14 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười hai 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngThời tiết nắng nóng kéo dài: Bật điều hòa thế nào cho...

    Thời tiết nắng nóng kéo dài: Bật điều hòa thế nào cho tiết kiệm?

    Date:

    Related stories

    Điều hòa nhiệt độ là thiết bị điện không thể thiếu trong những ngày nắng nóng. Các gia đình cần lưu ý một số điều khi sử dụng thiết bị điện này.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tình trạng nắng nóng gay gắt ở miền Bắc sẽ kéo dài. Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp độ ẩm trong không khí giảm thấp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Do đó, việc tiết kiệm điện có thể giúp giảm khả năng tăng phụ tải, tránh gây sự cố cho hệ thống điện.

    Chuyên gia đưa ra một số mẹo tiết kiệm điện khi dùng điều hòa:

    Đầu tiên, tránh bật tất cả điều hòa cùng lúc trong nhà vào giờ cao điểm từ 12h-15h và 22h-24h hàng ngày. Ví dụ, nhà có 4 phòng, lắp 4 điều hòa, không nên bật cùng lúc. Nên dùng chung điều hòa cho cả gia đình vào thời gian cao điểm để góp phần giảm phụ tải, giảm rủi ro sự cố về điện.

    Không đặt nhiệt độ điều hòa thấp hơn 26 độ C. Để nhiệt độ lạnh sâu có thể tạo cảm giác mát mẻ khi ở trong nhà nhưng hại sức khỏe vì chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa không khí bên trong và môi trường bên ngoài.

    Nếu có thể hãy đặt nhiệt độ khoảng 28 độ C, chế độ quạt gió trung bình hoặc thấp và kết hợp với quạt. Hãy hẹn giờ tắt điều hòa hoặc đặt chế độ ECO hoặc Sleep vào ban đêm.

    Một số người có thói quen đóng cửa trước khi bật điều hòa mục đích muốn giúp cho nhiệt độ căn phòng hạ nhanh chóng, tuy nhiên theo một số chuyên gia bạn nên đợi khoảng 3 – 5 phút khi bật máy lạnh rồi hãy đóng cửa.


    Sử dụng điều hòa sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn tiền điện.

    Sau khi tắt giàn lạnh, vi khuẩn và nấm mốc sẽ tích tụ bên trong điều hòa, cách làm này giúp bạn tống bớt chất bẩn và vi khuẩn từ bên trong giàn lạnh, chúng sẽ được luồng khí lạnh đưa ra ngoài và hạn chế vi khuẩn trong phòng. Việc làm này cũng tương tự tắt máy điều hòa, nếu không khí trong phòng lạnh bị ứ đọng suốt 6 tiếng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

    Sau thời gian sử dụng, điều hòa là nơi trú ngụ của vi khuẩn và nấm mốc, việc vệ sinh định kỳ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tăng tuổi thọ máy và giúp điều hòa lưu thông không khí một cách dễ dàng nhất.

    Bộ lọc, cuộn dây làm mát cần được vệ sinh thường xuyên từ 1-3 tháng một lần vì đây là nơi bám nhiều bụi bẩn nhất. TS. Trần Văn Thịnh, Bộ môn Thiết bị điện, điện tử, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, thao tác đơn giản trên sẽ giảm công suất tiêu thụ điện của điều hòa 10 lần, hạn chế sốc nhiệt.

    Nguyên nhân là do khi hoạt động ở chế độ Cool, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều. Tuy nhiên, khi ở chế độ Dry, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện sẽ ít hơn.

    Một số người thường tắt điều hòa khi đã đủ lạnh, bật lại khi nhiệt độ phòng tăng lên vì cho rằng như vậy là để tiết kiệm điện. Đây là thói quen gây tiêu hao điện năng, đồng thời khiến điều hòa nhanh hỏng. TS Thịnh khuyến cáo, để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng do đột ngột ra vào phòng điều hòa, trước khi ra khỏi phòng 30 phút nên tắt máy điều hòa, mở cửa phòng cho không khí lưu thông và cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài.

    Thanh Hiền (t/h)
    https://vietq.vn/thoi-tiet-nang-nong-keo-dai-bat-dieu-hoa-nhu-the-nao-cho-tiet-kiem-d222707.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img