẩm cực nhỏ (đôi khi chỉ cần tiếp xúc qua da hoặc hít thở), do đó, người bị dị ứng cần tránh tuyệt đối các loại hạt này.
Lúa mì
Có khoảng 0,4% trẻ nhỏ bị dị ứng lúa mì và khoảng 80% trẻ sẽ tự khỏi khi được 6 tuổi. Dị ứng lúa mì là một phản ứng đặc biệt của hệ miễn dịch với một số loại protein có trong lúa mì.
Các triệu chứng dị ứng thực phẩm bao gồm phản ứng cục bộ nhẹ ở da, họng và ruột, phản ứng sốc phản vệ là rất hiếm gặp. Dị ứng với lúa mì thường khó phân biệt trên triệu chứng lâm sàng với các trường hợp không dung nạp gluten hoặc hội chứng kém hấp thu gluten (bệnh Celiac).
Không dung nạp gluten (một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch, yến mạch…) gây ra các triệu chứng nặng nề về đường ruột, tuy nhiên không gây tổn thương ruột như bệnh Celiac.
Đậu tương
Đậu tương là thực phẩm gây dị ứng chủ yếu ở trẻ nhỏ bị chàm, viêm da cơ địa. Trẻ thường hết dị ứng sau 1-2 năm không dùng đậu tương. Dị ứng với đậu tương rất ít gặp ở người trưởng thành.
Dị ứng khi ăn thức ăn từ đậu tương cũng có thể gây ngứa và sưng ở miệng, họng, gây buồn nôn, tiêu chảy, viêm mũi dị ứng hoặc hen, nổi mề đay. Trường hợp nặng, người bị dị ứng có thể hạ huyết áp, thấy khó thở.
Hít phải bột đậu tương cũng có thể gây ra các triệu chứng về hô hấp như viêm mũi, hen. Tuy nhiên, người bị dị ứng do hít phải bột đậu thường không dị ứng khi ăn thức ăn từ đậu tương.
Để hạn chế những triệu chứng do dị ứng thực phẩm gây ra, tốt nhất người có cơ địa dị ứng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm nêu trên.
An Dương (T/h)
https://vietq.vn/thuc-pham-de-gay-di-ung-nhat-d195927.html